Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2023/TT-BTC | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2023 |
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 117/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 117/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 3 như sau:
“d) Khoản thu trái pháp luật đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong các giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.
Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này. Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá mua bình quân trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền được điều chỉnh giá theo công thức sau:
P’=(P+Pa*a-C)/(1+a+b)
Trong đó:
P’: giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này.
P: giá mua bình quân cổ phiếu trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
Pa: giá cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.
a: tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.
b: tỷ lệ chia cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
C: cổ tức bằng tiền.”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 3 Điều 4 như sau:
“h) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc để hỗ trợ người khác trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính như sau:
- Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán che giấu quyền sở hữu thực sự.
- Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nhằm hỗ trợ người khác che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích liên quan đến số tiền, chứng khoán này phát sinh từ hành vi vi phạm, được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên;”.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 02 năm 2024.
2. Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà bị phát hiện hoặc đang trong quá trình xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi Thông tư này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định tại Thông tư này nếu Thông tư này quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 57/2021/TT-BTC quy định về lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 102/2021/TT-BTC quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
- 3Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 4Luật Chứng khoán 2019
- 5Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
- 6Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 7Thông tư 57/2021/TT-BTC quy định về lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 102/2021/TT-BTC quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
Thông tư 73/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 117/2020/TT-BTC quy định về phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 73/2023/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/12/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Đức Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra