BỘ VĂN HOÁ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 886-VH-TT | Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1958 |
VỀ VIỆC GIẢI THÍCH NGHỊ ĐỊNH SỐ 31-VH/NĐ NGÀY 06-11-1958 VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHO DIỄN VIÊN VĂN CÔNG
Mục đích ban hành Nghị định số 1636-VH/NĐ về chế độ phụ cấp cho diễn viên Văn công là nhằm:
- Bồi dưỡng thêm một phần vật chất cho diễn viên Văn công trong những ngày biểu diễn và tập luyện nặng nhọc, nguy hiểm.
- Bảo đảm quyền lợi học tập, đau ốm cho diễn viên Văn công yên tâm phấn khởi đẩy mạnh công tác.
Để giúp cho việc thi hành chế độ phụ cấp cho diễn viên Văn công được đúng đắn và thống nhất. Bộ giải thích một số điều quy định trong Nghị định số 1636-VH/NĐ như sau:
Điều 1 trong Nghị định số 1636-VH/NĐ quy định.
Đối với diễn viên Văn công trong những buổi biểu diễn và tổng duyệt mỗi người làm công tác biểu diễn trong một buổi được hưởng một khoản phụ cấp có 4 mục là: 400đ, 800đ, 1200đ, 1600đ.
Nay nói rõ thêm:
Mức phụ cấp 1600đ là cấp cho một số ít diễn viên đóng vai chính (chủ chốt) như xiếc, tuồng, cải lương, chèo, kịch, biểu diễn liên tục từ đầu đến cuối, phải vận dụng cao độ khả năng nghệ thuật để thể hiện trong vai mình đóng.
Là cấp cho một số ít diễn viên như xiếc, tuồng, vũ ballet đóng những vai chủ chốt, năng nhọc, nguy hiểm nhất, phải vận dụng tất cả hơi sức, gân cốt để múa, nhảy, nhào lộn, biểu diễn liên tục từ đầu đến cuối.
Là cấp cho những diễn viên nhạc thổi những loại kèn đồng phục vụ liên tục trong một tối biểu diễn.
Mức phụ cấp 1200đ là cấp cho một số diễn viên đóng vai chính, biểu diễn liên tục từ đầu đến cuối, hoặc đóng những vai phải vận dụng nhiều hơi sức gân cốt như múa, nhẩy, nhào lộn có tính chất nặng nhọc nguy hiểm.
Mức phụ cấp 800đ là cấp cho những diễn viên trong một số màn hoặc trong một số màn hoặc trong một số tiết mục có tính chất nặng nhọc vất vả.
Là cấp cho những nhạc công trong các Đội kịch, cải lương, tuồng, chèo, ca múa đánh nhạc từ đầu đến cuối.
Mức phụ cấp 400đ là cấp cho những diễn viên biểu diễn từ một màn hoặc từ một tiết mục ngắn trở lên.
- Riêng đối với đạo diễn, diễn viên kiêm giới thiệu tiết mục, họa sĩ (trang trí) trực tiếp phục vụ trong một tối biểu diễn sẽ tùy theo sự cống hiến sức lao động về trí óc cũng như chân tay của từng người mà cấp làm 3 mức: 400đ, 800đ, 1200đ.
- Đối với những buổi tổng duyệt, diễn viên Văn công cũng được hưởng phụ cấp như khi biểu diễn, nhưng chỉ được phụ cấp tối đa là 2 lần.
Đối với những diễn viên do yêu cầu phục vụ phải trực tiếp biểu diễn liên tục 3 buổi trong một ngày cũng được tính phụ cấp về công tác biểu diễn mức tối đa là 2 lần, mà chính là ngày hôm sau giải quyết việc nghỉ bù để đảm bảo sức khỏe cho diễn viên.
Điều 2 trong Nghị định số 1636-VH/NĐ quy định:
Đối với diễn viên xiếc, tuồng cổ, diễn viên vũ trực tiếp luyện tập như vũ ballet, vũ cổ điển - diễn viên Văn công được cử đi học các Đoàn nghệ thuật bạn sang biểu diễn tại Việt nam, trong những ngày phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm mỗi người trực tiếp luyện tập trong một ngày, được hưởng một khoản phụ cấp có 3 mức: 300đ, 600đ, 900đ.
Nay nói rõ thêm:
Mức phụ cấp 900đ là cấp cho cá biệt diễn viên xiếc phải tập luyện liên tục trong một ngày có tính chất nặng nhọc, nguy hiểm nhất, và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Mức phụ cấp 600đ là cấp cho một số ít diễn viên xiếc, tuồng cỗ, vũ ballet tập luyện liên tục trong một ngày phải vận dụng rất nhiều hơi sức, gân cốt để múa, nhẩy, nhào lộn.
Mức phụ cấp 300đ là cấp cho những diễn viên xiếc, tuồng cổ, ballet, vũ cổ điển trực tiếp luyện tập trong một ngày, có tính chất khó nhọc, vất vả.
Điều 3, 4, 5, 6 quy định trong Nghị định số 1636-VH/NĐ ra ngày 06-11-1958 đã nói rõ nên Bộ không giải thích thêm
Ban Giám đốc Vụ Nghệ thuật căn cứ vào thông tư này hướng dẫn cụ thể cho các Đội Văn công thi hành được thống nhất và hợp lý.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
Thông tư 886-VH-TT năm 1958 giải thích Nghị định 31-VH/NĐ về chế độ phụ cấp cho diễn viên Văn công do Bộ Văn hóa ban hành
- Số hiệu: 886-VH-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/12/1958
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá
- Người ký: Cù Huy Cận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 45
- Ngày hiệu lực: 02/01/1959
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định