Chương 3 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
HỒ SƠ, ẤN CHỈ VÀ BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH
Điều 9. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định
1. Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe phải có cùng một số seri, được in từ Chương trình Quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Đối với xe ô tô lắp thiết bị chấm điểm sử dụng trong Trung tâm sát hạch lái xe, xe ô tô tải sử dụng trong các nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, lâm nghiệp (không có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ); xe cơ giới không được tham gia giao thông đường bộ thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định.
Đối với xe cơ giới quá khổ, quá tải hoạt động trong phạm vi hẹp thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định, trên Giấy chứng nhận kiểm định có ghi dòng chữ: “Khi tham gia giao thông phải xin phép cơ quan quản lý đường bộ”.
2. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm định quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không vượt quá ngày hết hạn của giấy đăng ký xe (nếu có) hoặc ngày xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
Trường hợp xe cơ giới đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng ký, hồ sơ chuyển vùng; xe cơ giới mới hoặc đang trong quá trình sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, cải tạo; xe cơ giới chưa có biển số đăng ký nhưng có nhu cầu tham gia giao thông để di chuyển về địa điểm cần thiết, được kiểm định (không phải xuất trình, nộp các giấy tờ quy định tại
3. Giấy chứng nhận kiểm định được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước xe cơ giới. Trường hợp xe cơ giới không có kính chắn gió phía trước, Tem kiểm định được dán vào khung xe, gần vị trí lắp biển số đăng ký, bên ngoài có lớp bảo vệ trong suốt.
4. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng, rách nát thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
5. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xóa; Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã cấp không phù hợp với xe cơ giới đã kiểm định, các Đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho cơ quan chức năng và có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp cho xe cơ giới (nếu còn hiệu lực).
6. Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định hết hiệu lực khi:
a) Xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mới;
b) Đã có khai báo mất của chủ xe;
c) Đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị đăng kiểm;
d) Xe cơ giới bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
đ) Thông số kỹ thuật thực tế của xe không phù hợp với thông số kỹ thuật trên Giấy chứng nhận kiểm định.
Điều 10. Trình tự cấp phát ấn chỉ kiểm định
1. Đơn vị đăng kiểm lập và gửi đề nghị cung cấp hồ sơ, ấn chỉ kiểm định (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử) theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này về Cục Đăng kiểm Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 20 của tháng cuối của mỗi quý.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các Đơn vị đăng kiểm để gửi ấn chỉ kiểm định qua đường bưu chính hoặc cấp trực tiếp cho Đơn vị đăng kiểm từ ngày 23 đến ngày 30 của tháng cuối của mỗi quý.
Điều 11. Báo cáo công tác kiểm định
Các Đơn vị đăng kiểm gửi báo cáo công tác kiểm định về Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau:
1. Báo cáo định kỳ gửi (qua bưu chính hoặc fax hoặc email) trước ngày 05 của tháng tiếp theo gồm:
a) Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định và Báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định đã in từ Chương trình Quản lý kiểm định.
b) Báo cáo kiểm kê ấn chỉ kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này.
2. Truyền dữ liệu kết quả kiểm định về Cơ sở dữ liệu của Chương trình Quản lý kiểm định tại Cục Đăng kiểm Việt Nam tối thiểu mỗi ngày một lần theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Trước ngày 10 tháng 01 hàng năm, báo cáo danh sách ô tô đã hết niên hạn sử dụng từ 01 tháng 01 của năm đó theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Thông tư này.
4. Tháng 8 hàng năm, báo cáo danh sách ô tô sẽ hết niên hạn sử dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Thông tư này.
5. Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Lưu trữ Hồ sơ, dữ liệu kiểm định
Đơn vị đăng kiểm phải quản lý, lưu trữ Hồ sơ phương tiện, Hồ sơ kiểm định và dữ liệu kiểm định. Hồ sơ lưu trữ yêu cầu phải đầy đủ, được bảo quản tốt, dễ theo dõi, dễ kiểm tra.
1. Hồ sơ phương tiện gồm:
a) Phiếu lập Hồ sơ phương tiện;
b) Giấy tờ nêu tại
c) Các Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới cải tạo);
d) Các ảnh tổng thể xe cơ giới theo quy định tại
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu sau khi lập Hồ sơ phương tiện hoặc do thay đổi thông số kỹ thuật;
e) Bản sao Giấy đăng ký xe khi kiểm định lần đầu sau khi lập Hồ sơ phương tiện hoặc sau khi đổi Giấy đăng ký xe;
g) Các giấy tờ liên quan đến việc bổ sung, sửa đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật trong quá trình sử dụng của xe cơ giới (nếu có);
h) Trường hợp xe cơ giới kiểm định lần đầu tiên tại Đơn vị đăng kiểm không quản lý Hồ sơ phương tiện: Nếu kết quả kiểm định đạt thì Đơn vị đăng kiểm gửi bản sao Giấy chứng nhận kiểm định về Đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện.
2. Hồ sơ kiểm định gồm:
a) Các Phiếu kiểm định; đối với trường hợp kiểm định lại trong ngày làm việc thì các Phiếu kiểm định lưu trong cùng một bộ Hồ sơ kiểm định;
b) Bản sao các giấy tờ: Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp mới cho xe cơ giới;
c) Các giấy tờ liên quan đến bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện không do Đơn vị quản lý;
d) Bản in kết quả kiểm tra thiết bị giám sát hành trình thông qua Website.
3. Dữ liệu kiểm định được lưu trữ tại Đơn vị đăng kiểm và trên Cơ sở dữ liệu của Chương trình Quản lý kiểm định tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
4. Thời gian, địa điểm lưu trữ
a) Hồ sơ phương tiện và các Sổ quản lý, cấp phát trong quá trình lập Hồ sơ phương tiện: Lưu tại Đơn vị đăng kiểm lập Hồ sơ phương tiện trong suốt quá trình sử dụng của xe cơ giới. Đối với phương tiện hết niên hạn sử dụng, hủy sau 03 năm (36 tháng) kể từ khi xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
b) Hồ sơ kiểm định và các Sổ quản lý, cấp phát trong quá trình kiểm định: Lưu tại Đơn vị đăng kiểm kiểm định và hủy sau 3 năm (36 tháng) kể từ ngày kiểm định.
c) Xe cơ giới vào kiểm định phải được ghi hình quá trình kiểm tra trên dây chuyền và lưu trữ tại Đơn vị đăng kiểm tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày xe cơ giới kiểm định.
Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 70/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: 10/12/2015
- Số công báo: Từ số 1181 đến số 1182
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới
- Điều 5. Giấy tờ cần thiết khi lập hồ sơ phương tiện và kiểm định
- Điều 6. Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định
- Điều 7. Thực hiện kiểm tra, đánh giá xe cơ giới
- Điều 8. Trình tự, cách thức thực hiện
- Điều 9. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định
- Điều 10. Trình tự cấp phát ấn chỉ kiểm định
- Điều 11. Báo cáo công tác kiểm định
- Điều 12. Lưu trữ Hồ sơ, dữ liệu kiểm định