Hệ thống pháp luật

BỘ VĂN HOÁ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 484-VH/TT

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 1958

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC SẮP XẾP CẤP BẬC CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN, CÔNG NHÂN VÀ DIỄN VIÊN VĂN CÔNG VÀO CÁC THANG LƯƠNG SỰ NGHIỆP NGÀNH VĂN HÓA

Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ họp ngày 17, 18 tháng 3 năm 1958 về việc cải tiến chế độ lương và tăng lương năm 1958; Nghị định số 270-TTg ngày 31 tháng 5 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ lương cho khu vực hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ đã ra Thông tư số 46-TT/CB ngày 03 tháng 7 năm 1958 để hướng dẫn việc sắp xếp cấp bậc cho cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp.
Bộ đã ra nghịđịnh số 17-VH/NĐ ngày 14 tháng 7 năm 1958 quy định sáu thang lương sự nghiệp ngành văn hóa.
Trong Thông tư này Bộ hướng dẫn cụ thể việc sắp xếp cấp bậc cho cán bộ, nhân viên, công nhân và diễn viên văn công vào các thang lương sự nghiệp ngành văn hóa.

I. CÁC THANG LƯƠNG

Các thang lương sự nghiệp ngành Văn hóa được sửa đổi lại hoặc xây dựng mới là để cho thích hợp với tình hình chuyên môn, nghiệp vụ của các loại cán bộ nhân viên, công tác ngành văn hóa:

1. Thang lương nghệ thuật trước 11 bậc nay sửa đổi lại và mở ra 12 bậc.

2. Nhân viên nghệ thuật phim (điện ảnh) trước xếp theo 3 thang lương 11 bậc nghệ thuật, 11 bậc kỹ thuật và 8 bậc công nhân sản nghiệp 4, nay xếp theo thang lương riêng 12 bậc.

3. Nhân viên nhiếp ảnh phóng viên trước xếp theo thang lương 8 bậc công nhân sản nghiệp 4, nay xếp theo thang lương riêng 8 bậc.

4. Công nhân đường giây truyền thanh trước xếp theo thang lương 8 bậc công nhân sản nghiệp 3, nay tách riêng và xếp theo thang lương công nhân đường giây truyền thanh 5 bậc.

5. Công nhân điều khiển máy nổ, máy chiếu bóng lưu động trước xếp theo thang lương 8 bậc công nhân sản nghiệp 4, nay tách riêng và xếp theo thang lương máy nổ, máy chiếu bóng lưu động và tu sửa phim 5 bậc.

6. Nhân viên phát hành sách báo, xuất nhập khẩu sách báo quốc doanh chiếu bóng và các đội chiếu bóng lưu động trước đều xếp theo thang lương 17 bậc, nay xếp theo thang lương riêng 16 bậc của nhân viên phát hành sách báo, xuất nhập khẩu sách báo và quốc doanh chiếu bóng.

II. KHUNG BẬC VÀ ĐỐI TƯỢNG SẮP XẾP VÀO CÁC THANG LƯƠNG

1. Thang lương 12 bậc nghệ thuật sân khấu

Để sắp xếp những cán bộ và diễn viên hiện đang làm công tác nghệ thuật sân khấu, biểu diễn các bộ môn nghệ thuật trước công chúng như:

- Diễn viên các đội văn công.

- Đạo diễn sân khấu.

- Cán bộ phụ trách trang trí, phục trang, ánh sáng.

- Cán bộ nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng tiết mục, huấn luyện, chỉ đạo nghệ thuật sân khấu, đội trưởng, đội phó các đội văn công v.v… bản thân là văn nghệ sĩ, là diễn viên hiện nay trực tiếp làm công tác nghệ thuật sân khấu.

Những người không xếp vào thang lương nghệ thuật sân khấu:

- Cán bộ sáng tác, họa sĩ, nhạc sĩ.

- Cán bộ lãnh đạo về tổ chức tư tưởng (dù ở Vụ Nghệ thuật, ở các đội văn công) bản thân là văn nghệ sĩ trước xếp vào thang lương 11 bậc nghệ thuật, nay không trực tiếp nghiên cứu nghệ thuật sân khấu, huấn luyện nghệ thuật thì xếp vào thang lương 21 bậc hay thang lương riêng của ngành đang sử dụng làm công tác.

- Những người làm công tác hậu đài xếp vào thang lương 8 bậc công nhân cơ quan.

Khung bậc của mỗi loại công việc đều được quy định lại như sau:

- Đạo diễn sân khấu từ bậc 7 đến bậc 12.

- Trang trí phục trang, ánh sáng từ bậc 4 đến bậc 9.

- Diễn viên nhạc trong các đội văn công từ bậc 2 đến bậc 10.

- Diễn viên biểu diễn các bộ môn nghệ thuật từ bậc 1 đến bậc 12.

Bậc khởi điểm và bậc tối đa của diễn viên từng bộ môn nghệ thuật cần được quy định khác nhau, căn cứ trên tình hình thực tế hiện nay của ngành nghệ thuật, trình độ, khả năng giữa các bộ môn chưa đều nhau, có bộ môn đã được khai thác, xây dựng hàng 100 năm (như tuồng, chèo, v.v…) năm, ba mươi năm (như: kịch, cải lương v.v…) có bộ môn mới khai thác xây dựng trong thời kỳ kháng chiến hay sau hòa bình (như rối, vũ, v.v…). Để việc sắp xếp lương, bồi dưỡng thích đáng với sức lao động, công trình đào tạo giữa các hạng diễn viên các bộ môn nghệ thuật. Bậc khởi điểm và bậc tối đa từng bộ môn nghệ thuật theo hướng dẫn sau đây:

- Diễn viên xiếc từ bậc 2 đến bậc 11

- Diễn viên tuồng cổ từ bậc 2 đến bậc 12

- Diễn viên nhạc từ bậc 2 đến bậc 11

- Diễn viên vũ từ bậc 2 đến bậc 8

- Diễn viên ca từ bậc 1 đến bậc 10

- Diễn viên rốitừ bậc 1 đến bậc 7

- Diễn viên chèo, cải lương, kịch và dân ca Liên khu 5 từ bậc 1 đến bậc 12.

2. Thang lương 12 bậc nghệ thuật phim (điện ảnh)

Để sắp xếp những nhân viên trực tiếp làm công tác xây dựng phim, sản xuất phim hiện đang làm công tác ở Xưởng phim Việt Nam như:

- Quay phim

- Đạo diễn phim

- Diễn viên đóng phim chuyện, lồng tiếng vào phim

- Biên tập kịch bản các phim chuyện, tài liệu

- Cán bộ thiết kế mỹ thuật

- Nhạc sĩ sáng tác phim, chuyện, chọn nhạc vào phim

- Xây dựng, cắt tiếp phim, so bản gốc

- In tráng phim, dinh sang, kiểm tra phim, phát hành, chiếu phim phóng duyệt, kho phim, kho thuốc, pha chế thuốc màu v.v…

- Điện lực và ánh sáng

- Kỹ thuật thu thanh

- Kỹ thuật in hình

- Kỹ thuật in tiếng v.v…

Khung bậc của mỗi loại công việc trên đây quy định như sau:

1. - Đạo diễn phim chuyện từ bậc 5 đến bậc 12

- Đạo diễn từ bậc 9 đến bậc 12

- Phó đạo diễn từ bậc 7 đến bậc 9

- Trợ lý đạo diễn từ bậc 5 đến bậc 6

- Đạo diễn lồng tiếng từ bậc 7 đến bậc 9

2. - Đạo diễn phim tài liệu từ bậc 6 đến bậc 12

- Đạo diễn từ bậc 8 đến bậc 12

- Phó đạo diễn từ bậc 6 đến bậc 8

3. - Diễn viên đóng phim chuyện từ bậc 2 đến bậc 10

4. - Diễn viên lồng tiếng từ bậc 2 đến bậc 8

5. – Quay phim chuyện từ bậc 4 đến bậc 12

- Quay phim từ bậc 8 đến bậc 12

- Phó quay từ bậc 6 đến bậc 8

- Trợ lý từ bậc 4 đến bậc 6

6. – Quay phim tài liệu và thời sự từ bậc 3 đến bậc 11

- Quay phim từ bậc 7 đến bậc 11

- Phó quay bậc 6

- Trợ lý từ bậc 3 đến bậc 5

7. - Quay màu chữ từ bậc 4 đến bậc 9

8. - Biên tập phim chuyện từ bậc 6 đến bậc 11

9. - Biên tập phim tài liệu từ bậc 5 đến bậc 10

10. – Biên tập phim thời sự từ bậc 4 đến bậc 9

11. - Thiết kế mỹ thuật từ bậc 9 đến bậc 11

- Phó thiết kế mỹ thuật từ bậc 6 đến bậc 8

- Trợ lý thiết kế mỹ thuật từ bậc 3 đến bậc 6

12. – Họa sĩ vẽ phông từ bậc 6 đến bậc 7

- Nhân viên vẽ cảnh từ bậc 3 đến bậc 5

13. – Nhân viên đạo cụ từ bậc 1 đến bậc 6

14. - Tổ trưởng thi công, nhân viên phục trang từ bậc 1 đến bậc 6

15. – Phó hóa trang bậc 6.

Nhân viên hóa trang từ bậc 1 đến bậc 4

16. - Nhạc sĩ sáng tác phim chuyện từ bậc 10 đến bậc 11

- Nhạc sĩ sáng tác phim thời sự tài liệu từ bậc 8 đến bậc 10

Chọn nhạc vào phim từ bậc 6 đến bậc 8

17. – Thư ký trường quay từ bậc 3 đến bậc 5

18. - Dựng phim từ bậc 3 đến bậc 8

19. - Cắt tiếp viên từ bậc 1 đến bậc 7

20. - Nhân viên tư liệu lịch sử từ bậc 4 đến bậc 7

21. - Kỹ thuật thu thanh từ bậc 6 đến bậc 11

- Phó thu thanh từ bậc 4 đến bậc 6

- Trợ lý thu thanh từ bậc 3 đến bậc 4

22. – Nhân viên điện lực ánh sáng từ bậc 1 đến bậc 11

23. - Kỹ thuật tiếng từ bậc 2 đến bậc 12

24. - Kỹ thuật hình từ bậc 2 đến bậc 10

25. Kỹ thuật kỹ sảo và khói lửa từ bậc 3 đến bậc 10

26. - Mỹ thuật màu chữ từ bậc 4 đến bậc 9

27. - Phụ trách in tráng từ bậc 7 đến bậc 11

28. - Nhân viên tráng phim từ bậc 1 đến bậc 6

29. - Phụ trách in phim từ bậc 4 đến bậc 6

30. – So bản gốc từ bậc 3 đến bậc 6

31. – Dinh sang từ bậc 5 đến bậc 9

32. – Sansitromitie từ bậc 6 đến bậc 10

33. – Phân chất từ bậc 6 đến bậc 9

34. – Pha thuốc và giữ kho thuốc từ bậc 3 đến bậc 6

35. - Kiểm tra phim phát hành từ bậc 3 đến bậc 6

36. - Điều khiển máy chiếu phóng duyệt từ bậc 2 đến bậc 6

37. - Giữ kho phim vierge từ bậc 2 đến bậc 4

38. – Tu sửa, dàn nối từ bậc 2 đến bậc 3

39. – Nhân viên kho tư liệu từ bậc 3 đến bậc 6

40. – Nhân viên in tiếng từ bậc 3 đến bậc 7.

3. Thang lương 8 bậc của nhân viên nhiếp ảnh

Để sắp xếp những người có nghềnhiếp ảnh hiện đang làm đúng nghề trong biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp.

- Nhân viên in tráng phóng ảnh (buồng tối) từ bậc 1 đến bậc 7.

- Nhân viên nhiếp ảnh phòng chụp từ bậc 4 đến bậc 7.

- Phóng viên nhiếp ảnh từ bậc 4 đến bậc 8.

Những người chưa đảm bảo tiêu chuẩn để xếp vào bậc khởi điểm như: phóng viên nhiếp ảnh chỉ được xếp vào bậc 3 dưới khởi điểm.

Nhân viên in, tráng, phóng (buồng tối) chưa đảm bảo tiêu chuẩn xếp bậc khởi điểm, thì hưởng mức lương (33.000 đồng) ba vạn ba nghìn đồng. Những người còn đang học việc không hưởng các mức lương này.

4. Thang lương 5 bậc của công nhân điều khiển máy nổ, máy chiếu bóng lưu động và tu sửa phim

Để sắp xếp những công nhân điều khiển máy nổ, máy chiếu bóng các đội lưu động, bãi và rạp chiếu bóng Quốc doanh. Những nhân viên tu sửa phim tại Quốc doanh chiếu bóng cũng được xếp vào thang lương này.

5. Thang lương 5 bậc của công nhân đường giây truyền thanh

Để sắp xếp những công nhân đường giây truyền thanh ở các hệ thống phóng thanh.

Còn công nhân vô tuyến điện, bảo quản và sửa chữa máy ở phòng truyền thanh và các hệ thống đều xếp vào thang lương 8 bậc của công nhân cơ khí. Khởi điểm từ bậc 2 đến bậc 7.

6. Thang lương 16 bậc của nhân viên công tác các doanh nghiệp quốc gia thuộc Bộ Văn hóa:

a) Thang lương 16 bậc của nhân viên phát hành sách báo để sắp xếp từ cán bộ lãnh đạo đến các nhân viên công tác:

- Phát hành sách báo ở nông thôn

- Bán sách báo ở các cửa hàng sách báo quốc văn và ngoại văn

- Phân phối đóng gói, chuyển vận

- Các kho sách báo

- Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm các chi sở phát hành sách báo tỉnh

- Nhân viên kế toán tài vụ, nghiên cứu nghiệp vụ và tất cả nhân viên ở Sở Phát hành sách báo trung ương.

b) Thang lương 16 bậc của nhân viên Doanh nghiệp chiếu bóng Quốc gia Việt Nam để sắp xếp từ cán bộ lãnh đạo điều khiển đến các nhân viên công tác:

- Thuyết minh phim

- Đội trưởng, đội phó các đội chiếu bóng lưu động.

- Nhân viên giao dịch, quản trị, thủ quỹ các đội.

- Nhân viên kho phim.

- Phân phối, phát hành phim.

- Biên soạn thuyết minh.

- Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm các chi sở phát hành phim, trưởng phòng chiếu bóng các tỉnh, thành phố.

- Nhân viên thống kê, kế toán, tài vụ, nghiên cứu nghiệp vụ và tất cả nhân viên trong biên chế ngành chiếu bóng.

c) Những cán bộ và nhân viên công tác Sở xuất nhập khẩu sách báo trung ương cũng được sắp xếp vào thang lương này.

Bậc 1 để sắp xếp người mới được tuyển dụng làm công tác không yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

III. CÁCH VẬN DỤNG TIÊU CHUẨN

Các bản tiêu chuẩn hướng dẫn sắp xếp cấp bậc vào các thang lương 12 bậc nghệ thuật sân khấu, 12 bậc nghệ thuật phim (điện ảnh), 8 bậc nhiếp ảnh (ban hành theo Nghị định số 17/VH-NĐ ngày 14/7/1958) chỉ quy định một số công việc chính từ thấp lên cao theo trình độ cán bộ, công nhân viên và yêu cầu công tác ở mỗi bậc của mỗi thang lương.

Các bản tiêu chuẩn hướng dẫn ấy nhằm giúp các cơ quan, các cấp có cơ sở phân tích khả năng chuyên môn từng người trong việc sắp xếp và xét chuyển bậc từ thang lương cũ sang lương mới được thỏa đáng. Khi sắp xếp cấp bậc lương, các cơ quan cần bố trí thời gian, kế hoạch để anh chị em thảo luận tiêu chuẩn, tự xác định trình độ nghiệp vụ của mình, thấy được yêu cầu công tác mà giúp đỡ nhau trau đồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ hiểu biết để cùng nhau tiến bộ.

Các bản tiêu chuẩn hướng dẫn chưa cụ thể được hết số việc ở từng bậc, hoặc có những yêu cầu tương đối khó. Qua thực tế sắp xếp các cơ quan phát hiện những trường hợp thiếu sót, thêm bớt Bộ sẽ nghiên cứu xây dựng và bổ sung chính thức. Việc sắp xếp cấp bậc lần này cần dựa vào quan hệ cấp bậc hiện nay mà chuyển sang bậc mới, trường hợp nào cần điều chỉnh cao hoặc thấp mới đối chiếu, với tiêu chuẩn và khung bậc khởi điểm.

Ví dụ:

a) Đối với diễn viên văn công trước xếp bậc 8 thang lương 11 bậc nghệ thuật, thì nay chuyển sang bậc 5 thang lương 12 bậc nghệ thuật sân khấu, nếu tương quan nội bộ không tốt và không đảm bảo tiêu chuẩn thì chuyển dưới khởi điểm.

- Bậc 5 thang lương 11 bậc nghệ thuật thì nay chuyển qua bậc 7 thang lương 12 bậc nghệ thuật.

b) Đối với cán bộ kỹ thuật phim và nhân viên quay phim trước xếp bậc 8 thang lương 11 bậc nghệ thuật hay kỹ thuật sản nghiệp 4 thì nay chuyển qua bậc 4 thang lương 12 bậc nghệ thuật phim (điện ảnh).

- Bậc 5 thang lương 11 bậc nghệ thuật hay kỹ thuật sản nghiệp 4 thì nay chuyển sang bậc 8 nếu tương quan nội bộ không tốt và không đảm bảo tiêu chuẩn thì chuyển qua bậc 7 dưới khởi điểm.

Về các bản tiêu chuẩn công nhân đường giây truyền thanh, công nhân điều khiển máy nổ, máy chiếu bóng lưu động để hướng dẫn xếp theo hai thang lương 5 bậc nói trên phần I.

Căn cứ theo tiêu chuẩn hướng dẫn cụ thể xếp từ bậc I trở lên, những người sắp xếp bậc trên phải làm được cả tiêu chuẩn bậc dưới. Trường hợp chưa bảo đảm đúng tiêu chuẩn thì không xếp ở bậc trên.

Trong lúc xét cấp bậc không tính thêm điều kiện lao động vì trong mức lương đã được tính cộng vào rồi, hoặc đã có chế độ bồi dưỡng riêng cho nhân viên các đội chiếu bóng lưu động.

IV. QUAN HỆ CHỈ ĐẠO VÀ XÉT DUYỆT

Việc hướng dẫn học tập chính sách lương mới và việc sắp xếp cấp bậc cho cán bộ, nhân viên, công nhân các đội chiếu bóng lưu động, chi sở phát thành sách báo, phòng truyền thanh, nhân viên nhiếp ảnh phóng viên và các đội văn công ở mỗi cấp đều tập trung dưới sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính ở mỗi cấp. Bộ chỉ xét duyệt cấp bậc cho:

- Cán bộ, công nhân viên ở các cơ quan trung ương và trực thuộc Bộ.

- Các Chủ nhiệm và nhân viên ở các chi nhánh phát hành phim.

Những nhân viên, công nhân công tác ở các Chi sở phát hành sách báo tỉnh, phòng chiếu bóng tỉnh, thành phố và các đội chiếu bóng lưu động đều do Ủy ban hành chính các cấp làm dự kiến sắp xếp để đặt tương quan với cán bộ địa phương, sau khi được ngành dọc góp ý kiến, Ủy ban hành chính địa phương xét duyệt cấp bậc.

Sở phát hành sách báo trung ương và Quốc doanh chiếu bóng cần đặt quan hệ thật chặt chẽ với Ủy ban hành chính ở mỗi cấp để lãnh đạo tốt việc sắp xếp bậc cho cán bộ, nhân viên trong ngành, đảm bảo đúng mức bình quân lương.

Tóm lại, yêu cầu việc sắp xếp cấp bậc lần nay cần dựa vào quan hệ sắp xếp cấp bậc hiện nay mà chuyển bậc từ khung bậc khởi điểm của thang lương cũ sang khung bậc khởi điểm của thang lương mới, kết hợp điều chỉnh những trường hợp cao hoặc thấp miễn bảo đảm tương quan trong nội bộ được ổn.

Trên đây Bộ đã hướng dẫn cụ thể về phạm vi áp dụng các thang lương và cách vận dụng tiêu chuẩn hướng dẫn sắp xếp. Còn mục đích, yêu cầu, nguyên tắc và phương pháp sắp xếp cấp bậc thì theo sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 46-TT/CB ngày 03/7/1958.

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA




Hoàng Minh Giám

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 484-VH/TT năm 1958 hướng dẫn sắp xếp cấp bậc cho cán bộ, nhân viên, công nhân và diễn viên văn công vào các thang lương sự nghiệp do Bộ Văn Hoá ban hành.

  • Số hiệu: 484-VH/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 18/07/1958
  • Nơi ban hành: Bộ Văn hoá
  • Người ký: Hoàng Minh Giám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 31
  • Ngày hiệu lực: 02/08/1958
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản