- 1Luật Thương mại 2005
- 2Bộ luật dân sự 2015
- 3Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 4Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 6Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 7Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2022/TT-BTC | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2022 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 2, ĐIỀU 91 NGHỊ ĐỊNH SỐ 98/2020/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 08 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG CẤM VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư quy định chi tiết khoản 2 Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, giấy tờ có giá, vật và tài sản khác có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, giấy tờ có giá, vật và tài sản khác có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương III Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và khoản 43, khoản 44, khoản 45, khoản 46, khoản 47, khoản 48, khoản 49, khoản 50, khoản 51, khoản 52, Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP.
Điều 3. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1. Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.
Điều 4. Số lợi bất hợp pháp
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm e, khoản 3, Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và khoản 2, Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đó đã thực hiện trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 5. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền
1. Số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp.
2. Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ nhân (x) với đơn giá hàng hóa, dịch vụ trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó). Cụ thể:
a) Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;
b) Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định.
3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm thì số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động gia công hàng hóa là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động gia công (tiền thuê, phí gia công) trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành nên tiền thuê gia công, tiền phí gia công (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).
Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hàng hóa gia công thì số lợi bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước là toàn bộ số tiền nêu trên cộng (+) số tiền bằng với trị giá tang vật vi phạm hành chính có được do đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
4. Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó.
Điều 6. Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá
1. Số lợi bất hợp pháp có được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Giấy tờ có giá quy định tại khoản 1 Điều này là các loại giấy tờ có giá theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của Luật chuyên ngành.
3. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy.
Điều 7. Xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác
1. Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ Luật Dân sự.
2. Vật quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114 Bộ Luật Dân sự.
3. Tài sản khác quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 105, Điều 107, Điều 109 và Điều 115 Bộ Luật Dân sự.
4. Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.
Điều 8. Xác định số tiền phải nộp đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp lại số tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 và thay thế Thông tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu thực hiện tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc dẫn chiếu thực hiện theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 149/2014/TT-BTC về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 16/2017/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 20/2016/QĐ-TTg quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 888/QĐ-TCQLTT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 do Tổng cục Quản lý thị trường ban hành
- 4Quyết định 1938/QĐ-BGTVT về Kế hoạch triển khai thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Công văn 5167/TCHQ-PC năm 2022 về xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Quyết định 226/QĐ-BCT phê duyệt danh mục nhiệm vụ chi tiết triển khai các hoạt động năm 2023 của Đề án phát triển hệ sinh thái số, tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 7Quyết định 2720/QĐ-BCT năm 2023 Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định 1012/QĐ-TTg về Kế hoạch thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Bộ luật dân sự 2015
- 4Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 5Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Thông tư 16/2017/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 20/2016/QĐ-TTg quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 8Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 9Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 10Quyết định 888/QĐ-TCQLTT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 do Tổng cục Quản lý thị trường ban hành
- 11Quyết định 1938/QĐ-BGTVT về Kế hoạch triển khai thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- 13Công văn 5167/TCHQ-PC năm 2022 về xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Quyết định 226/QĐ-BCT phê duyệt danh mục nhiệm vụ chi tiết triển khai các hoạt động năm 2023 của Đề án phát triển hệ sinh thái số, tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 15Quyết định 2720/QĐ-BCT năm 2023 Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định 1012/QĐ-TTg về Kế hoạch thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thông tư 65/2022/TT-BTC hướng dẫn Khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 65/2022/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/11/2022
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Võ Thành Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 871 đến số 872
- Ngày hiệu lực: 01/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực