Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC

Hà Nội , ngày 26 tháng 1 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 03/2000/ TTLT-BLĐTBXH BTC NGÀY 26 THÁNG 01 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, GIA ĐÌNH LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

Thực hiện điểm 4, Điều 1 và khoản b, điểm 2, Điều 2 Nghị định số 175/1999/ NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ;

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ; Liên tịch Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn việc điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có công giúp đỡ cách mạng như sau:

I/ ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP HẰNG THÁNG QUY ĐỊNH THỰC HIỆN TỪ 01 THÁNG 01 NĂM 2000:

1/. Người hoạt động cách mạng trước năm 1945:

a/ Mức trợ cấp: 135.000 đồng/tháng

b/Thân nhân chủ yếu của người hoạt động cách mạng trước năm 1945 từ trần:

Mức trợ cấp tuất cơ bản: 90.000 đồng/người/tháng

Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng: 290.000 đồng/người/tháng

2/. Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8 năm 1945 "tiền khởi nghĩa":

Mức phụ cấp : 60.000 đồng/tháng

3/. Thân nhân liệt sỹ:

Mức trợ cấp tuất cơ bản: 90.000 đồng/người/tháng

Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng: 290.000 đồng/người/tháng

4/. Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động:

a- Bà mẹ Việt Nam anh hùng:

Mức trợ cấp: 350.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp nuôi dưỡng Bà mẹ sống cô đơn không nơi nương tựa: 400.000 đồng/tháng.

b- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động:

Mức trợ cấp: 80.000 đồng/tháng.

5/. Thương binh:

a- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:

Mức trợ cấp hằng tháng được tính bằng: 3.588 đồng x % MSLĐ do thương tật( bản phụ lục kèm theo).

b- Thương binh B (được xác nhận từ 31 tháng 12 năm 1993 trở về trước nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động):

- MSLĐ từ 21% đến 30%: Mức trợ cấp = 62.000 đồng/ tháng.

- MSLĐ từ 31% đến 40%: Mức trợ cấp = 77.000 đồng/ tháng.

- MSLĐ từ 41% đến 50%: Mức trợ cấp = 108.000 đồng/tháng.

- MSLĐ từ 51% đến 60%: Mức trợ cấp = 123.000 đồng/tháng.

- MSLĐ từ 61% đến 70%: Mức trợ cấp = 169.000 đồng/tháng.

- MSLĐ từ 71% đến 80%: Mức trợ cấp = 200.000 đồng/tháng.

- MSLĐ từ 81% đến 90%: Mức trợ cấp = 246.000 đồng/tháng.

- MSLĐ từ 91% đến 100%: Mức trợ cấp = 277.000 đồng/tháng.

c- Người phục vụ thương binh A, thương binh B và người hưởng chính sách như thương binh MSLĐ 81% trở lên đang điều dưỡng ở gia đình:

Mức trợ cấp của người phục vụ thương binh MSLĐ 81% trở lên :132.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp của người phục vụ thương binh MSLĐ từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng: 165.000 đồng/tháng.

d- Thân nhân chủ yếu của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ MSLĐ 61% trở lên từ trần:

Mức trợ cấp tuất cơ bản: 72.000 đồng/người/tháng.

Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng: 126.000 đồng/người/tháng.

6/. Bệnh binh:

a- Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh:

MSLĐ từ 61% đến 70% : mức trợ cấp = 180.000 đồng/tháng.

MSLĐ từ 71% đến 80% : mức trợ cấp = 207.000 đồng/tháng.

MSLĐ từ 81% đến 90% : mức trợ cấp = 249.000 đồng/tháng.

MSLĐ từ 91% đến 100%: mức trợ cấp = 277.000 đồng/tháng.

b- Bệnh binh hạng 3 (được xác nhận từ 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước nay gọi là quân nhân bị bệnh nghề nghiệp):

- MSLĐ từ 41% đến 50% : mức trợ cấp = 97.000 đồng/tháng.

- MSLĐ từ 51% đến 60% : mức trợ cấp = 110.000 đồng/tháng.

c- Người phục vụ bệnh binh MSLĐ từ 81% trở lên đang điều dưỡng ở gia đình:

Mức trợ cấp của người phục vụ bệnh binh MSLĐ từ 81% trở lên:132.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp của người phục vụ bệnh binh MSLĐ từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng: 165.000 đồng/tháng.

d- Thân nhân chủ yếu của bệnh binh bị MSLĐ từ 61% trở lên từ trần:

Mức trợ cấp tuất cơ bản: 72.000 đồng/người/tháng.

Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng: 126.000 đồng/người/tháng.

7/. Người có công giúp đỡ cách mạng:

a- Người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng tháng 8 năm 1945:

Mức trợ cấp cơ bản: 90.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp nuôi dưỡng: 290.000 đồng/tháng.

b- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến:

Mức trợ cấp cơ bản: 65.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp nuôi dưỡng: 200.000 đồng/tháng.

Các khoản trợ cấp, phụ cấp không quy định ở Thông tư này vẫn giữ nguyên như mức trợ cấp, phụ cấp tháng 12 năm 1999.

II/. TRỢ CẤP CHÔN CẤT:

Người hy sinh được xác nhận là liệt sỹ; thương binh và bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thân nhân chủ yếu của liệt sỹ và người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp nuôi dưỡng từ trần thì người đảm nhiệm việc chôn cất được trợ cấp tiền chôn cất ( mai táng phí ) như đối với công chức, viên chức từ trần( mức từ 01 tháng 01 năm 2000 là 1.440.000 đồng)

III/. PHỤ CẤP KHU VỰC (NẾU CÓ):

Được tính theo quy định chung của Nhà nước trên mức lương tối thiểu hiện hành( mức lương tối thiểu thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2000 là 180.000 đồng/tháng).

IV/. THỦ TỤC HỒ SƠ CHỈNH:

1/. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (Phòng Tổ chức Lao động Xã hội) cấp huyện lập 02 bản danh sách theo mẫu số 01 gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp tỉnh 01 bản, lưu 01 bản.

2/. Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, lập bản tổng hợp các đối tượng thuộc diện được chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp theo mẫu số 02 (03 bản) trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, sau đó gửi về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh Liệt sỹ và Người có công) 02 bản, 01 bản lưu tại Sở.

3/. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp các đối tượng thuộc diện điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp, lập dự toán quỹ trợ cấp, phụ cấp tăng thêm gửi Bộ Tài chính.

4/. Bộ Tài chính căn cứ vào dự toán của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cấp kinh phí uỷ quyền quỹ trợ cấp, phụ cấp tăng thêm của các đối tượng thuộc diện điều chỉnh theo quy định.

5/. Sau khi tiếp nhận thông báo kinh phí, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp theo danh sách đã được duyệt.

V/. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/. Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra xét duyệt đối tượng được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp theo Thông tư này.

2/. Trước mắt, để các đối tượng kịp thời được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp điều chỉnh hướng dẫn tại Thông tư này ngay từ tháng 01 năm 2000; Bộ Tài chính sẽ tạm cấp quỹ trợ cấp, phụ cấp tăng thêm của tháng 01, quý I năm 2000 để các địa phương thực hiện. Từ quý II năm 2000 trở đi, Bộ Tài chính sẽ cấp quỹ trợ cấp, phụ cấp tăng thêm cho các địa phương sau khi có danh sách cấp tỉnh duyệt.

3/. Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính-Vật giá; Kho bạc cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn và tổ chức thực hiện đúng các nội dung quy định tại Thông tư này.

4/. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sau khi có sự thoả thuận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành đối với lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý.

5/. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì báo cáo về Liên Bộ để giải quyết.

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 03/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công giúp đỡ cách mạng do Bộ Lao động , thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 03/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 26/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
  • Người ký: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Hằng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản