Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2003/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2003 |
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng (dưới đây gọi chung là giáo viên giáo dục quốc phòng).
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc đối với giáo viên giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; bao gồm giáo viên trong biên chế, giáo viên là sĩ quan biệt phái, giáo viên hợp đồng của tất cả các loại hình trường công lập, bán công, dân lập, tư thục.
II. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
1. Nguyên tắc chung:
a. Giáo viên giáo dục quốc phòng là công chức Nhà nước làm công tác giảng dạy và tham gia công tác quốc phòng địa phương trong nhà trường. Chế độ làm việc của giáo viên giáo dục quốc phòng dựa trên cơ sở chế độ làm việc của ngạch bậc công chức trong ngành giáo dục - đào tạo và có xem xét đặc thù môn học, nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và tham gia công tác quốc phòng địa phương trong nhà trường.
b. Thời gian theo năm lịch là 52 tuần lễ. Trừ các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hè theo quy định, thời gian làm việc của giáo viên giáo dục quốc phòng trong năm học được tính 43 tuần lễ, được chuyển thành giờ hành chính của cả năm học là 1720 giờ; bao gồm các nội dung công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, lao động công ích, luyện tập quân sự.
c. Giờ tiêu chuẩn giảng dạy (định mức giờ giảng) của giáo viên được chuyển đổi từ giờ hành chính của các hoạt động giảng dạy trong một năm học. Việc chuyển đổi này nhằm xác định chỉ tiêu nhiệm vụ và tính chế độ trả lương dạy thêm giờ cho những giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ và khối lượng công việc được giao.
d. Sản phẩm nghiên cứu khoa học là điều kiện để xem xét việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trong năm học của tổ (bộ môn). Thời gian luyện tập quân sự, lao động công ích của giáo viên khi nào thực hiện sẽ được tính trừ vào định mức giờ giảng.
e. Giờ chuẩn giảng dạy của giáo viên giáo dục quốc phòng được quy định thống nhất, không phân biệt loại hình trường, vùng miền hay tính chất ngành nghề đào tạo mà quy định cụ thể cho từng đối tượng giáo viên, ở các trình độ đào tạo, cấp học.
2. Hoạt động giảng dạy:
Nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là giảng dạy, chiếm khoảng 70% quỹ thời gian lao động. Thời gian làm công tác giảng dạy của giáo viên giáo dục quốc phòng là 1200 giờ để thực hiện 1 khối lượng công việc bao gồm: chuẩn bị bài giảng, thực hành giảng dạy, các công việc sau giảng dạy (hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi...) được chuyển đổi thành giờ chuẩn như sau:
a. Đối với giảng viên đại học, cao đẳng:
- Giảng viên mới (thời gian giảng dạy dưới 3 năm): 220 tiết;
- Giảng viên giảng dạy từ 3 năm trở lên: 280 tiết;
- Giảng viên chính: 310 tiết;
Với giảng viên là sĩ quan biệt phái có thời gian giảng dạy dưới 3 năm thực hiện định mức 280 tiết/năm; từ 3 năm trở lên thực hiện định mức 310 tiết/năm. Thời gian giảng dạy được tính bao gồm cả thời gian giảng dạy ở các trường quân sự, trước khi biệt phái sang ngành giáo dục - đào tạo.
b. Đối với giáo viên trường trung học chuyên nghiệp:
- Giáo viên có thời gian giảng dạy dưới 3 năm: 380 tiết;
- Giáo viên có thời gian giảng dạy từ 3 năm trở lên: 410 tiết;
c. Giáo viên giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông được áp dụng theo quy định về giờ tiêu chuẩn của giáo viên đối với cấp học này.
d. Với giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy nhiều môn (trong đó có môn giáo dục quốc phòng), được lựa chọn môn học có định mức thấp hơn để tính khối lượng giảng dạy và tính vượt định mức giờ giảng. Giờ tiêu chuẩn chỉ tính riêng trong từng năm học, không tính bù trừ giữa các năm học. Những trường hợp giảng dạy ở ngoài trường (thỉnh giảng) hoặc giảng dạy giờ nào thanh toán tiền bồi dưỡng giờ đó thì không được tính vào định mức này.
3. Nghiên cứu khoa học:
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên giáo dục quốc phòng các trường đại học, cao đẳng có nghĩa vụ tham gia nghiên cứu khoa học. Thời gian nghiên cứu khoa học là 350 giờ, được chuyển đổi thành 80 giờ chuẩn.
Trong thực tế hiện nay chưa đòi hỏi mỗi giảng viên giáo dục quốc phòng mỗi năm phải có 1 đề tài nghiên cứu, nên bước đầu xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc tổ (bộ môn), giảng viên là thành viên tham gia nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu khoa học chủ yếu tập trung vào phương pháp sư phạm quân sự, đổi mới nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ công tác chuyên môn.
Giáo viên giáo dục quốc phòng các trường trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông không bắt buộc nghiên cứu khoa học nhưng nếu tham gia thì được hưởng chế độ phụ cấp nghiên cứu khoa học (nếu có).
4. Sinh hoạt chuyên môn:
Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thuộc trách nhiệm của giáo viên. Mỗi cá nhân phải tự sắp xếp công việc để giành nhiều thời gian học tập, bồi dưỡng. Định mức lao động không quy định thời gian giành riêng cho nhiệm vụ này, nên không quy thành giờ chuẩn. Trong trường hợp do nhu cầu công tác và được nhà trường hoặc cấp có thẩm quyền phân công tham gia các khoá học, tập huấn hay hội thi thì thời gian tập trung chính thức để học tập (hoặc thi) sẽ được chuyển đổi để trừ định mức giờ giảng.
5. Kiêm nhiệm các công tác khác:
a. Giáo viên giáo dục quốc phòng ở các trường đại học có đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và các trung tâm giáo dục quốc phòng có nhiệm vụ trực tiếp quản lý sinh viên thì được giảm định mức giờ giảng;
b. Giáo viên giáo dục quốc phòng được giao nhiệm vụ làm cán bộ quản lý, kiêm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị - xã hội, công tác quốc phòng địa phương... thời gian làm công tác này được giảm định mức giờ giảng;
c. Lao động công ích, luyện tập quân sự và phòng chống thiên tai đột xuất:
- Giáo viên giáo dục quốc phòng còn trong độ tuổi phải thực hiện lao động nghĩa vụ công ích và luyện tập quân sự theo quy định của pháp luật hiện hành, khi nào thực hiện sẽ được giảm định mức giờ giảng (sau khi đã được chuyển đổi thành giờ chuẩn). Quy định này không bao gồm giáo viên là sĩ quan biệt phái. Việc tổ chức luyện tập cho tự vệ của nhà trường do cơ quan quân sự địa phương thực hiện, nếu giáo viên là sĩ quan biệt phái tham gia thì không được trừ bào định mức giờ giảng mà chỉ được giảm các hoạt động chung của nhà trường hoặc hưởng theo chế độ bồi dưỡng khác;
- Giáo viên giáo dục quốc phòng trực tiếp tham gia phòng chống thiên tai đột xuất, theo yêu cầu của nhà trường và địa phương thì được nghiên cứu xem xét giảm định mức giờ giảng.
III. QUY ĐỔI GIỜ CHUẨN VÀ GIẢM ĐỊNH MỨC GIỜ GIẢNG
1. Quy định về hệ số quy đổi giờ chuẩn:
a. Được tính 01 giờ chuẩn cho 01 tiết giảng lý thuyết trong giảng đường, giảng lý thuyết kết hợp làm mẫu ở thao trường, bãi tập, cho lớp dưới 80 người; được tính 1,2 giờ chuẩn cho lớp trên 80 người và không quá 150 người;
b. Được tính 02 giờ chuẩn cho 01 tiết thực hành bắn đạn thật, hướng dẫn luyện tập ban đêm (từ 22h00 đến 5h00);
c. Được tính 0,5 giờ chuẩn cho 01 tiết thực hành các nội dung khác;
d. Được tính 01 giờ chuẩn cho 04 giờ thực tế hướng dẫn tham quan; tham gia hội thi, tập huấn do cấp Bộ mở;
e. Các hoạt động giảng dạy khác như: ra đề thi, chấm thi, hướng dẫn tiểu luận, khoá luận, chấm tiểu luận, khoá luận... thực hiện như các giáo viên môn học khác ở cùng cấp học, bậc học, tại các văn bản hiện hành;
g. Giáo viên giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông được tính giờ chuẩn theo số giờ trong chương trình, không phải quy đổi.
2. Quy định về giảm định mức giờ giảng:
Trong 1 năm học, giáo viên giáo dục quốc phòng kiêm nhiệm nhiều công việc thì chỉ được hưởng một mức giảm giờ chuẩn cao nhất. Mỗi giáo viên có nhiệm vụ hoàn thành tốt cả về chất lượng và số lượng giờ chuẩn đã quy định và không dạy vượt quá 150% định mức giờ giảng. Khi tính trừ định mức giờ giảng phải xác định cụ thể cho từng đối tượng giáo viên, được quy định tại khoản 2 mục II Thông tư này.
Giáo viên giáo dục quốc phòng trực tiếp làm công tác quản lý, tham gia công tác đảng, đoàn và chuyên môn sau đây được giảm định mức giờ giảng:
a. Trưởng khoa, Phó Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng: giảm 30% định mức;
b. Phó trưởng khoa, Trưởng phòng của trung tâm giáo dục quốc phòng: giảm 20% - 25% định mức, (giảm 25% định mức cho giảng viên trung tâm giáo dục quốc phòng và các trường đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng; giảm 20% định mức cho các trường khác);
c. Trưởng bộ môn, phó phòng, trưởng ban của trung tâm giáo dục quốc phòng: giảm 15% - 20% định mức, (giảm 20% định mức cho giảng viên trung tâm giáo dục quốc phòng và các trường đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng; giảm 15% định mức cho các trường khác);
d. Phó trưởng bộ môn, trợ lý giáo vụ, khoa học, phó trưởng ban, chủ nhiệm lớp: giảm 10% - 15% định mức, (giảm 15% định mức cho giảng viên trung tâm giáo dục quốc phòng và các trường đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng; giảm 10% định mức cho các trường khác);
e. Kiêm nhiệm công tác quốc phòng địa phương (với các trường không có cán bộ chuyên trách): giảm 15% định mức;
g. Kiêm nhiệm bí thư đảng uỷ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn trường, trưởng ban thanh tra nhân dân, trưởng ban nữ công: giảm 10% định mức;
h. Giáo viên tham gia luyện tập quân sự, lao động công ích; giáo viên thuộc diện quân nhân dự bị (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị) nếu có lệnh gọi tập trung lao động, luyện tập thì được giảm định mức giảng dạy sau khi đã quy đổi từ giờ thực tế lao động, luyện tập ra giờ chuẩn (4 giờ hành chính = 01 giờ chuẩn).
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ các văn bản sau đây:
Thông tư số 06/BĐH ngày 30/12/1975 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp hướng dẫn về chế độ làm việc của giáo viên quân sự ở các trường đại học;
Thông tư số 14/TT-BĐH ngày 30/8/1977 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp hướng dẫn về chế độ công tác của giáo viên quân sự ở các trường trung học chuyên nghiệp;
Thông tư số 15/TT ngày 15/4/1985 của Bộ Giáo dục quy định chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy và huấn luyện quân sự ở các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị, nhà trường phản ánh kịp thời để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét bổ sung, sửa đổi.
Nguyễn Văn Vọng (Đã ký) |
- 1Công văn 1392/VPCP-KGVX quy định kéo dài thời gian làm việc của giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 1316/NGCBQLGD-CSĐTBD năm 2016 báo cáo thực hiện Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ban hành
- 4Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 15/2001/NĐ-CP về Giáo dục quốc phòng
- 2Công văn 1392/VPCP-KGVX quy định kéo dài thời gian làm việc của giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 1316/NGCBQLGD-CSĐTBD năm 2016 báo cáo thực hiện Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ban hành
- 5Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 43/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 43/2003/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/09/2003
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Văn Vọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 162
- Ngày hiệu lực: 18/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra