Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95-TC/CN | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1993 |
I. VỀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐỂ THAM GIA CÁC LIÊN DOANH LIÊN KẾT KINH TẾ
- Các đơn vị kinh tế quốc doanh khi sử dụng vốn NSNN hoặc vốn tự bổ sung để:
1. Liên doanh với các đơn vị kinh tế trong nước: phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản cấp trên và phải báo cáo với cơ quan Tài chính cùng cấp;
2. Liên doanh với các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp.
Trong trường hợp khi tham gia liên doanh, doanh nghiệp dùng tài sản (trang thiết bị, nhà cửa v.v...) đã được đánh giá lại theo cơ chế giá thị trường để góp vốn thì trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp cũng phải được điều chỉnh lại cho đúng với giá cả đã được đánh giá lại;
3. Liên doanh với các tổ chức kinh tế ngoài nước hoặc thành lập các xí nghiệp 100% vốn ngoài lãnh thổ Việt Nam, phải được cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp đồng ý.
4. Mua cổ phần trong các Công ty cổ phần hoặc góp vốn thành lập các Công ty trách nhiệm hữu hạn phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
- Trong các trường hợp này các đơn vị kinh tế vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan chủ quản và các cơ quan Tài chính.
- Các đơn vị kinh tế quốc doanh có vốn góp tham gia liên doanh với nước ngoài theo giấy phép đầu tư hoặc đưa vốn ra nước ngoài để kinh doanh, hoặc tham gia liên doanh trong nước theo quyết định của Bộ chủ quản hoặc UBND tỉnh, thành phố, bằng nguồn vốn ngân sách hoặc coi như ngân sách cấp, hoặc nguồn vốn tự bổ sung, đều phải có trách nhiệm báo cáo thường kỳ (quý và năm) với cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong liên doanh, việc bảo toàn và hiệu quả sử dụng vốn đã góp vào liên doanh, hoặc đưa ra nước ngoài sử dụng.
Trong các báo cáo quyết toán hàng năm của các doanh nghiệp Nhà nước có vốn góp tham gia liên doanh phải có phần giải trình về các nội dung nói trên và được duyệt y cùng với việc duyệt quyết toán hàng năm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước có vốn góp liên doanh phải chịu sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính về các hoạt động liên doanh của mình và không được trì hoãn các báo cáo định kỳ với lý do các bên tham gia liên doanh không thực hiện.
Trên đây, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong các liên doanh liên kết kinh tế trong và ngoài nước. Sau khi ban hành chính thức Luật doanh nghiệp Nhà nước sẽ có hướng dẫn bổ sung và hoàn chỉnh. Các trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng vốn trái với qui định của Thông tư này thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính để có biện pháp xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
Thông tư số 82 TC/CN ngày 31/12/1991 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn :
"Do yêu cầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng và phát triển sản xuất, doanh nghiệp được chủ động thực hiện việc đổi mới thay thế TSCĐ, kể cả những tài sản cố định chưa hết thời hạn khấu hao trên nguyên tắc: bảo toàn được vốn, sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn, không nhằm mục đích mua đi bán lại chênh lệch giá để ăn chia vào vốn".
Quyết định số 332/HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp đã qui định: "Số tiền nhượng bán, thu hồi do thanh lý TSCĐ phải gửi vào Ngân hàng Đầu tư và phát triển và chỉ được sử dụng để tái đầu tư TSCĐ".
Như vậy, toàn bộ số tiền thu hồi do nhượng bán và thanh lý TSCĐ để đầu tư thay thế đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải gửi vào Ngân hàng Đầu tư và phát triển để sử dụng theo đúng mục đích. Nghiêm cấm các doanh nghiệp lấy chênh lệch giá giữa giá trị còn lại của TSCĐ hạch toán trên sổ sách và giá thực bán được đưa vào lãi để ăn chia.
Chỉ hạch toán vào lợi tức khác như Luật thuế lợi tức đã quy định (tại Điều 8, Chương II Luật thuế lợi tức) đối với các trường hợp có lãi do mục đích kinh doanh mua bán TSCĐ để thu lãi (tại các đơn vị kinh doanh mua bán vật tư tài sản) không nhằm mục đích đổi mới thay thế thiết bị đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng và phát triển sản xuất tại các đơn vị đó.
Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ là nhà cửa, kho tàng có quan hệ đến giá trị sử dụng của đất đai thì phần giá trị riêng của nhà cửa kho tàng được xử lý theo các qui định hiện hành như các TSCĐ khác. Riêng phần giá trị sử dụng của đất đai là tài sản quốc gia và thuộc vốn NSNN áp dụng theo các qui định riêng hiện hành của Nhà nước về đất đai.
III. VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC KHOẢN LÃI TIỀN VAY VÀ TIỀN GỬI
1. Trong đầu tư XDCB.
- Lãi về tiền vay NH và vay khác để đầu tư XDCB theo luận chứng đã được duyệt (do A vay) phát sinh trong quá trình đầu tư (chưa đưa công trình và SX và chưa có sản phẩm) thì được tính luôn toàn bộ vào giá trị công trình. Không phân biệt mức lãi vay cao hay thấp.
- Khi công trình đã được đưa vào sử dụng thì lãi tiền vay ngân hàng về đầu tư được tính vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Còn trường hợp lãi tiền vay khác của tập thể, cá nhân hoặc các tổ chức, doanh nghiệp khác (ngoài ngân hàng) thì chỉ tính vào giá thành sản phẩm phần lãi tương đương với mức lãi vay của ngân hàng (theo lãi suất vay trong hạn). Phần chênh lệch cao hơn (nếu có) so với mức lãi suất vay của ngân hàng được trừ vào lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi nộp đủ thuế lợi tức.
- Trong quá trình đầu tư nếu bên A có tiền gửi ngân hàng về đầu tư và có phát sinh lãi tiền gửi thì số lãi đó không thuộc diện nộp thuế lợi tức và được bổ sung nguồn vốn đầu tư tương ứng và quyết toán với cơ quan tài chính khi hoàn thành công trình.
- Lãi tiền vay ngân hàng và vay khác, lãi tiền gửi ngân hàng của các đơn vị kinh doanh xây lắp (bên B) trong quá trình đầu tư áp dụng như đối với các doanh nghiệp qui định ở Mục "2" dưới đây :
2. Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Lãi phải trả về tiền vay ngân hàng được tính vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông, kể cả các đơn vị kinh doanh xây lắp. Riêng giá dự toán các công trình XDCB thì theo qui định hiện hành về việc hạch toán khoản lãi này.
- Ngược lại lãi thu được về tiền gửi ngân hàng: được trừ giảm giá thành và phí lưu thông.
- Toàn bộ lãi thu được về tiền gửi ngân hàng về đầu tư XDCB được bổ sung vào các nguồn vốn đầu tư XDCB tương ứng và quyết toán nguồn vốn này với cơ quan tài chính.
- Toàn bộ lãi phải trả về tiền vay của tổ chức tập thể và cá nhân (kể cả của các doanh nghiệp Nhà nước khác ngoài Ngân hàng nếu được phép) để phục vụ sản xuất kinh doanh tính vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông.
Các doanh nghiệp Nhà nước không phải là ngân hàng hiện nay chưa có qui định cho phép dùng vốn SX-KD để cho vay lấy lãi. Nhưng trường hợp những đơn vị nào được phép sử dụng một phần vốn nhàn rỗi để cho vay thì lãi thu được phải tính vào thu nhập của doanh nghiệp và chịu thuế lợi tức.
Riêng đối với các Ngân hàng Quốc doanh hạch toán trên lãi và trả lãi thì áp dụng theo những qui định của chế độ quản lý tài chính đối với ngành Ngân hàng.
- Lãi phải chia cho những đơn vị tham gia liên doanh, liên kết, lãi phải trả theo các cam kết chia lãi của doanh nghiệp được lấy từ lợi tức để lại XN để trả (sau khi nộp thuế lợi tức).
- Lãi thu được của doanh nghiệp do có vốn góp liên doanh liên kết nếu bên liên doanh đã nộp thuế lợi tức và doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thu nộp ngân sách về khoản vốn góp liên doanh như bảo toàn vốn và nộp tiền sử dụng vốn... thì được để lại doanh nghiệp trích lập các quỹ xí nghiệp theo chế độ qui định.
- Các khoản phải trả về tiền phạt vi phạm hợp đồng và các khoản tiền phạt khác đều phải trừ vào lợi nhuận để lại xí nghiệp (sau khi nộp thuế lợi tức). Ngược lại các khoản thu được của DN về tiền phạt phải được tính vào phần lợi nhuận chung của DN (coi như lợi tức phụ) để tính thuế lợi tức. Khoản thu này không tính vào doanh thu của doanh nghiệp.
3. Về việc hạch toán kế toán các khoản lãi tiền vay và tiền gửi nói trên: Có thông tư hướng dẫn riêng.
Thông tư này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và địa phương và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Những qui định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
Phạm Văn Trọng (Đã Ký) |
- 1Luật Thuế Lợi tức 1990
- 2Quyết định 332-HĐBT năm 1991 về việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông tư 82/TC-CN năm 1991 hướng dẫn chế độ bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ tài chính ban hành
Thông tư 95-TC/CN năm 1993 bổ sung về chế độ sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 95-TC/CN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/11/1993
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra