- 1Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2011/TT-BTC | Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2011 |
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;
Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn đăng ký và hoạt động đại lý hải quan theo quy định tại Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ Quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Thông tư này áp dụng đối với đại lý làm thủ tục hải quan (sau đây gọi tắt là đại lý hải quan), nhân viên đại lý hải quan, người có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng), cơ quan Hải quan trong khi làm thủ tục hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ Quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
b) Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp chủ hàng tự làm thủ tục hải quan và trường hợp người được chủ hàng uỷ quyền khai và làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 2. Hoạt động của đại lý hải quan
1. Khi làm thủ tục hải quan, đại lý hải quan (giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng; được khai, ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan, ký sao các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực hiện các việc có liên quan trên cơ sở hợp đồng đại lý đã ký với chủ hàng theo quy định tại
2. Đối với đại lý hải quan có Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác thì người đại diện Chi nhánh nếu được giám đốc đại lý hải quan ủy quyền được khai, ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan như nêu tại khoản 1, Điều này với điều kiện Chi nhánh phải có con dấu riêng và có ít nhất một (01) nhân viên đại lý hải quan. Giám đốc đại lý hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền đó.
3. Khi làm thủ tục hải quan, đại lý hải quan nộp một (01) bản sao Hợp đồng đại lý (chỉ nộp một lần trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đối với một Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan) để cơ quan Hải quan kiểm tra, đối chiếu giữa các công việc đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý theo quy định tại
Điều 3. Kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý hải quan
1. Định kỳ mỗi quý một lần (tuần thứ hai của tháng đầu quý sau), đại lý hải quan có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động theo mẫu số 01 kèm Thông tư này gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan tỉnh) nơi xác nhận đại lý hải quan đủ điều kiện hoạt động.
2. Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) về tình hình làm thủ tục hải quan của các đại lý hải quan và đề xuất, kiến nghị những vấn đề cần thiết để phát triển hoạt động đại lý hải quan.
3. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thông báo (trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và bằng văn bản) cho các Cục Hải quan tỉnh về trường hợp đại lý hải quan bị Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định không được tiếp tục hoạt động hoặc không đủ điều kiện hoạt động đại lý hải quan, các nhân viên đại lý hải quan bị thu hồi thẻ nhân viên đại lý hải quan.
Điều 4. Điều kiện làm đại lý hải quan
1. Đại lý hải quan phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại
2. Đáp ứng điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại các Cục Hải quan tỉnh đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử và phải bảo đảm: các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử tuân thủ theo chuẩn dữ liệu của cơ quan Hải quan; thực hiện được việc truyền dữ liệu đến cơ quan Hải quan và nhận kết quả phản hồi từ cơ quan Hải quan theo tiêu chuẩn giao tiếp với hệ thống thông tin hải quan.
Điều 5. Điều kiện làm nhân viên đại lý hải quan
Nhân viên đại lý hải quan phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011.
Riêng điều kiện quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 về bằng trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật được hiểu là bằng tốt nghiệp của tất cả các loại hình đào tạo theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
1. Cơ sở đào tạo, bao gồm:
a) Tổng cục Hải quan (Trường Hải quan Việt Nam);
b) Học viện Tài chính (Khoa Thuế - Hải quan);
c) Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan;
d. Các cơ sở đào tạo khác trong hệ thống giáo dục, đào tạo của Việt Nam.
2. Nội dung đào tạo gồm 4 học phần:
a) Học phần 1: Pháp luật về Hải quan (bao gồm: Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành về: Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, các Luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; các Điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam là thành viên hoặc đã ký kết tham gia; xử lý vi phạm hành chính về hải quan). Thời gian học tối thiểu 07 ngày.
b) Học phần 2: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (hợp đồng mua bán, giao nhận, vận tải, thanh toán quốc tế và dịch vụ logistic). Thời gian học tối thiểu 03 ngày.
c) Học phần 3: Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan (phân loại hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ). Thời gian học tối thiểu 07 ngày.
d) Học phần 4: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm quy trình thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử), các chương trình phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ khai hải quan (phần mềm khai hải quan, thanh khoản, ...). Thời gian học tối thiểu 05 ngày.
đ) Kết thúc mỗi học phần, cơ sở đào tạo phải tổ chức kiểm tra và lập bảng điểm cho từng học viên (theo thang điểm 100, điểm đạt yêu cầu từ 50 điểm trở lên) có xác nhận của cơ sở đào tạo; bảng điểm các học phần kể từ khi được cấp đến khi thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan không quá 18 tháng, nếu quá thời hạn 18 tháng thì học viên phải học lại các học phần trước khi thi.
e) Giao Tổng cục Hải quan (Trường Hải quan Việt Nam) xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo theo 04 học phần nêu trên, cung cấp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, hướng dẫn để các cơ sở đào tạo thực hiện đảm bảo chất lượng đào tạo; có kế hoạch đào tạo cập nhật nghiệp vụ khai hải quan hàng năm cho nhân viên đại lý hải quan.
g) Hình thức đào tạo: học tập trung tại các cơ sở đào tạo.
3. Thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
a) Điều kiện dự thi: đã học nghiệp vụ khai hải quan có bảng điểm đủ 04 học phần đạt yêu cầu thì được tham gia dự thi để lấy chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
b) Hồ sơ đăng ký dự thi: 01 bộ, bao gồm:
b1. Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu số 02 kèm Thông tư này 01 bản chính;
b2. Bảng điểm của 04 học phần nghiệp vụ khai hải quan quy định tại khoản 2 Điều này: 01 bản sao có chứng thực;
b3. 02 ảnh 4x6 có ghi rõ họ, tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh (01 ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, 01 ảnh dán vào chứng chỉ khi được cấp).
b4. 01 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận để Hội đồng thi thông báo kết quả thi.
Nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi là Cục Hải quan tỉnh nơi thuận tiện do người dự thi lựa chọn.
c) Cơ quan, địa điểm và thời gian tổ chức thi: Tổng cục Hải quan xây dựng quy chế thi, thành lập Hội đồng thi và tổ chức thi tại các Cục Hải quan tỉnh hoặc theo cụm bao gồm một số Cục Hải quan tỉnh để tạo thuận lợi cho thí sinh dự thi.
Các kỳ thi có thể được tổ chức một (01) năm hai (02) lần vào quý II và quý IV. Tổng cục Hải quan thông báo chính thức trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác về thời gian, địa điểm và các thông tin khác liên quan đến kỳ thi ba mươi (30) ngày trước ngày thi.
d) Các môn thi:
d1. Môn thứ nhất: Pháp luật về Hải quan;
d2. Môn thứ hai: Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương;
d3. Môn thứ ba: Thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
đ) Hình thức thi: Thi viết hoặc vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc trên máy tính.
e) Kết quả thi: Thang điểm mỗi môn 100 điểm, đạt từ 50 điểm trở lên là đạt yêu cầu. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Hội đồng thi phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và thông báo trực tiếp bằng phiếu báo kết quả dự thi đến từng thí sinh. Những thí sinh có một môn thi dưới 50 điểm là không đạt yêu cầu; thí sinh được đăng ký thi lại vào kỳ thi tiếp theo những môn dưới 50 điểm. Những môn đã đạt từ 50 điểm trở lên thí sinh được bảo lưu kết quả đến kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo.
g) Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: Đối với thí sinh đạt yêu cầu cả ba (03) môn thì được cấp “Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan”. Cục Hải quan tỉnh tổ chức cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thi chính thức. Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo mẫu số 03 kèm Thông tư này.
4. Lệ phí thi:
Người dự thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan do Cục Hải quan tỉnh tổ chức phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Thẻ nhân viên đại lý hải quan
1. Điều kiện và thẩm quyền cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan:
Nhân viên của doanh nghiệp làm đại lý hải quan đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 và không vi phạm các quy định tại Điều 4 Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 thì được giám đốc đại lý hải quan cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan.
2. Hồ sơ xin cấp thẻ: 01 bộ, gồm
a) Đơn xin cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan theo mẫu số 04 kèm Thông tư này: một (01) bản chính ;
b) Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011: một (01) bản sao có chứng thực;
c) Chứng minh thư nhân dân: một (01) bản sao không cần chứng thực;
d) Hai (02) ảnh 3x4 cm (01 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh để làm thẻ).
3. Đại lý hải quan cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan theo quy định tại
4. Thẻ nhân viên đại lý hải quan có giá trị hai (02) năm kể từ ngày được cấp. Nhân viên đại lý hải quan có thể sử dụng thẻ để làm thủ tục hải quan tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Sau khi cấp thẻ, đại lý hải quan có trách nhiệm thông báo danh sách nhân viên đại lý hải quan được cấp thẻ theo mẫu số 06 kèm Thông tư này về Tổng cục Hải quan để cập nhật trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan theo quy định tại
Hồ sơ cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan do đại lý hải quan cấp thẻ lưu giữ theo quy định của pháp luật về quản lý nhân sự.
6. Đổi thẻ, thu hồi thẻ:
a) Đổi thẻ: Các trường hợp thẻ bị mất, rách, hết hạn thì được cấp lại thẻ. Nhân viên đại lý hải quan có đơn đề nghị nêu rõ lý do xin cấp lại thẻ, họ tên, số chứng minh thư nhân dân và một (01) ảnh 3x4 cm gửi đại lý hải quan chủ quản. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, giám đốc đại lý hải quan (người cấp thẻ) kiểm tra và cấp lại thẻ theo quy định tại Thông tư này.
b) Đối với trường hợp nhân viên đại lý hải quan được cấp thẻ vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 14 Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 hoặc nhân viên đại lý hải quan chuyển làm việc khác hoặc chuyển sang làm việc cho đại lý hải quan khác thì giám đốc đại lý hải quan có trách nhiệm thu hồi thẻ và thông báo danh sách theo mẫu số 07 kèm Thông tư này về Tổng cục Hải quan để cập nhật trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.
7. Đối với thẻ nhân viên đại lý hải quan do Tổng cục Hải quan cấp theo Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16/06/2005 thì tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn. Việc đổi thẻ và thu hồi thẻ thực hiên theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 8. Thông báo và xác nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý hải quan
1. Trước khi triển khai hoạt động, đại lý hải quan nộp hồ sơ theo quy định tại
2. Cục Hải quan tỉnh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra điều kiện nối mạng máy tính (đối với Cục Hải quan tỉnh đã làm thủ tục hải quan điện tử) và xác nhận theo quy định tại
Trường hợp có nghi ngờ chưa đủ điều kiện hoạt động thì có thể kiểm tra trực tiếp tại trụ sở đại lý hải quan và có văn bản thông báo cho đại lý hải quan khắc phục hoặc bổ sung các điều kiện chưa đáp ứng; sau đó mới xác nhận.
Cục Hải quan tỉnh gửi 01 bản xác nhận về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) để thông báo danh sách đại lý hải quan đủ điều kiện hoạt động trên trang thông tin điên tử của Tổng cục Hải quan.
3. Đối với đại lý hải quan có Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố nêu tại
Điều 9. Hỗ trợ và ưu tiên đối với đại lý hải quan
1. Hỗ trợ miễn phí của cơ quan Hải quan đối với đại lý hải quan theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011:
a) Hỗ trợ kỹ thuật trong việc kết nối mạng: cơ quan Hải quan hỗ trợ kỹ thuật trong việc kết nối mạng giữa đại lý hải quan với cơ quan Hải quan. Nội dung hỗ trợ gồm: cung cấp chương trình phần mềm khai hải quan điện tử, cài đặt chương trình, kết nối máy tính của đại lý hải quan với máy tính của cơ quan Hải quan và hướng dẫn cách thức sử dụng (chỉ hỗ trợ miễn phí lần đầu).
Riêng đối với phần mềm quản lý và thanh khoản hồ sơ hải quan thì cơ quan Hải quan đưa ra các chuẩn dữ liệu để doanh nghiệp tự xây dựng phần mềm quản lý của mình hoặc Tổng cục Hải quan xây dựng phần mềm để doanh nghiệp lựa chọn theo thỏa thuận.
b) Hỗ trợ đào tạo hàng năm:
b1. Nhân viên đại lý hải quan được tham gia các khóa đào tạo, cập nhật về thủ tục hải quan, nghiệp vụ khai hải quan do Tổng cục Hải quan hoặc Cục hải quan tỉnh tổ chức;
b2. Đại lý hải quan được mời tham dự các khóa đào tạo, hội thảo về nghiệp vụ khai hải quan ở nước ngoài do Tổng cục Hải quan tổ chức.
c) Hỗ trợ về thủ tục hải quan: Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh phải có bộ phận theo dõi, hướng dẫn về thủ tục hải quan cho đại lý hải quan khi có yêu cầu. Định kỳ tháng hoặc quý, Cục Hải quan tỉnh tổ chức gặp các đại lý hải quan trên địa bàn quản lý để trao đổi về nghiệp vụ hải quan, giải đáp các vướng mắc về thủ tục hải quan, cập nhật các quy định mới và cung cấp các văn bản pháp luật mới ban hành về thủ tục hải quan, về thuế, về trị giá hải quan, về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các thông tin khác liên quan đến nghiệp vụ khai hải quan và làm thủ tục hải quan cho đại lý hải quan.
2. Các ưu tiên đối với đại lý hải quan:
Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý hải quan được hưởng các ưu tiên, gồm:
a) Được ưu tiên thủ tục hải quan theo quy định của Luật Hải quan và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan;
b) Được ưu tiên giải quyết vướng mắc trước các trường hợp làm thủ tục hải quan không qua đại lý hải quan.
Điều 10. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Đối với đại lý hải quan, nhân viên đại lý hải quan có thành tích thì Cục Hải quan tỉnh khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Tổng cục Hải quan xét khen thưởng.
2. Xử lý đối với các trường hợp đại lý hải quan bị dừng hoạt động đại lý hải quan, tạm dừng hoạt động đại lý và thu hồi thẻ đối với nhân viên đại lý hải quan:
a) Trường hợp đề nghị dừng hoạt động đại lý hải quan của đại lý hải quan:
Cục Hải quan tỉnh nơi theo dõi hoạt động của đại lý hải quan có văn bản đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố quyết định dừng hoạt động đại lý hải quan theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011. Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố có quyết định thì Cục Hải quan tỉnh báo cáo Tổng cục Hải quan để cập nhật trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.
b) Trường hợp tạm dừng hoạt động đại lý của đại lý hải quan:
Cục Hải quan tỉnh nơi theo dõi hoạt động của đại lý hải quan ra quyết định tạm dừng hoạt động đối với đại lý hải quan theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 theo mẫu số 10 kèm Thông tư này và báo cáo Tổng cục Hải quan để cập nhật trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 24/7/2011 và thay thế Thông tư số 73/2005/TT-BTC ngày 05/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện việc đăng ký và hoạt động đại lý hải quan theo quy định tại Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 và Thông tư này./.
- 1Thông tư 73/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 79/2005/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 7687/TCHQ-GSQL năm 2013 xác nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 6872/TCHQ-GSQL năm 2015 về hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 8045/TCHQ-GSQL năm 2015 về hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 7Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 73/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 79/2005/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 4Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 79/2005/NĐ-CP về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan
- 2Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 3Luật quản lý thuế 2006
- 4Luật Hải quan 2001
- 5Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2010 về đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành do Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 14/2011/NĐ-CP Quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan
- 8Công văn 7687/TCHQ-GSQL năm 2013 xác nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 6872/TCHQ-GSQL năm 2015 về hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 8045/TCHQ-GSQL năm 2015 về hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Thông tư 80/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 14/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 80/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/06/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 381 đến số 382
- Ngày hiệu lực: 24/07/2011
- Ngày hết hiệu lực: 15/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực