Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2005/TT-BNN | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2005 |
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LẠI CHĂN NUÔI THUỶ CẦM ĐỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM (H5N1)
Thuỷ cầm chỉ các vật nuôi bao gồm vịt, ngan, ngỗng. Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được một số thuỷ cầm mang vi rút H5N1 nhưng ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, thuỷ cầm trở thành nguồn lưu giữ và truyền bệnh, hết sức nguy hiểm. Ở nước ta, đợt dịch cúm gia cầm (H5N1) năm 2005 chủ yếu xảy ra trên đàn vịt hoặc do đàn vịt làm lây lan. Để khống chế có hiệu quả hơn nữa dịch cúm gia cầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, một số biện pháp tổ chức lại chăn nuôi thuỷ cầm nhằm phòng chống dịch cúm gia cầm như sau:
I. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHĂN NUÔI THUỶ CẦM
1. Kiểm soát ấp trứng
- Đối với ấp nở trứng giống: Kéo dài việc thực hiện tạm ngừng ấp trứng sản xuất con giống, nuôi mới vịt, ngan, ngỗng và chim cút quy định tại văn bản số 321/BNN-NN ngày 4/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông báo số 1844/BNN-VP ngày 29/4/2005 về ý kiến kết luận của Bộ trưởng Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm cho đến ngày 28/02/2007;
- Đối với ấp trứng lộn: Các chủ lò ấp trứng lộn phải đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện và chịu sự giám sát của cơ quan thú y sở tại về số lượng trứng mỗi đợt ấp.
2. Xử lý tiêu huỷ đàn thuỷ cầm thương phẩm:
- Tiêu huỷ không hỗ trợ các đàn tự ấp nở trái phép;
- Tiêu huỷ những đàn phát hiện nhiễm vi rút cúm H5N1;
- Tiêu huỷ tự nguyện theo đề xuất của người chăn nuôi.
3. Đổi mới phương thức chăn nuôi
Cần nuôi trên kênh, rạch, sông, ngòi, nơi có dòng nước chảy (kể cả nuôi nhốt);
- Cấm chăn nuôi thả rông, chạy đồng.
- Thực hiện nuôi nhốt, nuôi trên nền, sàn, hoặc nuôi nhốt trong vườn, ao có hàng rào ngăn cách;
- Khuyến khích chăn nuôi tập trung, khép kín, công nghiệp và bán công nghiệp;
- Giảm chăn nuôi nhỏ lẻ;
4. Đối với đàn giống
- Các trại giống của Trung ương: chỉ ấp nở thay thế các đàn giống gốc, giống quý hiếm được Cục Chăn nuôi duyệt;
- Các trại giống địa phương: chỉ ấp nở thay thế đàn giống gốc, giống bản địa, giống quý hiếm được Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn duyệt;
- Thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêm phòng và xét nghiệm thường xuyên theo quy định của cơ quan thú y. Nếu phát hiện trong đàn có cá thể nhiễm vi rút H5N1, phải tiêu hủy như quy định.
5. Giết mổ, tiêu thụ sản phẩm phải có các điều kiện dưới đây:
- Đàn vịt đã được tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin cúm gia cầm và sau khi tiêm mũi thứ 2 ít nhất 14 ngày (phải có giấy chứng nhận tiêm phòng);
- Đàn vịt chưa tiêm phòng ở vùng không có dịch, khoẻ mạnh, nuôi nhốt tập trung, có kết quả xét nghiệm âm tính vi rút H5N1;
- Giết mổ tại lò mổ được chính quyển địa phương cho phép;
- Sản phẩm tiêu thụ có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, có bao gói, nhãn thể hiện: ngày giờ giết mổ, nơi giết mổ, điều kiện bảo quản;
- Trứng tiêu thụ phải rõ nguồn gốc, có kiểm dịch của cơ quan thú y được xông khử trùng bằng Formalin hoặc ngâm Chloramin B.
1. Cơ quan thú y
Cục Thú y hướng dẫn và chỉ đạo giám sát, xét nghiệm, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, hướng dẫn xử lý tiêu huỷ các đàn thuỷ cầm nhiễm bệnh hoặc mang trùng.
2. Cơ quan quản lý chăn nuôi
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức lại chăn nuôi thuỷ cầm của các địa phương theo các quy định của Thông tư này;
- Phòng chăn nuôi, phòng nông nghiệp thuộc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chăn nuôi thủy cầm.
3. Các cấp chính quyền
a) Công tác chỉ đạo và kiểm tra
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp thực hiện nghiêm túc những quy định trong Thông tư này; đặc biệt tập trung chỉ đạo các nội dung sau:
- Kiểm tra chặt chẽ các lò ấp, tiến hành đăng ký các lò ấp trứng thủy cầm
- Kiểm tra các hộ chăn nuôi thủy cầm, kiên quyết không cho chăn thả tự do, chạy đồng; xử lý tiêu huỷ các đàn nhiễm bệnh;
- Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo phương thức nuôi nhốt của địa phương. Có chính sách khuyến khích các hộ chăn nuôi thủy cầm chuyển sang chăn nuôi vật nuôi khác hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác.
- Khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định trong Thông tư này;
- Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong Thông tư này theo Nghị định số 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
Thông tư 84/2005/TT-BNN hướng dẫn tổ chức lại chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 84/2005/TT-BNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/12/2005
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: 31/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra