- 1Thông tư 18/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 12/2001/QĐ-BTC về chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2002/TT-BTC | Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2002 |
Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam như sau:
1/ Đối tượng áp dụng thông tư này là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh, cơ sở dịch vụ y tế, cơ sở hành nghề y dược học cổ truyền thuộc Hội Chữ Thập đỏ các cấp đứng ra thành lập và quản lý (Sau đây gọi là cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội chữ thập đỏ ).
2/ Cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ hoạt động vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận. Nguồn tài chính chủ yếu được hình thành trên cơ sở vận động sự tài trợ và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3/ Hoạt động tài chính của các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo theo nguyên tắc tự tạo nguồn, tự hạch toán và tuỳ theo khả năng hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ các cấp (nếu có).
4/ Cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về chuyên môn, kỹ thuật và các quy định có liên quan khác của Pháp luật.
5/ Đối tượng được khám, chữa bệnh miễn phí: Người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ, trẻ tàn tật, nạn nhân chiến tranh, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng khác được sự bảo trợ của các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước.
6/ Đối tượng khám, chữa bệnh có thu phí: Những người tự nguyện khám, chữa bệnh theo yêu cầu và người có thẻ Bảo hiểm y tế được cơ quan Bảo hiểm y tế giới thiệu.
I/ NGUỒN THU CỦA CƠ SỞ Y TẾ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO:
- Tài trợ bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ các cấp (nếu có).
- Hỗ trợ của ngân sách Nhà nước các cấp trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
- Thu từ nguồn bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.
- Thu từ các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu của nhân dân. Mức thu theo nguyên tắc tính đủ các chi phí khám, chữa bệnh. Riêng đối với tiền thuốc (không kể thuốc từ nguồn viện trợ) thu theo nguyên tắc giá mua vào cộng thêm các chi phí bảo quản, vận chuyển và cấp phát thuốc, không tính lãi.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Vốn tự có của các cơ sở khám, chữa bệnh.
II/ NỘI DUNG CHI CỦA CƠ SỞ Y TẾ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO:
1/ Chi hoạt động thường xuyên:
- Chi tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp, tiền thưởng theo chế độ của Nhà nước quy định đối với ngành y tế; Các khoản đóng góp theo chế độ quy định của Nhà nước như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn;
- Chi quản lý hành chính, hậu cần phục vụ công tác khám, chữa bệnh: Tiền điện, nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội thảo, hội nghị, tập huấn...Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn:
+ Chi phí trực tiếp cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
+ Chi hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác khám, chữa bệnh.
+ Chi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thuộc cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo.
- Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
- Chi khác: chi phí tiếp nhận hàng viện trợ, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, quản lý, cấp phát thuốc, hàng hoá viện trợ, chi thuê địa điểm làm việc (nếu có)...
2/ Chi không thường xuyên:
- Chi cho các đợt phòng chống dịch bệnh (nếu có).
- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định.
- Chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất từ nguồn thu khấu hao tài sản cố định (nếu có) đối với hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh.
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có) .
III/ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO:
1/ Quản lý nguồn thuốc, vật tư, thiết bị y tế viện trợ:
- Thực hiện khám, chữa bệnh và cấp miễn phí thuốc theo đúng các đối tượng quy định của nhà tài trợ và các đối tượng quy định tại thông tư này. Nghiêm cấm việc bán thuốc, vật tư và thiết bị y tế từ nguồn viện trợ nhân đạo.
- Mở sổ sách theo dõi riêng tình hình nhập, xuất và tồn thuốc, hàng hoá viện trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Trường hợp thuốc, vật tư, thiết bị y tế được viện trợ không phù hợp với tuyến điều trị của cơ sở thì Hội chữ thập đỏ các cấp thành lập Hội đồng (gồm Hội chữ thập đỏ, cơ quan Tài chính- Vật giá đồng cấp, Sở Y tế hoặc Trung tâm y tế quận, huyện) để định giá và chuyển đổi thuốc, vật tư, thiết bị y tế khác cho phù hợp với nhu cầu. Việc chuyển đổi phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị. Nghiêm cấm sử dụng nguồn kinh phí do chuyển đổi thuốc ngoài mục đích khám, chữa bệnh nhân đạo.
2/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ không phải thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước đối với nguồn kinh phí sử dụng cho các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và được hưởng các chế độ khuyến khích về tài chính theo quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 01/3/2000 của Bộ Tài chính đối với nguồn thu được từ hoạt động khám, chữa bệnh.
3/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng các khoản thu, chi đối với dịch vụ khám, chữa bệnh có thu một phần viện phí và khám, chữa bệnh theo yêu cầu.
- Sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật, số chênh lệch giữa thu và chi từ nguồn viện phí, các cơ sở được trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số còn lại được trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp khám chữa bệnh của cơ sở để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tỷ lệ trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định.
4/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ phải mở sổ sách theo dõi, quản lý chi tiêu và thực hiện công tác báo cáo quyết toán theo đúng Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
5/ Định kỳ hàng quý, năm cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo có trách nhiệm báo cáo tình hình thu, chi tài chính cho Hội Chữ thập đỏ cùng cấp. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội chữ Thập đỏ và cơ quan tài chính cùng cấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để sửa đổi cho phù hợp.
Nguyễn Công Nghiệp (Đã ký) |
- 1Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 2Thông tư 18/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 12/2001/QĐ-BTC về chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 4Thông tư 103/2016/TT-BQP quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng
Thông tư 60/2002/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội chữ thập đỏ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 60/2002/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/07/2002
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Công Nghiệp
- Ngày công báo: 31/08/2002
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 25/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực