Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/2018/TT-BTC | Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018 |
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu ban hành kèm theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
3. Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước.
4. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nội dung chi và mức chi từ nguồn chi thường xuyên
1. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin rộng rãi về danh mục, phương tiện, thiết bị, lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
2. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
a) Chi biên soạn chương trình; giáo trình, tài liệu đào tạo về dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu theo Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
b) Chi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng áp dụng theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
c) Chi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân lành nghề thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng áp dụng theo Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
3. Chi khảo sát, đánh giá chuyển đổi thị trường hiệu suất năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp: Áp dụng theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra, thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
4. Chi xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các chỉ tiêu về chi phí năng lượng riêng, hiệu suất năng lượng tối thiểu: Nội dung chi và mức chi theo Thông tư liên tịch số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật.
5. Chi mua sắm, thuê trang thiết bị để thực hiện kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo lộ trình theo Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.
6. Chi kiểm tra, giám sát, hội nghị, hội thảo việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
7. Chi lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng trên thị trường do cơ quan kiểm tra quyết định việc lấy mẫu và thử nghiệm chi trả theo quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 3 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Căn cứ kết quả thử nghiệm, trường hợp cơ quan kiểm tra việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng kết luận tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng thì tổ chức, cá nhân đó phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng cho cơ quan kiểm tra.
8. Chi mua số liệu khảo sát, mua mẫu thực hiện kiểm tra hậu kiểm đối với các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên thị trường, mức chi theo quy định hiện hành, hợp đồng thỏa thuận, giá cả phù hợp với thị trường.
Điều 4. Nội dung chi và mức chi từ nguồn chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư xây dựng các cơ sở thử nghiệm chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Các nội dung chi và mức chi thực hiện theo thỏa thuận của nhà tài trợ hoặc văn bản ký kết giữa đơn vị với nhà tài trợ. Trường hợp nhà tài trợ và đơn vị không có thỏa thuận thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành có liên quan để thực hiện.
Điều 6. Lập, phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán
Việc lập, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Hàng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu lập dự toán kinh phí và tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định hiện hành về lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi hoạt động dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách Nhà nước về điều kiện chi ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn hiện hành và quy định tại Thông tư này.
a) Đối với chi từ nguồn chi thường xuyên: Thực hiện kiểm soát thanh toán theo quy định tại Thông tư số 61/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước; Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC; các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung (nếu có) và quy định của pháp luật hiện hành.
b) Đối với chi từ nguồn chi đầu tư phát triển: Thực hiện kiểm soát thanh toán theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC; Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC.
c) Đối với các khoản chi từ nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân: Đơn vị sử dụng nguồn tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân quyết định và chịu trách nhiệm kiểm soát và chi trả từ nguồn kinh phí này theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, đơn vị được giao dự toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phải mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và tổng hợp trong quyết toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán. Các khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán, quyết toán vào loại, Khoản, Mục và Tiểu Mục tương ứng theo quy định Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Lập, phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán từ nguồn tài trợ, đóng góp của các cá nhân, tổ chức và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện theo thỏa thuận của nhà tài trợ hoặc văn bản ký kết giữa đơn vị với nhà tài trợ. Trường hợp nhà tài trợ và đơn vị không có thỏa thuận thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan để thực hiện.
5. Lập, phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán từ nguồn chi đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 12 năm 2018.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Thông tư 40/2017/TT-BGTVT về hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Công văn 10182/BCT-TKNL năm 2017 về xác nhận sản phẩm không thuộc phạm vi dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu do Bộ Công Thương ban hành
- 3Công văn 1254/BCT-TKNL năm 2018 về hàng hóa miễn dán nhãn năng lượng do Bộ Công thương ban hành
- 4Thông tư 17/2022/TT-BKHCN về Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Công văn 1076/BCT-TKNL năm 2023 về dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho tủ giữ lạnh thương mại do Bộ Công Thương ban hành
- 6Công văn 1077/BCT-TKNL năm 2023 về áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho sản phẩm đã qua sử dụng do Bộ Công Thương ban hành
- 1Thông tư liên tịch 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Thông tư 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật Đầu tư công 2014
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Luật kế toán 2015
- 8Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 161/2012/TT-BTC Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 109/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 108/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 04/2017/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 14Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 16Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 17Thông tư 92/2017/TT-BTC quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 18Thông tư 40/2017/TT-BGTVT về hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 19Công văn 10182/BCT-TKNL năm 2017 về xác nhận sản phẩm không thuộc phạm vi dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu do Bộ Công Thương ban hành
- 20Công văn 1254/BCT-TKNL năm 2018 về hàng hóa miễn dán nhãn năng lượng do Bộ Công thương ban hành
- 21Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 22Thông tư 52/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư 108/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 23Thông tư 76/2018/TT-BTC hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 24Thông tư 17/2022/TT-BKHCN về Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 25Công văn 1076/BCT-TKNL năm 2023 về dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho tủ giữ lạnh thương mại do Bộ Công Thương ban hành
- 26Công văn 1077/BCT-TKNL năm 2023 về áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho sản phẩm đã qua sử dụng do Bộ Công Thương ban hành
Thông tư 91/2018/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 91/2018/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/09/2018
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1065 đến số 1066
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra