- 1Luật Thuế giá trị gia tăng 1997
- 2Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- 3Nghị định 79/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
- 4Thông tư 122/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 79/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2002/TT-BTC | Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2002 |
Căn cứ vào Luật thuế GTGT, Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ.
Căn cứ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1151/CP-KTTH ngày 20/12/2001 của Chính phủ.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung không thu thuế GTGT đối với hoạt động bán tài sản để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
1- Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, bao gồm các phương thức dưới đây:
a- Tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản bảo đảm tiền vay cho người mua hoặc bán cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại, các tổ chức có chức năng mua bán tài sản nợ.
b- Tổ chức tín dụng uỷ quyền việc bán tài sản bảo đảm tiền vay cho các tổ chức sau:
- Trung tâm bán đấu giá tài sản;
- Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của Pháp luật về bán đấu giá tài sản;
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại;
- Tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán
c- Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ.
d- Tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.
Đối với trường hợp bán tài sản của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ "về giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước", bán tài sản của các doanh nghiệp phá sản theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp không phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính thì không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này.
2- Phạm vi áp dụng:
Căn cứ Điều 32 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ và khoản 3.1 điểm 1 quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại thì các trường hợp áp dụng đối với các tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ bao gồm:
a- Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận.
b- Khách hàng vay phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
c- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vay không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ.
d- Trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá không thực hiện việc giải quyết tài sản bảo đảm tiền vay như quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ.
e- Toà án phán quyết giao tài sản cho các tổ chức tín dụng xử lý
II- THỦ TỤC, HỒ SƠ CHỨNG TỪ, HOÁ ĐƠN KHI TỔ CHỨC TÍN DỤNG XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY
1- Trường hợp tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản đảm bảo tiền vay:
a- Tổ chức tín dụng trực tiếp bán cho người mua phải thực hiện:
a.1- Thông báo công khai về việc bán tài sản bảo đảm và được tiến hành bán tài sản bảo đảm theo thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng và các cơ quan có thẩm quyền.
a.2- Phải có hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh (sau đây gọi chung là bên bảo đảm). Đối với trường hợp nêu tại khoản 2b; 2c; 2d Mục I Thông tư này thì phải có thêm văn bản xử lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan công chứng).
a.3- Khi bán tài sản bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng. Trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ bán tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ, dòng thuế suất và tiền thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
a.4- Khi kết thúc việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm trong đó nêu rõ số tiền bán tài sản đảm bảo tiền vay của bên bảo đảm. Đối với trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của bên bảo đảm theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ thì tổ chức tín dụng không phải thông báo cho bên bảo đảm (trừ trường hợp tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của bên bảo lãnh mà bên bảo lãnh không bị giải thể, chia, tách, hợp nhất, sát nhập).
- Tổ chức tín dụng cũng phải thực hiện các thủ tục hồ sơ, chứng từ, hoá đơn theo quy định tại khoản 1a Mục II Thông tư này.
- Các đơn vị mua tài sản của tổ chức tín dụng khi bán lại tài sản được miễn thuế GTGT và xuất hoá đơn GTGT như quy định tại khoản 1.a.3, mục II nêu trên.
2- Trường hợp tổ chức tín dụng uỷ quyền việc bán tài sản bảo đảm tiền vay cho các tổ chức quy định tại điểm 1.b mục I Thông tư này:
a- Phải có hợp đồng uỷ quyền bán tài sản được ký kết giữa tổ chức tín dụng và bên được uỷ quyền.
b- Khi xác định rõ người mua, đơn vị được uỷ quyền thông báo cho tổ chức tín dụng về các thông tin của khách hàng. Tổ chức tín dụng thực hiện các thủ tục hồ sơ, chứng từ, hoá đơn theo quy định tại khoản 1a Mục II Thông tư này.
a- Tổ chức tín dụng và bên bảo đảm lập biên bản nhận tài sản bảo đảm, biên bản phải ghi rõ nội dung: tiếp nhận tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, việc bàn giao, tiếp nhận, định giá xử lý tài sản bảo đảm và thanh toán từ việc xử lý tài sản bảo đảm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp này tổ chức tín dụng không phải xuất hoá đơn mà làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.
b- Chứng từ để tổ chức tín dụng hạch toán là biên bản nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
c- Khi bán các tài sản này, tổ chức tín dụng có trách nhiệm xuất hoá đơn GTGT như quy định tại khoản 1.a.3, mục II Thông tư này. Khoản chênh lệch bán tài sản bảo đảm (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
III- QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN KHI THỰC HIỆN XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY:
1- Đối với tổ chức tín dụng:
a- Thực hiện các quy định tại Mục II Thông tư này.
b- Hoá đơn GTGT về bán tài sản bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng phải quản lý và theo dõi riêng. Tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay không được coi là doanh thu hay thu nhập của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp nêu tại tiết c, khoản 3, Mục II Thông tư này).
2- Đối với bên bảo đảm:
Bên bảo đảm là cơ sở kinh doanh được hạch toán số tiền bán hàng theo thông báo của tổ chức tín dụng vào doanh số bán hàng không chịu thuế GTGT. Trường hợp bên bảo đảm là cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì phải giảm trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số bán tài sản bảo đảm trong niên độ tài chính. Phương pháp xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào của tài sản bảo đảm tiền vay được tính theo quy định tại tiết c, khoản 1, Mục III Phần B Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.
3- Đối với bên mua:
Được quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cấp hoá đơn GTGT theo quy định tại mục II- Thông tư này và sử dụng hoá đơn này làm chứng từ hợp pháp để hạch toán kế toán khi mua tài sản hoặc hoàn tất các thủ tục khác theo quy định.
4- Đối với cơ quan thuế:
Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm cung cấp hoá đơn GTGT cho các tổ chức tín dụng để phục vụ cho việc bán tài sản bảo đảm tiền vay.
1- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho các hợp đồng bảo đảm ký trước ngày Thông tư có hiệu lực nhưng chưa thực mua bán và xuất hoá đơn. Các trường hợp đã bán tài sản bảo đảm và đã xuất hoá đơn tính thuế GTGT cho người mua thì không điều chỉnh lại.
2- Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Trương Chí Trung (Đã ký) |
- 1Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư liên tịch 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Tổng cục Địa chính ban hành
- 3Công văn 4598/TCT-DNL năm 2015 về chính sách thuế khi bán tài sản bảo đảm tiền vay do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Công văn số 3492 TCT/NV2 ngày 29/09/2003 của Tổng cục thuế về việc giải đáp Thông tư số 62/2002/TT-BTC
- 2Luật Thuế giá trị gia tăng 1997
- 3Nghị định 103/1999/NĐ-CP về việc giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước
- 4Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- 5Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Nghị định 79/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
- 7Thông tư 122/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 79/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ tài chính ban hành
- 8Thông tư liên tịch 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Tổng cục Địa chính ban hành
- 9Công văn số 394TCT/DNNN về việc thuế giá trị gia tăng đối với tài sản đảm bảo nợ vay do Tổng cục Thuế ban hành
- 10Công văn 4598/TCT-DNL năm 2015 về chính sách thuế khi bán tài sản bảo đảm tiền vay do Tổng cục Thuế ban hành
Thông tư 62/2002/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các Tổ chức tín dụng do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 62/2002/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/07/2002
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trương Chí Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 02/08/2002
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định