Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LÂM NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6/VP | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 1990 |
Ngày 24-4-1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 99-CT về việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ.
Ngày 3-2-1990 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 34-HĐBT về việc sắp xếp lại tổ chức dịch vụ và xuất nhập khẩu lâm sản.
Ngày 6-3-1990 Bộ Lâm nghiệp, Bộ Kinh tế Đối ngoại và Tổng cục Hải quan ra thông tư liên Bộ số 4-TT/LB quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành Lâm nghiệp, Kinh tế đối ngoại, Hải quan trong việc quản lý và kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản.
Bộ Lâm nghiệp ra Thông tư này hướng dẫn các địa phương và các đơn vị kinh doanh sản xuất thực hiện đúng các quyết định số 99-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và quyết định số 34-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng nói trên về việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ.
1- Đối với gỗ rừng tự nhiên và đặc sản rừng
a) Sản phẩm được xuất khẩu
Từ năm 1990 trở đi không xuất khẩu gỗ tròn mà chỉ xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ như: đồ gỗ và đồ gỗ kết hợp song mây, ván sàn, ván sàn tinh chế, gỗ lạng, gỗ dán, ván dăm, ván sợi ép, gỗ xẻ, v.v... Các loại gỗ cấm xuất khẩu kể cả gỗ xẻ gồm có: Cẩm lai, gõ đỏ, Gụ, Dáng hương, Lát, Hoàng đàn, Mun, Sến, Nghiến, Sao, Lam xanh (theo quyết định số 99-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
Đối với đặc sản rừng và động vật rừng xuất khẩu theo quy định trong thông tư liên Bộ số 4 ngày 6-3-1990 nói trên.
Đối với song mây, cần tổ chức chế biến thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị và từ năm 1991 trở đi sẽ không xuất khẩu song mây dưới dạng nguyên liệu thô.
b) Đối với gỗ để xuất khẩu tồn kho của năm 1989 đã được đoàn kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp kiểm kê và đóng dấu búa cuối năm 1989, có đủ biên lai nộp tiền nuôi rừng, nếu muốn xuất khẩu cũng phải chế biến thành các mặt hàng đã nói trên.
Những đơn vị có gỗ xuất khẩu tồn kho năm 1989 không có khả năng chế biến thành hàng xuất khẩu sẽ bán cho các Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản I, II, III thuộc Bộ Lâm nghiệp để chế biến thành sản phẩm được xuất khẩu.
c) Đối với gỗ quý hiếm tồn kho năm 1989 đã được các đoàn kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp kiểm kê và đóng dấu búa cuối năm 1989 nếu bán gỗ tròn được giá cao hơn sản phẩm đã chế biến thì đăng ký xin xuất khẩu với Bộ Lâm nghiệp để Bộ Lâm nghiệp cùng với Bộ Thương nghiệp xem xét giải quyết.
d) Đối với gỗ khai thác từ năm 1990 trở đi
Với các tỉnh, các cơ sở trực thuộc Bộ Lâm nghiệp và các ngành có quản lý rừng, sản phẩm chế biến từ gỗ để xuất khẩu chỉ được sử dụng tối đa 50% sản lượng gỗ khai thác theo thiết kế khai thác được duyệt trong năm kế hoạch, số gỗ còn lại để sử dụng ở trong nước và địa phương.
Tuyệt đối không khai thác những loại gỗ quí hiếm cấm xuất khẩu.
Những đơn vị không có rừng chỉ được xuất khẩu sản phẩm gỗ khi có hợp đồng liên kết liên doanh về khai thác và chế biến gỗ với tỉnh và các đơn vị có rừng được phép khai thác, số lượng gỗ xuất khẩu này sẽ trừ vào chỉ tiêu được phép xuất khẩu của tỉnh và đơn vị có rừng đã ký kết hợp đồng nói trên.
Các loại gỗ rừng trồng như bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo là tràm, đước, thông, tràm, v.v... được xuất khẩu dưới dạng gỗ tròn. Các đơn vị khai thác gỗ rừng trồng phải có thiết kế khai thác được duyệt.
Chỉ tiêu xuất khẩu gỗ rừng trồng ở vùng giấy, vùng mỏ, vùng có nhà máy dăm xuất khẩu (kể cả vùng dự kiến xây dựng nhà máy) chỉ được giải quyết sau khi đã đáp ứng nhu cầu của nhà máy và gỗ cho trụ mỏ. Đối với gỗ do nhân dân trồng, Sở Lâm nghiệp và Sở Nông - Lâm xem xét nguồn gỗ có thể khai thác được trong năm để lập kế hoạch xin xuất khấu và phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đối với diện tích trồng tập trung.
Các địa phương phải có kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển, những hàng cây dọc đường để tránh chặt phá bừa bãi ảnh hưởng xấu đến phòng hộ nông nghiệp bảo vệ môi trường và cảnh quan đất nước.
3- Trình tự thủ tục và thời hạn làm kế hoạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Tất cả các tỉnh, các cơ sở trực thuộc Bộ Lâm nghiệp và các ngành có rừng được phép xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải trình duyệt thiết kế khai thác với Bộ Lâm nghiệp vào tháng 8 hàng năm để chuẩn bị cho kế hoạch năm sau.
Các đơn vị không có rừng muốn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải trình với Bộ Lâm nghiệp các hợp đồng liên kết liên doanh khai thác, chế biến gỗ với những đơn vị có rừng được phép khai thác.
Tháng 10 hàng năm, các Sở Lâm nghiệp, Sở Nông-Lâm, các đơn vị xin xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ gửi đăng ký xin xuất khẩu về Bộ Lâm nghiệp để chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu năm sau.
Bộ Lâm nghiệp căn cứ vào lượng gỗ khai thác được trong năm kế hoạch để xác định chỉ tiêu được xuất khẩu của tỉnh và các đơn vị bao gồm cả phần được xuất khẩu của các đơn vị lấy nguồn gỗ từ rừng của tỉnh.
Chỉ tiêu này được gửi cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh để theo dõi và gửi cho Bộ Thương nghiệp để làm căn cứ xét cấp hạn ngạch xuất khẩu.
Phan Xuân Đợt (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 4-TT/LB năm 1990 quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành Lâm nghiệp, Kinh tế đối ngoại, Hải quan trong việc quản lý và kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản do Bộ Kinh tế đối ngoại - Bộ Lâm nghiệp - Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Quyết định 99-CT năm 1989 về việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Thông tư 6/VP năm 1990 hướng dẫn Quyết định 99-CT 1989 về việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ do Bộ Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 6/VP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/04/1990
- Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
- Người ký: Phan Xuân Đợt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra