Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2012/TT-BCA | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2012 |
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù,
Thông tư này quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù trở về cộng đồng (gọi chung là công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù).
Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
1. Tuân thủ quy định của Luật Thi hành án hình sự, Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, quy định tại Thông tư ngày và các quy định khác có liên quan.
2. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các quy định của pháp luật và của lực lượng Công an nhân dân.
3. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, kịp thời có hiệu quả giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
1. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) là cơ quan thường trực của Bộ Công an trong việc thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Nghị định số 80/2011/NĐ-CP) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
a) Tham mưu với Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy định cụ thể về nội dung, biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ thực hiện các điều kiện bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; phối hợp với các cơ quan chức năng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể về nội dung, chương trình, giáo dục và hoạt động tư vấn cho phạm nhân trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
c) Kiểm tra, hướng dẫn và tổng hợp kết quả thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
d) Dự trù kinh phí thường xuyên bảo đảm cho công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, báo cáo Bộ đưa vào dự toán ngân hàng hằng năm.
2. Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Tổng cục VII) có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục VIII, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (V28) hướng dẫn Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) chỉ đạo lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện những nội dung, biện pháp cụ thể trong công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù cho đến khi họ được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
b) Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các địa phương thực hiện công tác tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về việc phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; hướng dẫn làm các thủ tục đăng ký cư trú, cấp Giấy chứng minh nhân dân và hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý khác thuộc thẩm quyền đối với người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
3. Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (V28) có trách nhiệm:
a) Tham mưu với lãnh đạo Bộ đưa nội dung thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù vào kế hoạch, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác Dân vận của lực lượng Công an nhân dân.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia giáo dục, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù tại cộng đồng.
1. Tổng cục VIII có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác tái hòa nhập cộng đồng; huy động các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử, tạo môi trường xã hội lành mạnh để họ sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an các địa phương tổng hợp những mô hình, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; kịp thời thông báo kết quả, kinh nghiệm xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
c) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm xây dựng, tuyên truyền, nhân rộng mô hình, cá nhân điển hình; đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
2. Tổng cục VII có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn Công an cấp tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện công tác quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù; xây dựng các mô hình, điển hình trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở; phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong việc giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng và nêu gương hòa nhập cộng đồng tiêu biểu để tuyên truyền, nhân rộng.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các cấp thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng, nắm chắc tình hình người chấp hành xong án phạt tù trên từng địa bàn dân cư; vận động nhân dân tham gia giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tại địa bàn cơ sở.
3. Cục V28 có trách nhiệm:
Chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương xây dựng, tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác vận động toàn dân tham gia tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
1. Tổng cục VIII có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành án hình sự, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh thực hiện việc thông báo kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung (nếu có) và các thông tin cần thiết có liên quan theo quy định tại Điều 40 Luật Thi hành án hình sự để có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng.
b) Gửi danh sách phạm nhân đã được Tổ thẩm định liên ngành Hội đồng tư vấn đặc xá nhất trí đề nghị đặc xá cho Công an cấp tỉnh để chủ động có kế hoạch tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng.
c) Định kỳ 06 tháng, 01 năm thông báo với Tổng cục VII, Cục V28 kết quả thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng của các đơn vị, địa phương trong toàn quốc.
2. Tổng cục VII có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các địa phương định kỳ 06 tháng, 01 năm tổng hợp, đánh giá thực trạng, tình hình người chấp hành xong án phạt tù; số người không về nơi cư trú, số người chấp hành xong án phạt tù từ nơi khác đến cư trú; số người tái phạm và vi phạm pháp luật; phối hợp với Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (PC81), Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (PV28) tổng hợp, tham mưu với Công an cấp tỉnh báo cáo về Bộ (qua Tổng cục VIII).
b) Trao đổi thông tin với Tổng cục VIII và Cục V28 về kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
3. Cục V28 có trách nhiệm:
Định kỳ, hằng năm tổng hợp, thông báo với Tổng cục VII, Tổng cục VIII về kết quả xây dựng mô hình, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác vận động toàn dân tham gia tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng.
Công an cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng quy định tại các
1. Công an cấp tỉnh:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
b) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn Công an cấp huyện thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng;
c) Chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, số điển hình tiên tiến, số người không về nơi cư trú, số người tái phạm và vi phạm pháp luật; tổng hợp, báo cáo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Công an cấp huyện:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp xã quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù.
c) Chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, số điển hình tiên tiến, số người không về nơi cư trú, số người tái phạm và vi phạm pháp luật; tổng hợp, báo cáo Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Công an cấp xã:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi, quản lý, giáo dục và giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương.
b) Lập hồ sơ quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù; phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù.
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả và đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
Điều 8. Hình thức phối hợp thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng
Công an các đơn vị, địa phương quy định tại các
Điều 9. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu văn bản sau đây để sử dụng trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù:
- Báo cáo kết quả công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (Mẫu số 01).
- Báo cáo mô hình (hình thức) tiêu biểu về hòa nhập cộng đồng (Mẫu số 02).
- Báo cáo danh sách cá nhân điển hình về công tác hòa nhập cộng đồng (Mẫu số 03).
- Báo cáo danh sách người chấp hành xong án phạt tù tiến bộ tiêu biểu (Mẫu số 04).
- Báo cáo thống kê số liệu tình hình người chấp hành xong án phạt tù (Mẫu số 05).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2013.
1. Các đồng chí Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục VIII chịu trách nhiệm chủ trì theo dõi, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các Phòng PV28, PC64 phối hợp với Phòng PC81 tổng hợp, báo cáo kết quả định kỳ 06 tháng (trước ngày 20/5), báo cáo năm (trước ngày 20/11) về Tổng cục VIII, đồng gửi Tổng cục VII, Cục V28.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục VIII) để có hướng dẫn kịp thời./
- 1Bộ Luật Hình sự 1999
- 2Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 3Luật thi hành án hình sự 2010
- 4Nghị định 80/2011/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
- 5Thông tư 39/2013/TT-BCA quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 6Quyết định 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 71/2012/TT-BCA quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 71/2012/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/11/2012
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Trần Đại Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra