Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | VIỆT |
Số: 64-TD/GTN | Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 1961 |
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CUNG TIÊU
Hiện nay các Bộ, các ngành đều có Tổ chức cung tiêu như Cục cung tiêu của Bộ Công nghiệp, Bộ Kiến trúc, của Tổng cục đường sắt, Cục vật liệu của Tổng Cục Giao thông Thủy Bộ, Trạm cung ứng vật liệu của Cục công nghiệp quốc doanh thuộc Bộ Nội thương, Công ty cung cấp ngành In của Bộ Văn hóa, v.v…Các tổ chức này đều là những cơ quan kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế nhưng không tính lãi – Nhiệm vụ của các tổ chức này là cung cấp tư liệu sản xuất cho các xí nghiệp và đơn vị xây dựng cơ bản – Hiện nay các tổ chức cung tiêu mới làm nhiệm vụ cung cấp, chưa làm nhiệm vụ tiêu thụ.
Hoạt động nghiệp vụ và Tài vụ của các tổ chức cung tiêu có những đặc điểm chính sau đây:
- Luân chuyển hàng hóa không qua kho, bao gồm những hàng hoá từ nơi bán chuyển thẳng cho người mua không phải qua kho của Tổ chức cung tiêu, hoặc hàng hoá trung chuyển tức là hàng mà tổ chức cung tiêu đứng nhận và giao cho xí nghiệp công trường tại ga cảng.
- Luân chuyển hàng hóa qua kho, tức là hàng hoá được chuyên chở về nhập kho các tổ chức cung tiêu, rồi sau đó mới phân phối cho các xí nghiệp công trường theo đơn đặt hàng của họ, hoặc là việc mua bán hàng hoá dự trữ của tổ chức cung tiêu là việc dự trữ các loại hàng này nhằm mục đích ứng phó với những thay đổi quan trọng về kế hoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng của xí nghiệp và công trường.
Căn cứ vào tính chất kinh doanh và đặc điểm Tài vụ của các Tổ chức cung tiêu như đã nói trên Ngân hàng trung ương có quy định một số điểm thuộc về đối tượng cho vay, loại cho vay, lợi xuất cho vay, khác với việc cho vay đối với các tổ chức mậu dịch quốc doanh. Sau đây là phần giải thích và hướng dẫn thêm để các Chi nhánh nắm được tinh thần của bản thể lệ và biện pháp cho vay đối với các Tổ chức cung tiêu.
Cũng như đối với các tổ chức thương nghiệp khác, Ngân hàng chỉ cho các tổ chức cung tiêu vay về vốn luân chuyển và dự trữ hàng hoá. Các khoản vốn lưu động định mức không phải hàng hoá không thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng Nhà nước, vì đã được Nhà nước cấp vốn tự có 100% như:
- Nguyên vật liệu
- Nhiên liệu
- Bao bì
- Vật rẻ tiền mau hỏng
- Phí đợi phân bổ
Vốn hàng hoá của các tổ chức cung tiêu bao gồm:
- Nguyên vật liệu
- Phụ tùng sửa chữa
- Thiết bị lẻ
Nguyên vật liệu thuộc đối tượng cho vay nói ở điều 3 trong bản thể lệ là những nguyên vật liệu nằm trong cơ cấu vốn hàng hoá của tổ chức cung tiêu và để cung cấp cho các xí nghiệp công trường, còn nguyên vật liệu (nói ở điều 4) dùng trong các cơ sở sản xuất, sửa chữa phụ thuộc của tổ chức cung tiêu thì không phải là hàng hoá kinh doanh của tổ chức cung tiêu nên Ngân hàng không phải cho vay Nhà nước sẽ cấp vốn cả 100%.
Đối với những loại vật tư tuy cũng thuộc trong phạm vi hàng hoá kinh doanh của tổ chức cung tiêu nhưng vì nhập về lỡ kế hoạch hoặc sớm quá hoặc muộn quá, thì Ngân hàng không phải cho vay như thường lệ, mà có sự phân biệt như sau:
- Đối với những loại hàng thuộc kế hoạch nhập của nhưng năm sau nhưng trong năm nay đã chuyển về thì Ngân hàng không phải cho vay vốn dự trữ những loại hàng đó.
- Đối với những loại hàng thuộc kế hoạch nhập năm trước nhưng năm nay mới về, và trong năm kế hoạch không sử dụng đến thì Ngân hàng không cho vay, trừ trường hợp những loại hàng đó cũng cần thiết cho năm kế hoạch thì theo đề nghị của Bộ hoặc ngành chủ quản, Ngân hàng có thể cho vay để dự trữ với điều kiện là việc dự trữ đó không được vượt quá mức cần thiết cho quý I năm sau.
- Đối với những loại hàng thuộc kế hoạch nhập của năm đó nhưng mãi cuối năm mới về, thì Ngân hàng có thể cho vay nhưng cũng đặt điều kiện là không được dự trữ quá mức cần thiết cho quý I năm sau.
- Đối với những loại hàng về lỡ kế hoạch không thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng, thì như trong điều 4 đã có quy định là Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng với Bộ Tài chính và Bộ chủ quản quyết định cho chuyển sang loại vật tư ứ đọng hay thuộc loại đối tượng cho vay đặc biệt.
Ngoài các loại cho vay chung giống như việc cho vay đối với các Tổ chức Mậu dịch quốc doanh, như cho vay nhu cầu tạm thời, cho vay thanh toán, cho vay vốn sửa chữa lớn, Ngân hàng trung ương có quy định một số loại cho vay có tính chất riêng biệt đối với tổ chức cung tiêu như:
- Cho vay hàng không qua kho
- Cho vay hàng qua kho
- Cho vay đặc biệt
a) Cho vay hàng không qua kho là một loại cho vay kết hợp giữa việc cho vay để chi trả các hóa đơn với việc cho vay về giấy tờ trên đường đi. Sở dĩ phải có loại cho vay này là vì tổ chức cung tiêu không được cấp vốn tự có về hàng hoá không qua kho, trong khi đó việc chi trả các hóa đơn cho các tổ chức bán hàng và việc làm giấy tờ đòi nợ và thu hồi tiền bán hàng cho các xí nghiệp thường có một thời gian đứt quãng, và trong thời gian đứt quãng ấy, tổ chức cung tiêu phải có một nguồn phương tiện nào để bù đắp khoản thiếu hụt về vốn lưu động. Nguồn cung cấp phương tiện đó chỉ có thể là nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
Khi cho vay loại này các Chi nhánh, Chi điếm cần chú ý:
- Trên các giấy tờ thanh toán mà Tổ chức cung tiêu xuất trình để Ngân hàng làm căn cứ cho vay, phải đóng dấu hoặc ghi chữ mực đỏ “hàng không qua kho” để khỏi nhầm lẫn với khoản cho vay về hàng qua kho.
- Trên các giấy tờ thanh toán (giấy nhờ thu nhận trả, ủy nhiệm thu) mà Tổ chức cung tiêu đưa đến Ngân hàng để nhờ thu hộ khoản tiền hàng không qua kho cũng phải có dòng chữ “hàng không qua kho” ở tất cả các liên để khỏi nhầm lẫn với các giấy tờ cho vay về “giấy tờ trên đường đi”.
- Mỗi lần tổ chức cung tiêu đưa giấy tờ thanh toán đến Ngân hàng nhờ thu hộ về khoản tiền bán hàng không qua kho thì bộ phận thanh toán phải kiểm soát xem khoản tiền hàng đó đã được tổ chức cung tiêu vay để chi trả cho đơn vị bán hàng chưa, nếu chưa vay thì đòi hỏi tổ chức cung tiêu phải vay để thanh toán cho đơn vị bán hàng.
- Khi xí nghiệp mua hàng của tổ chức cung tiêu chuyển tiền trả thì Ngân hàng chỉ thu nợ về khoản vay hàng không qua kho theo giá vốn, còn phần thu thêm về thủ tục phí thì chuyển vào tài khoản thanh toán cho tổ chức cung tiêu.
b) Cho vay hàng qua kho
Trật tự cho vay hàng qua kho cũng là trật tự cho vay luân chuyển hàng hoá theo tài khoản cho vay đặc biệt như đối với các tổ chức mậu dịch quốc doanh. Nhưng để phù hợp với tình hình kinh doanh và tài vụ của tổ chức cung tiêu Ngân hàng trung ương có sửa đổi một số điểm chi tiết sau đây:
- Việc thu hồi nợ không cần thiết phải thu toàn bộ theo giá bán vào tài khoản cho đặc biệt và cho trích từ tài khoản cho vay đặc biệt và các khoản chênh lệch thu thêm như trong biện pháp cho vay đối với mậu dịch quốc doanh, mà chỉ cần thu hồi nợ theo giá vốn hàng bán ra, còn phần thu thêm thì chuyển ngay vào tài khoản thanh toán cho tổ chức cung tiêu. Sở dĩ làm như vậy là vì giá bán của tổ chức cung tiêu đã được quy định cụ thể theo công thức: Giá mua phí tổn lưu thông ) có định mức.
- Việc điều chỉnh nợ hàng háng chỉ làm 2 việc là: kiểm tra việc trả nợ có đúng với số tiền bán hàng theo giá vốn trong tháng không, và việc thứ hai là kiểm tra đảm bảo làm như vậy phù hợp với tính chất kinh doanh cung cấp của các tổ chức cung tiêu.
c) Cho vay đặc biệt là loại cho vay đối với những khoản vật tư dự trữ có tính chất đặc biệt như đã nêu trong thể lệ cho vay:
1. Khi các tổ chức cung tiêu dự trữ một số hàng hóa cũ chậm tiêu thụ, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn liệt vào loại hàng ứ đọng nên không được Nhà nước cấp vốn riêng.
2. Hoặc tổ chức cung tiêu phải nhận một số hàng phải mua không đúng kế hoạch và phải dự trữ vượt mức cần thiết cho cả quý I năm sau.
Khi quyết định cho vay loại này phải có sự thống nhất ý kiến giữa Ngân hàng Nhà nước với Bộ Tài chính và Bộ hoặc ngành chủ quản, vì nguồn vốn cho vay đặc biệt không phải là khoản vốn huy động ngắn hạn của Ngân hàng, mà do vốn của Bộ Tài chính chuyển sang cho Ngân hàng. Vì thế khi xét cần thiết phải giải quyết cho vay đặc biệt, các Chi nhánh phải báo cáo thỉnh thị Ngân hàng trung ương, tuyệt đối không được tự động giải quyết cho vay nếu chưa có chủ trương và biện pháp hướng dẫn của Ngân hàng trung ương.
Ngoài những điểm giải thích thêm trên đây, Ngân hàng trung ương lưu ý các Chi nhánh cách giải quyết khi bắt đầu đặt quan hệ tín dụng tới tổ chức cung tiêu.
1. Khi bắt đầu cho vay, Ngân hàng chỉ tham gia vào việc trả tiền những hàng hoá mới mua vào, mà không tham gia vốn vào tồn kho hàng hoá cũ, mặc dù số tồn kho cũ trị giá quá mức 50% định mức vốn hàng hoá - Số tồn kho cũ vượt định mức sẽ do tổ chức cung tiêu giải quyết tiêu thị và thi tiền về nộp cho tài chính.
2. Khi đã được xét định vốn xong, nếu tổ chức cung tiêu chỉ mới có một số vốn hàng hoá thực tế dưới 50% định mức thì Ngân hàng cũng chỉ cho vay buổi đầu nhiều lắm không quá số 50% định mức hàng hoá, số vốn còn thiếu trong định mức hàng hoá sẽ được Bộ Tài chính cấp thêm cho các tổ chức cung tiêu.
Cuối cùng Ngân hàng trung ương nhắc thêm việc cho vay đối với các tổ chức trung ương cung tiêu là một vấn đề mới và phức tạp, rất dễ bị đọng vốn, vì vậy các Chi nhánh cần theo dõi chặt chẽ ngay từ buổi đầu và kịp thời phản ánh cho Trung ương khi gặp những trở ngại và lúng túng trong công tác.
TỔNG GIÁM ĐỐC |
Thông tư 64-TD/GTN năm 1961 hướng dẫn thi hành thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức cung tiêu do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành.
- Số hiệu: 64-TD/GTN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/02/1961
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Viết Lượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra