Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI THƯƠNG-BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04-TT-LB

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 1965 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC THI HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ SÁT SINH ĐỐI VỚI THƯƠNG NGHIỆP QUỐC DOANH KINH DOANH THỊT

Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 37-NQ-TVQH ngày 20-11-1964 sửa đổi chính sách thuế sát sinh và Thủ tướng Chính phủ đã có thông tư số 125-TTg-TN ngày 31-12-1964 thi hành trước Tết âm lịch 1965.

Căn cứ quyết nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội và thông tư của Thủ tướng Chính phủ, Liên bộ Tài chính - Nội thương quy định việc thi hành chính sách thuế sát sinh đối với kinh doanh thịt của thương nghiệp quốc doanh thực phẩm và hợp tác xã mua bán huyện như sau:

I. VỀ CÁCH THU THUẾ SÁT SINH

Theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, trong khi chờ đợi thu quốc doanh vào thương nghiệp kinh doanh thịt, Mậu dịch quốc doanh thực phẩm và hợp tác xã mua bán huyện mổ thịt vẫn tiếp tục nộp thuế sát sinh theo tỷ lệ 10% tính trên trọng lượng thịt xô và lòng của con vật giết thịt và theo giá chỉ đạo bán lẻ của Mậu dịch thực phẩm.

II. VỀ CÁCH THU NỘP THUẾ SÁT SINH, MIỄN THUẾ SÁT SINH CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI VÀ PHÂN PHỐI THUẾ SÁT SINH CHO NGÂN SÁCH CÁC CẤP

Nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi và bán súc vật cho Nhà nước, trong thông tư số 125-TTg-TN Thủ tưởng Chính phủ đã quy định tỷ lệ giảm thuế sát sinh cho người chăn nuôi và tỷ lệ phân phối số thu về thuế sát sinh cho ngân sách xã chăn nuôi, ngân sách tỉnh chăn nuôi và ngân sách thành phố hay tỉnh giết thịt. Để bảo đảm thi hành đầy đủ chính sách của Nhà nước đối với người chăn nuôi, sòng phẳng đối với ngân sách xã và ngân sách của tỉnh chăn nuôi, đồng thời để tránh mọi sơ hở trong công tác thu nộp thuế và đơn giản sổ sách kế toán, Liên bộ Tài chính - Nội thương quy định:

- Khi thu mua súc vật, các Công ty thực phẩm hay hợp tác xã mua bán huyện phải ứng tiền trước để trả số tiền miễn thuế sát sinh cho người chăn nuôi và nộp phần thuế dành cho ngân sách xã và ngân sách tỉnh chăn nuôi; còn phần thuế dành cho ngân sách tỉnh hay thành phố giết thịt con vật thì sẽ nộp sau khi giết thịt.

Cơ quan tài chính địa phương phụ trách việc thu các phần thuế sát sinh dành cho các cấp ngân sách Nhà nước và giúp đỡ kiểm tra việc thu nộp phần thuế dành cho ngân sách xã cũng như việc trả số tiền thuế miễn cho người chăn nuôi.

Cách thức tiến hành miễn thuế cho người chăn nuôi và phân phối số thuế cho ngân sách các cấp quy định như sau:

1. Trả tiền miễn thuế cho người chăn nuôi.

a) Mức miễn như sau:

Ở đồng bằng: 2đ70 một con trâu hay bò,

0,90 một con lợn;

0,45 một con dê.

Ở miền núi: 3đ60 một con trâu hay bò;

1,20 một con lợn;

0,60 một con dê.

Khi trả tiền mua súc vật, cơ quan thu mua sẽ trả luôn phần thuế sát sinh miễn cho người chăn nuôi. Khi cấp tem phiếu mua thịt cho người chăn nuôi, cơ quan thu mua sẽ cấp một loại tem phiếu mua thịt theo giá chỉ đạo bán lẻ trong đó có thuế sát sinh (chứ không cấp hai loại tem phiếu: có thuế và không có thuế như hiện nay nữa).

b) Trong việc trả số tiền thuế sát sinh giảm cho người chăn nuôi, cần chú ý mấy điểm sau đây:

- Người được miễn thuế sát sinh phải là người đã thực sự chăn nuôi con vật trên 4 tháng trước khi bán cho Nhà nước. Đối với lợn choai bán cho cơ quan thu mua, nếu người chăn nuôi đã thực sự chăn nuôi trên 4 tháng thì vẫn được miễn thuế sát sinh, đối với lợn đủ tiêu chuẩn giết thịt nhưng người có lợn mới mua về chăn nuôi chưa được 4 tháng đã bán cho Nhà nước thì cũng không được miễn thuế sát sinh. Cán bộ thu mua sẽ dựa vào cấp ủy và chính quyền xã, vào cán bộ thu mua, thu thuế ở xã, Ban quản trị hợp tác xã và các đội, tổ sản xuất để xác nhận thời gian chăn nuôi.

- Đối với súc vật thu mua trước ngày thi hành chính sách thuế sát sinh mới, nhưng còn ký gửi cho người chăn nuôi, thì lúc giao súc vật cho cơ quan thu mua, người chăn nuôi cũng được nhận tiền miễn thuế sát sinh, nếu trước đây chưa được nhận tem phiếu thịt miễn thuế về số súc vật đó.

- Đối với số tem phiếu được phát để mua thịt với giá không có thuế, do mậu dịch quốc doanh thực phẩm hay hợp tác xã mua bán huyện đã cấp cho người chăn nuôi trước đây, thì người chăn nuôi vẫn được quyền sử dụng để mua thịt theo giá không có thuế. Mậu dịch quốc doanh thực phẩm sẽ thanh toán thuế với cơ quan tài chính địa phương như trước. Nhưng để việc thanh toán với cơ quan thu mua được thuận lợi, cần vận động người chăn nuôi sử dụng hết loại tem phiếu đó trong tháng 2 năm 1965. Quá hạn đã định, Mậu dịch quốc doanh thực phẩm hay hợp tác xã mua bán huyện sẽ thu hồi số tem phiếu đó và trả lại số tiền giảm thuế cho người chăn nuôi. (Số tiền này tính theo trọng lượng thịt được miễn thuế và theo giá chỉ đạo 2đ20 một cân thịt). Đồng thời cơ quan thu mua sẽ cấp cho người chăn nuôi tem phiếu mua thịt với giá có cả thuế để thay thế số tem phiếu miễn thuế đã thu hồi. Cơ quan tài chính địa phương sẽ căn cứ vào số tem phiếu miễn thuế đã thu hồi để thanh toán với Mậu dịch quốc doanh thực phẩm hay hợp tác xã mua bán huyện.

Đối với súc vật của các tổ chức chăn nuôi của Nhà nước (nông trường quốc doanh, trại chăn nuôi trong ngành thương nghiệp quốc doanh v.v…) giao cho Mậu dịch quốc doanh thực phẩm để giết thịt hay giao cho Ngoại thương để xuất khẩu, đơn vị chăn nuôi không được hưởng tiền giảm thuế sát sinh vì đã được hưởng lương của Nhà nước và vốn chăn nuôi do Nhà nước cấp.

2. Nộp phần tiền thuế sát sinh dành cho ngân sách xã.

Khi thu mua súc vật ở xã, Mậu dịch quốc doanh thực phẩm hay hợp tác xã mua bán huyện phải làm giấy xác nhận với Ủy ban hành chính xã số súc vật đã mua trong xã; và tuần kỳ 15 ngày phải thanh toán với Ủy ban hành chính xã bằng chuyển khoản số tiền thuế sát sinh dành cho ngân sách xã theo mức sau đây (ở đồng bằng cũng như ở miền núi):

2đ20 một con trâu hay bò,

0,80 một con lợn;

0,40 một con dê.

Đối với súc vật thu mua ký gửi trong nhân dân từ trước nhưng giao cho cơ quan thu mua sau ngày thi hành chính sách thuế sát sinh mới, thì ngân sách xã cũng vẫn được một phần tiền thuế sát sinh theo mức quy định trên đây.

Đối với súc vật của các trại chăn nuôi của Nhà nước, của nông trường quốc doanh giao cho Mậu dịch quốc doanh thực phẩm để dự trữ giết thịt hoặc để chuyển đi tỉnh khác, thì không trích thuế cho ngân sách xã.

3. Nộp tiền thuế sát sinh cho ngân sách tỉnh chăn nuôi.

Để việc hạch toán của cơ quan thương nghiệp kinh doanh thịt được tiện lợi, việc nộp thuế sát sinh cho ngân sách tỉnh chăn nuôi sẽ tiến hành như sau:

a) Ở kho chuẩn bị để giết thịt:

Đối với súc vật thu mua của nhân dân và hợp tác xã để giết thịt hoặc để điều đi tỉnh khác, hoặc để xuất khẩu, các Công ty thực phẩm phải nộp cho cơ quan tài chính địa phương phần tiền thuế sát sinh dành cho ngân sách tỉnh chăn nuôi (ở đồng bằng cũng như ở miền núi) theo mức sau đây:

Trâu, bò: 8đ00 một con

Lợn: 2,80 một con

Dê: 1,40 một con

Như vậy, nếu cộng thêm phần thuế sát sinh phải trả cho người chăn nuôi và trả cho ngân sách xã, thì Công ty thực phẩm phải trả trước:

Ở đồng bằng:

1 con trâu hay bò:

8đ00 2đ70 2đ20 = 12đ90

1 con lợn: 2,80 0,90 0,80 = 4,50

1 con dê: 1,40 0,45 0,40 = 2,25

Ở miền núi:

1 con trâu hay bò:

8đ00 3đ60 2đ20 = 13đ80

1 con lợn: 2,80 1,20 0,80 = 4,80

1 con dê: 1,40 0,60 0,40 = 2,40

Riêng đối với súc vật thu mua của các nông trường quốc doanh hoặc do các trại chăn nuôi thuộc ngành thương nghiệp quốc doanh chuyển sang kho dự trữ để giết thịt, vì không phải trả tiền giảm thuế cho người chăn nuôi và tiền thuế cho ngân sách xã, nên mức thuế nộp cho ngân sách tỉnh chăn nuôi đối với từng loại súc vật là:

Ở đồng bằng: Trâu, bò: 12đ90 một con

Lợn: 4,50 một con

Dê: 2,25 một con

Ở miền núi: Trâu, bò: 13đ80 một con

Lợn: 4,80 một con

Dê: 2,40 một con

Đối với súc vật thu mua từ trước và tồn kho đến ngày thi hành chính sách thuế sát sinh mới, vì khi thu mua, Mậu dịch quốc doanh thực phẩm hay hợp tác xã mua bán huyện không phải trả trước tiền thuế sát sinh cho người chăn nuôi và cho các ngân sách xã và tỉnh chăn nuôi, nên Mậu dịch quốc doanh hay hợp tác xã mua bán huyện có súc vật tồn kho đến ngày đó cũng sẽ nộp cho ngân sách tỉnh chăn nuôi số tiền thuế như sau:

Ở đồng bằng: Trâu, bò: 12đ90 một con

Lợn: 4,50 một con

Dê: 2,25 một con

Ở miền núi: Trâu, bò: 13đ80 một con

Lợn: 4,80 một con

Dê: 2,40 một con

Tóm lại đối với súc vật ở kho dự trữ để giết thịt hay để điều đi địa phương khác, bất kỳ là súc vật thu mua hay điều ở các trại chăn nuôi của Nhà nước về, Mậu dịch quốc doanh thực phẩm đều phải trả trước:

Ở đồng bằng: Trâu hay bò: 12đ90 một con

Lợn: 4,50 một con

Dê: 2,25 một con

Ở miền núi: Trâu hay bò: 13đ80 một con

Lợn: 4,80 một con

Dê: 2,40 một con

Ở kho giết thịt: Khi giết con vật, Công ty thực phẩm hay hợp tác xã mua bán huyện phải nộp thuế sát sinh 10% theo trọng lượng thịt xô và lòng tính trên giá chỉ đạo bán thịt và được trừ đi số thuế đã trả trước cho người chăn nuôi, cho ngân sách xã và tỉnh chăn nuôi.

Công thức tính số thuế sát sinh phải nộp như sau:

Tổng số thuế sát sinh = giá bán bình quân 1kg thịt x trọng lượng thịt và lòng x 10%.

Số thuế còn phải nộp= Tổng số thuế sát sinh - số thuế đã trả trước (số miễn cho người chăn nuôi và số trả cho xã và tỉnh chăn nuôi).

Ví dụ:

Mậu dịch thực phẩm Hà Nội mổ 50 con lợn trọng lượng thịt và lòng là 1.500kg, giá tính thuế (giá chỉ đạo bán ra) bình quân 1kg thịt là 2đ20; thuế tính như sau:

Tổng số thuế sát sinh phải nộp là:

2đ20 x 1.500 x 10% = 330đ

Trừ số thuế đã trả trước là:

4đ50 X 50 con = 225đ

                         105đ

Số thuế còn phải nộp là:

b) Đối với súc vật xuất khẩu: Đối với súc vật mua của nhân dân cũng như của nông trường quốc doanh, của các trại chăn nuôi của thực phẩm khi giao sang Ngoại thương xuất khẩu, Công ty thực phẩm sẽ tính cộng vào giá giao súc vật sống một số tiền như sau:

Súc vật thu mua ở đồng bằng:

Trâu, bò: 12đ90 một con

Lợn: 4,50 một con

Dê: 2,25 một con

Súc vật thu mua ở miền núi: Trâu, bò: 13đ80 một con

Lợn: 4,80 một con

Dê: 2,40 một con

Vì số súc vật này không giết thịt nên cơ quan tài chính ở nơi xuất khẩu không thu thêm phần chênh lệch thuế sát sinh.

III. VỀ VIỆC HOÀN THUẾ

- Trường hợp súc vật thu mua trong tỉnh hay ngoài tỉnh nơi giết thịt bị chết phải chôn cơ quan thu mua phải lập biên bản có cán bộ tài chính hay Ủy ban hành chính xã địa phương xác nhận.

Trách nhiệm đối với súc vật bị chết sẽ giải quyết riêng. Về phần thuế đã trả trước (số miễn cho người chăn nuôi, phần trả cho xã, cho tỉnh chăn nuôi), cơ quan tài chính tỉnh và thành phố nơi có súc vật bị chết sẽ hoàn lại sau khi kiểm tra biên bản súc vật bị chết và các chứng từ về việc trả thuế trước. Để việc hoàn thuế được kịp thời, các Sở và Ty Tài chính địa phương sẽ trừ số thuế phải hoàn vào số tiền thuế phải nộp kỳ sau.

- Trường hợp súc vật bị tai nạn nhưng còn bán được thịt thì vẫn phải nộp thuế sát sinh theo giá bán thực tế của Mậu dịch thực phẩm.

- Trường hợp súc vật bị tai nạn không bán được thịt mà chỉ lấy được mỡ hay da để làm nguyên liệu cho công nghiệp thì Mậu dịch quốc doanh thực phẩm không phải nộp thuế sát sinh mà phải nộp thuế doanh nghiệp như đã quy định trước đây.

IV. VẤN ĐỀ CẤP PHÁT VỐN ỨNG TRƯỚC THUẾ SÁT SINH

Việc cấp vốn cho hoạt động kinh doanh thịt của ngành thương nghiệp quốc doanh vẫn theo chế độ hiện hành. Cụ thể là:

- Về vốn thu mua thịt, thì Ngân hàng cho vay 100%.

- Về vốn định mức tồn kho súc vật dự trữ để giết thịt, Ngân hàng cho vay 70% và Tài chính cấp vốn 30%.

Riêng phần vốn tăng thêm cho cơ quan thương nghiệp để ứng trước thuế sát sinh (như nói ở các phần trên) thì Bộ Tài chính cấp 100% cho Bộ Nội thương. Vốn tăng thêm để ứng trước thuế sát sinh cũng được chia làm hai khoản:

- Khoản vốn định mức tồn kho ở khâu thu mua, thì Bộ Tài chính cấp cho Bộ Nội thương 100% tiền ứng trước theo đầu con vật để trả tiền miễn thuế sát sinh cho người chăn nuôi.

- Khoản vốn định mức tồn kho súc vật dự trữ để giết thịt thì Bộ Tài chính cấp cho Bộ Nội thương 100% số tiền ứng trước để trả cho người chăn nuôi được giảm thuế và để nộp thuế sát sinh cho ngân sách xã và tỉnh chăn nuôi.

Để phân biệt số vốn lưu động kinh doanh thường xuyên (vốn tài chính cấp 30% và vốn vay Ngân hàng 70%) với vốn ứng trước về thuế sát sinh, sau khi được Bộ Tài chính cấp vốn, Bộ Nội thương sẽ phân phối cho từng tỉnh mức vốn ứng trước này tính toán theo từng khâu thu mua và định mức tồn kho dự trữ để giết thịt. Đồng thời hướng dẫn các tỉnh mở tài khoản vốn ứng trước thuế sát sinh, cách cấp phát vốn cho các tổ, trạm thu mua để trả tiền cho người chăn nuôi được giảm thuế, cách trích nộp thuế sát sinh cho ngân sách xã, tỉnh và thanh toán tiền ứng thuế sát sinh giữa các tỉnh giao nhận con vật với nhau.

Về hạch toán kế toán vốn ứng trước thuế sát sinh cũng như hạch toán kế toán kinh doanh thịt của thương nghiệp quốc doanh, Bộ Nội thương sẽ quy định riêng sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính.

Nhận được thông tư này, các Sở, Ty Tài chính và các Sở, Ty Thương nghiệp bàn bạc với các Công ty thực phẩm địa phương để thống nhất kế hoạch tiến hành.

Thời gian bắt đầu thi hành: Ngày 01 tháng 2 năm 1965.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG
 
 


Nguyễn Văn Đào

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG


 
 
Trịnh Văn Bính

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 04-TT-LB năm 1965 thi hành chính sách thuế sát sinh đối với thương nghiệp quốc doanh kinh doanh thịt do Bộ Tài Chính- Bộ Nội Thương ban hành

  • Số hiệu: 04-TT-LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 23/01/1965
  • Nơi ban hành: Bộ Nội thương, Bộ Tài chính
  • Người ký: Nguyễn Văn Đào, Trịnh Văn Bính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 2
  • Ngày hiệu lực: 01/02/1965
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản