- 1Thông tư 40/2018/TT-BTC hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 41/2018/TT-BTC hướng dẫn về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 05/2022/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 79/QĐ-BTC năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2022
- 3Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2018/TT-BTC | Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2018 |
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ như sau:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP) thông qua xử lý nợ để chuyển thành công ty cổ phần.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Mua bán nợ).
2. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc danh mục Nhà nước cần nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp tái cơ cấu).
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
4. Chủ nợ tham gia tái cơ cấu.
Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. “Phương án tái cơ cấu” là phương án chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại
2. “Giá vốn mua nợ” là tổng chi phí mua nợ tính đến thời điểm giảm trừ trách nhiệm trả nợ, bao gồm: giá mua nợ thực tế cộng ( ) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến việc mua khoản nợ (kể cả lãi vay huy động vốn để mua nợ) và các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh được phân bổ (nếu có).
3. “Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ” là biện pháp xóa một phần trách nhiệm trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
4. “Chủ nợ” là tổ chức, cá nhân có nợ phải thu tại doanh nghiệp tái cơ cấu.
5. “Chủ nợ tham gia tái cơ cấu” là chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu, cùng tham gia quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.
Điều 4. Nguyên tắc tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ
1. Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty Mua bán nợ hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên). Công ty Mua bán nợ được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công ty Mua bán nợ chỉ quyết định mua nợ sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu. Phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, chuyển đổi thành công doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo quy định.
3. Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
4. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ và các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 5. Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần
Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Xây dựng phương án tái cơ cấu
a) Triển khai kế hoạch chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá/tái cơ cấu và Tổ giúp việc.
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.
- Phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa.
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
- Quyết định việc đề nghị Công ty Mua bán nợ tham gia tái cơ cấu.
b) Xây dựng phương án tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu
3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
a) Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.
b) Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
Điều 6. Xử lý tài chính doanh nghiệp tái cơ cấu
1. Xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 41/2018/TT-BTC ngày 04/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 41/2018/TT-BTC).
2. Xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu
a) Nguyên tắc xử lý tài chính:
- Việc xử lý tài chính đối với doanh nghiệp tái cơ cấu phải gắn với phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
- Đảm bảo công khai, minh bạch và chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính không chấp hành đúng chế độ quy định, gây thất thoát vốn, tài sản thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
b) Nội dung xử lý tài chính
- Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, căn cứ phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt:
Công ty Mua bán nợ quyết định giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết. Mức giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính gần nhất (đã điều chỉnh theo kết quả xử lý tài chính theo quy định) đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trừ (-) đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác (nếu có) và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ.
Các chủ nợ khác quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo thỏa thuận giữa các bên.
- Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu tiếp tục xử lý tài chính theo quy định. Trong đó:
Lợi nhuận phát sinh được phân phối theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp phát sinh lỗ thì doanh nghiệp tái cơ cấu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục, bồi thường theo quy định.
- Tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, sau khi bù trừ các khoản bồi thường (nếu có) mà doanh nghiệp tái cơ cấu vẫn còn lỗ lũy kế thì Công ty Mua bán nợ phối hợp với các chủ nợ tham gia tái cơ cấu xem xét, thực hiện tiếp việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu tối đa bằng số lũy kế. Trường hợp này, Công ty Mua bán nợ thực hiện giảm trừ nghĩa vụ trả nợ từ nguồn chênh lệch còn lại (giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ) sau khi trừ đi nguồn chênh lệch đã xử lý nêu tại điểm b
1. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 04/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 40/2018/TT-BTC). Trong đó, căn cứ quy định tại điểm d Khoản 1 và Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn 60% mệnh giá cổ phần.
2. Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.
Điều 8. Xử lý số cổ phần không bán hết
Doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm thực hiện xử lý số cổ phần không bán hết theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 40/2018/TT-BTC. Trong đó:
1. Trường hợp không bán hết số cổ phần cho các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận sau khi bán đấu giá công khai không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán của cuộc đấu giá công khai theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 40/2018/TT-BTC thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu xem xét, quyết định chào bán cho Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ theo nguyên tắc quy định tại
2. Trường hợp Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ vẫn không mua hết số cổ phần chào bán quy định tại
Điều 9. Chính sách đối với người lao động dôi dư
1. Chính sách đối với người lao động dôi dư trong doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa.
2. Nguồn kinh phí:
Kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư trong doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo nguyên tắc: toàn bộ tiền thu từ bán cổ phần sau khi trừ tổng mệnh giá cổ phần đã bán được sử dụng để chi trả cho người lao động dôi dư. Trường hợp không đủ để chi trả cho người lao động dôi dư thì doanh nghiệp tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp bổ sung phần còn thiếu.
Điều 10. Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần
1. Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 40/2018/TT-BTC. Trong đó, nguồn thanh toán chi phí chuyển đổi là toàn bộ tiền thu từ bán cổ phần sau khi trừ tổng mệnh giá cổ phần đã bán.
2. Trường hợp không đủ bù đắp thì doanh nghiệp tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bổ sung phần còn thiếu.
Điều 11. Quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu
Việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu của doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương 2 Thông tư số 40/2018/TT-BTC. Trong đó:
1. Toàn bộ tiền thu từ bán cổ phần sau khi trừ tổng mệnh giá cổ phần đã bán được dùng để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi doanh nghiệp quy định tại
2. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm quyết toán các khoản chi cho người lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Điều 12. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu
Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 40/2018/TT-BTC và Thông tư số 41/2018/TT-BTC, trong đó:
1. Giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần.
2. Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ sung thành phần Ban chỉ đạo sau khi thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ về phương án tái cơ cấu. Thành phần bổ sung Ban chỉ đạo gồm: đại diện Công ty Mua bán nợ, đại diện các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (nếu cần).
3. Thẩm tra và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này.
4. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt các khoản chi phí chuyển đổi, chi cho người lao động dôi dư và số tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu phải nộp, đồng gửi Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án tái cơ cấu theo đúng quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp tái cơ cấu
1. Chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp, tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ tham gia phương án tái cơ cấu nghiên cứu, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp trước khi xây dựng phương án tái cơ cấu.
2. Phối hợp với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.
3. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ để triển khai các bước của quá trình tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp nhưng theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất có tổng tài sản thấp hơn các khoản nợ phải trả.
4. Tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu, quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trường hợp có tổn thất xảy ra do vi phạm, không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này thì doanh nghiệp tái cơ cấu và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Kết thúc quá trình tái cơ cấu, doanh nghiệp phải quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
6. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 40/2018/TT-BTC và Thông tư số 41/2018/TT-BTC.
Điều 14. Trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ
1. Thỏa thuận với cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp tái cơ cấu trước khi quyết định mua nợ từ các tổ chức tín dụng và các chủ nợ khác.
2. Cử cán bộ tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc để triển khai phương án tái cơ cấu.
3. Thực hiện xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Công ty và quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
5. Cử người đại diện phần vốn góp của Công ty tại doanh nghiệp tái cơ cấu theo quy định.
6. Chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu
Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 40/2018/TT-BTC và Thông tư số 41/2018/TT-BTC, trong đó:
1. Chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu phối hợp với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp trước khi tham gia tái cơ cấu.
2. Thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ, các chủ nợ về phương án tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua xử lý nợ theo quy định tại Thông tư này.
3. Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các nội dung đã thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ, các chủ nợ tham gia tái cơ cấu.
4. Kiểm tra, giám sát Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và doanh nghiệp trong việc triển khai phương án tái cơ cấu.
5. Phê duyệt quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, chi phí chuyển đổi doanh nghiệp và tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu, đồng gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
Điều 16. Trách nhiệm của các chủ nợ tham gia tái cơ cấu
1. Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu. Thực hiện xử lý tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết và phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
2. Cử đại diện tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc để triển khai phương án tái cơ cấu (nếu cần).
3. Cử người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp tái cơ cấu (nếu có) theo quy định.
4. Chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
Các doanh nghiệp tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án tái cơ cấu trước thời điểm Nghị định số 126/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Việc xử lý tài chính và quản lý, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 40/2018/TT-BTC, Thông tư số 41/2018/TT-BTC và hướng dẫn tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 và thay thế Thông tư số 194/2013/TT-BTC ngày 17/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu xem xét, xử lý./.
- 1Thông tư 194/2013/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 10693/VPCP-ĐMDN năm 2016 về Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 147/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, giai đoạn 2011-2016, nhiệm vụ đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 4078/VPCP-ĐMDN năm 2017 về hoàn chỉnh Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 9015/VPCP-ĐMDN năm 2018 về rà soát danh mục đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 30/2018/TT-NHNN hướng dẫn xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Công văn 3980/VPCP-ĐMDN năm 2019 về Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 60/2018/QH14 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 155/2019/TT-BQP về hướng dẫn chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng thành công ty cổ phần
- 9Công văn 10327/VPCP-ĐMDN năm 2019 về niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 60/VPCP-KTTH năm 2021 về triển khai Nghị định 140/2020/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 05/2022/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 79/QĐ-BTC năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2022
- 13Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 194/2013/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 05/2022/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 79/QĐ-BTC năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2022
- 4Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Luật Doanh nghiệp 2014
- 2Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- 3Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần
- 4Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Công văn 10693/VPCP-ĐMDN năm 2016 về Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 147/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, giai đoạn 2011-2016, nhiệm vụ đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 4078/VPCP-ĐMDN năm 2017 về hoàn chỉnh Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 40/2018/TT-BTC hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 41/2018/TT-BTC hướng dẫn về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 9015/VPCP-ĐMDN năm 2018 về rà soát danh mục đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 30/2018/TT-NHNN hướng dẫn xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 12Công văn 3980/VPCP-ĐMDN năm 2019 về Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 60/2018/QH14 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Thông tư 155/2019/TT-BQP về hướng dẫn chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng thành công ty cổ phần
- 14Công văn 10327/VPCP-ĐMDN năm 2019 về niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Công văn 60/VPCP-KTTH năm 2021 về triển khai Nghị định 140/2020/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư 69/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành Công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 69/2018/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/08/2018
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 935 đến số 936
- Ngày hiệu lực: 01/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực