Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 1989

THÔNG TƯ

SỐ 5-LĐTBXH/TT NGÀY 8/3/1989 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ GIẢNG DẠY

Căn cứ Quyết định số 309-CT ngày 9/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về phụ cấp thâm niên cho giáo viên và cán bộ giảng dạy; sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN

1. Giáo viên (mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hoá và cô nuôi dạy trẻ đã được đào tạo) trực tiếp giảng dạy ở các trường lớp theo quy chế trường, lớp do Bộ Giáo dục quy định.

2. Cán bộ giảng dạy (dạy lý thuyết và thực hành) ở các trường đại học, cao đẳng trung học, sơ học, dạy nghề trực tiếp giảng dạy ở các trường, lớp theo quy chế trường, lớp do Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề quy định.

3. Những đối tượng ở điểm 1 và 2 nói trên có ít nhất 5 năm trực tiếp giảng dạy, do yêu cầu được điều động về làm công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục, đào tạo ở trường, cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo các cấp quận, huyện, thị xã, Sở Giáo dục, Ban giáo dục chuyên nghiệp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học chuyên nghiệp và dạy nghề, kể cả điều về làm công tác chuyên trách công đoàn ngành giáo dục và Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (bộ phận hành chính, quản lý phục vụ như pháp chế, lưu trữ, văn thư, thủ quỹ, kế toán, đánh máy, lái xe, nấu ăn, y tế, quản lý công trình, bảo vệ và các loại phục vụ khác, các đơn vị sự nghiệp như các viện nghiên cứu, các trung tâm, báo, tạp chí, tập san, nhà xuất bản... các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thì không thuộc đối tượng áp dụng).

II- MỨC PHỤ CẤP THÂM NIÊN

Những đối tượng trên được hưởng mức phụ cấp thâm niên như sau:

Thời gian hưởng phụ cấp: Tỷ lệ

- Từ 5 năm đến dưới 6 năm 5%

- Từ 6 năm đến dưới 9 năm 8%

- Từ 9 năm đến dưới 12 năm 11%

- Từ 12 năm trở lên, thì mỗi năm thêm 1% cho đến mức 20%.

Riêng đối với những giáo viên dạy giỏi được Bộ trưởng hai Bộ Giáo dục, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công nhận hoặc do hai Bộ trưởng uỷ quyền công nhận, sau khi đạt mức 20% thì được hưởng tiếp mỗi năm 1% cho đến mức tối đa 25%.

III- CÁCH TÍNH PHỤ CẤP THÂM NIÊN VÀ THỜI GIAN THÂM NIÊN

1. Cách tính mức phụ cấp thâm niên.

Phụ cấp thâm niên được tính trên mức lương cấp hoặc mức lương chức vụ và được trả mỗi tháng một lần vào cuối tháng. Vì được hưởng từ ngày 1/9/1988 nên cách tính như sau:

a) Tính mức phụ cấp thâm niên từ ngày 1/9/1988 đến 31/12/1988:

Tiền {

phụ cấp = ³{ (mức lương cấp bậc hoặc + chức vụ x 13,15 x 1,9) +

thâm niên (tháng) ³ { ³

Tiền bù giá 6 mặt hàng ³ ³ Tỷ lệ phụ cấp }

theo 3 nhóm mức lương ³ x ³ thâm niên được }³

theo Quyết định số 122-HĐBT ³ ³ hưởng }

³

Trong đó: (13,15 x 1,9) = (13,15 + 13,15 x 0,9)

- 13,15 là hệ số tiền lương theo Quyết định số 147-HĐBT ngày 22/9/1987.

- 0,9 là 90% tiền trợ cấp khó khăn theo các công văn số 459-V5 ngày 5/4/1988; số 1043-PPLT ngày 21/6/1988; số 1694-PPLT ngày 17/10/1988.

- Tiền bù giá sáu mặt hàng là gạo, thịt, nước mắm, chất đốt, xà phòng, đường được bù hàng tháng tại địa phương.

Ví dụ: Một giáo viên phổ thông trung học dạy ở Hà Nội có mức lương 310 đồng, tiền bù giá 6 mặt hàng tháng 12 năm 1988 là 9.740 đồng và có thời gian giảng dạy là 10 năm, mức phụ cấp thâm niên được hưởng 11% tính thành tiền là:

[(310đ/tháng x 13,15 x 1,9) + 9.740đ] x 11% = 1.923 đồng.

b) Tính mức phụ cấp thâm niên từ ngày 1/1/1989 trở đi:

Tiền phụ cấp Mức lương cấp bậc hoặc Tỷ lệ phụ cấp

thâm niên = chức vụ tính lại theo x thâm niên

(tháng) Quyết định 203-HĐBT được hưởng.

ngày 28/12/1988

Ví dụ: Giáo viên phổ thông trung học ở ví dụ trên, mức lương tính lại là 31.704 đồng, thì tiền phụ cấp thâm niên tháng 1 năm 1989 là 31.704 x 11% = 3.486 đồng.

2. Thời gian tính thâm niên:

- Thời gian tính số năm để hưởng tỷ lệ phần trăm phụ cấp thâm niên gồm số năm (năm đủ 12 tháng) trực tiếp giảng dạy (kể cả thời gian tập sự, thời gian làm hợp đồng) và thời gian sau đây:

- ốm đau, thai sản phải đi điều trị, điều dưỡng dưới một năm.

- Đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn.

- Những người trước đây làm công tác giảng dạy chuyển sang ngành khác nay trở lại làm công tác giảng dạy, thì thời gian giảng dạy trước đây cũng được cộng vào thời gian để tính thâm niên.

- Giáo viên dạy dưới chế độ cũ, nay vẫn tiếp tục giảng dạy, thì thời gian giảng dạy trước đây cũng được cộng vào thời gian để tính thâm niên.

- Những đối tượng ghi ở điểm 3 mục I có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy, thì thời gian làm công tác quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục, đào tạo trước và sau ngày 1/9/1988 được cộng vào thời gian để tính thâm niên.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 9 năm 1988.

Những đối tượng nói ở điểm 1, 2, 3, mục I nghỉ hưu thì cũng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên có hướng dẫn sau:

Những đối tượng trên, nếu đã được hưởng phụ cấp thâm niên đặc biệt quy định tại điểm 3, điều 5 Nghị định số 235-HĐBT ngày 18/9/1985 thì không được hưởng thêm phụ cấp thâm niên cho giáo viên và cán bộ giảng dạy.

Đề nghị Bộ Giáo dục, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành thực hiện.

Nguyễn Đoan Hùng

(Đã Ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 5-LĐTBXH/TT-1989 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên và cán bộ giảng dạy do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 5-LĐTBXH/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 08/03/1989
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Nguyễn Kỳ Cẩm
  • Ngày công báo: 15/03/1989
  • Số công báo: Số 5
  • Ngày hiệu lực: 01/09/1988
  • Ngày hết hiệu lực: 01/05/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản