Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2011/TT-BTC | Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2011 |
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện trợ cấp khó khăn đối với người lao động trong doanh nghiệp như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty nhà nước chưa chuyển đổi. Các doanh nghiệp khác (ngoài khu vực nhà nước) được áp dụng quy định tại thông tư này để thực hiện trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng trợ cấp khó khăn theo hướng dẫn tại thông tư này là người lao động có tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp tại thời điểm 30/3/2011 và có thu nhập từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống (trừ các khoản tiền thưởng từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, tiền ăn ca, tiền chế độ bồi dưỡng nghề độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại nguy hiểm).
1. Các doanh nghiệp căn cứ vào nguồn Quỹ tài chính hợp pháp và khả năng tài chính của doanh nghiệp để quyết định mức trợ cấp khó khăn cụ thể cho người lao động nhưng tối thiểu là 250.000 đồng/người. Số tiền trợ cấp khó khăn cho người lao động được loại trừ không dùng để tính nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
2. Căn cứ số lượng lao động thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn quy định tại Điều 1 và mức trợ cấp quy định tại
Điều 3. Thẩm quyền quyết định trợ cấp khó khăn của doanh nghiệp
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty đối với công ty không có Hội đồng quản trị của công ty nhà nước chưa chuyển đổi; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH, công ty hợp danh); Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); Chủ doanh nghiệp Tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân), sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp (nếu có), quyết định phê duyệt mức chi trợ cấp khó khăn và danh sách người lao động được hưởng trợ cấp khó khăn của doanh nghiệp.
Căn cứ mức trợ cấp và danh sách người lao động được hưởng trợ cấp đã được phê duyệt, các doanh nghiệp chủ động thực hiện chi trợ cấp khó khăn cho người lao động một lần trong năm 2011.
Điều 4. Hạch toán và quyết toán chi trợ cấp khó khăn
1. Doanh nghiệp được sử dụng các Quỹ tài chính hợp pháp để trợ cấp khó khăn cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Các Quỹ tài chính hợp pháp của doanh nghiệp được trích lập từ lợi nhuận sau khi doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành (lợi nhuận sau thuế), được sử dụng để trợ cấp khó khăn cho người lao động, cụ thể như sau:
a. Đối với doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty nhà nước chưa chuyển đổi, nguồn chi trợ cấp khó khăn từ: Quỹ phúc lợi (sau khi có ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở) và nguồn Quỹ dự phòng tài chính tại thời điểm 31/3/2011 bao gồm cả nguồn Quỹ phúc lợi và Quỹ dự phòng tài chính được hình thành từ lợi nhuận sau thuế năm 2010 của doanh nghiệp.
b. Đối với các doanh nghiệp khác, nguồn chi trợ cấp khó khăn cho người lao động là các Quỹ tài chính hợp pháp của doanh nghiệp được trích lập từ lợi nhuận sau thuế (nếu có) tại thời điểm 31/3/2011; nếu thiếu hoặc không có Quỹ tài chính hợp pháp, doanh nghiệp sử dụng từ nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2010 của doanh nghiệp sau khi đã chia lãi cho các cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các doanh nghiệp sau khi sử dụng các nguồn Quỹ nêu trên để chi trợ cấp khó khăn cho người lao động nếu còn thiếu hoặc doanh nghiệp không có nguồn Quỹ nêu trên để đảm bảo mức chi theo quyết định của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp số tiền chi trợ cấp khó khăn chưa có nguồn bù đắp. Số tiền chi trợ cấp khó khăn cho người lao động chưa có nguồn bù đắp hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tối đa là 250 000 đồng/người.
3. Doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp tổng số tiền thực tế đã chi trợ cấp cho người lao động theo danh sách người lao động được hưởng trợ cấp khó khăn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại
4. Việc hạch toán khoản chi trợ cấp khó khăn cho người lao động vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ chứng từ chi theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2011.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 2Quyết định 471/QĐ-TTg năm 2011 về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 09/2012/TT-BQP Quy định chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người hưởng lương trong Quân đội và mức hỗ trợ cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư 92/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện trợ cấp khó khăn đối với người lao động trong doanh nghiệp theo Quyết định 471/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 92/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/06/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 401 đến số 402
- Ngày hiệu lực: 10/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra