Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 71-TC/KBNN

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1992

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 71-TC/KBNN NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THANH TOÁN NỢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG KỲ PHIẾU THANH TOÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Thực hiện Quyết định số 09-CT ngày 13-01-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về "Thanh toán công nợ trong tổng thanh toán nợ giai đoạn I"; sau khi đã bàn thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính hướng dẫn việc các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng kỳ phiếu thanh toán nợ do Ngân hàng Nhà nước phát thành theo Quyết định số 15/QĐ-NH2 ngày 15-01-1992 và Thông tư số 02/TT-NH2 ngày 31-01-1992 của Ngân hàng Nhà nước để nộp trả nợ Ngân sách Nhà nước như sau:

I - NGUYÊN TẮC CHUNG:

1. Các doanh nghiệp Nhà nước có sở hữu kỳ phiếu thanh toán nợ (dưới đây gọi tắt là kỳ phiếu) do Ngân hàng Nhà nước Trung ương phát hành được sử dụng kỳ phiếu đó để trả nợ quá hạn (từ 30-4-1991 trở về trước) cho Ngân sách Nhà nước. Trường hợp dùng kỳ phiếu đó để thanh toán các khoản nợ Ngân sách Nhà nước sau thời hạn 30-4-1991 phải được Bộ Tài chính chấp nhận bằng văn bản.

a. Đối với kỳ phiếu đã đến hạn thanh toán, các doanh nghiệp mang kỳ phiếu trực tiếp nộp vào Ngân hàng Thương mại hoặc Ngân hàng Đầu tư phát triển (nơi doanh nghiệp mở tài khoản) để KBNN làm thủ tục thanh toán qua Ngân hàng và nộp trả nợ Ngân sách Nhà nước.

b. Đối với kỳ phiếu chưa đến hạn thanh toán, các doanh nghiệp nộp trực tiếp vào Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố để làm thủ tục thanh toán trả nợ Ngân sách Nhà nước chỉ tính theo mệnh giá, không được tính lãi theo quy định nêu ở phần dưới đây.

2. Chi cục Kho bạc Nhà nước là đơn vị thực hiện việc tiếp nhận kỳ phiếu chưa đến hạn thanh toán do các doanh nghiệp nộp vào và có trách nhiệm bảo quản, cất giữ, thanh toán kỳ phiếu với Ngân hàng Nhà nước khi đến hạn. Kho bạc Nhà nước được sử dụng tồn ngân quỹ của Kho bạc Nhà nước để mua lại kỳ phiếu chưa đến hạn thanh toán do doanh nghiệp nộp vào để trả nợ Ngân sách Nhà nước theo giá trị mệnh giá ghi trên tờ kỳ phiếu. Số tiền thanh toán nợ cho Ngân sách được ghi thu vào Ngân sách Nhà nước và điều tiết cho các cấp Ngân sách theo chế độ quy định tại thời điểm nhận kỳ phiếu.

3. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định các khoản thuế của các doanh nghiệp còn nợ Ngân sách từ 30-4-1991 trở về trước; đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp Nhà nước thanh toán nợ cho Ngân sách đầy đủ, kịp thời.

4. Các doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm thanh toán nợ quá hạn từ 30-4-1991 trở về trước (hoặc sau thời hạn này nếu được Bộ Tài chính chấp nhận) với Ngân sách xong trước ngày 31-12-1992.

5. Các cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước phối hợp kiểm tra, xác định số tiền các doanh nghiệp Nhà nước còn nợ Ngân sách Nhà nước ngoài số nợ từ 30-4-1991 trở về trước để đôn đốc thu nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.

6. Các Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện thanh toán nợ Ngân sách Nhà nước bằng kỳ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định trong Thông tư này.

II - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG KỲ PHIẾU:

1. Đối tượng: Được sử dụng kỳ phiếu để trả nợ quá hạn cho Ngân sách Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà nước được quyền sở hữu kỳ phiếu thanh toán nợ do Ngân hàng Nhà nước Trung ương phát hành.

2. Phạm vi:

- Kỳ phiếu chỉ được sử dụng để trả nợ quá hạn cho Ngân sách Nhà nước đối với các khoản nợ từ 30-4-1991 trở về trước, và các khoản tiền nợ thuế sau ngày 30-4-1991 nếu được Bộ Tài chính Cục KBNN chấp nhận bằng văn bản:

- Các doanh nghiệp Nhà nước dùng kỳ phiếu trả nợ Ngân sách Nhà nước là những kỳ phiếu có giá trị và còn trong thời hạn thanh toán do Ngân hàng Nhà nước quy định để trả các khoản nợ Ngân sách Nhà nước (theo thời hạn nêu trên) bao gồm:

+ Thuế xuất, nhập khẩu.

+ Thuế doanh thu hoặc thu quốc doanh.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Thuế lợi tức hoặc lợi nhuận còn nợ Ngân sách Nhà nước.

+ Thuế tài nguyên.

+ Khoản thu về sử dụng vốn ngân sách.

+ Khấu hao cơ bản.

+ Thu biến giá TSCĐ.

+ Nợ về tiền hàng viện trợ phải nộp Ngân sách Nhà nước.

+ Thu hoàn vốn (trừ các khoản thu hoàn vốn của Cục dự trữ quốc gia).

- Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố là đơn vị tiếp nhận, kiểm soát kỳ phiếu do các doanh nghiệp nộp vào, bảo quản và làm thủ tục trực tiếp thanh toán với Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn khi kỳ phiếu đến hạn thanh toán.

III - TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THANH TOÁN NỢ NGÂN SÁCH ĐĂNG KÝ PHIẾU THANH TOÁN NỢ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC:

1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước:

Các doanh nghiệp Nhà nước được dùng kỳ phiếu thanh toán nợ còn trong thời hạn thanh toán để trả nợ quá hạn cho Ngân sách Nhà nước, phải nộp vào Chi cục KBNN - nơi doanh nghiệp đóng trụ sở, các hồ sơ chứng từ sau đây:

a. Đơn đề nghị thanh toán nợ Ngân sách Nhà nước bằng kỳ phiếu, có xác nhận của cơ quan thuế về từng loại thuế mà đơn vị còn nợ Ngân sách Nhà nước (mẫu đính kèm).

b. Kỳ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước dùng để trả nợ cho Ngân sách Nhà nước là kỳ phiếu do Ngân hàng Nhà nước Trung ương phát hành còn trong thời hạn thanh toán và không bị tẩy xoá, sửa chữa, nhầu, rách nát, nét chữ và dấu phải đầy đủ, rõ ràng và phải được Ngân hàng Nhà nước xác nhận trước khi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu nhận.

c. Bảng kê nộp kỳ phiếu thanh toán nợ (mẫu K2 đính kèm) được lập 2 liên, sau khi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, đơn vị giữ lại 1 liên, 1 liên gửi Chi cục KBNN. Mỗi loại kỳ phiếu lập 1 bảng kê riêng (loại 1 năm, loại 2 năm).

d. Giấy nộp tiền (mẫu K3 đính kèm) do doanh nghiệp lập làm 5 liên: 1 liên lưu tại doanh nghiệp, 4 liên nộp KBNN cùng với kỳ phiếu; sau khi kế toán ký xác nhận, gửi lại doanh nghiệp 1 liên để ghi sổ.

e. Đối với kỳ phiếu đến hạn thanh toán tiền, doanh nghiệp mang tờ kỳ phiếu đến Ngân hàng (nơi doanh nghiệp mở tài khoản) để Ngân hàng làm thủ tục thanh toán kỳ phiếu cho doanh nghiệp. Ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngay tiền vào tài khoản tiền gửi của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Đồng thời doanh nghiệp phải lập 5 liên giấp nộp tiền nộp ngay vào KBNN; xử lý các liên giấy nộp tiền như điều 1.đ nêu trên.

2. Chi cục Kho bạc Nhà nước:

a. Đối với kỳ phiếu chưa đến hạn thanh toán được KBNN nhận và kiểm tra toàn bộ hồ sơ xin nộp kỳ phiếu để trả nợ Ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp nộp vào, đảm bảo đủ, đúng thủ tục, hợp lệ, hợp pháp về chứng từ. Riêng kỳ phiếu, phải cử cán bộ cùng với nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp đem đến Ngân hàng Nhà nước làm thủ tục xác nhận theo quy định. Sau khi giám định xong, Ngân hàng Nhà nước ký xác nhận vào gốc trên phía bên phải ở mặt sau tờ kỳ phiếu (phần ghi chú chỗ tờ phiếu còn trắng), ghi rõ họ tên người ký xác nhận, đóng dấu Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Cán bộ Kho bạc Nhà nước mang tờ kỳ phiếu đó về để tiến hành làm thủ tục thanh toán kỳ phiếu cho doanh nghiệp trả nợ Ngân sách Nhà nước.

b. Xử lý các chứng từ thanh toán kỳ phiếu:

Kế toán Kho bạc Nhà nước nhận được bộ hồ sơ, chứng từ do doanh nghiệp nộp gồm:

- Bảng kê nộp kỳ phiếu thanh toán nợ do doanh nghiệp lập 2 liên, sau khi ký xác nhận, gửi trả đơn vị 1 liên, liên còn lại kèm với tờ kỳ phiếu để làm chứng từ hạch toán kế toán và nghiệp vụ thanh toán kỳ phiếu.

- Đơn đề nghị thanh toán nợ Ngân sách Nhà nước; kế toán lưu cùng bảng kê.

- Giấy nộp tiền (mẫu K3) do doanh nghiệp lập 4 liên số tiền trên giấy nộp tiền phải khớp đúng với số tiền của các kỳ phiếu thanh toán do doanh nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước để trả nợ Ngân sách Nhà nước; sau khi ký xác nhận, trả lại doanh nghiệp 1 liên, còn 3 liên xử lý như sau: 1 liên gửi cơ quan thuế đồng cấp, 1 liên gửi cơ quan Tài chính, 1 liên kế toán KBNN làm thủ tục hạch toán kế toán ghi thu vào Ngân sách Nhà nước và đóng chứng từ.

c. Hạch toán kế toán:

- Hạch toán kế toán ngoại bảng:

Các Chi cục Kho bạc Nhà nước mở tài khoản ngoại bảng số 02, chi tiết tiểu khoản: "Kỳ phiếu bảo quản chờ thanh toán"; đồng thời mở sổ kế toán ngoại bảng để theo dõi.

Khi doanh nghiệp nộp kỳ phiếu, kế toán ghi nhập TK02 (mở sổ chi tiết theo từng đơn vị).

Khi xuất kỳ phiếu để làm thủ tục thanh toán, kế toán lập phiếu và ghi xuất TK02.

Quy ước hạch toán kế toán ngoại bảng, mỗi tờ kỳ phiếu là 1 đồng Việt Nam (chi tiết theo mệnh giá và theo kỳ hạn).

Bảo quản tờ kỳ phiếu chưa đến hạn thanh toán trong kho tiền như bảo quản tiền mặt và bảo quản séc của hệ thống Kho bạc Nhà nước.

- Hạch toán kế toán thu vào Ngân sách Nhà nước:

Căn cứ vào kỳ phiếu cùng với giấy nộp tiền do doanh nghiệp nộp vào KBNN, kế toán xử lý như sau:

Ghi nợ TK66 (TK 661 - Chi tiết kỳ phiếu thanh toán nợ NSNN chưa đến hạn thanh toán).

Có TK 74 (741).

Đồng thời điều tiết cho các cấp ngân sách:

Nợ TK 74 (741)

Có TK 71, 72, 73.

- 1 liên bảng kê thanh toán kỳ phiếu dùng làm chứng từ ghi nợ TK 661.

- 1 liên giấy nộp tiền làm chứng từ ghi Có TK 741, sau đó lập phiếu chuyển khoản để điều tiết cho ngân sách các cấp.

d. Thanh toán kỳ phiếu khi đến hạn thanh toán với Ngân hàng Nhà nước:

- Căn cứ kỳ phiếu đến hạn thanh toán, kế toán ngoại bảng lập phiếu xuất kho, ghi xuất TK 02 (những tờ kỳ phiếu đến hạn thanh toán); thủ kho ghi sổ xuất kho bảo quản giấy tờ có giá trị; kế toán lập bảng kê (mẫu số KBNN) và kèm theo các kỳ phiếu đến hạn thanh toán cùng với 1 bảng kê tính lãi gửi Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố (bảng kê tính lãi được lập riêng loại kỳ phiếu 1 năm - lãi suất 1,8% tháng; loại kỳ phiếu 2 năm - lãi suất 2,1% tháng).

- Khi nhận được bảng kê và chứng từ thanh toán kèm theo do Ngân hàng Nhà nước chuyển đến, sau khi đối chiếu, kiểm soát đúng với bảng kê thanh toán và bảng kê tính lãi cùng các chứng từ kèm theo, kế toán ghi:

+ Đối với tiền gốc ghi: Nợ TK 51 (511)

Có TK 66 (661)

+ Đối với số tiền lãi ghi: Nợ TK 51 (511)

Có TK 93 (931)

và gửi báo cáo cho kế toán nội bộ, kế toán nội bộ ghi:

Nợ TK 51 (511)

Có TK 70 (706 - Mở chi tiết lãi thu về thanh toán kỳ phiếu).

- Trường hợp kỳ phiếu do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp thanh toán cho doanh nghiệp trả nợ Ngân sách Nhà nước:

Khi nhận được bảng kê thanh toán kèm theo chứng từ (1 liên bảng kê thanh toán kỳ phiếu) do Ngân hàng Nhà nước chuyển đến, sau khi kiểm soát, đối chiếu khớp đúng với giấy nộp tiền, do doanh nghiệp lập nộp vào Kho bạc Nhà nước (theo quy định ở điểm 1.e phần III nêu trên), kế toán ghi sổ:

Nợ TK 51 (511)

Có TK 74 (741)

Đồng thời lập phiếu chuyển khoản để điều tiết cho các cấp ngân sách theo bút toán:

Nợ TK 74 (741)

Có TK 71, 72, 73.

IV - BÁO CÁO:

Hàng tháng các Chi cục Kho bạc Nhà nước tổng hợp báo cáo về tình hình thu nợ và thanh toán Ngân sách Nhà nước bằng kỳ phiếu thanh toán nợ (Mẫu K5).

Báo cáo lập 5 bản: 1 bản lưu tại Chi cục Kho bạc Nhà nước, 1 bản gửi cơ quan thuế đồng cấp, 1 bản gửi cơ quan Tài chính, 1 bản gửi phòng Kế toán Cục Kho bạc Nhà nước để tổng hợp báo cáo Bộ (Vụ Ngân sách Nhà nước, Tổng cục Thuế), 1 bản gửi Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Tài chính, Thuế và Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thanh toán nợ Ngân sách Nhà nước bằng kỳ phiếu thanh toán nợ qua Kho bạc Nhà nước thống nhất theo các quy định trong Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính (Cục Kho bạc Nhà nước) để thống nhất hướng dẫn bổ sung.

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

MẪU K1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN Tên đơn vị.....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN NỢ NGÂN SÁCH BẢNG KÝ PHIẾU THANH TOÁN NỢ

Kính gửi: Chi cục Kho bạc Nhà nước: .......

Theo biển bản thanh toán công nợ số: ......ngày..........

được lập giữa:

Đại diện:

-

-

-

-

Đơn vị......... còn nợ Ngân sách ............. đ, trong đó có:......... đ là khoản nợ Ngân sách từ 30-4-1991 trở về trước, cụ thể từng khoản thuế và thu nợ Ngân sách từ 30-4-1991 trở về trước như sau:

-

-

-

Đề nghị Kho bạc Nhà nước cho đơn vị được thanh toán khoản nợ trên bằng kỳ phiếu số: .............trị giá:...................

Xác nhận của cơ quan thuế:
Cục, (Chi cục) thuế......
Xác nhận đơn vị..... có
các khoản nợ NS từ 30-4-1991
trở về trước là:

--

-

Ngày..... tháng..... năm 199
Thủ trưởng cơ quan thuế

Ngày... tháng.... năm 199

Giám đốc xí nghiệp

Tên đơn vị

.........

MẪU K2

BẢNG KÊ NỘP KỲ PHIẾU THANH TOÁN NỢ

Loại: năm (1)

Kính gửi: Chi cục Kho bạc Nhà nước: ...............

Số TT

Số sê ri kỳ phiếu

Số tiền

Xác nhận của NHNN

Cộng:.........................

Đơn vị
Ngày... tháng... năm 199...
Người nộp KT trưởng

Chi cục KBNN.....
Ngày nhận:..........
Người nhận KT trưởng

NHNN tỉnh, thành phố...
Người xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(1) Lập riêng bảng kê loại 12 tháng và loại 24 tháng.

MẪU K3

Quyển số:.....

Số:......

Bộ Tài chính

Tổng cục thuế

Cục, Chi cục

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY NỘP TIỀN BẰNG KỲ PHIẾU THANH TOÁN NỢ

Tên đơn vị hoặc người nộp tiền:

Địa chỉ:

Nộp tiền bằng kỳ phiếu thanh toán nợ do NHNN:..... phát hành.

Vào KBNN: ......... tài khoản số: ....... tại:.....

Để nộp

Phần do KBNN ghi

Nợ:............................

Có: .............................

Chương

Loại

Khoản

Hạng

Mục

Diễn giải

Tiền

NS TW

NS tỉnh

NS huyện

Cộng

Số tiền bằng chữ:.................

Đơn vị nộp tiền
ngày ....tháng.... năm 199
Kế toán trưởng
Ký, ghi rõ họ tên

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Kế toán
(Ký, ghi rõ họ tên)

Kho bạc Nhà nước
Ngày.... tháng... năm 199..
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

CHI CỤC KBNN

.....................

MẪU K4

BẢNG KÊ NỘP KỲ PHIẾU THANH TOÁN NỢ

Loại: năm (1)

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố:

...........................................................

Số TT

Số sê ri kỳ phiếu

Số tiền

Chi cục Kho bạc Nhà nước.............

Ngày.... tháng... năm 199

Ngân hàng Nhà nước .................

Ngày nhận...................................

Người lập

KT trưởng

Thủ trưởng

Người nhận

KT Trưởng

Giám đốc

Ghi chú: (1) Lập riêng loại 12 tháng và loại 24 tháng.

MẪU K5

Kho bạc Nhà nước

.............................

Mã số:..................

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU NỢ NSNN BẰNG KỲ PHIẾU THANH TOÁN NỢ

Tháng: ........./199

Số TT

Đơn vị nộp

Số tiền

Ghi chú

Cộng:

...................

Ngày.... tháng.... năm 199

Người lập Thủ trưởng KBNN

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

..........

Mã số:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THANH TOÁN KỲ PHIẾU THANH TOÁN NỢ

Tháng: .... 199

Số TT

Số lượng kỳ phiếu

Số tiền

Trong đó

NS TW

NS tỉnh

NS huyện

Tổng cộng

..................

Ngày.... tháng.... năm 199
Người lập Thủ trưởng KBNN

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 71-TC/KBNN năm 1992 hướng dẫn thanh toán nợ ngân sách Nhà nước bằng kỳ phiếu thanh toán nợ của Ngân hàng Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 71-TC/KBNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 14/11/1992
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Phạm Văn Trọng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/11/1992
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản