Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH-THANH TRA NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1-TT/LB

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 1991

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC VÀ BỘ TÀI CHÍNH LIÊN BỘ SỐ 1/TT-LB NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 1991HƯỚNG DẪN THỰC HIỆNCHẾ ĐỘ TRANG PHỤC ĐỐI VỚI THANH TRA VIÊN THUỘCHỆ THỐNG THANH TRA NHÀ NƯỚC 

Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 1 tháng 4 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Quy chế Thanh tra viên ban hành kèm theo Nghị định số 191-HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng;
Liên Bộ Thanh tra Nhà nước - Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trang phục cho Thanh tra viên thuộc hệ thống Thanh tra Nhà nước như sau:

1. Thanh tra viên được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm (theo Điều 5 Quy chế Thanh tra viên ban hành kèm theo Nghị định số 191-HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng) thuộc hệ thống Thanh tra Nhà nước được cấp phát trang phục để sử dụng khi thi hành nhiệm vụ, bao gồm:

- Thanh tra viên thuộc Thanh tra Nhà nước;

- Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng;

- Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương;

- Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở;

- Thanh tra viên thuộc Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Thanh tra viên thuộc hệ thống Thanh tra Nhà nước được cấp phát trang phục bằng hiện vật và thời hạn sử dụng như sau:

STT

Tiêu chuẩn trang phục

Số lượng

Thời hạn
sử dụng

1

Quần áo thu đông (nam hoặc nữ bằng sợi pha len, trong có vải lót)

1 bộ

2 năm

2

Quần áo xuân hè, bằng vải sợi tổng hợp

1 bộ

1 năm

3

áo sơ mi trắng dài tay, bằng vải popolin pha nilon

1 cái

1 năm

4

Ca ra vát

2 cái

4 năm

5

Thắt lưng

1 cái

3 năm

6

Giày da

1 đôi

2 năm

7

Dép nhựa quai hậu

1 đôi

2 năm

8

Bít tất

2 đôi

2 năm

9

Mũ kê pi

1 cái

4 năm

10

Mũ cát

1 cái

2 năm

11

Mũ mềm

1 cái

2 năm

12

Áo mưa

1 cái

2 năm

13

Cặp tài liệu, bằng vải giả da

1 cái

2 năm

3. Trang phục của Thanh tra viên thuộc ngành đã có trang phục thì áp dụng tiêu chuẩn, thời hạn sử dụng trang phục quy định theo ngành đó.

4. Quy cách, màu sắc trang phục do Tổng Thanh tra Nhà nước quy định.

II. NGUỒN KINH PHÍ MUA SẮM VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝTRANG PHỤC THANH TRA VIÊN

1. Kinh phí mua sắm trang phục cho Thanh tra viên thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó đài thọ.

Riêng đối với khoản kinh phí để làm phù hiệu, biển hiệu gắn trên trang phục và thẻ Thanh tra viên do Bộ Tài chính cấp kinh phí cho Thanh tra Nhà nước để in ấn, mua sắm và cấp phát cho Thanh tra viên thông qua Thanh tra các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương.

2. Hàng quý, hàng năm cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tỉnh, các cấp có Thanh tra viên (quy định ở điểm 1 phần I) căn cứ vào số lượng Thanh tra viên để tính toán số lượng, chủng loại trang phục đến hạn cấp phát, lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xét duyệt dự toán; tổ chức cấp phát kinh phí, bảo đảm cho việc mua sắm cấp phát trang phục được đầy đủ, kịp thời theo đúng niên hạn đã quy định.

3. Cơ quan Thanh tra Nhà nước; Thanh tra tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương, các ngành có Thanh tra viên (theo quy định ở điểm 1 phần I của Thông tư này) quản lý và quyết toán kinh phí mua sắm trang phục hàng quý, hàng năm theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. Kinh phí mua sắm trang phục cho Thanh tra viên được ghi thành tiết riêng "Trang phục Thanh tra viên" trong mục 75 "nghiệp vụ phí" theo chương, loại, khoản, hạng tương ứng của mục lục Ngân sách Nhà nước.

4. Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản và sử dụng trang phục được cấp; không được cho người khác mượn; không được sử dụng làm quà tặng; không được mua bán, trao đổi. Trường hợp còn trong thời hạn sử dụng trang phục mà bị mất hoặc hư hỏng nếu không có lý do chính đáng thì phải bồi thường.

Thanh tra viên khi bị cách chức hoặc không làm công tác thanh tra thì cơ quan quản lý Thanh tra viên có trách nhiệm thu hồi lại số trang phục đã cấp phát nếu còn trong thời hạn sử dụng.

5. Thanh tra Nhà nước; Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp huyện, thị xã... các ngành có Thanh tra viên phải mở sổ sách theo dõi, quản lý số trang phục cấp cho Thanh tra viên từ khâu mua về đến khâu cấp phát, bảo đảm tiêu chuẩn, niên hạn sử dụng các loại trang phục, không để xảy ra mất mát, nhầm lẫn, thừa, thiếu (Riêng đối với Thanh tra viên thuộc các ngành đã có trang phục vẫn quản lý theo quy định hiện hành của ngành đó).

III. KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Thanh tra Nhà nước và Bộ Tài chính để nghiên cứu xem xét có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.

Lý Tài Luận

(Đã ký)

Trần Thận

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 1-TT/LB năm 1991 hướng dẫn chế độ trang phục đối với thanh tra viên thuộc hệ thống Thanh tra Nhà nước do Bộ Tài chính- Thanh tra Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 1-TT/LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 16/09/1991
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Thanh tra Nhà nước
  • Người ký: Lý Tài Luận, Trần Thận
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/09/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 12/01/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản