Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1-LB/TT | Hà Nội , ngày 30 tháng 3 năm 1987 |
Công nhân, viên chức của các Bộ, các ngành, các địa phương đang làm việc tại Lào và Cam-pu-chia không được Bạn đài thọ tiền ăn và tiêu, bao gồm:
a) Công nhân, viên chức xây dựng các công trình dưới dạng nhận thầu, các công trình viện trợ, cho vay vốn, hoặc cho không hoặc công trình tặng Bạn.
b) Công nhân, viên chức làm việc theo kế hoạch hợp tác hai bên hoặc nhiều bên trong các lĩnh vực sản xuất, điều tra và khai thác tài nguyên v. v... thuộc các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, điện lực, thăm dò mỏ, địa chất, đo đạc bản đồ, xây dựng cầu đường giao thông, v. v...
2. Không thuộc đối tượng được áp dụng gồm có:
a) Công nhân, viên chức làm chuyên gia và phục vụ chuyên gia được Bạn đài thọ tiền ăn và tiêu.
b) Công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan đại diện của ta tại Lào và Cam-pu-chia như ngoại giao, ngoại thương, quân sự, báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tấn xã,v.v...
c) Công nhân, viên chức đi công tác ngắn hạn do ta hoặc Bạn đài thọ mọi chi phí.
1. Mức lương cấp bậc hoặc chức vụ:
Công nhân, viên chức làm việc tại Lào và Cam-pu-chia tuỳ theo chức vụ hoặc công việc được giao để hưởng lương theo các thang lương, bảng lương quy định tại Nghị định số 235- HĐBT ngày 18-9- 1985 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động.
Việc nâng bậc lương hàng năm áp dụng theo các quy định chung như công nhân viên chức làm việc ở trong nước.
2. Các chế độ phụ cấp lương:
Công nhân, viên chức làm việc tại Lào và Cam- pu- chia được hưởng các chế độ phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 235-HĐBT và Quyết định số 278 - CT ngày 31-10-1986 của Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng như sau:
a) CHế độ phụ cấp lương theo Nghị định số 235-HĐBT:
-Phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng. Được hưởng theo vùng có mức phụ cấp cao nhất quy định ở trong nước. Mức phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng cao nhất hiện nay là 38% lương cấp bậc hoặc lương chức vụ quy định tại Thông tư hướng dẫn số 15-LĐ/TT ngày 11- 10- 1986 của Bộ Lao động.
Khi Nhà nước điều chỉnh mức phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng thì hưởng theo mức được điều chỉnh.
- Phụ cấp khu vực. Được hưởng mức 25% (mức cao nhất) lương cấp bực hoặc lương chức vụ theo quy định tại Thông tư số 10-LĐ/TT ngày 18-9-1985 của Bộ Lao động.
- Phụ cấp khó khăn nguy hiểm trong ngành vận tải. Công nhân trực tiếp điều khiển các phương tiện vận tải trên các tuyến đường ở Lào và Cam-pu- chia được hưởng phụ cấp khó khăn nguy hiểm mức 15% lương cấp bậc quy định tại Thông tư số 18-LĐ/TT ngày 14-11-1985 của Bộ Lao động.
- Phụ cấp lưu động. Các đối tượng được hưởng phụ cấp lưu động quy định tại Thông tư hướng dẫn số 15-LĐ/TT ngày 7-11-1985 của Bộ Lao động, trong thời gian làm việc tại Lao và Cam-pu-chia được áp dụng các mức phụ cấp lưu động tính trên lương cấp bậc hoặc lương chức vụ, cụ thể như sau :
Mức 25% áp dụng đối với công nhân, viên chức làm công việc thăm dò, khảo sát và đo đạc.
Mức 20% áp dụng đối với công nhân, viên chức xây dựng các tuyến đường giao thông.
Mức 15% áp dụng đối với các đối tượng dược hưởng phụ cấp lưu động còn lại.
- Phụ cấp thu hút:
Trong thời gian làm việc tại Lào và Cam-pu-chia công nhân, viên chức được hwưởng phụ cấp thu hút bằng 15% lương cấp bậc hoặc lương chức vụ.
- Phụ cấp chiến đấu:
Công nhân, viên chức làm việc ở vùng an ninh chưa ổn định tại Lào và Cam-pu-chia được hưởng phụ cấp chiến đấu bằng 10% lương cấp bậc hoặc lương chức vụ. Bộ chủ quản sau khi thoả thuận với Uỷ ban hợp tác kinh tế văn hoá với Lào và Cam-pu-chia quy định cụ thể các vùng được hưởng khoản phụ cấp này.
Cách tính trả thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14-LĐ/TT ngày 7-11-1985 của Bộ Lao động.
- Tỷ lệ khuyến khích lương sản phẩm, lương khoán bằng 12% mức lương cấp bậc công việc áp dụng cho công nhân hưởng lương sản phẩm, lương khoán.
- Tiền thưởng từ quỹ lương bằng 12% quỹ lương cấp bậc hoặc lương chức vụ.
- Các chế độ phụ cấp lương còn lại, bao gồm phụ cấp thâm niên đặc biệt, phụ cấp thâm niêm vược khung, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp làm đêm v.v... áp dụng theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động.
b) Các chế độ phụ cấp theo Quyết định số 278-CT ngày 31-10-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng.
Đồng thời với việc hưởng lương cấp bậc hoặc lương chức vụ và các chế độ phụ cấp nói trên, công nhân, viên chức làm việc tại Lào và Cam-pu-chia còn được hưởng các chế độ phụ cấp sau:
Phụ cấp đặc biệt làm việc ở Lào và Cam-pu-chia :
Trong thời gian làm việc tại Lào và Cam-pu-chia được hưởng phụ cấp đặc biệt bằng 50% lương cấp bậc hoặc lương chức vụ .
Phụ cấp này được tính vào đơn giá lương khoán, lương sản phẩm.
Phụ cấp ngoại ngữ:
Công nhân, viên chức nếu có đủ hai điều kiện sau đây thì được hưởng phụ cấp ngoại ngữ:
- Biết thông thạo tiếng Lào hoặc Cam-pu-chia do tự học.
- Theo yêu cầu công việc của đơn vị, thường xuyên phải làm việc trực tiếp với Bạn mà không cần phiên dịch .
Phụ cấp được hưởng :
Mức 5% áp dụng đối với công nhân, viên chức biết tiếng Bạn ở mức độ có thể trực tiếp giao dịch trong khi làm việc với bạn,
Mức 10% áp dụng đối với công nhân, viên chức biết tiếng bạn ở mức cao hơn như nói, viết và dịch thông thạo các văn bản từ tiếng Bạn sang tiếng Việt và ngược lại.
Căn cứ vào yêu cầu công việc và mức độ cần sử dụng ngoại ngữ của công nhân viên chức nói trên, thủ trưởng đơn vị (giám đốc xí nghiệp hoặc cấp tương đương trở lên) ra quyết định cho đối tượng được hưởng mức phụ cấp ngoại ngữ theo quy định.
- Chế độ phụ cấp thâm niên.
Công nhân, viên chức làm việc tại Lào và Cam-pu-chia nếu đủ 3 năm công tác (36 tháng) được hưởng phụ cấp thâm niên từ tháng thứ 37 trở đi bằng 3% lương cấp bậc hoặc lương chức vụ không hạn chế mức tối đa.
Thời gian công tác để tính phụ cấp thâm niên bao gồm:
Thời gian đã hoạt động ở nước Bạn trước đây (kể cả thời gian hoạt động ở nước Lào sau đó chuyển sang hoạt động ở Cam-pu-chia và ngược lại nếu có).
Thời gian hiện đang làm việc tại nước Bạn .
Chế độ phụ cấp thâm niên này không thay thế phụ cấp thâm niên đặc biệt quy định tại Thông tư số 19-LĐ/TT ngày 14-11-1985 và phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại Thông tư số 11-LĐ/TT ngày 2-10-1986 của Bộ Lao động.
a) Mức 15 đ/suất áp dụng dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất tính theo định lượng:
- Gạo 100 gam,
- Thịt 20 gam.
Chi phí cho chế độ này được tính vào dự toán công trình và hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Mỗi công nhân, viên chức sang làm việc tại Lào và Cam-pu-chia với thời gian quy định từ 3 năm trở lên được cấp phát tiền một lần trước khi đi (không trừ vào lương) đủ để mua sắm một số đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt sau đây:
1 chăn bông cá nhân (vỏ và ruột),
1 áo bông (hoặc áo len),
1 màn xô cá nhân ,
1 một túi du lịch giả da,
1 bộ quần áo bằng vải sơ-vi-ốt nội hoặc vải tương đương.
Các mặt hang trên được mua theo giá kinh doanh thương nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội thương.
Đối với công nhân, viên chức sang làm việc với thời gian dưới 3 năm cũng được cấp tiền một lần (không trừ vào lương). Số tiền được cấp phát tính theo số tháng làm việc ở Lào và Cam-pu- chia, bằng cách lấy tổng số tiền để mua các mặt hàng trên chia cho 36 tháng và nhân với số tháng làm việc tại Lào và Cam-pu-chia.
Ví dụ: một công nhân xây dựng đường giao thông ở Lào trong thời gian 22 tháng. Giả sử tổng số tiền được cấp phát để mua các mặt hàng trên là 8. 000 đồng (của 36 tháng) vậy số tiền cấp phát trang cấp ban đầu cho công nhân đó là:
8.000 x 22 tháng
---------------------- = 4.289 đồng.
36 tháng
Trường hợp công nhân, viên chức theo kế hoạch làm việc tại nước Bạn 3 năm, song vì lý do nào đó mà về nước trước thời hạm từ 6 tháng trở lên so với quy định thì phải nộp lại cho Nhà nước số tiền đã cấp phát của những tháng còn lại.
Đối với công nhân, viên chức hết thời hạn 3 năm mà vẫn tiếp tục làm việc tại nước Bạn thì không đặt ra việc cấp lại lần thứ hai.
Chế độ trang cấp một lần này không thay thế chế độ trang bị bảo hộ lao động.
2. Chế độ chuyển đổi tiền Kíp và tiền Riêl:
Trước mắt chưa giải quyết được nguồn tiền Riêl và Kíp. Khi giải quyết được vấn đề này sẽ có văn bản hưỡng dẫn sau.
3. Chế độ nghỉ phép năm:
Công nhân, viên chức sau một năm (12 tháng) làm việc tại Lào và Cam- pu-chia được nghỉ phép hàng năm 30 ngày không kể ngày đi đường.
Tuỳ theo thời hạn làm việc, nếu chỉ làm việc từ 18 tháng trở xuống thì bố trí nghỉ phép một lần.
Nếu thời hạn làm việc trên 18 tháng thì sau một năm làm việc liên tục được bố trí nghỉ phép hàng năm. Tuy nhiên cần khuyến khích công nhân, viên chức kết hợp hai năm nghỉ phép 1 lần (60 ngày) nếu điều kiện cho phép.
Những ngày đi đường được hưởng chế độ thanh toán tiền đi đường và tiền phụ cấp lưu trú như đối với công nhân, viên chức trong nước đi công tác. Những ngày nằm chờ thì không được hưởng phụ cấp lưu trú.
Tiền tàu xe được thanh toán cho quãng đường đi và về từ nơi làm việc trên đất Bạn đến địa điểm nghỉ phép hàng năm trong nước theo quy định tại Thông tư số 1-TC/HCVX ngày 8-1-1986 của Bộ Tài chính. Trường hợp không còn người thân thì được thanh toán theo địa điểm mà công nhân, viên chức đã đăng ký về nghỉ phép hàng năm.
Các cơ quan, đơn vị cần tạo điều kiện về phương tiện đi lại cho công nhân, viên chức khi đi phép hàng năm được thuận lợi để không ảnh hưởng đến thời gian làm việc tại nước Bạn.
4. Chế độ nghỉ việc riêng:
Công nhân, viên chức làm việc tại Lào và Cam- pu- chia gặp trường hợp Cha, Mẹ, Vợ hay chồng, con chết thì cơ quan, xí nghiệp, đơn vị tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người xét và giải quyết chế độ nghỉ việc riêng theo quy định hiện hành ở trong nước. Tuy nhiên cần kết hợp với chế độ nghỉ phép năm (đối với công nhân, viên chức còn ngày nghỉ phép năm) để giảm bớt số lượt đi, về.
Công nhân, viên chức làm việc tại Lào và Cam-pu-chia về nghỉ phép, nghỉ việc riêng ở trong nước được mua vé, sắp xếp tàu, xe theo chế độ ưu tiên như Bộ đội lên biên giới.
Đối với công nhân, viên chức đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc về nước tạm thời từ 3 tháng trở lên thì kể từ ngày rời đất Bạn không áp dụng chế độ quy định trên mà hưởng như đối với công nhân, viên chức ở trong nước.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-10-1986. Các quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành các địa phương phản ánh về liên Bộ Lao động thương binh và Xã Hội - Tài Chính để nghiên cứu giải quyết.
Lý Tài Luận (Đã ký) | Trần Hiếu (Đã ký) |
- 1Thông tư 01-TC/HCVX-1986 quy định chế độ phụ cấp tiền tàu xe cho công nhân viên chức do Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 01-TC/HCVX-1986 quy định chế độ phụ cấp tiền tàu xe cho công nhân viên chức do Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 122-HĐBT năm 1986 về việc bán cho công nhân viên chức một số mặt hàng thiết yếu theo định lượng với giá ổn định của nhà nước và tăng mức phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt cho công nhân viên chức do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 278-CT năm 1986 về chế độ, chính sách đối với công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang làm việc tại Lào và Căm-pu-chia do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 5Quyết định 117-HĐBT năm 1982 về bản danh mục số 1 các chức vụ viên chức Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
thông tư liên bộ 1-LB/TT năm 1987 hướng dẫn chế độ tiền lương và một số chế độ ưu đãi khác đối với công nhân, viên chức làm công việc tại Lào và Cam-pu-chia do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1-LB/TT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 30/03/1987
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
- Người ký: Ngô Thiết Thạch, Nguyễn Đăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: 01/10/1986
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra