Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2022/TT-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 11/2020/TT-BCT NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (sau đây gọi là Thông tư số 11/2020/TT-BCT).

Điều 1. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ của Phụ lục II tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 11/2020/TT-BCT

1. Thay thế cụm từ “hoặc kéo từ sợi filament nhân tạo” bằng cụm từ “hoặc đùn thành sợi filament nhân tạo” tại cột thứ 3 - Công đoạn gia công hoặc chế biến của Nhóm HS 5309 đến 5311.

2. Bỏ ghi chú (footnote) số 3 tại cột thứ 3 công đoạn gia công hoặc chế biến của Nhóm HS 5907 như sau: “Dệt vải rồi nhuộm hoặc phủ xơ vụn... với điều kiện trị giá của vải chưa in được sử dụng không vượt quá 47,5% giá xuất xưởng của sản phẩm”.

3. Bổ sung ghi chú (footnote) số 5 tại cột thứ 3 - Công đoạn gia công hoặc chế biến của Nhóm HS 6213 và 6214 có mô tả hàng hóa - đã thêu; và” như sau: “... Sản xuất từ vải chưa thêu, với điều kiện trị giá của phần vải chưa thêu được sử dụng không vượt quá 40% giá xuất xưởng của sản phẩm:5 hoặc....”

4. Thay thế cụm từ “....ngòi bút và bi ngòi cùng Phân nhóm với sản phẩm có thể được sử dụng” bằng cụm từ “...ngòi bút và bi ngòi cùng Nhóm với sản phẩm có thể được sử dụng” tại cột thứ 3 - Công đoạn gia công hoặc chế biến của Nhóm HS 9608.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.

2. Bãi bỏ Quyết định số 1949/QĐ-BCT ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương đính chính Thông tư số 11/2020/TT-BCT./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư,
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Viện KSND tối cao, Tòa án ND tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng,
các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ,
các Phòng QLXNKKV (19);
- Lưu: VT, XNK (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Khánh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 41/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 41/2022/TT-BCT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/12/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Trần Quốc Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/02/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản