Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/TTLB

Hà Nội , ngày 20 tháng 2 năm 1993

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ Y TẾ - TÀI CHÍNH SỐ 01/TTLB NGÀY 20 THÁNG 2 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU CHI QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ

Căn cứ vào Điều 6 Điều 20 Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ Trưởng về việc lập, sử dụng và quản lý quỹ BHYT. Liên bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn chế độ thu, chi tài chính thuộc quỹ BHYT như sau:

I. NGUỒN THU CỦA QUỸ BHYT:

1. Khoản thu từ việc đóng BHYT của các đối tượng bắt buộc quy định tại điểm 1 mục I, Thông tư số 12-TT/LB ngày 18/9/1992 của Liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh - Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định nói trên.

2. Khoản thu của các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện quy định tại điểm 2 mục I thông tư số 12-TT/LB.

3. Ngoài ra còn có các khoản thu sau:

a. Đóng góp của các cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức từ thiện, cá nhân trong nước cho quỹ BHYT.

b. Thu viện trợ của các tổ chức quốc tế, cá nhân ở nước ngoài.

c. Các khoản thu khác.

II. PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU QUỸ BHYT

Các khoản thu nói trên được phân phối, sử dụng theo cấp quản lý quỹ BHYT như sau:

1. Các đại lý xã, phường được giao nhiệm vụ đại lý khai thác thu BHYT

a. Được để lại 20% số thu nói tại điểm 2 mục I Thông tư này để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thuộc xã, phường được sử dụng vào các mục đích sau:

+ 75% dùng để mua thuốc, trang thiết bị y tế.

+ 25% chi bồi dưỡng thù lao cho người trực tiếp thu BHYT.

b. 80% số thu nói tại điểm 2 mục I Thông tư này nộp về cho BHYT tỉnh, thành phố quản lý.

2. Bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố gồm các khoản thu như sau:

a. Khoản thu BHYT của các đối tượng bắt buộc nói tại điểm 1 mục I Thông tư này.

b. Khoản thu BHYT xã, phường trích nộp lên 80%.

Các khoản thu thuộc điểm 2 (a, b) trên được sử dụng như sau:

- 2% nộp BHYT Việt Nam.

- 90% chi cho khám, chữa bệnh.

- 8% chi quản lý HCSN bảo hiểm y tế.

c. Khoản thu ở điểm 3 mục I Thông tư này được sử dụng theo đúng nội dung mục đích các khoản viện trợ quyên tặng.

3. Bảo hiểm y tế Việt Nam: gồm các khoản thu sau:

a. Khoản 2% do BHYT các tỉnh, thành phố nộp lên được sử dụng:

- 1,5% để lập quỹ tập trung dành để điều tiết cho BHYT các tỉnh, thành phố khi gặp rủi ro khách quan có nguy cơ không đảm bảo an toàn cho quỹ BHYT (gọi là quỹ dự phòng rủi ro).

- 0,5% chi quản lý HCSN bảo hiểm y tế.

b. Khoản thu do khai thác đối tượng bắt buộc BHYT Việt Nam trực tiếp quản lý (trong đó dành cho chi phí khám, chữa bệnh 90%, trích 1,5% cho quỹ dự phòng rủi ro của BHYT Việt Nam và 8,5% cho quỹ quản lý hành chính sự nghiệp).

c. Các khoản thu nói ở điểm 3 mục I Thông tư này được sử dụng theo đúng mục đích các khoản viện trợ quyên tặng.

III. NỘI DUNG CHI QUỸ BHYT

1. Chi cho khám, chữa bệnh

Là khoản chi cho đối tượng đóng BHYT đến khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh theo hợp đồng giữa BHYT với cơ sở khám, chữa bệnh theo:

Giá một đơn vị điều trị bình quân là giá cả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh nội, ngoại trú tính bình quân cho một ngày/giường bệnh theo từng tuyến kỹ thuật, từng loại bệnh viện theo giá cả của từng thời kỳ do Bộ Y tế quy định theo từng thời gian cho phù hợp với tình hình biến động của giá cả.

2. Chi quản lý hành chính sự nghiệp Bảo hiểm y tế.

a. Khoản chi này được chi theo mức đã nêu tại các điểm thuộc mục II Thông tư này.

Hàng quý, năm BHYT các tỉnh, thành phố phải lập kế hoạch thu chi trình cấp có thẩm quyền duyệt theo quy định tại mục IV Thông tư này.

b. Các khoản chi quản lý hành chính sự nghiệp BHYT và được tập hợp theo nội dung chi của mục lục ngân sách Nhà nước và theo đúng chế độ chi tiêu hiện hành áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực HCSN, được chia thành các nhóm chủ yếu sau đây:

- Nhóm 1: chi cho bộ máy gồm các khoản chi cho con người như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản nộp bảo hiểm xã hội, BHYT, kinh phí công đoàn, phúc lợi tập thể.

- Nhóm 2: chi cho công việc gồm các khoản chi cho nghiệp vụ phí, công vụ phí, công tác phí và khen thưởng.

- Nhóm 3: chi về mua sắm tài sản cố định và sửa chữa nhà cửa, trang thiết bị, phương tiện vận tải.

Nhóm 4: chi cho đoàn ra, đoàn vào.

Nội dung cụ thể các khoản chi các nhóm nói trên theo biểu kế hoạch thu, chi đính kèm Thông tư này.

Đối với chi Nhánh BHYT huyện, quận, nếu được phép thành lập thì chi quản lý hành chính sự nghiệp BHYT có tính chất hạch toán báo số do Giám đốc BHYT tỉnh, thành phố xem xét, duyệt dự toán từng khoản chi và phải bảo đảm chi theo đúng nội dung từng khoản chi được duyệt.

3. Sử dụng, quản lý quỹ dự phong rủi ro:

Quỹ dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ cho BHYT các tỉnh, thành phố khi gặp rủi ro khách quan có nguy cơ không bảo đảm an toàn cho quỹ BHYT.

Nguồn hình thành quỹ dự phòng rủi ro được trích 1,5% số thu BHYT đối với đối tượng bắt buộc và tự nguyện thuộc BHYT tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý. Và 1,5% số thu BHYT của các đối tượng BHYT bắt buộc do BHYT Việt Nam trực tiếp quản lý.

Bảo hiểm y tế các tỉnh, thành phố trong quá trình sử dụng, quản lý quỹ BHYT bị rủi ro khách quan hoặc có khó khăn về khả năng thanh toán được uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc thủ trưởng Bộ xác nhận sẽ được Bảo hiểm y tế Việt Nam xem xét cho vay một phần hoặc toàn bộ trên cơ sở khế ước cho vay và phải hoàn trả đúng thời hạn cho bảo hiểm y tế Việt Nam không phải trả lãi.

Quỹ dự phòng được tích tụ dần, được gửi tiết kiệm và mua tín phiếu để có thêm lãi bổ sung cho quỹ này nhằm phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp BHYT.

4. Chi phát triển sự nghiệp bảo hiểm y tế:

Bảo hiểm y tế VIệt Nam, Bảo hiểm y tế các tỉnh, thành phố trong chương trình hạch toán cân đối thu chi đến cuối năm, nếu quỹ BHYT có kết dư. Tổng thu lớn hơn tổng số chi (trừ phần trích lập quỹ dự phòng rủi ro) thì BHYT được tiến hành trích lập các quỹ như sau:

- Dành cho quỹ phát triển sự nghiệp BHYT: 80% số kết dư để nâng cao lợi ích của người được BHYT.

- Dành cho quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi 20% số kết dư để chi khen thưởng cho sơ sở khám, chữa bệnh và những người có thành tích trong công tác phục vụ cho sự nghiệp BHYT và tăng cường phúc lợi cho cơ sở BHYT. Nhưng mức tối đa không quá 6 tháng lương cơ bản và trợ cấp lương (nếu có).

IV. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH THU CHI BÁO CÁO QUYẾT TOÁN, XÉT DUYỆT KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THU, CHI QUỸ BHYT

1. Về công tác lập kế hoạch thu chi quỹ BHYT.

Việc lập kế hoạch thu chi BHYT (theo biểu đính kèm Thông tư này) phải thực hiện hàng năm (được chia theo từng quý) theo trình tự sau:

- BHYT các tỉnh, thành phố sau khi kế hoạch thu chi được BHYT tỉnh, thành phố nhất trí sẽ gửi Sở Y tế trình UBND tỉnh, thành phố duyệt giao chỉ tiêu thu, chi BHYT chính thức trong năm.

- BHYT Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế xét duyệt và giao chỉ tiêu thu, chi BHYT chính thức trong năm.

Trường hợp BHYT các tỉnh, thành phố có các chi nhánh BHYT quận, huyện thì giám đốc BHYT tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm xét duyệt kế hoạch thu chi của chi nhánh BHYT cấp quận, huyện trên cơ sở dự toán thu chi BHYT của tỉnh, thành phố được xét duyệt chính thức.

2. Về việc hạch toán kế toán và báo cáo kế toán:

Bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố, Bảo hiểm y tế Việt Nam thực hiện hạch toán kế toán, sổ sách kế toán, chế độ báo cáo kế toán định kỳ sẽ được vận dụng theo quy định tại Quyết định số 257-TC/CĐKT ngày 11-6-1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Việc gửi báo cáo quyết toán hàng quý, năm như sau:

- Giám đốc BHYT tỉnh, thành phố thông qua báo cáo trước Hội đồng quản ttrị BHYT tỉnh, thành phố xem xét sau đó gửi cho Sở Tài chính Vật giá tỉnh, thành phố thẩm tra xét duyệt chính thức, đồng gửi cho BHYT Việt Nam một bản.

- Giám đốc BHYT Việt Nam trình Bộ Y tế xét duyệt ký gửi Bộ Tài chính thẩm tra xét duyệt chính thức.

3. Về kiểm tra xét duyệt quyết toán.

Việc thẩm tra xét duyêt quyết toán thu chi BHYT theo quy định tại Thông tư số 15-TC/HCVX ngày 19/5/1992 của Bộ Tài chính.

V. KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này được áp dụng đối với BHYT Việt Nam, BHYT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì khó khăn, vướng mắc đề nghị BHYT các ngành, các cấp, các địa phương phản ánh về cho Liên bộ để nghiên cứu bổ sung và sửa đổi.

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

Tào Hữu Phùng

(Đã ký)

 

BẢO HIỂM Y TẾ

KẾ HOẠCH THU, CHI QUÝ NĂM

Mục tiết

Nội dung thu chi

Số tiền

 

 

59

64

65

68

69

70

 

72

73

74

75

 

80

81

97

85

86

PHẦN THU:

1. Thu đóng BHYT của các đối tượng bắt buộc.

2. Thu đóng BHYT của các đối tượng tự nguyện.

3. Thu khác: viện trợ, hỗ trợ...

Cộng thu:

PHẦN CHI:

I. Chi cho khám, chữa bệnh: (90%)

1. Chi thanh toán khám, chữa bệnh nội trú.

2. Chi thanh toán cho phòng khám đa khoa khu vực và ở bệnh viện

3. Chi khác cho khám, chữa bệnh.

II. Chi nộp 2% cho BHYT Việt Nam:

1. Chi nộp 1,5% cho quỹ dự phòng.

2. Chi nộp 0,5% cho quỹ chi phí quản lý.

III. Chi phí quản lý: 8%

Nhóm 1: chi cho bộ máy (với tỷ lệ 35 - 40% tổng số chi phí quản lý

- Bù giá điện (theo chế độ)

- Lương (Số người x lương bq 1 ng 1 tháng x 3 th.)

- Phụ cấp lương (số người x Pc lương BQ 1 ng x 3 th).

- Chi BHXH, kinh phí công doàn, BHYTB theo chế độ trích nộp.

- Tiền thưởng: Mức thưởng 1 ng x 3th x số người.

- Phúc lợi tập thể: như tàu xe đi phép, trợ cấp khó khăn, trang phục cán bộ, ăn trưa, trợ cấp trượt giá.

BQ 1 ng x số người x 3 tháng.

Nhóm 2: Chi công việc (Với tỉ lệ 40-45% tổng số chi phí quản lý).

Công tác phí:

Gồm tiền tàu xe, phụ cấp đi đường,

lưu trú , tiền trả về chỗ ở

BQ 1 ng x số người x 3 tháng.

Hội nghị phí.

Hội nghị phí.

- Hội nghị sơ kết.

Công vụ phí

- Bưu phí, điện thoại, tem thư.

- Tiền điện, nước, tiền thuê nhà cơ quan.

- Nguyên vật liệu, văn phòng phẩm .

CCLđộng nhỏ.

- Ấn chỉ, ấn loát, báo chí.

- Bảo vệ, cứu hoả, cơ quan.

- Nước uống cho cán bộ và tiếp khách.

- Bảo hiểm xe, lệ phí giao thông.

- Chi tiếp khách.

- Xăng dầu. ô tô, máy nổ.

- Các chi khác, vận chuyển đồ đạc.

Căn cứ vào mức thực tế sử dụng để lập kế hoạch cho sát.

* Nghiệp vụ phí:

- Chi phí giao dịch và khai thác BHYT.

- Chi đào tạo, tập huấn cán bộ.

- Chi cho hoạt động của đại lý BHYT.

-Chi hoạt động giám sát của cục thuế

với doanh nghiệp.

- Chi bảo vệ, phát sinh, nghiên cứu.

- Chi khác.

+ Chi cho đoàn ra.

+ Chi cho đoàn vào.

+Chi khác.

Nhóm III: Mua sắm, sửa chữa

(tỷ lệ 10-15% tổng số chi phí quản lý)

- Mua sắm TSCĐ.

Chi sửa chữa TSCĐ và XD nhỏ.

IV. CHI PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP BHYT:

(TS thu > TS chi)

(trừ phần trích 2% cho BHYT VN).

- Chi cho phát triển sự nghiệp y tế.

Chi cho khen thưởng và phúc lợi.

Tổng cộng chi (I + II + III + IV)

 

 

Kế toán trưởng

Ngày...... tháng....... năm....

Thủ trưởng đơn vị

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 01/TTLB năm 1993 hướng dẫn chế độ thu chi quỹ bảo hiểm y tế do Bộ Y tế- Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 01/TTLB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 20/02/1993
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế
  • Người ký: Lê Ngọc Trọng, Tào Hữu Phùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/02/1993
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản