Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2015/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Thông tư này quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tổ chức việc thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
1. Vị trí việc làm là tập hợp các nhiệm vụ bao gồm nhóm công việc được thực hiện bởi một cá nhân.
2. Nhiệm vụ là nhóm các công việc có liên quan tạo thành một phạm vi làm việc trong mỗi vị trí việc làm.
3. Công việc thể hiện qua mô tả là có một sự khởi đầu và kết thúc, có kết quả cụ thể bằng một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình.
4. Năng lực thể hiện khả năng chuyển tải các kỹ năng, kiến thức và thái độ vào các tình huống trong làm việc.
5. Đơn vị năng lực là sự trình bày chi tiết về một việc được làm như thế nào, cách thức thực hiện và kiến thức nền tảng được áp dụng.
NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Mục 1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Việc làm;
2. Định dạng về cấu trúc thống nhất và xây dựng theo quy trình quy định tại Thông tư này;
3. Phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu của ASEAN và quốc tế.
Điều 5. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc. Khung của từng bậc trình độ cụ thể như sau:
1. Bậc 1:
a) Thực hiện các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh vực; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc theo chỉ dẫn;
c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển tải thông tin theo yêu cầu; có khả năng tham gia làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
2. Bậc 2:
a) Thực hiện các công việc thông thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;
b) Có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong nhiều lĩnh vực; có khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn kỹ thuật thông thường và một số vấn đề phức tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; tự chủ trong làm việc theo tổ, nhóm và có khả năng làm việc độc lập trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
3. Bậc 3:
a) Thực hiện phần lớn các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; tự chủ, làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
4. Bậc 4:
a) Thực hiện hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; làm việc độc lập và tự chủ cao; có khả năng quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
5. Bậc 5:
a) Thực hiện các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp hoặc yêu cầu của quản lý trong phạm vi rộng khi thực hiện công việc;
c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến; làm việc độc lập và tự chủ cao; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định.
Điều 6. Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề gồm có ba (03) thành phần cơ bản như sau:
1. Mô tả nghề:
Nội dung mô tả phạm vi bao phủ của nghề, các vị trí việc làm và công việc chính cần phải thực hiện trong các bối cảnh áp dụng.
2. Danh mục các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các đơn vị năng lực của từng vị trí việc làm có trong nghề, trong đó liệt kê đầy đủ các đơn vị năng lực và sắp xếp theo các nhóm sau:
a) Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là ngành công nghiệp);
b) Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc trong một ngành công nghiệp cụ thể;
c) Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.
3. Các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày từng đơn vị năng lực có trong danh mục các đơn vị năng lực. Đối với mỗi một đơn vị năng lực cụ thể phải thể hiện được các nội dung sau đây:
a) Tên đơn vị năng lực;
b) Thành phần và tiêu chí thực hiện: trình bày một cách đầy đủ về những thành phần trong một đơn vị năng lực cần phải thực hiện, mức độ thực hiện và kết quả đầu ra có thể đo lường, tính toán, xác định được;
c) Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu: đưa ra các thông tin về những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện có hiệu quả và lựa chọn nguồn lực hoặc giải pháp thay thế để đạt được những kết quả đầu ra;
d) Điều kiện thực hiện: mô tả những thông số cho việc ứng dụng năng lực và những loại việc, nguồn lực, dịch vụ có thể ứng dụng khi sử dụng năng lực;
đ) Hướng dẫn đánh giá: đưa ra bối cảnh và phương pháp lựa chọn bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá để xác định một cá nhân có đạt tiêu chuẩn của đơn vị năng lực hay không.
4. Định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 7. Thành lập, lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Cơ quan chủ trì) có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý. Cơ quan chủ trì phải thành lập hoặc lựa chọn một tổ chức để tham mưu, giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề (sau đây gọi là tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề).
2. Đối với trường hợp thành lập tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, thì tổ chức được thành lập phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Thành phần tham gia gồm có: đại diện Cơ quan chủ trì; đại diện của tổ chức đại diện cho người lao động làm nghề đó; đại diện hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề đó; đại diện tổ chức của người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó; đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo nghề đó.
Trong tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được thành lập, số lượng thành viên đại diện cho hội nghề nghiệp, tổ chức của người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải chiếm từ 1/2 (một phần hai) số thành viên tham gia trở lên.
b) Các thành viên tham gia tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề theo quy định tại Điểm a khoản này phải là người có trình độ từ đại học trở lên, hiểu biết, thông thạo về nghề đó và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc hoặc là người có trình độ kỹ năng nghề ở bậc cao nhất của nghề đó (sau đây gọi là chuyên gia trong nghề).
3. Đối với trường hợp lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, thì tổ chức được lựa chọn phải là một trong các tổ chức sau:
a) Hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề đó;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục, tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của Cơ quan chủ trì, có uy tín và kinh nghiệm trong đào tạo hoặc trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ liên quan đến nghề đó.
4. Tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề có quyền và trách nhiệm sau:
a) Thực hiện và tuân thủ quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 và
b) Có quyền thuê hoặc sử dụng cá nhân, tổ chức khác ở trong và ngoài nước có kinh nghiệm, năng lực về xây dựng tiêu chuẩn nghề để triển khai thực hiện công việc được quy định tại các
c) Được phép sử dụng tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn kỹ năng hoặc tiêu chuẩn năng lực do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa và biên soạn dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại
d) Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ khi sử dụng tài liệu, tiêu chuẩn nghề của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
1. Thu thập tài liệu, tiêu chuẩn của nghề đang được sử dụng ở trong và ngoài nước.
2. Nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó theo quy mô lớn, nhỏ, trung bình và trình độ công nghệ đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong quản lý ở các mức độ phổ biến, cũ, mới để lập danh sách doanh nghiệp cần khảo sát đảm bảo đại diện cho các vùng, miền trong cả nước.
3. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra theo các đối tượng sau:
a) Phiếu điều tra về tình hình sử dụng và phân công lao động đối với nghề khảo sát cho đối tượng khảo sát là doanh nghiệp.
b) Phiếu điều tra về chức năng, vai trò, vị trí đang đảm nhận; các nhiệm vụ, công việc thường xuyên, không thường xuyên cần phải thực hiện và điều kiện, bối cảnh thực hiện từng công việc đó cho các đối tượng khảo sát trong doanh nghiệp là người quản lý hoặc phụ trách, người làm công tác chuyên môn kỹ thuật và người trực tiếp làm các công việc của nghề hoặc làm công việc có liên quan đến nghề khảo sát.
4. Tiến hành việc khảo sát tại các doanh nghiệp được lựa chọn theo danh sách đã lập tại Khoản 2 và theo các đối tượng quy định tại Khoản 3 của Điều này nhằm điều tra về các vị trí việc làm của nghề tại nơi làm việc và thu thập dữ liệu về các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm.
5. Tổ chức việc phân tích dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều này để xác định các vị trí việc làm phổ biến của nghề và các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm đó; tổng hợp và lập thành bảng các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Căn cứ dữ liệu thu thập từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại
a) Phân tích kết quả điều tra đã thu thập theo từng công việc của từng vị trí việc làm đã được xác định theo
b) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu thu thập được theo quy định tại
c) Tổ chức việc lấy ý kiến góp ý các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của Khoản này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc sau khi nhận được các ý kiến góp ý;
d) Tiến hành hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho các phiếu phân tích công việc đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Điểm c của Khoản này; hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.
2. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 của Điều này, tiến hành các công việc như sau:
a) Phân tích tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống thực hiện công việc cũng như mức độ linh hoạt và sáng tạo khi thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc của từng vị trí việc làm để xác định bậc trình độ kỹ năng nghề của vị trí việc làm đó dựa theo khung của từng bậc trình độ kỹ năng được quy định tại
b) Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu đã được thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 (nếu có) để điều chỉnh sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập theo Điểm b của khoản này;
d) Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại các điểm a, b và c của Khoản này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để góp ý cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
Điều 10. Xác định danh mục các đơn vị năng lực
1. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo
2. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 của Điều này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về danh mục các đơn vị năng lực đã được lập; hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
Điều 11. Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Căn cứ dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều 8, các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo quy định tại Điều 9, danh mục các đơn vị năng lực đã được lập theo
2. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại
3. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 của Điều này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các đơn vị năng lực và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 1 hoặc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 2 của Điều này; hoàn chỉnh sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
4. Tiến hành hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia trong nghề và các cơ quan, tổ chức có liên quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Khoản 3 của Điều này; hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.
Điều 12. Lập hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Ngay sau khi hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo
1. Một (01) bản báo cáo về quá trình tiến hành thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mẫu đề cương báo cáo theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Một (01) bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và hoàn thiện theo quy định tại
3. Các sản phẩm trung gian được sử dụng trong việc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm có:
a) Bảng tổng hợp các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Khoản 5 Điều 8;
b) Các phiếu phân tích công việc, sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã được lập, hoàn thiện theo
c) Tiêu chuẩn và các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao (đối với trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).
TỔ CHỨC VIỆC THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 13. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo tiêu chuẩn
1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định do tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề lập theo quy định tại
2. Chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các công việc sau đây:
a) Đăng tải dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định trên trang thông tin điện tử của Bộ trong thời gian 30 ngày làm việc để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong toàn quốc;
b) Có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hội nghề nghiệp ở trung ương có liên quan cho ý kiến góp ý bằng văn bản đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được.
Điều 14. Thành lập Hội đồng thẩm định
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định do Cơ quan chủ trì gửi đến theo quy định tại
2. Số lượng thành viên, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định như sau:
a) Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ và có từ 07 (bảy) đến 11 thành viên;
b) Thành phần tham gia Hội đồng có đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó bao gồm: công đoàn ngành hoặc nghiệp đoàn nghề; hội nghề nghiệp; một số doanh nghiệp. Trong đó đại diện cho doanh nghiệp phải chiếm ít nhất là 1/3 (một phần ba) thành phần tham gia Hội đồng. Những người đại diện cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải là những chuyên gia trong nghề nhưng không tham gia vào thành phần của tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoặc tham gia liên kết, hợp tác trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đó và được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó giới thiệu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn;
c) Cơ cấu của Hội đồng gồm có: chủ tịch; thư ký và các thành viên khác. Trong đó Thư ký Hội đồng là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng là người có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Hội đồng bầu chọn trong số thành viên Hội đồng.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; các phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự và có mời đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tham dự;
b) Các phiên họp của Hội đồng phải được ghi biên bản do Thư ký Hội đồng ghi, biên bản họp Hội đồng phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và của Thư ký Hội đồng;
c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản về nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được và phát biểu tại phiên họp của Hội đồng để các thành viên Hội đồng tham dự phiên họp phát biểu thảo luận, phân tích, đánh giá công khai; đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được mời tham dự phiên họp có trách nhiệm giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng nếu được yêu cầu; Chủ tịch Hội đồng tổng hợp và kết luận theo ý kiến của đa số thành viên Hội đồng tham dự phiên họp.
d) Hội đồng thực hiện đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được thông qua việc bỏ phiếu kín của các thành viên Hội đồng. Phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Nội dung và thời hạn thẩm định
1. Việc thẩm định tập trung vào một số nội dung sau đây:
a) Thẩm định sự tuân thủ quy định tại các
b) Thẩm định về nội dung và sự phù hợp của bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được so với định dạng cấu trúc quy định tại
c) Thẩm định về chất lượng của bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn thẩm định:
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời gian đăng tải dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điểm a
1. Chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thẩm định được thành lập, Thư ký Hội đồng phải gửi bản dự thảo tiêu chuẩn nghề kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được cho các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến nhận xét của cá nhân.
2. Trước ngày Hội đồng thẩm định tiến hành thực hiện công việc thẩm định theo những nội dung quy định tại
3. Hội đồng thẩm định thực hiện việc thẩm định theo nguyên tắc làm việc được quy định tại Khoản 3 Điều 14 và tập trung vào một số nội dung được quy định tại
4. Ngay sau khi kết thúc việc thẩm định, Chủ tịch Hội đồng phải báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản về ý kiến chính thức của Hội đồng thẩm định đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định và kèm theo biên bản các phiên họp của Hội đồng, các ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của từng thành viên Hội đồng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời gửi cho tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiên cứu, xem xét văn bản về ý kiến chính thức của Hội đồng đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định kèm theo các ý kiến ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của từng thành viên Hội đồng.
5. Chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản do Chủ tịch Hội đồng gửi theo quy định tại Khoản 4 của Điều này, tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề có báo cáo về việc xem xét tiếp thu các ý kiến đã nhận được và hoàn thiện lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gửi cho Hội đồng thẩm định. Trường hợp sau khi xem xét mà có những vấn đề không tiếp thu hoặc cần phải làm rõ thì tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề trực tiếp làm việc với Hội đồng thẩm định để hai bên đi đến thống nhất các vấn đề đó trước khi hoàn thiện lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gửi cho Hội đồng thẩm định.
6. Ngay sau khi nhận được bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoàn thiện lại theo quy định tại Khoản 5 của Điều này, Hội đồng thẩm định tổ chức phiên họp hội đồng để rà soát lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đó trước khi Chủ tịch Hội đồng gửi trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 17. Công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Chủ tịch Hội đồng gửi trình theo quy định tại
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thống nhất quản lý việc tổ chức xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề và việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được công bố.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định tại Thông tư này.
3. Hướng dẫn và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc sửa đổi, bổ sung các nội dung trong các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và điều chỉnh về định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành để đảm bảo phù hợp với các quy định tại Thông tư này.
4. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này của các tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề cho các nghề thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Đề xuất cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã công bố nhằm phù hợp với thay đổi của hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu hội nhập khu vực, thế giới.
3. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng mới và cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề thuộc lĩnh vực quản lý.
4. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 và Khoản 1 Điều 13,
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị áp dụng.
2. Trong thời hạn tối đa là 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý phải tiến hành sửa đổi, bổ sung các nội dung trong các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và điều chỉnh về định dạng cấu trúc theo quy định tại Thông tư này và gửi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để tổ chức việc thẩm định và công bố.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra các tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề cho các nghề thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện và chấp hành các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA (font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 22, Bold) TÊN NGHỀ: ……………………………………………………….. (font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold) Năm 20.... (font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold, Italic) |
GIỚI THIỆU
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
MÔ TẢ NGHỀ
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC CỦA NGHỀ
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)
TT | Mã số | Tên đơn vị năng lực |
Các năng lực cơ bản | ||
1 | CB01 | |
2 | CB02 | |
…. | …. | |
Các năng lực chung | ||
1 | CC01 | |
2 | CC02 | |
…. | …. | |
Các năng lực chuyên môn | ||
1 | CM01 | |
2 | CM02 | |
…. | …. | |
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 16, Bold)
TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM:……………………………………………………
BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ:………………………………………
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
TT | Mã số | Tên đơn vị năng lực |
Các năng lực cơ bản | ||
1 | CB... | |
2 | CB... | |
…. | …. | |
…. | CB... | |
Các năng lực chung | ||
1 | CC... | |
2 | CC... | |
…. | …. | |
…. | CC... | |
Các năng lực chuyên môn | ||
1 | CM... | |
2 | CM... | |
…. | ... | |
…. | CM... |
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)
TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ..............................................................................................
MÃ SỐ:.........................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14)
CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ 14, Bold)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM PHỔ BIẾN CỦA NGHỀ
TT | VỊ TRÍ VIỆC LÀM | CÁC CÔNG VIỆC CẦN PHẢI THỰC HIỆN | |||
1 | (Tên gọi/chức danh) | (Tên công việc) | (Tên công việc) | ... | (Tên công việc ) |
2 | (Tên gọi/chức danh) | (Tên công việc) | (Tên công việc) | ... | |
... | ... | ... | ... | ... | ... |
... | (Tên gọi/chức danh) | (Tên công việc) | (Tên công việc) | ... | (Tên công việc) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên công việc:…………………………………………………………………………..
1. Mô tả quá trình thực hiện công việc:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Điều kiện thực hiện công việc (dụng cụ và trang thiết bị,...):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Kiến thức cần có để thực hiện công việc:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Kỹ năng và thái độ khi thực hiện công việc:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
SƠ ĐỒ CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGHỀ
Tên nghề: ……………………………………………………………………
BẬC TRÌNH ĐỘ | CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM |
Bậc 1 | (Tên vị trí việc làm) |
(Tên vị trí việc làm) | |
(Tên vị trí việc làm) | |
…. | |
Bậc 2 | (Tên vị trí việc làm) |
(Tên vị trí việc làm) | |
(Tên vị trí việc làm) | |
…. | |
Bậc 3 | (Tên vị trí việc làm) |
(Tên vị trí việc làm) | |
(Tên vị trí việc làm) | |
…. | |
Bậc 4 | (Tên vị trí việc làm) |
(Tên vị trí việc làm) | |
(Tên vị trí việc làm) | |
…. | |
Bậc 5 | (Tên vị trí việc làm) |
(Tên vị trí việc làm) | |
(Tên vị trí việc làm) | |
…. |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu đề cương báo cáo
QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH THỰC HIỆN VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
I. TÌNH HÌNH THÀNH LẬP (LỰA CHỌN) TỔ CHỨC GIÚP VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGHỀ
- Quyết định thành lập hoặc lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề.
- Danh sách các thành viên tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác liên quan đến nghề được xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (đối với trường hợp thành lập tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề) hoặc tóm lược vai trò, chức năng và các minh chứng về năng lực, kinh nghiệm (đối với trường hợp lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề).
II. THỰC HIỆN PHÂN TÍCH NGHỀ
1. Tổ chức thu thập tài liệu
- Các tài liệu và các tiêu chuẩn của nghề thu thập được.
2. Thực hiện điều tra khảo sát nghề
- Danh sách các doanh nghiệp được lựa chọn để điều tra, khảo sát nghề.
- Các mẫu phiếu điều tra.
- Kết quả việc điều tra khảo sát nghề (số lượng từng mẫu phiếu điều tra thu nhận được từ các doanh nghiệp).
3. Phân tích kết quả điều tra khảo sát nghề
- Xác định các vị trí việc làm phổ biến của nghề và các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm.
III. THỰC HIỆN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
1. Quá trình và kết quả phân tích công việc
2. Việc tham khảo tài liệu, lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn chỉnh phiếu phân tích công việc
- Kết quả điều chỉnh nội dung các phiếu phân tích công việc trên cơ sở tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn thu thập được (nếu có).
- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.
- Ý kiến của các chuyên gia và việc tiếp thu để hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc.
3. Tổ chức hội thảo để hoàn thiện các phiếu phân tích công việc
- Thành phần tham dự.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý các phiếu phân tích công việc.
- Kết quả việc hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau hội thảo.
4. Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề
- Kết quả việc lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề.
- Kết quả điều chỉnh nội dung sơ đồ các vị trí việc làm trên cơ sở tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn thu thập được (nếu có).
- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến và ý kiến các chuyên gia cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý của chuyên gia.
- Kết quả việc hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề trên cơ sở các ý kiến của chuyên gia.
IV. XÁC ĐỊNH DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC
1. Danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các vị trí việc làm
2. Tổ chức lấy ý kiến để hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực
- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.
- Ý kiến của các chuyên gia và việc tiếp thu để hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực.
V. BIÊN SOẠN TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
1. Kết quả dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
2. Tổ chức lấy ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.
- Ý kiến của các chuyên gia.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý của chuyên gia.
- Kết quả hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia.
3. Tiến hành hội thảo để hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Thành phần tham dự và các ý kiến góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý.
- Kết quả hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
VI. CÁC TÀI LIỆU, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THAM CHIẾU TRONG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
- Liệt kê các tài liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu trong dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu phiếu đánh giá chất lượng
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
1. Họ tên người đánh giá: ..........................................................................................
2. Chức vụ/chức danh: ..............................................................................................
3. Đơn vị công tác: ....................................................................................................
Đánh giá theo các tiêu chí:
STT | Các tiêu chí đánh giá | Mức độ đánh giá | Những nội dung cần chỉnh sửa và bổ sung | ||
Đạt yêu cầu | Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa | Không đạt yêu cầu | |||
1 | Mô tả nghề | ||||
1.1 | Trong phần mô tả nghề, nêu được một cách khái quát, ngắn gọn, phù hợp với hoạt động thực tế của nghề về: phạm vi và các hoạt động chính; các vị trí việc làm phổ biến của nghề trong các bối cảnh làm việc. | ||||
2 | Danh mục các đơn vị năng lực: | ||||
2.1 | *Xác định đầy đủ các đơn vị năng lực để thực hiện tất cả các công việc của nghề. | ||||
2.2 | *Xác định đầy đủ các đơn vị năng lực cho các vị trí việc làm. | ||||
3 | Các đơn vị năng lực | ||||
3.1 | Các thành phần của đơn vị năng lực logic, đầy đủ và phù hợp với thực tế. | ||||
3.2 | *Các tiêu chí thực hiện được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với thực tế. | ||||
3.3 | *Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu đủ để đạt được tiêu chí thực hiện công việc đã đề ra | ||||
3.4 | Điều kiện thực hiện được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp thực tế. | ||||
3.5 | *Các tiêu chí đánh giá được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với phạm vi, các điều kiện thực hiện và đủ để đánh giá tiêu chuẩn thực hiện đơn vị năng lực. | ||||
3.6 | *Hướng dẫn về phương pháp, cách thức đánh giá rõ ràng, phù hợp với bối cảnh thực tế. |
4. Đánh giá chung:......................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm 20…. |
Ghi chú:
1. Các tiêu chí có đánh dấu * có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
2. Các mức độ đánh giá chung:
• Đạt yêu cầu: Không phải sửa chữa gì hoặc chỉ cần sửa chữa vài lỗi nhỏ về biên tập;
• Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa: Phải sửa chữa một số lỗi về cả nội dung chuyên môn và biên tập, sau đó trình chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký hội đồng xem xét, nếu thông qua thì đạt yêu cầu;
• Không đạt yêu cầu: Có nhiều lỗi về cả nội dung chuyên môn và biên tập, phải biên soạn lại để trình Hội đồng thẩm định lần thứ hai./.
- 1Quyết định 09/2008/QĐ-BLĐTBXH quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 13/2014/TT-BXD về Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề: Kỹ thuật Sơn mài và Khảm trai; Khoan đào đường hầm; Phân tích Cơ lý – hóa xi măng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Thông tư 42/2014/TT-BNNPTNT về tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1856/QĐ-BTTTT năm 2014 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 31/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 3086/QĐ-BTNMT năm 2016 Quy chế quản lý hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 7Quyết định 1383/QĐ-LĐTBXH năm 2017 công bố Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Lễ tân do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 2Luật việc làm 2013
- 3Thông tư 13/2014/TT-BXD về Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề: Kỹ thuật Sơn mài và Khảm trai; Khoan đào đường hầm; Phân tích Cơ lý – hóa xi măng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 42/2014/TT-BNNPTNT về tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1856/QĐ-BTTTT năm 2014 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Nghị định 31/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
- 7Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 31/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 3086/QĐ-BTNMT năm 2016 Quy chế quản lý hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 9Quyết định 1383/QĐ-LĐTBXH năm 2017 công bố Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Lễ tân do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 56/2015/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/2015
- Nơi ban hành: Bộ Lao động thương binh và Xã hội
- Người ký: Huỳnh Văn Tí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 177 đến số 178
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra