Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 63/2011/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2011

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứThông tưsố02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của BộNội vụhướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

BộNông nghiệp vàPhát triển nông thôn hướng dẫn công tác thi đua và khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tưnày hướng dẫn thực hiện công tác thi đua vàcông tác khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tưnàyáp dụng đối với các tập thể, cá nhân, các cơquan, đơn vịtrực thuộc Bộ, Tậpđoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty 91, SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Hội, Hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các phong trào thi đua, có đóng góp cho sự nghiệp phát triển Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc thi đua

1. Thi đua được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển;

2. Tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua phảiđăng kýthi đua, không đăng ký thi đua không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

3. Thi đua phải được duy trì thường xuyên. Nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu, các biện pháp tổ chức phong trào thi đua phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ, Ngành và từng tổ chức, cơ quan, đơn vị đó.

Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng

Khen thưởng phảiđược thực hiện chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, đúng thành tích (thành tích đến đâu khen thưởng đến đó). Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích vật chất.

Chú ý khen thưởng tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp.

Chương II

CÔNG TÁC THI ĐUA

Điều 5. Mục tiêu thi đua

Tạo động lực khuyến khích, động viên và thu hút mọi cá nhân, tập thể trong từng cơ quan, đơn vị, trong toàn ngành và các tầng lớp nhân dân thi đua lao động sáng tạo, vượt qua những khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển Nông nghiệp, nông thôn.

Điều 6. Các hình thức thi đua

1. Thi đua thường xuyên

Là hình thức thi đua do Bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các Tổng công ty 91, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, các Hội, Hiệp hội và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi chung là đơn vị) căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức phát động phong trào thi đua và được tổ chức thực hiện hàng năm.

2. Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề)

Là hình thức thi đua nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định; nội dung có tính chất chuyên môn, ngành nghề.

Được phát động khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu thi đua và thời gian hoàn thành.

Có thể tổ chức phong trào thi đua quy mô ở một đơn vị, một công trình xây dựng, một lĩnh vực công tác, hoặc toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung phong trào thi đua phải thiết thực, cách làm sáng tạo, có sức lôi cuốn các tập thể, cá nhân tích cực tham gia. Tên phong trào thi đua phải ngắn gọn, dễ nhớ.

Công tác khen thưởng chỉthực hiện khi tiến hành sơ, tổng kếtphong trào thi đua, chủ yếu áp dụng hình thức khen thưởng ở cấp phát động thi đua (Giấy khen, Bằng khen). Các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề có thời gian từ 05 năm trở lên, có thành tích đặc biệt xuất sắc mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoặc Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (chủ yếu khen thưởng cho đối tượng người lao động trực tiếp sản xuất, công tác).

Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hoặc đột xuất của ngành, lĩnh vực, của địa phương, đơn vị trong từng giai đoạn để phát động phong trào thi đua.

2. Xácđịnh rõmụcđích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua đểxây dựng chỉtiêu thi đua, thời gian vàgiải pháp tổchức thực hiện.

3. Căn cứvàođặc điểm, tính chất công việc, đối tượng tham gia củađịa phương, đơn vịđể tổchức phátđộng phong trào thi đua cho phù hợp; tại lễ phát động, tổ chức đăng ký thi đua và ký giao ước thi đua.

4. Tổ chức tuyên truyền để duy trì và đẩy mạnh phong trào, nhằm khuyến khích, thu hút đông đảo cá nhân, tập thể tham gia, phát hiện và nhân rộng nhân tố mới.

5. Lựa chọn tổchức chỉđạo điểmphong trào thi đua để rút kinh nghiệm, nhân rộng. Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện phong trào thi đua.

6. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, tác dụng, những tồn tại, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục đẩy mạnh hoặc chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết để phát động phong trào thi đua mới.

7. Xét chọn tập thể, cánhân tiêu biểu, xuất sắcđể khen thưởng, đề nghị cấp trên khen thưởng và chú trọng công tác tổ chức tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới.

Điều 8. Thành lập Khối thi đua, Cụm thi đua

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong các lĩnh vực công tác có tính chất công việc giống nhau hoặc tương đối giống nhau, có tính đến yếu tố địa lý vùng, Bộ phân chia khối thi đua, cụm thi đua để tổ chức ký giao ước thi đua. Hàng năm, mỗi khối/cụm thi đua căn cứ vào kết quả thực hiện các phong trào thi đua xét chọn từ 03 - 04 đơn vị dẫn đầu (đối với khối có trên 10 đơn vị) và từ 02-03 đơn vị dẫn đầu (đối với khối có từ 10 đơn vị trở xuống) đề nghị Bộ trưởng tặng Cờ thi đua của Bộ và lựa chọn 20% đơn vị xuất sắc nhất trong số các đơn vị được tặng Cờ Bộ để đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ (trừ khối Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

(Quy định tại phụ lục 1 kèm theo thông tư này)

Điều 9. Hoạt động của Khối thi đua và ký kết giao ước thi đua

Hoạt động của Khối thi đua do Trưởng khối và Phó Trưởng khối thực hiện theo cơ chế luân phiên.

1. Tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua; sơ kết, tổng kết phong trào thi đua hàng năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ tổ chức phong trào thi đua của khối; trao đổi kinh nghiệm, xây dựng các mô hình mới, các điển hình tiên tiến trong khối; tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các thành viên và đẩy mạnh phong trào thi đua trong khối.

2. Bình chọn, suy tônđơn vịcó thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong khối để đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua việc xem xét, đánh giá hiệu quả tổ chức, hoạt động của phong trào thi đua và tự đánh giá, chấm điểm theo quy định.

3. Hàng năm, Khối trưởng Khối thi đua chủđộng phối hợp với Khối phóvàcác thành viên trong khối chuẩn bị nội dung, tổchức Lễkýkết giao ước thi đua trong tháng 01 vàtổng kết khối vàođầu tháng 11, chấmđiểm xếp hạng, suy tôn các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong khối để trình Bộ xét đề nghị tặng Cờ thi đua của Bộ trước ngày 30/11 hàng năm (các khối cũng có thể thống nhất kết hợp tổ chức một lần vào dịp tổng kết khối đầu tháng 11).

4. Quy trình tổ chức ký giao ước thi đua

a) Thủ trưởng đơn vị (hoặc Trưởng Khối phối hợp với Phó Trưởng khối) chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức phát động thi đua, chủ trì ký giao ước thi đua.

b) Đối với tập thể, giao ước thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Tập thể lao động tiên tiến. Phạm vi giao ước thi đua tổ chức giữa các đơn vị trong 01 (một) khối thi đua.

c) Đối với cá nhân, giao ước thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc. Phạm vi giao ước thi đua đối với cá nhân, tổ chức trong nội bộ đơn vị cơ sở (từ cấp tổ, đội, phòng, khoa, phân xưởng…).

Điều 10. Thẩm quyền phát động phong trào thi đua

1. Cấp Bộ: Bộ trưởng ban hành Chỉ thị, văn bản chỉ đạo hoặc trực tiếp phát động phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt, theo chuyên đề.

2. Cấp cơ sở: Thủ trưởng đơn vị căn cứ Chỉ thị của Bộ trưởng và chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức phát động phong trào thi đua ở đơn vị mình, đề ra chỉ tiêu, giải pháp thực hiện và thời gian hoàn thành cho từng phong trào, hướng vào việc giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất ở cơ sở.

Chương III

CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG

Điều 11. Quy định chung về công tác khen thưởng

1. Quy định chung:

a) Cấp nào quản lývềtổchức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quỹlương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng và trình cấp trên xét khen thưởng.

b) Đối với các Hội, Hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ khen thưởng hoặc trình cấp trên xét khen thưởng.

c) Đối với các tổchức kinh tếngoài quốc doanh: cấp nào quyếtđịnh cổphần hoá, quyếtđịnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức đó thì cấp đó trình khen thưởng; kể cả các Tổng công ty, Công ty đã chuyển giao phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quản lý.

d) Cấp nào chủtrìphátđộng cácđợt thi đua theo đợt, theo chuyênđề, khi tổng kết đợt phát động thìcấpđó khen thưởng hoặc trình cấp trên xét khen thưởng. Việc khen thưởng chủ yếu là tự khen thưởng ở cấp mình, trường hợp thành tích đặc biệt xuất sắc, có tác dụng lớn thì đề nghị cấp trên xét khen thưởng.

e) Trong một năm, không trình hai hình thức khen thưởng cấp nhànước cho mộtđối tượng, trừcác trường hợp khen thưởng thành tích đột xuất. Các trường hợp đề nghị tặng thưởng Huân chương có tiêu chuẩn liên quan đến “Bằng khen Thủ tướng Chính phủ”, thì sau 2 năm được tặng “Bằng khen Thủ tướng Chính phủ” mới đề nghị xét tặng Huân chương.

2. Tuyến trình khen thưởng:

Tuyến trình khen thưởng được thực hiện theo nguyên tắc: cấp trên chỉtổchức xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng khi nhận được hồ sơ đề nghị khen thưởng của cấp dưới trực tiếp. Không nhận hồ sơ gửi vượt cấp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước xét khen thưởng khi nhận được đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty 91, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội, Hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 12. Thẩm quyền xét, đề nghị và quyết định khen thưởng của Bộ trưởng

1. Xét trình Thủtướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các loại, Anh hùng Lao động, Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho các cá nhân, đơn vị trực thuộc Bộ, các Hội, Hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Quyếtđịnh:

- Công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho các đơn vị trực thuộc Bộ (trừ Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, các Tổng công ty nhà nước);

- Tặng Cờ thi đua của Bộ cho các đơn vị thuộc các khối thi đua, cụm thi đua;

- Tặng danh hiệu Chiến sỹthi đua cấp Bộ, Bằng khen của Bộtrưởng, Kỷniệm chương “Vìsựnghiệp Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn”, Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam.

3. Hiệp y khen thưởng theo đề nghị của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

4. Giao Thủtrưởng các cơ quan, đơn vịtrực thuộc Bộ, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, các Tổng công ty 91, Chủ tịch các Hội, Hiệp hộiquyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng theo thẩm quyền được quy định tại Luật thi đua, khen thưởng; đối với các Vụ, Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên uỷ quyền cho thủ trưởng đơn vị quyết định.

Chỉ đạo, hướng dẫn các Trưởng khối thi đua tổ chức chấm điểm thi đua, xét trình Bộ tặng Cờ cho các đơn vị của khối.

5. Giao Tổng cục trưởng, Cục trưởng nhận xét về chuyên môn, tổng hợp đề xuất, chấm điểm thi đua đối với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua (quy định tại Mẫu số 12, phụ lục 3 của Thông tư này); Xác nhận thành tích khen thưởng thuộc lĩnh vực quản lý, xét và trình khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quản lý bảo vệ, phòng, chống cháy rừng; những tập thể, cá nhân đóng góp có hiệu quả về tinh thần, vật chất cho sự phát triển của ngành;

6. Luân phiên giao Giámđốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (là Khối trưởng, Phó Trưởng khối thi đua các (07) vùng sinh thái trong toàn quốc).

Điều 13. Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng

1. Đối với cá nhân: Liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 02 năm; trường hợp là lãnh đạo đơn vị phải kèm theo giấy xác nhận nộp thuế đối với đơn vị có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định; yêu cầu đơn vị trình phải có văn bản công nhận sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu… được xét tặng đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trong 02 năm của Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở của đơn vị.

2. Đối với tập thể: Liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 02 năm, kèm theo giấy xác nhận nộp thuế đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

3. Hồ sơ thủ tục: Thực hiện theo Điều 16 của Thông tư này.

Điều 14. Hội đồng sáng kiến

Hội đồng sáng kiến các cấp (Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở và cấp Bộ) có nhiệm vụ xem xét, đánh giá và quyết định công nhận sáng kiến, giải pháp công tác, các đề xuất trong đề tài nghiên cứu khoa học của các cá nhân trong đơn vị.

Quyết định công nhận của Hội đồng sáng kiến được đơn vị gửi trong hồ sơ đề nghị Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cấp Bộ xét, trình Bộ trưởng công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

1. Hội đồng sáng kiến cấp Bộ

Hội đồng sáng kiến cấp Bộ do Bộ trưởng quyết định thành lập gồm 07 hoặc 09 thành viên với các thành phần sau đây:

- Chủ tịch: Thứ trưởng phụ trách khoa học của Bộ hoặc Thứ trưởng phụ trách thi đua khen thưởng Bộ.

- Phó chủ tịch: Phó chủ tịch Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ;

- Các ủy viên: Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;

- Thư ký: Lãnh đạo Phòng Thi đua, khen thưởng, Vụ Tổ chức cán bộ.

Bộ trưởng quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.

2. Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở

Hội đồng sáng kiến cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập gồm 03 hoặc 05 thành viên với thành phần sau đây:

- Chủ tịch: Là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị;

- Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ quản lý chuyên môn, kỹ thuật, có năng lực đánh giá, thẩm định các sáng kiến cải tiến hoặc các giải pháp, đề tài trong quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị quyết định ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng.

Chương IV

QUY TRÌNH, THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

Điều 15. Quy trình xét Khen thưởng

Việc xét khen thưởng thực hiện theo:

- Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ, Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ; Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương và Quy chế làm việc của Hội đồng xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam.

- Quy chế làm việc của Bộ.

Điều 16. Hồ sơ khen thưởng

1. Khen thưởng thi đua thường xuyên:

Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị (mẫu số 1);

- Biên bản họp Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị (mẫu số 2);

- Báo cáo thành tích của đối tượng được đề nghị khen thưởng (mẫu số 3, 4);

- Báo cáo tóm tắt thành tích và bảng tổng hợp (tại các mẫu số 11, 12, 13, 14, 15 đối với hình thức đề nghị khen thưởng Cờ Thi đua); báo cáo tóm tắt về nội dung các đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm, các giải pháp trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận đối với danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Bộ (01 bản), Chiến sĩ Thi đua toàn quốc (02 bản);

- Xác nhận của Cục Thuế cấp tỉnh, thành phốvềviệc thực hiện nghĩa vụnộp ngân sách đối với các doanh nghiệp, cá nhân (Chủ tịch Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc). Số năm xác nhận thuế tương ứng với số năm trong báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân. Số liệu báo cáo trong thành tích phải khớp với số liệu xác nhận nộp thuế của Cục thuế tỉnh, thành phố, với nội dung: xác nhận số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký; tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước; đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định và nộp đúng hạn.

2. Khen thưởng thi đua theo đợt, theo chuyên đề:

Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Thủtrưởng đơn vị và danh sách kèm theo (mẫu số 1);

- Biên bản họp Hộiđồng thi đua khen thưởng đơn vị (mẫu số 2);

- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề của đơn vị;

- Báo cáo thành tích vàbáo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cánhânđạt được trong phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề ((mẫu số 9).

3. Khen thưởng thành tích đột xuất:

Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Thủtrưởng đơn vị và danh sách kèm theo (mẫu số 1);

- Biên bản họp Hội đồng Thi đua khen thưởng (mẫu số 2);

- Báo cáo tóm tắt tổng hợp thành tích của đơn vị quản lý trực tiếp cáctrường hợp đề nghị khen thưởng đột xuất (mẫu số 8).

4. Khen thưởng cán bộlãnh đạo (từcấp Cục, Vụvà tương đương trởlên) cóquátrình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổchức, đoàn thể.

Theo hướng dẫn của Ban Thi đua- khen thưởng Trung ương, hiện nay, Bộ xét để đề nghị khen thưởng cho cán bộlãnh đạo cóquátrình cống hiến lâu dàiđã nghỉ hưu hoặc từ trần tại các đơn vị ( Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, 13 Ban Quản lý Dự án thuộc Bộ, đảng uỷ Bộ, Công đoàn cơ quan Bộ).

Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị; Biên bản họp Hộiđồng thi đua khen thưởng của đơn vị (mẫu số 1);

- Biên bản họp Hội đồng Thi đua khen thưởng (mẫu số 2);

- Bản sao công chứng một trong các loại văn bản: Quyếtđịnh bổ nhiệm chức danh lãnh đạo đề nghị khen thưởng; quyết định nâng lương; sổ bảo hiểm xã hội hoặc lý lịch đảng viên;

- Bản sao xác nhận cán bộlão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa (nếu có);

- Báo cáo quá trình cống hiến và báo cáo tóm tắt quátrình công tác của cá nhân (mẫu số 5).

Điều 17. Số lượng Hồ sơ gửi về Bộ

- Cờ thi đua của Bộ, Tập thể lao động xuất sắc, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ và Bằng khen của Bộ trưởng: 01 bộ;

- Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 03 bộ;

- Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập, Chiến sỹthi đua toàn quốc: 04 bộ;

- Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng: 08 bộ;

- Anh hùng Lao động: 25 bộ (05 bộ bản chính, 20 bộ photocopy).

Điều 18. Thời gian nhận hồ sơ, nơi nhận hồ sơ, thông báo kết quả

1. Thời gian nhận hồsơ:

Hàng năm, Bộ nhận Báo cáo tổng kết thi đua trước ngày 30/01 và Tờ trình đề nghị khen thưởng của các đơn vị vào mốc thời gian quy định sau:

a) Khen thưởng thi đua thường xuyên

- Cờthi đua của Bộ, Cờ thi đua của Chính phủ: trước ngày 30/11 (nếu chưa có số liệu báo cáo chính thức, đề nghị báo cáo số liệu ước thực hiện);

- Bằng khen của Bộ trưởng, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Tập thể lao động xuất sắc: trước ngày 28/02.

- Huân chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Danh hiệu Anh hùng Lao động, Chiến sỹ thi đua toàn quốc trước: ngày 31/3;

b) Khen thưởng thi đua theo đợt, thi đua theo chuyên đề: thời gian nộp hồ sơ tương ứng với thời gian sơ, tổng kết phong trào thi đua được phát động.

c) Khen thưởng thành tích đột xuất: không quy định thời gian.

d) Khen thưởng khối trường: trước ngày 15/7.

đ) Kỷ niệm chương: mỗi năm tổ chức xét 2 đợt, đợt 1/5 và đợt 14/11 (ngày thành lập Bộ Canh nông, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Không quy định thời gian nhận hồ sơ.

e) Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam: 02 năm tổ chức một lần, thời gian nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31/5 của năm tổ chức xét và trao Giải thưởng.

2. Thời gian thông báo kết quả:

a) Đối với các danh hiệu, hình thức khen thưởng cấp Bộ:

Sau 05 ngày làm việc kể từ khi ban hành Quyết định khen thưởng của Bộ trưởng, kết quả được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ.

b) Đối với các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: Sau 07 ngày làm việc, kể từ khi Bộ nhận được Quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền, kết quả được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ.

3. Nơi nhận hồ sơ:

VụTổchức cán bộ, BộNông nghiệp vàPhát triển nông thôn, số2 Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Chương V

QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Điều 19. Nguồn vàmức trích quỹ

Nguồn hình thành Quỹ thi đua, khen thưởng: Từ dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị; từ các khoản đóng góp để làm Kỷ niệm chương, in Giấy chứng nhận, in Bằng khen của các đơn vị; từ khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho mục đích thi đua khen thưởng; từ các nguồn thu hợp pháp khác được phép trích lập quỹ thi đua khen thưởng.

Đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ: trích lập quỹ thi đua, khen thưởng chung của Bộ, bằng 0,6% quỹ tiền lương theo ngạch bậc của số cán bộ, công chức cơ quan Bộ trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm (số biên chế do văn phòng trả lương) và mức trích nộp từ các đơn vị dự toán thuộc Bộ là 0,6% quỹ tiền lương và tiền công của công chức, viên chức tại các đơn vị.

Điều 20. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹthi đua, khen thưởng

Đơn vị cơ sở nào trình khen thưởng, sau khi có quyết định khen thưởng của cơ quan có thẩm quyền, tự trích quỹ thi đua khen thưởng của đơn vị mình để trả tiền thưởng cho các tập thể, cá nhân của đơn vị đã được cấp trên khen thưởng;

Quỹ thi đua, khen thưởng phảiđược sửdụng đúng mục đích, công khai, minh bạch, hàng năm phải báo cáo quyết toán tình hình sử dụng quỹ theo quy định hiện hành;

Sốdưcuối năm chưa sửdụng hết của quỹthi đua, khen thưởng được chuyển sang năm sau để tiếp tục sửdụng cho công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 21. Nội dung chi từquỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹthi đua, khen thưởng chung của Bộ:

Chi làm các hiện vật cho các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Bộ;

Chi tiền thưởng, làm hiện vật hoặc tặng phẩm lưu niệm kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc diện khen thưởng đột xuất và khen thưởng đặc biệt do Bộ trưởng quyết định;

Chi tiền thưởng, làm hiện vật hoặc tặng phẩm lưu niệm kèm theo Kỷniệm chương cho người Việt Nam ở nước ngoài vàngười nước ngoàiđược Bộ trưởng ký quyết định;

Trích 20% trong tổng quỹthi đua, khen thưởng chung của Bộ để chi cho công tác tổchức, hướng dẫn chỉ đạo phong trào thi đua, công tác khen thưởng; các hoạt động tập huấn, tuyên truyền, trang thiết bị phục vụ công tác thi đua khen thưởng.

2. Quỹthi đua, khen thưởng của các đơn vịdựtoán thuộc Bộ:

Chi tiền thưởng, làm hiện vật hoặc tặng phẩm lưu niệm kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền khen thưởng của thủ trưởng đơn vị;

Chi tiền thưởng, làm hiện vật hoặc tặng phẩm lưu niệm kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân do đơn vị trình khen thưởng, đã được cơ quan thẩm quyền cấp trên khen thưởng;

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị

Kiện toàn, Quyếtđịnh thành lập vàban hành Quy chếhoạtđộng của Hộiđồng thi đua khen thưởng củađơn vị;phân công lãnh đạo phụ trách, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác Thi đua khen thưởng;

Thành lập Hộiđồng xét duyệt sáng kiến cấp cơsở. Thành phần Hộiđồng gồm những thành viên cótrình độ quản lýchuyên môn, kỹthuật, cónăng lựcđánh giá, thẩmđịnh các sáng kiến cải tiến hoặc các giải pháp, đề tài trong quản lý; tổchức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Thực hiện theo thẩmquyền được quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

Điều 23. Trách nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành theo quy định; đề xuất nội dung hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ, Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ; tham mưu tổ chức hội nghị sơ, tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng, phát động các phong trào thi đua trong toàn ngành, theo đợt hoặc chuyên đề; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Điều khoản thi hành

1. Thông tưnày thay thếcho Thông tư75/2008/TT-BNN ngày 23/6/2008 vềhướng dẫn tổchức phong trào thi đua vàxét khen thưởng hàng năm trong ngành Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn.

Bãi bỏ Điều 2 Thông tư 22/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, thi đua khen thưởng, quản lý đề tài khoa học theo Nghị quyết 57/NQCP ngày 15/12/2010.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

3. Thủtrưởng các cơquan, đơn vịtrực thuộc Bộ, Tậpđoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty 91, SởNông nghiệp vàPhát triển nông thôn vàcác Hội, Hiệp hội có liên quan nghiêm túc quán triệt và tổchức thực hiện Thông tư này.

4. Trong quátrình tổchức thực hiện, nếu cóvấnđề cần thông tin, trao đổi, hoặcđề xuất bổsung, sửađổi, đề nghịphảnánh vềBộ(qua Vụtổchức cán bộ)để tổng hợp báo cáo Bộtrưởng./.

Nơi nhận:
- Ban TĐKT TW;
- Cácđ/c lãnh đạo Bộ;
- Các cơquan, đơn vịtrực thuộc Bộ (để t/h);
- Tậpđoàn Công nghiệp Cao su VN (để t/h);
- Các Tổng công ty 91(để t/h);
- Các Hội, Hiệp hội liên quan (để t/h);
- Các SởNông nghiệp vàPTNT (để t/h);
- Công đoàn NN và PTNTVN (để t/h);
- Đảng uỷ Bộ, Đảng uỷ Khối cơ sở tại TPHồ Chí Minh;
- Công đoàn CQ Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ;
- Hội đồng TĐKT Bộ;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra Văn bản-Bộ Tưpháp;
- Website BộNN và PTNT;
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

PHỤ LỤC 1

CÁC KHỐI THI ĐUA/CỤM THI ĐUA
(Kèm theo Thông tư số 63 /2011/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. KHỐI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ

1. Khối 1: Gồm các Cục chuyên ngành, Cục tổng hợp và 03 Tổng cục.

2. Khối 2: Gồm các Vụ, Thanh tra, Văn phòng, Ban đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Đảng uỷ; Công đoàn và Đoàn thanh niên.

3. Đối với Tổng cục Thuỷ sản và Tổng cục Thuỷ lợi: mỗi Tổng cục làm 01 cụm thi đua gồm các đơn vị thuộc Tổng cục.

4. Đối với Tổng cục Lâm nghiệp chia làm 02 cụm thi đua:

- Cụm 1: Gồm các đơn vị quản lý nhà nước;

- Cụm 2: Gồm các Viện, Vườn Quốc gia.

II. KHỐI SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ

1. Khối 1: Gồm các Trung tâm, Bệnh viện, Tạp chí, Báo, Nhà xuất bản.

2. Khối 2: Gồm các Ban Quản lýdựán (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷlợi) vàcác Ban Quản lý Đầu tưvàXây dựng thuỷ lợi khu vực.

III. KHỐI DOANH NGHIỆP

1. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty 91 và các Tổng công ty 90 làm thành 01 khối thi đua.

2. Đối với Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, các Tổng công ty 91 căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tự quyết định chia Cụm thi đua trong nội bộ Tập đoàn, Tổng công ty, sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ (01Cụm khoảng 10 đơn vị).

3. Đối với Tổng công ty 90: mỗi Tổng công ty làm 01 Cụm thi đua gồm các đơn vị thuộc Tổng công ty.

4. Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ: Gồm 34 đơn vị, chia thành 03 khối:

-Khối 1: Gồm các Công ty thuộc lĩnh vực Thuỷ lợi và Xây dựng;

- Khối 2: Gồm các Công ty thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Thuỷ sản và nghề muối, phía Bắc;

- Khối 3: Gồm các Công ty thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Thuỷ sản và nghề muối, phía Nam.

IV. KHỐI TRƯỜNG: Chia thành 04 khối

1. Khối 1: Gồm các Trường: Đại học, Cán bộ Quản lý, Cao đẳng.

2. Khối 2: Gồm các Trường Cao đẳng chuyên nghiệp, Trường Trung cấp chuyên nghiệp.

3. Khối 3: Gồm các Trường Cao đẳng nghềcơđiện vàTrung cấp nghề cơđiện.

4. Khối 4: Gồm các Trường Cao đẳng nghề vàTrung cấp nghề.

V. KHỐI VIỆN

1. Khối các Viện trực thuộc Bộ: tổ chức thành 01 khối (bao gồm cả Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam).

2. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Viện VASS) và Viện Khoa học Thuỷlợi Việt Nam tự quyết định chia Cụm thi đua trong nội bộ Viện, sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ (01 Cụm khoảng 10 đơn vị).

VI. CÁC HỘI, HIỆP HỘI

Các Hội, Hiệp hộiởTrung ương do BộNông nghiệp vàPhát triển nông thôn quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được tổ chức thành 02 khối thi đua: Khối Hiệp hội và khối Hội.

VII. CÁC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Khối thi đua các SởNông nghiệp vàPhát triển nông thôn phân chia theo 07 vùng kinh tế của đất nước, bao gồm:

- Khối 1: Vùng Trung du miền núi Bắc bộ gồm 15 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình;

- Khối 2: Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 8 tỉnh và 02 thành phố là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng;

- Khối 3: Vùng Duyên hải Bắc Trung bộ gồm 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;

- Khối 4: Vùng Duyên hải Nam Trung bộ gồm 01 thành phố và 7 tỉnh là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;

- Khối 5: Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng;

- Khối 6: Vùng Đông Nam bộ gồm 5 tỉnh và 01 thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Khối 7: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 01 thành phố là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, thành phố Cần Thơ.

PHỤ LỤC 2

CÁC MẪU VĂN BẢN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG (từ mẫu số 01 đến mẫu số 10)

(Kèm theo Thông tư số 63 /2011/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu số 1:

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /TTr

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

TỜ TRÌNH

V/v Đề nghị khen thưởng

Kính gửi : ........................................................................................

Thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng;

Thực hiện Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, Thông tư số……..../TT-BNN-TCCB, ngày….tháng…….năm 20 ,của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua và xét khen thưởng hàng năm.

Ngày……...tháng…....năm…….Hội đồng Thi đua khen thưởng (tên đơn vị) đã họp xét các tập thể, cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác trong (năm 2006 – 2007 hoặc 3, 5, 7 năm, từ năm …… đến năm…..ghi theo số năm tương ứng với hình thức khen thưởng) năm......

Thủ trưởng đơn vị, (Tên đơn vị) kính trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét khen thưởng cho các tập thể và cá nhân (hình thức khen thưởng) (danh hiệu thi đua) như sau:

1. Hình thức khen thưởng, tên đơn vị và cá nhân đề nghị khen thưởng.

...........................................................

2. Danh hiệu thi đua, tên đơn vị và các nhân đề nghị khen thưởng

……………………………………….

Xin gửi kèm Biên bản họp Hội đồng Thi đua khen thưởng (tên đơn vị), Báo cáo thành tích của tập thể và cá nhân, Báo cáo tóm tắt rút gọn và xác nhận nộp thuế (nếu đơn vị là doanh nghiệp)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên đóng dấu)

Lưu ý:

- Không được viết tắt tên tập thể và cá nhân, chức danh, chức vụ…..

- Thực hiện xếp theo trình tự: mức khen thưởng cao trước, thấp sau và xếp theo thứ tự tập thể trước, cá nhân sau.

- Số lượng đề nghị khen thưởng nhiều, ghi thành danh sách riêng đề nghị khen thưởng kèm theo.

- Đối với Kỷ niệm chương có hướng dẫn riêng.

Mẫu số 2:

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BIÊN BẢN HỌP

HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG

(Tên đơn vị)

V/v Xét khen thưởng ......................................

Ngày.......tháng ......năm....., Hội đồng Thi đua khen thưởng (Tên đơn vị) đã họp dưới sự chủ trì của ( họ và tên, chức danh người chủ trì).

- Thành phần dự họp:

1. ( họ và tên, chức danh)........................................................ ;

2. ..................................................................................;

3. .................................................................................. Thư ký;

- Nội dung họp:

...........................................................................................

..........................................................................................

...........................................................................................

- Kết luận:

...........................................................................................

..............................................................................................

Sau khi xét thành tích và cân đối chung trong đơn vị, Hội đồng Thi đua khen thưởng (Tên đơn vị) nhất trí đề nghị (Thủ trưởng đơn vị) trình (Thủ trưởng đơn vị cấp trên) xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân các (hình thức khen thưởng) (danh hiệu thi đua) như sau:

1. Hình thức khen thưởng (danh hiệu thi đua), tên đơn vị và cá nhân đề nghị khen thưởng;

2..........................................................................................

3........................................................................................

Biên bản này làm cơ sở để lập tờ trình trình cấp trên xét khen thưởng./.

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG

(Ký tên, ghi họ và tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký tên, ghi họ và tên, chức danh)

Lưu ý:

- Không được viết tắt tên tập thể và cá nhân, chức danh. chức vụ…..

- Thực hiện xếp theo trình tự: mức khen thưởng cao trước, thấp sau và xếp theo thứ tự tập thể trước, cá nhân sau.

- Kết quả bỏ phiếu lấy thứ tự cao trước, thấp sau.

Mẫu số 3: Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ và Bằng khen Bộ trưởng; Tập thể Lao động xuất sắc; Giấy khen đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. (1)

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BÁO CÁO

THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG… (2)

Tên đơn vị đề nghị: (ghi đầy đủ, không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1/ Đặc điểm, tình hình:

- Quá trình thành lập, địa điểm trụ sở chính;

- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất ), các tổ chức đảng, đoàn thể.(3)

2/ Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1/ Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp cụng tỏc, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. (4)

2/ Những biện pháp hoặc nguyờn nhõn đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác.

3/ Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. (5)

4/ Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể. (6)

III - CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG. (7)

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét, xác nhận

(ký, đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, 05 năm đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công; 03 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 02 năm đối với Bằng khen Bộ trưởng; 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ, Giấy khenvà Tập thể Lao động xuất sắc.

- (2): Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

- (3: Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng…)

- (4): Tuỳ theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, viết rừ theo từng tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng được quy định tại Nghị định 42/2010/NĐ - CP của Chính phủ (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị ), ví dụ:

+ Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động …việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

+ Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…

+ Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội…).

- (5): Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện…

- (6): Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể.

- (7): Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

Mẫu số 4: Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Bằng khen Bộ trưởng và Giấy khen đối với cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị. (1)

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BÁO CÁO

THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG … (2)

Họ tên, chức vụ và đơn vị công tác của cá nhân đề nghị

(ghi rõ đầy đủ không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

- Sinh ngày, tháng, năm:

- Quê quán (3):

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

1/ Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:

2/ Thành tích đạt được của cá nhân (4):

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG(5)

Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị

(ký, đóng dấu)

Người báo cáo thành tích

(ký, ghi rõ họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp xác nhận

(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Báo cáo thành tích 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Độc Lập, Huân chương Quân công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công; 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ; 02 năm đối với Bằng khen Bộ trưởng; 01 năm đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở và Giấy khen.

- (2): Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

- (3): Đơn vị hành chính: xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

- (4): Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao viết rõ theo từng tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng được quy định tại Nghị định 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện…).

Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

+ Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…

+ Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội…).

+ Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao.

+ Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ...

- (5): Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

+ Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vv...

+ Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”:

- Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định của 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” và 06 lần đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở ” trước thời điểm đề nghị;

- Ghi rõ nội dung các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích trong trong quản lý, công tác hoặc đề tài nghiên cứu (tham gia là thành viên hoặc chủ nhiện đề tài khoa học), có ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh (ghi rõ văn bản, ngày, tháng, năm) hoặc phải có giấy chứng nhận của Hội đồng kèm theo hồ sơ.

+ Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” ghi rõ số quyếtt định 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận.

Mẫu số 5: Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng (hoặc truy tặng) Huân chương cho cá nhân có quá trình cống hiến trong các tổ chức, cơ quan và đoàn thể.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) HUÂN CHƯƠNG…(1)

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:

- Họ và tên: Bí danh (2): Nam, nữ:

- Ngày, tháng, năm sinh:

- Quê quán (3):

- Nơi thường trú:

- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu, từ trần):

- Chức vụ đề nghi khen thưởng (ghi chức vụ cao nhất đã đảm nhận):

- Ngày, tháng, năm tham gia công tác:

- Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia các đoàn thể):

- Năm nghỉ hưu (hoặc từ trần):

II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng và đánh giá tóm tắt thành tích quá trình công tác (4)

Từ tháng, năm

đến tháng, năm

Chức vụ (đảng, chính quyền, đoàn thể)

Đơn vị công tác

Số năm, tháng giữ chức vụ

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ DƯỢC KHEN THƯỞNG (5)

IV. KỶ LUẬT (6)

Thủ trưởng đơn vị
quản lý cán bộ xác nhận
(7)

(ký, đóng dấu)

Người báo cáo (8)

(ký, ghi rõ họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp xác nhận

(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

- (2): Trường hợp có nhiều bí danh thì chỉ ghi bí danh thường dùng.

- (3): Đơn vị hành chính: xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) theo địa danh mới.

- (4): Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng. Đối với trường hợp đã nghỉ hưu (hoặc từ trần) chưa được khen thưởng thì báo cáo quá trình công tác đến khi nghỉ hưu (hoặc từ trần).

- (5): Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen trở lên) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

- (6): Ghi rõ hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên từ khi công tác đến khi đề nghị khen thưởng (nếu có).

- (7): Đối với cán bộ đã nghỉ hưu, trước khi xác nhận cần xem xét việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại nơi cư trú.

Đối với cán bộ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý do Ban tổ chức tỉnh uỷ hoặc thành uỷ xác nhận.

- (8): Đối với cán bộ đã từ trần: Đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu (hoặc từ trần) thì cơ quan quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu hoặc từ trần có trách nhiệm báo cáo, kê khai quá trình công tác (ghi rõ họ, tên, chức vụ người tóm tắt quá trình công tác).

Mẫu số 6: Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới. (1)

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG…(2)

Tên đơn vị đề nghị: (ghi rõ đầy đủ không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1/ Đặc điểm, tình hình:

- Quá trình thành lập

- Địa điểm trụ sở chính

- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức đảng, đoàn thể); những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. (3)

2/ Chức năng nhiệm vụ được giao:

II.THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1/ Nêu rõ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo (về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoặc lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…) (4)

2/ Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu. (5)

3/ Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. (6)

4/ Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể. (7)

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG (8)

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét, xác nhận

(ký tên, đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị (trừ báo cáo thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất hoặc thành tích đặc biệt khác).

- (2): Ghi danh hiệu đề nghị (Anh hùng Lao động).

- (3): Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh nêu rõ tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng…)

- (4): Nêu rõ nội dung thành tích đạt được theo các tiêu chuẩn xét tặng khen thưởng được quy định tại khoản 2, Điều 44 (đối với Anh hùng Lao động) của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ). Thống kê việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm gần đây (có so sánh với các năm trước); ví dụ:

+ Các tiêu chí cơ bản đối với trường học: Tổng số học sinh, chất lượng và kết quả học tập; có bảng thồng kê để só sánh về hạnh kiểm, số học sinh giỏi cấp quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố), quốc gia; số giáo viên giỏi cấp quận ( huyện, thị xã), tỉnh (thành phố), quốc gia; số đề tài, sáng kiến cải tiến công tác giảng dạy…

+ Đối với bệnh viện: có bảng thống kê để so sánh về tổng số người khám, chữa bệnh, tổng số điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám miễn phí; chất lượng khám, chữa bệnh; số đề tài nghiên cứu khoa học, số sáng kiến áp dụng khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh…

+ Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh: cú bảng thồng kê để so sánh về tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân, số sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế; phúc lợi xã hội; việc thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động…việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- (5): Nêu các biện pháp để đạt thành tích dẫn đầu trong đổi mới công tác quản lý Nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học.. mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ngành, địa phương được nhân dân và cấp có thẩm quyền công nhận.

- (6): Việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên chức; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phòng chống cháy, nổ; các hoạt động xã hội, từ thiện…

- (7): Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể.

- (8): Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen, danh hiệu thi đua) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

Mẫu số 7: Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới. (1)

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG (TRUY TẶNG) DANH HIỆU ANH HÙNG…(2)

Họ tên, chức vụ và đơn vị công tác của cá nhân đề nghị khen thưởng

(ghi rõ đầy đủ không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

1/ Sơ lược lý lịch:

- Ngày, tháng, năm sinh

- Quê quán (3)

- Nơi thường trú

- Chức vụ, đơn vị công tác (hoặc trước khi hy sinh, từ trần)

- Ngày, tháng, năm tham gia công tác

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia đoàn thể)

- Ngày, tháng, năm hy sinh (hoặc từ trần)

2/ Quyền hạn, nhiệm vụ được giao

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1/ Những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo, công tác (chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…) (4)

2/ Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu (5)

3/ Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. (6)

III - CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG (7)

Thủ trưởng đơn vị xác nhận

(ký tên, đóng dấu)

Người báo cáo (8)

(ký, ghi rõ họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp xác nhận

(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị (trừ trường hợp đặc biệt, đột xuất).

- (2): Ghi rõ danh hiệu đề nghị Nhà nước phong tặng (Anh hùng Lao động).

- (3): Đơn vị hành chính: xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố thuộc trung ương) theo địa danh mới.

- (4): Nêu rõ nội dung thành tích đạt được theo quy định tại khoản 1, điều 44 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

+ Đối với lãnh đạo đơn vị cần nêu tóm tắt thành tích của đơn vị; lập bảng thống kê các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm gần đây (có so sánh với các năm trước nhằm làm rõ vai trò của cá nhân đối với tập thể), vai trò cá nhân trong việc tham gia xây tổ chức đảng, đoàn thể (kết quả hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể); nếu là đơn vị sản xuất, kinh doanh nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- (5): Nêu các biện pháp để đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong đổi mới công tác quản lý Nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến, các giải pháp, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu…) có ý nghĩa chính trị, xã hội đối với Bộ, ngành, địa phương, được quần chúng nêu gương học tập và cấp có thẩm quyền công nhận.

- (6): Gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định nơi cư trú; phẩm chất đạo đức, tác phong, xây dựng gia đình văn hoá; tham gia các phong trào thi đua; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hoạt động xã hội, từ thiện…

- (7): Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen, danh hiệu thi đua) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng năm ký quyết định).

- (8): Đối với cá nhân đã hy sinh (từ trần): ghi rõ họ, tên, chức vụ người viết báo cáo.

Mẫu số 8: Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen Bộ trưởng, Giấy khen (cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất).

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BÁO CÁO

THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG)… (1)

( Về thành tích xuất sắc đột xuất trong ….)

Tên đơn vị hoặc cá nhân, chức vụ và đơn vị đề nghị khen thưởng

(ghi rõ đầy đủ không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

- Đối với đơn vị ghi sơ lược năm thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ: họ và tên (bí danh), ngày tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác…

I. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo nêu ngắn, gọn nội dung thành tích xuất sắc đột xuất đã đạt được (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; phòng, chống tội phạm; phòng, chống bão lụt; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân…)

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét, xác nhận (3)

(ký, đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị (2)

(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

- (2), (3): Đối với cá nhân: ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

Mẫu số 9: Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân).

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BÁO CÁO

THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG …(1)

Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng

(ghi đầy đủ, không viết tắt)

I. THÔNG TIN CHUNG

- Đối với đơn vị ghi sơ lược năm thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ: họ và tên (bí danh), ngày tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác…

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về năng xuất, chất lượng, hiệu quả… đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua hoặc chuyên đề thi đua; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh nghiệm rút ra trong đợt thi đua…(2)

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét, xác nhận (4)

(ký, đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị (3)

(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. Chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng; trường hợp xuất sắc, tiêu biểu mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp đặc biệt xuất sắc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương.

- (2) Nếu là tập thể hoặc thủ trưởng đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- (3), (4): Đối với cá nhân: ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

Mẫu số 10: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ và Giấy khen (cho tập thể, cá nhân người nước ngoài).

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày…………tháng…..…năm…….

BÁO CÁO

THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) … (1)

Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng

(ghi đầy đủ, không viết tắt)

I . SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

- Đối với tập thể ghi rõ trụ sở chính tại Việt Nam, số điện thoại, số Fax, email (nếu đơn vị, cá nhân làm việc tại Việt Nam), cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động.

- Đối với cá nhân ghi rõ họ và tên, năm sinh, giới tính, đơn vị, chức vụ, trình độ chuyên môn...

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

- Báo cáo nêu rõ kết quả đã đạt được trong sản xuất, công tác; những đóng góp của tập thể (cá nhân) đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Bộ, ngành, địa phương hoặc đối với đất nước Việt Nam.

- Việc chấp hành chính sách, pháp luật Việt Nam (nghĩa vụ nộp ngân sách, bảo đảm quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, tôn trọng phong tục tập quán…) và các hoạt động từ thiện, nhân đạo... (2)

- Những đóng góp trong việc xây dựng, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Việt Nam.

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TẶNG THƯỞNG

Thủ trưởng đơn vị
cấp trên trực tiếp xác nhận

(ký tên, đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị
đề nghị khen thưởng xác nhận

(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

- (2): Nếu là tập thể hoặc người đứng đầu đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- (3): Đối với cá nhân người nước ngoài chỉ xét, đề nghị khen thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc kết thúc giai đoạn công tác tại Việt Nam.

PHỤ LỤC 3:

MẪU BẢNG TỔNG HỢP HỒ SƠ XÉT CỜ THI ĐUA (từ mẫu số 11 đến mẫu số 15)
(Kèm theo Thông tư số 63/2011/TT-BNNPTNT ngày 30/09/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu số 11

BẢNG TỔNG HỢP THÀNH TÍCH XÉT TẶNG CỜ THI ĐUA CỦA BỘ NĂM....

(KHỐI CỤC, VỤ, VĂN PHÒNG, THANH TRA, BAN VÀ TRUNG TÂM)

- Đơn vị: Tổng số CBCNV:

- Địa chỉ Điện thoại: Fax:

TT

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa chấm cho các chỉ tiêu

Đơn vị tự chấm điểm

Thành viên HĐTĐKT Bộ chấm điểm

A - Công tác quản lí Nhà nước

55

1

Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị

- Xây dựng kế hoạch, chư­ơng trình công tác, kết quả thực hiện,......

20

2

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

- Pháp lệnh; Quyết định, Chỉ thị.......

10

3

- Thực hiện chư­ơng trình công tác chỉ đạo sản xuất

- Xây dựng , tổ chức chuyển giao khoa học công nghệ

- Hợp tác quốc tế và quản lí dự án

10

4

Công tác Tổ chức cán bộ

- Xây dựng tổ chức

- Xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi d­ưỡng, thực hiện chính sách cán bộ

10

5

Công tác Thanh tra

- Thanh tra theo chương trình

- Thanh tra đột xuất

05

B - Xây dựng và Quản lí nội bộ

40

6

Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ

10

7

Tổ chức, thực hiện Pháp lệnh chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.

10

8

Sự phối hợp giữa chính quyền, Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên và xây dựng đơn vị.

05

9

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, dự họp......

05

10

Thực hiện chương trình cải cách hành chính

05

11

Công tác đột xuất, ngoài kế hoạch

05

Điểm thưởng do Hội đồng TĐ-KT Bộ

05

Tổng số điểm tối đa

100

- Mức khen thư­ởng năm tr­ước:

- Đề nghị mức khen thư­ởng năm nay:

THỦ TRƯ­ỞNG ĐƠN VỊ

(Kí tên; đóng dấu)

Lưu ý:

- Điểm tối thiểu để xét Cờ là 85 điểm;

- Xét Cờ Thi đua tính điểm từ cao xuống thấp

Mẫu số 12

BẢNG TỔNG HỢP THÀNH TÍCH XÉT TẶNG CỜ THI ĐUA CỦA BỘ NĂM....

KHỐI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Sở.....: Tổng số CBCNV:

- Địa chỉ cơ quan: Điện thoại: Fax:

TT

Các chỉ tiêu thi đua

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện Kế hoạch

Điểm tối đa chấm cho các chỉ tiêu

Đơn vị tự chấm điểm

Các Cục chuyên ngành chấm điểm

I - Kết quả sản xuất

1

2

3

4

a/ Nông nghiệp:

- Tổng số diện tích gieo trồng

- Diện tích chuyển đổi cơ cấu

- Tổng số đàn đại gia súc (trâu, bò)

- Tổng số đàn lợn

ha

ha

con

con

15

5

6

7

b/ Lâm nghiệp:

- Diện tích rừng năm trước

- Diện tích rừng trồng mới trong năm

- Độ che phủ

ha

ha

%

15

8

9

10

c/ Thủy lợi:

- Kênh mương được kiên cố hóa

- Khối lượng đất đá bồi trúc gia cố đê, công trình TL

- Diện tích canh tác được tưới tiêu

km

m3

ha

15

11

12

d/Thuỷ sản:

Diện tích nuôi trồng:

Sản lượng trong năm (cả khai thác và nuôi trồng)

ha

tấn

10

13

đ/ Diêm nghiệp ( tỉnh có ngành muối)

Số lượng muối sản xuất trong năm

tấn

05

14


15

16

17

e/ Phát triển nông thôn:

-Số xã đã quy hoạch và đề án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Số xã đạt chuẩn Nông thôn mới

- Số xã đạt từ 10 tiêu chí nông thôn mới trở lên

- Số hộ dùng nước sạch

% tổng số xã

% tổng số xã

% số hộ

10

1


5

2

2

1

2

3

4

II . Đánh giá kết quả năm nay

- Kết quả khắc phục, sử lí phát sinh đột xuất (lụt, bão, hạn, dịch bệnh, cháy rừng...) nếu có

- Giá trị thu được / ha canh tác

- Tổng thu nhập sản xuất

- Tốc độ tăng trưởng

triệu đ

tỷ. đ

%

10

1

2

3

4

5

III.Thực hiện chức năng quản lí nhà nước (nêu rõ những việc đã làm, làm vượt)

+ Tổ chức cán bộ và xây dựng bộ máy

+Thực hiện PL chống tham nhũng, PL chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

+ Thanh tra chuyên ngành

+ Cải cách hành chính

+ Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo, dự họp theo quy định của Bộ

Diễn giải

15

Điểm thưởng do Hội đồng TĐKT Bộ

05

Tổng số điểm tối đa

100

- Hình thức khen thư­ởng năm trư­ớc:

- Đề nghị khen thưởng năm nay:

Ý KIẾN CỦA UBND TỈNH, THÀNH PHỐ

GIÁM ĐỐC SỞ NN VÀ PTNT

(Ký tên, đóng dấu)

Lưu ý: Điểm tối thiểu để xét Cờ là 85 điểm; đối với Sở không có chỉ tiêu về Thuỷ sản và Muối điểm tối thiểu là 70. Xét Cờ Thi đua tính điểm từ cao xuống thấp.

Mẫu số 13

BẢNG TỔNG HỢP THÀNH TÍCH XÉT TẶNG CỜ THI ĐUA CỦA BỘ NĂM.........

KHỐI VIỆN

- Tên đơn vị : Tổng số CBCNV:

- Địa chỉ: Điện thoại: Fax:

TT

Chỉ tiêu thi đua

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện kế hoạch

Điểm tối đa chấm cho các chỉ tiêu

Đơn vị tự chấm điểm

Thường trực HĐTĐKT Bộ chấm điểm

I - Thực hiện đề tài, dự án khoa học công nghệ

20

1

2

3

- Cấp Nhà nư­ớc

- Cấp ngành

- Th­ường xuyên

đề tài

đề tài

đề tài

4

5

6

II - Những tiến bộ kĩ thuật được công nhận và áp dụng (được HĐ KHCN công nhận từ mức khu vực trở lên )

- Giống cây trồng, vật nuôi,

- Thiết bị máy móc NL nghiệp

- Quy trình kĩ thuật

Giống

Sản phẩm

Quy trình

25

7

8

III- Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất

- Giống cây trồng, vật nuôi.

- Doanh thu

cây con.

triệu đ

25

9

10

IV - Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu

- Trị giá trang thiết bị đến hết năm báo cáo

- Hệ số sử dụng trang thiết bị

triệu đ

%

05

11

12

13

V - Bồi dưỡng trình độ CBCNV:

- Trên Đại học.

- Kĩ s­ư

- Công nhân kĩ thuật

ng­ười

ngư­ời

người

10

14

15

16

17

18

VI -Xây dựng nội bộ

- Thực hiện quy chế dân chủ, nội bộ đoàn kết.

- Đảng bộ:

- Công đoàn:

- Đoàn TN

- Thực hiện Pháp lệnh phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm,chống lãng phí

Xếp loại

A-B

10

Điểm thưởng do HĐTĐKT Bộ

05

Tổng số điểm tối đa

100

- Hình thức khen thư­ởng năm trư­ớc:

- Đề nghị mức khen thư­ởng năm nay:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Lưu ý:

- Điểm tối thiểu để xét Cờ là 85 điểm;

- Xét Cờ Thi đua tính điểm từ cao xuống thấp

Mẫu số 14

BẢNG TỔNG HỢP THÀNH TÍCH XÉT TẶNG CỜ THI ĐUA CỦA BỘ NĂM HỌC....

KHỐI TRƯỜNG

- Trường: Năm học :

- Địa chỉ: Điện thoại: Fax:

TT

CHỈ TIÊU THI ĐUA

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện Kế hoạch

Điểm tối đa chấm cho các chỉ tiêu

Đơn vị tự chấm điểm

Thường trực HĐTĐKT Bộ chấm điểm

A

Thực hiện mục tiêu, chất lượng, hiệu quả đào tạo

30

1

-Tuyển mới theo kế hoạch

người

2

- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp

%

3

- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp khá giỏi

%

4

Số môn học được đổi mới mục tiêu, nội dung đào. tạo

môn

5

Tỉ lệ các môn học chính có giáo trình,bài giảng đã in

%

B

Xây dưng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

15

6

Tồng số giáo viên:

người

7

-Tỉ lệ Giáo viên đạt chuẩn quy định

%

C

Nghiên cứu, thí nghiệm khoa học,thực tập sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất

20

8

Số đề tài nghiên cứu khoa học, thí nghiệm cấp Trường được áp dụng có hiệu qủa

đề tài

9

Tổng số tiền trích từ nguồn thu thực tập sản xuất hỗ trợ cho đào tạo

triệu đ

10

Gía trị bằng tiền trong việc cải thiện đời sống cho CBCNV/tháng

ng.đ

D

Tổ chức quản lý , xây dựng nhà trường

30

11

Tỉ lệ cán bộ, công nhân viên, giáo viên đạt danh hiệu

- Lao động Tiên tiến;

- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở;

- Giáo viên dạy giỏi

%

12

Thực hiện các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Bộ

lần

13

Thực hiện Pháp lệnh phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

14

Xếp loại thi đua Đảng bộ nhà trường

loại

15

Xếp loại thi đua Công đoàn trường

-

26

Xếp loại thi đua Đoàn thanh niên cộng sản HCM

-

Điểm thưởng do Hội đồng TĐKT Bộ

05

Tổng số điểm tối đa

100

- Mức khen thưởng năm trước:

- Đề nghị khen thưởng năm nay:

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên và đóng dấu)

Lưu ý:

- Điểm tối thiểu để xét Cờ là 85 điểm;

- Xét Cờ Thi đua tính điểm từ cao xuống thấp.

Mẫu số 15

BẢNG TỔNG HỢP THÀNH TÍCH XÉT TẶNG CỜ THI ĐUA CỦA BỘ NĂM............

KHỐI DOANH NGHIỆP

- Tên đơn vị: Tổng số CBCNV:

- Địa chỉ: Điện thoại: Fax:

TT

Chỉ tiêu thi đua

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện kế hoạch

Điểm tối đa chấm cho các chỉ tiêu

Đơn vị tự chấm điểm

Thường trực HĐTĐKT Bộ chấm điểm

I- Doanh số và tốc độ tăng trưởng

50

1

Sản phẩm chủ yếu (theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh)

Tấn; m3, ha

2

Kim ngạch xuất khẩu

1.000 USD

3

Doanh thu

Triệu đ

4

Lợi nhuận

Triệu đ

5

Nộp ngân sách

Triệu đ

6

Cổ tức

%

5

Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên / tháng

1.000đ

II- Ứng dụng khoa học công nghệ

25

6

Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị

%

7

Sáng kiến cải tiến kĩ thuật

Số lượng

8

Số tiền làm lợi

Triệu đồng

III - Xây dựng nội bộ

20

9

10

11

12

13

Quản lí tài chính

Đảng bộ.

Công đoàn

Đoàn Thanh niên

Thực hiện PL chống tham nhũng, PL chống lãng phí, thực hành tiết kiệm

A , B, C

X. loại

TSVM: A tốt

Khá : B

Điểm thưởng do Hội đồng TĐKT Bộ

05

Tổng số điểm tối đa

100

- Mức khen thư­ởng năm tr­ước :

- Đề nghị khen thưởng năm nay:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI

( ký tên; đóng dấu)

Lưu ý:

- Điểm tối thiểu để xét Cờ là 85 điểm;

- Xét Cờ Thi đua tính điểm từ cao xuống thấp.

PHỤ LỤC 4:

BẢNG TỔNG HỢP DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU

CHIẾN SĨ THI ĐUA TOÀN QUỐC, CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP BỘ NĂM........

- Đơn vị : (Ghi bằng chữ in hoa).........................

- Địa chỉ: ..............

- Điện thoại: ....................................Fax: ......................

TT

Họ và tên

Chức vụ

Danh hiệu CSTĐ cơ sở đã được công nhận các năm

(số quyết định)

Danh hiệu CSTĐ cấp Bộ đã được công nhận các năm

(số quyết định)

Tóm tắt thành tích

1

- Căn cứ vào nhiệm vụ và công việc được giao để viết báo cáo thành tích nổi bật xuất sắc của 3 năm đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Bộ, 6 năm đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc. Có số liệu để chứng minh.

- Nếu là cán bộ quản lý, nêu rõ vai trò của cá nhân đã có tác động trong việc làm tăng trưởng của đơn vị, là hạt nhân đoàn kết; thực hiện phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

- Tổng hợp những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đề xuất có lợi, áp dụng có hiệu quả và các sáng kiến cải tiến đó đã làm lợi về tiền, thời gian, vật chất, chứng minh bằng số liệu.

- Tinh thần học tập, nâng cao trình độ, ý thức tham gia xây dựng tập thể, giúp đỗ đồng nghiệp.

- Chấp hành chính sách, thực hiện nghĩa vụ công dân đối với địa phương, đơn vị.

2

3

4

5

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 63/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn công tác thi đua và khen thưởng trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 63/2011/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/09/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Cao Đức Phát
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 575 đến số 576
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản