Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 449-VP/NG | Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 1959 |
VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ NGƯỜI NGOẠI QUỐC TẠI BỘ NGOẠI GIAO
Kính gửi: | -Các Bộ |
Căn cứ theo nghị định số 286-TTg ngày 31-7-1959 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đăng ký người ngoại quốc cư trú tại nước Việt nam dân chủ cộng hòa, Bộ Ngoại giao ra thông tư này, quy định thể lệ đăng ký người ngoại quốc tại Bộ Ngoại giao.
I. NHỮNG NGƯỜI ĐĂNG KÝ TẠI BỘ NGOẠI GIAO
Căn cứ theo điều 2 nghị định số 286-TTg ngày 31-7-1959 của Thủ tướng Chính phủ, những người ngoại quốc sau đây và gia đình họ đăng ký tại Bộ Ngoại giao:
1. Những người có thân phận ngoại giao và những nhân viên công tác tại các cơ quan ngoại giao của nước ngoài ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Những người trên đây là gồm các nhân viên ngoại giao và nhân viên công tác tại các Đại sứ quán, Công sứ quán tại Hà Nội; và các nhân viên ngoại giao và nhân viên công tác của các cơ quan ngoại giao của nước ngoài đi qua nước Việt nam dân chủ cộng hòa để đến một nước khác;
2. Những người công tác tại các Tổng lãnh sự quán và Lãnh sự quán tại Hà Nội kể cả những người công tác của các Tổng lãnh sự quán và Lãnh sự quán các nước ngoài đi qua nước Việt nam dân chủ cộng hòa để đến một nước khác;
3. Những người công tác tại các cơ quan đại diện khác được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đối xử như có thân phận ngoại giao, kể cả những người của các cơ quan đại diện khác được đối xử như có thân phận ngoại giao đi qua nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để đến một nước khác.
4. Các đại biểu và nhân viên các đoàn đại biểu của Chính phủ, Quốc hội các nước đến nước Việt nam dân chủ cộng hòa để thăm viếng, đàm phán ký kết với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
Những người này là kể cả:
+ Các đại biểu và nhân viên các đoàn đại biểu của các Bộ, các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, của các nước đến Thủ đô hoặc đến các tỉnh, thành phố của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để thăm viếng, đàm phán ký kết với Chính phủ hoặc với các Bộ, các cơ quan chính quyền trung ương và các tỉnh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ Các đại biểu và nhân viên các đoàn đại biểu của Chính phủ,Quốc hội, các Bộ, các Cơ quan chính quyền các nước đi qua nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để đến một nước khác.
Những nhân viên các đoàn đại biểu nói trên là gồm cả các nhân viên tuỳ tòng, nhân viên công tác, nhân viên phục vụ và các phi công lái các phi cơ đặc biệt cho đoàn.
1. Tất cả những người nói trên và gia đình họ, sau khi đến nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong vòng 48 tiếng đồng hồ, phải đăng ký tại Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao.
Các con dưới 18 tuổi đăng ký chung với cha hoặc mẹ.
2. Đối với những người có thân phận ngoại giao, những nhân viên công tác tại các cơ quan ngoại giao của nước ngoài ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, những người công tác tại các Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, những người công tác tại các cơ quan đại diện ngoại quốc khác được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đối xử như có thân phận ngoại giao và gia đình của những người nói trên thì các cơ quan của những người ấy gửi công hàm đến Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao xin đăng ký cho họ; Công hàm xin đăng ký phải kèm theo hộ chiếu và ba ảnh mới chụp kiểu dán hộ chiếu. Các con dưới 18 tuổi có thể chụp ảnh chung với cha hoặc mẹ.
- Đối với những người nói trên, nếu chỉ đi qua nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để đến một nước khác, mà phải lưu lại ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quá ba ngày thì chỉ phải đưa hộ chiếu đến Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao để đăng ký không phải kèm theo ảnh.
3. Đối với các đại biểu và nhân viên các đoàn đại biểu của Chính phủ, Quốc hội các nước đến nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để thăm viếng, đàm phán, ký kết với Chính phủ hoặc với các cơ quan chính quyền trung ương của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì các cơ quan đón tiếp các đoàn ấy phụ trách việc đăng ký cho họ và phải đua hai bản sách đoàn kèm theo theo hộ chiếu đến Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao để đăng ký không phải kèm theo ảnh.
- Nếu các đoàn ấy chỉ đến các khu, tỉnh, thành phố không qua Hà Nội, thì các Uỷ ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố ấy sẽ được thừa uỷ nhiệm của Bộ Ngoại giao (bằng thông tư này) đăng ký vào hộ chiếu cho họ, không cần phải ảnh. Uỷ ban Hành chính các khu, tỉnh, thành phố sau khi đăng ký sẽ làm hai bản danh sách đoàn ấy gửi lên Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao.
- Nếu các đoàn ấy chỉ đi qua nước Việt Nam dân chủ cộng hoà để đến một nước khác mà phải lưu lại ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một thời gian quá ba ngày thì chỉ phải đưa hộ chiếu của toàn đoàn đến Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao để đăng ký, không phải kèm theo ảnh.
4. Khi đăng ký, Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao sẽ cấp chứng minh thư những người có thân phận ngoại giao được cấp chứng minh thư ngoại giao, những nhân viên công tác sẽ được cấp chứng minh công vụ.
Thời hạn của chứng minh sẽ ấn định tuỳ theo sự thỏa thuận giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà với nước của người được đăng ký trên nguyên tắc có đi có lại.
5. Khi chứng minh thư vị rách hỏng hoặc hết thời hạn, người có chứng minh thư sẽ gửi đến Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao để đổi hoặc xin gia thêm hạn. Trường hợp xin gia hạn phải xin mười ngày trước khi chứng minh thư hết hạn.
Trường hợp chứng minh thư bị mất, phải làm giấy báo ngay cho Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao biết và xin cấp chứng minh thư khác.
Khi về nước, chứng minh thư phải hoàn trả lại cho Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao xin kính báo các Bộ, các Uỷ ban Hành chính các khu, tỉnh, thành phố biết để tiến hành việc đăng ký, khi có các đoàn đại biểu ngoại quốc thuộc các Bộ hoặc đến các khu, tỉnh, thành phố.
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Thông tư 449-VP/NG năm 1959 về việc đăng ký người ngoại quốc tại Bộ Ngoại giao do Bộ Ngoại giao ban hành.
- Số hiệu: 449-VP/NG
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/11/1959
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
- Người ký: Nguyễn Đức Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 47
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra