- 1Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2011/TT-BTC | Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2011 |
HƯỚNG DẪN VỀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán như sau:
Thông tư này hướng dẫn hoạt động giao dịch chứng khoán của công ty niêm yết, đăng ký giao dịch và quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK).
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được SGDCK chấp thuận trở thành thành viên giao dịch.
2. Hệ thống giao dịch là hệ thống máy tính dùng cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại SGDCK.
3. Hệ thống chuyển lệnh là hệ thống thực hiện việc chuyển các lệnh giao dịch của nhà đầu tư từ thành viên giao dịch đến SGDCK.
4. Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.
5. Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở để SGDCK tính giới hạn dao động giá chứng khoán trong ngày giao dịch.
6. Phương thức khớp lệnh là phương thức giao dịch do hệ thống giao dịch thực hiện dựa trên so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán. Phương thức khớp lệnh bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
7. Phương thức thoả thuận là phương thức giao dịch trong đó các thành viên giao dịch tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được thành viên giao dịch nhập thông tin vào hệ thống để ghi nhận kết quả giao dịch.
8. Giao dịch mua ký quỹ chứng khoán (margin) là giao dịch mua chứng khoán của khách hàng có sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán và sử dụng các chứng khoán khác có trong tài khoản và chứng khoán mua được bằng tiền vay để cầm cố.
9. Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó.
10. Giao dịch nội bộ là giao dịch có sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán nhằm mang lại lợi ích (thu lời hoặc tránh, giảm lỗ) cho người thực hiện giao dịch, người biết thông tin nội bộ hoặc người thứ ba.
11. Giao dịch thao túng thị trường chứng khoán là việc một hay nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện hoặc thông đồng với nhau thực hiện, một cách trực tiếp hay gián tiếp việc đặt lệnh, giao dịch hoặc công bố, phát tán thông tin nhằm tạo cung, cầu, tính thanh khoản, diễn biến giá giả tạo đối với một hoặc nhiều loại chứng khoán.
Điều 3. Tổ chức giao dịch chứng khoán
1. SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh và phương thức thỏa thuận. Phương thức khớp lệnh trên hệ thống giao dịch thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian.
2. SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên SGDCK thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK, ngoại trừ các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2010/TT-BTC ngày 25/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
b) Đấu giá bán phần vốn nhà nước tại tổ chức niêm yết, công ty đại chúng;
c) Các trường hợp chuyển nhượng khác qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận.
3. SGDCK ban hành Quy chế hướng dẫn giao dịch chứng khoán sau khi được UBCKNN chấp thuận. Quy chế hướng dẫn giao dịch chứng khoán quy định cụ thể về: Thời gian giao dịch; Phương thức giao dịch; Cách xác định giá tham chiếu; Biên độ dao động giá chứng khoán; Các loại lệnh giao dịch; Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch và các nội dung khác có liên quan.
4. SGDCK Hà Nội được tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết và chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết trên SGDCK, ngoại trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c Khoản 2 Điều này.
5. TTLKCK cấp mã chứng khoán cho các chứng khoán được giao dịch trên SGDCK.
Điều 4. Tạm ngừng giao dịch chứng khoán
1. SGDCK tạm ngừng hoạt động giao dịch chứng khoán trên toàn hệ thống trong trường hợp:
a) Hệ thống giao dịch hoặc hệ thống chuyển lệnh của SGDCK gặp sự cố;
b) Khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của thị trường như thiên tai, hỏa hoạn;
c) UBCKNN yêu cầu ngừng giao dịch để ổn định thị trường;
d) Các trường hợp SGDCK thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
2. Việc tạm ngừng giao dịch từng loại chứng khoán cụ thể thực hiện theo Quy chế giao dịch của SGDCK.
3. SGDCK phải báo cáo UBCKNN ngay khi quyết định tạm ngừng giao dịch quy định tại điểm a, b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. SGDCK quy định biên độ dao động giá sau khi được UBCKNN chấp thuận;
2. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo bình ổn thị trường, UBCKNN quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá.
Điều 6. Sửa lỗi sau giao dịch, xác lập giao dịch và huỷ bỏ giao dịch
1. TTLKCK chịu trách nhiệm ban hành Quy trình hướng dẫn việc sửa lỗi sau giao dịch đối với chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch trên SGDCK sau khi được UBCKNN chấp thuận.
2. SGDCK chịu trách nhiệm ban hành quy định về việc xác lập giao dịch và hủy bỏ giao dịch chứng khoán sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Điều 7. Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư
Nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch chứng khoán trên SGDCK và chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin khi mở tài khoản giao dịch.
Nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch tại mỗi công ty chứng khoán, ngoại trừ các trường hợp sau:
a) Tài khoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư;
b) Công ty quản lý quỹ phải mở tài khoản giao dịch riêng biệt cho bản thân công ty và từng quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ quản lý tại mỗi công ty chứng khoán nơi công ty quản lý quỹ mở tài khoản và phải nêu rõ điều này trong hợp đồng mở tài khoản. Trường hợp thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải mở hai (02) tài khoản giao dịch đứng tên công ty quản lý quỹ tại công ty chứng khoán thay mặt cho nhà đầu tư ủy thác, bao gồm một (01) tài khoản cho nhà đầu tư ủy thác trong nước và một (01) tài khoản cho nhà đầu tư ủy thác nước ngoài.
c) Nhà đầu tư nước ngoài là công ty chứng khoán nước ngoài thành lập theo pháp luật nước ngoài được mở tài khoản giao dịch chứng khoán tách biệt tại công ty chứng khoán để quản lý chứng khoán thuộc sở hữu của chính công ty (tự doanh) và các tài khoản cho khách hàng (môi giới) của công ty chứng khoán nước ngoài.
d) Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam khi tham gia giao dịch chứng khoán phải mở hai (02) tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán: một (01) tài khoản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và chịu sự điều chỉnh về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, một (01) tài khoản đầu tư từ nguồn thu phí bảo hiểm và không chịu sự điều chỉnh về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
3. Việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán của người hành nghề chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 81, Luật Chứng khoán.
4. Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán khác nhau, trong hồ sơ mở tài khoản tại công ty chứng khoán mới phải ghi rõ số lượng tài khoản đã mở và mã số tài khoản tại các công ty chứng khoán trước đó.
5. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mở tài khoản giao dịch sau khi đã đăng ký và được TTLKCK cấp mã số giao dịch chứng khoán.
6. UBCKNN hướng dẫn nguyên tắc cấp mã tài khoản giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư. Công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản có trách nhiệm lưu giữ các thông tin về chủ tài khoản, thông tin giao dịch chứng khoán và các chứng từ có liên quan tối thiểu 10 năm kể từ ngày phát sinh giao dịch.
7. Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền hoặc chứng khoán trong giao dịch. UBCKNN hướng dẫn tỷ lệ ký quỹ bằng tiền hoặc chứng khoán sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
8. Việc chuyển nhượng chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải thực hiện qua SGDCK. Các trường hợp chuyển nhượng nêu tại
9. Công ty chứng khoán thực hiện mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lô lẻ của nhà đầu tư theo giá thoả thuận hoặc tổ chức giao dịch lô lẻ cho khách hàng theo hướng dẫn của UBCKNN.
Điều 8. Giao dịch chứng khoán trong ngày giao dịch:
1. Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch ngược chiều (mua, bán) cùng một loại chứng khoán trong ngày giao dịch, khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Sử dụng một tài khoản mở tại một công ty chứng khoán để thực hiện cả lệnh mua và bán;
b) Chỉ được mua (hoặc bán) một loại chứng khoán nếu lệnh bán (hoặc lệnh mua) của chứng khoán cùng loại trước đó đã được thực hiện và lệnh giao dịch phải đáp ứng yêu cầu tỷ lệ ký quỹ theo quy định tại
c) Công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của lệnh đặt mua/bán của nhà đầu tư.
2. Nhà đầu tư không được phép:
a) Thực hiện giao dịch mà không dẫn đến việc thay đổi quyền sở hữu chứng khoán;
b) Đồng thời đặt lệnh mua và bán cùng một loại chứng khoán trong từng lần khớp lệnh trên cùng một tài khoản hoặc các tài khoản khác nhau mà nhà đầu tư đứng tên sở hữu.
Điều 9. Tài khoản giao dịch ủy quyền
1. Nhà đầu tư khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán thì có thể được ủy quyền giao dịch trong các trường hợp sau:
a) Ủy quyền giao dịch bằng văn bản cho công ty chứng khoán hoặc ngân hàng lưu ký chứng khoán thực hiện giao dịch thay cho mình. Khi được ủy quyền giao dịch, công ty chứng khoán/ngân hàng lưu ký thay mặt nhà đầu tư thực hiện giao dịch và phải tuân thủ các quy định về giao dịch, thanh toán chứng khoán, nghĩa vụ công bố thông tin và chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về nội dung theo ủy quyền;
b) Ủy quyền giao dịch bằng văn bản cho cá nhân khác thực hiện giao dịch thay cho mình phải đảm bảo:
- Có xác nhận việc ủy quyền của chính quyền địa phương hoặc công chứng theo quy định của pháp luật;
- Hợp đồng ủy quyền phải nêu rõ phạm vi ủy quyền;
- Người được ủy quyền không được thực hiện các giao dịch với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình là người được ủy quyền.
2. Nhân viên công ty chứng khoán không được phép nhận ủy quyền của nhà đầu tư.
3. Nhà đầu tư mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán phải báo cáo nghĩa vụ cổ đông lớn trên tổng số chứng khoán tại các tài khoản và công bố thông tin theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Giao dịch cổ phiếu quỹ
1. Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch mua lại, bán cổ phiếu quỹ trên SGDCK thực hiện theo quy định của pháp luật. SGDCK ban hành Quy chế hướng dẫn cụ thể về giao dịch cổ phiếu quỹ sau khi được UBCKNN chấp thuận.
2. Trường hợp bán ra cổ phiếu quỹ, công ty đại chúng phải báo cáo UBCKNN ít nhất bảy (07) ngày trước ngày thực hiện giao dịch.
3. Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch được mua lại cổ phiếu lô lẻ của nhà đầu tư để làm cổ phiếu quỹ. Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch mua lại cổ phiếu lô lẻ phải đảm bảo nguồn vốn mua lại cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật và không phải hạn chế thời hạn bán ra cổ phiếu lô lẻ đã mua làm cổ phiếu quỹ.
Điều 11. Giao dịch ký quỹ chứng khoán
1. Công ty chứng khoán được thực hiện giao dịch ký quỹ sau khi đã báo cáo với UBCKNN.
2. Nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán. Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, nhà đầu tư chỉ được phép mở một (01) tài khoản giao dịch ký quỹ. Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tài khoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư với các tài khoản giao dịch khác.
3. Chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đang niêm yết trên SGDCK đáp ứng yêu cầu về chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ theo quy định của UBCKNN. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ công bố công khai danh mục chứng khoán mà công ty thực hiện giao dịch ký quỹ.
4. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ báo cáo định kỳ, báo cáo theo yêu cầu về hoạt động giao dịch ký quỹ với UBCKNN, SGDCK và TTLKCK.
5. Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán, UBCKNN có thể yêu cầu các công ty chứng khoán tạm ngừng giao dịch ký quỹ.
6. UBCKNN quy định cụ thể nghiệp vụ giao dịch ký quỹ cho các công ty chứng khoán.
Điều 12. Các trường hợp chứng khoán bị quản lý
SGDCK quy định cụ thể điều kiện, biện pháp, thời hạn áp dụng các biện pháp đối với các trường hợp chứng khoán giao dịch trên SGDCK thuộc diện bị cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch và đình chỉ giao dịch sau khi được UBCKNN chấp thuận.
1. Giao dịch bị cấm bao gồm: giao dịch nội bộ, giao dịch thao túng thị trường và các giao dịch bị cấm khác theo quy định của pháp luật;
2. Các hành vi vi phạm về giao dịch chứng khoán được xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Chế độ báo cáo và giám sát
1. SGDCK, TTLKCK thực hiện chế độ báo cáo tình hình giao dịch chứng khoán với UBCKNN.
2. SGDCK, TTLKCK thuộc đối tượng giám sát của UBCKNN về giao dịch chứng khoán.
1. UBCKNN chịu trách nhiệm ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể. Các SGDCK, TTLKCK chịu trách nhiệm ban hành các Quy chế hướng dẫn, Quy trình nghiệp vụ và giám sát việc tuân thủ các hoạt động giao dịch của thành viên sau khi được UBCKNN chấp thuận.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2011.
3. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Luật Chứng khoán 2006
- 2Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 3Thông tư 43/2010/TT-BTC sửa đổi Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán kèm theo Quyết định 87/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 637/QĐ-UBCK năm 2011 về Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 09/QĐ-UBCK năm 2013 sửa đổi Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành
Thông tư 74/2011/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 74/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/06/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 369 đến số 370
- Ngày hiệu lực: 01/08/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực