Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2020/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an ninh hàng không;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung
“2. Điểm kiểm tra an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa các khu vực hạn chế hoặc giữa khu vực hạn chế với khu vực khác, nhằm kiểm tra an ninh hàng không người, phương tiện, đồ vật, duy trì an ninh trật tự khu vực điểm kiểm tra an ninh hàng không.”
2. Sửa đổi, bổ sung
“17. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không là việc thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ và biện pháp giám sát để đánh giá hiện trạng công tác bảo đảm an ninh hàng không, khắc phục các hạn chế trong công tác bảo đảm an ninh hàng không được phát hiện. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không bao gồm các hoạt động: giám sát thường xuyên, thanh tra, kiểm tra chất lượng, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không, thống kê, phân tích số liệu và các biện pháp khác.
a) Kiểm tra chất lượng an ninh hàng không là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định trong chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
b) Thử nghiệm an ninh hàng không là việc thực hiện hành vi giả định can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng bằng hình thức công khai hoặc bí mật nhằm sát hạch hiệu quả của biện pháp bảo đảm an ninh hàng không;
c) Điều tra an ninh hàng không là việc tiến hành làm rõ hành vi can thiệp bất hợp pháp, hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm an ninh hàng không;
d) Đánh giá an ninh hàng không là việc thẩm định sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các tiêu chuẩn, quy định về an ninh hàng không do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không, hãng hàng không tiến hành.”
3. Bổ sung
“20a. Khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay là khu vực do chủ thể có quyền tổ chức khai thác khu vực đó xác định cụ thể trong chương trình, quy chế an ninh hàng không mà hành khách đi tàu bay, phương tiện, người đón, tiễn, gửi, nhận hàng hóa, bưu gửi có thể tiếp cận mà chưa qua kiểm tra an ninh hàng không. Khu vực công cộng là một trong các khu vực cụ thể sau:
a) Khu vực thuộc nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa mà không phải khu vực hạn chế và không phải các khu vực sử dụng riêng của các cơ quan, đơn vị;
b) Khu vực đường giao thông, bãi đỗ xe dành cho hành khách đi tàu bay;
c) Các cửa hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí công cộng dành cho hành khách, người đón, tiễn, gửi, nhận hàng hóa, bưu gửi ở liền kề sân bay, nhà ga, đường giao thông, bãi đỗ xe dành cho hành khách đi tàu bay.”
4. Bổ sung
“27a. Phương tiện tự hành là phương tiện kỹ thuật khu bay tự di chuyển được.”
5. Sửa đổi, bổ sung
“1. Doanh nghiệp, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không gửi 01 bộ hồ sơ (hồ sơ bằng tiếng Việt đối với doanh nghiệp Việt Nam, hồ sơ bằng tiếng Anh đối với hãng hàng không nước ngoài) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình, quy chế an ninh hàng không;
c) Bảng đánh giá nội dung khác biệt của chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm khắc phục các khác biệt đối với hồ sơ trình chấp thuận chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài.”
6. Sửa đổi, bổ sung
“3. Trường hợp nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với thủ tục phê duyệt, chấp thuận chương trình, quy chế an ninh hàng không) hoặc 05 ngày làm việc (đối với thủ tục phê duyệt, chấp thuận sửa đổi, bổ sung chương trình, quy chế an ninh hàng không) tính từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, xem xét tổ chức kiểm tra thực tế nếu cần:
a) Nếu chương trình, quy chế an ninh hàng không đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này: ra quyết định phê duyệt hoặc chấp thuận (đối với chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài);
b) Nếu chương trình, quy chế an ninh hàng không chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này: có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề nghị phê duyệt bổ sung, sửa đổi chương trình, quy chế.”
7. Bổ sung
“3. Các quy định về giấy phép kiểm soát an ninh hàng không cấp cho phương tiện trong Thông tư này chỉ áp dụng đối với phương tiện tự hành và phương tiện giao thông đường bộ.”
8. Sửa đổi, bổ sung
“b) Cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn tại 01 cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không cho các đối tượng quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 14 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
9. Sửa đổi, bổ sung
“ 1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ thời điểm thẻ, giấy phép được cấp có hiệu lực.”
10. Sửa đổi, bổ sung
“3. Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả thẩm định hồ sơ, bao gồm giấy phép được sử dụng 01 lần trong vòng 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm giấy phép được cấp có hiệu lực và giấy phép được sử dụng nhiều lần nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ thời điểm giấy phép được cấp có hiệu lực.”
11. Sửa đổi, bổ sung
“a) Cán bộ, nhân viên của các hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, du lịch tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay có hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;”
12. Sửa đổi, bổ sung
“b) Người đến nhận thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải đọc, hiểu quy định về sử dụng thẻ tại Thông tư này và cam kết phổ biến quy định về sử dụng thẻ đến người sử dụng thẻ. Người sử dụng thẻ chịu trách nhiệm tự liên hệ để có người giám sát, hộ tống vào, hoạt động trong khu vực hạn chế theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Thông tư này;”
13. Sửa đổi, bổ sung
“9. Phương tiện quy định tại khoản 8 Điều này chỉ được cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn khi người đến nhận giấy phép đọc, hiểu quy định về sử dụng giấy phép tại Thông tư này và cam kết phổ biến quy định về sử dụng giấy phép đến người sử dụng giấy phép. Người sử dụng giấy phép chịu trách nhiệm tự liên hệ đế có người đi cùng hoặc phương tiện dẫn đường theo quy định tại khoản 6 Điều 32 Thông tư này.”
14. Sửa đổi, bổ sung
“3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay phải gửi danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không khu vực.”
15. Sửa đổi, bổ sung
“5. Cơ quan cấp thẻ, giấy phép phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu an ninh hàng không danh sách các trường hợp mất thẻ, giấy phép do đơn vị mình cấp cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm nhiệm vụ tại khu vực hạn chế ghi trên thẻ, giấy phép bị mất và Cục Hàng không Việt Nam để kịp thời ngăn chặn việc sử dụng thẻ, giấy phép đã mất; trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thẻ, giấy phép mất giá trị sử dụng cơ quan cấp thẻ, giấy phép phải tiêu hủy thẻ, giấy phép.”
16. Sửa đổi, bổ sung
“6. Phương tiện vào, hoạt động trong khu vực hạn chế của sân bay phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên có giấy phép khai thác phương tiện mặt đất giám sát hoặc phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay dẫn đường trong các trường hợp sau:
a) Người điều khiển phương tiện chỉ được cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng ngắn hạn;
b) Người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ đào tạo điều khiển, vận hành phương tiện trong sân đỗ tàu bay do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
c) Phương tiện hoạt động không thường xuyên trong khu bay.”
17. Sửa đổi, bổ sung
“9. Việc ghi âm, ghi hình trong khu vực hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này hoặc tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc trong nơi làm việc của cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng hàng không phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc ghi âm, ghi hình thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước;
b) Ghi âm, ghi hình tại phòng chờ lên tàu bay, chờ lấy hành lý mà không phải điểm kiểm tra an ninh hàng không;
c) Cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không ghi âm, ghi hình phục vụ công vụ theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao.”
18. Bổ sung
“9a. Những địa điểm không được phép ghi âm, ghi hình mà hành khách, người dân có thể tiếp cận thì đơn vị chủ quản phải có biển cảnh báo đặt ở vị trí có thể dễ dàng quan sát.”
19. Sửa đổi, bổ sung
“10. Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản của người và phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn có trách nhiệm phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế để kiểm soát hoạt động của người và phương tiện mà không cần thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, kiểm soát an ninh nội bộ.”
20. Sửa đổi, bổ sung
“a) Tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực hạn chế và khu vực khác;”
21. Sửa đổi, bổ sung
“1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.”
22. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 38. Kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay và các công trình liền kề nhà ga, sân bay, công trình hàng không
1. Người, phương tiện đi lại và hoạt động tại các khu vực công cộng phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, các quy định của cảng hàng không, sân bay, chấp hành theo sự hướng dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, chấp hành quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn văn minh, lịch sự.
2. Người khai thác cảng hàng không chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng công an (đối với những cảng hàng không có lực lượng công an làm nhiệm vụ thường xuyên tại cảng) và Cảng vụ hàng không quyết định số lượng, vị trí, thời gian hoạt động của các điểm kiểm soát an ninh hàng không; phân luồng, tuyến, thời gian dừng, đỗ phương tiện, các khu vực hoạt động đón, tiễn của hành khách, khu vực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại khu vực công cộng cảng hàng không.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm soát an ninh hàng không, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; điều tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại khu vực sân đỗ ô tô, luồng giao thông nội cảng, khu vực làm thủ tục hàng không và các khu vực công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay; phối hợp với lực lượng công an duy trì trật tự tại các khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không liên quan, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm.
4. Việc bố trí lực lượng tuần tra, giám sát, thiết bị chuyên dụng, trình tự kiểm tra, giám sát an ninh phải bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời đồ vật, hành lý, hàng hóa, phương tiện không xác nhận được chủ, hành vi gây rối, vi phạm pháp luật tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay và phải được mô tả cụ thể trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
5. Đồ vật, hành lý, tài sản của hành khách đi tàu bay hoặc người đưa tiễn gửi ở khu vực trông giữ tại khu vực công cộng của nhà ga hành khách phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng các biện pháp thích hợp trước khi tiếp nhận.
6. Đối với nhà ga hàng hóa, nhà kho hàng hóa, đơn vị quản lý khai thác nhà ga, nhà kho chịu trách nhiệm tổ chức phân luồng, tuyến; quy định thời gian dừng, đỗ phương tiện, điều tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại khu vực thuộc nhà ga, nhà kho; quy định các khu vực bốc dỡ, chất xếp, dừng đỗ phương tiện, khu vực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, khu vực làm thủ tục hàng không và các khu vực công cộng khác thuộc phạm vi trách nhiệm; phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, công an duy trì trật tự chung tại cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không liên quan, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm.
7. Bố trí, lắp đặt các rào cản thích hợp hoặc thực hiện kiểm soát an ninh bằng biện pháp phù hợp với đánh giá rủi ro an ninh hàng không để ngăn chặn việc người, phương tiện tiếp cận trái phép hoặc ngăn chặn việc đưa, ném đồ vật vào khu vực hạn chế trái phép.
8. Đường giao thông trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa, bãi đỗ xe mô tô, ô tô trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa phải thiết lập điểm kiểm soát để điều tiết xe mô tô, ô tô vào, ra và kiểm tra an ninh hàng không khi cần. Bãi đỗ xe mô tô, ô tô ngắn hạn (cho phép đỗ xe mô tô, ô tô dưới 24 giờ) không được bố trí liền kề nhà ga (trừ trường hợp bãi đỗ phương tiện chở hàng hóa, bưu gửi tiếp cận nhà ga hàng hóa, nhà kho hàng hóa để bốc dỡ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi), đài kiểm soát không lưu, trạm cấp điện cho nhà ga, trạm cấp điện cho đài kiểm soát không lưu.
9. Đường giao thông trước cửa nhà ga, đài kiểm soát không lưu phải cách nhà ga tối thiểu 30 mét. Liền kề đường giao thông trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa, bãi đỗ xe mô tô, ô tô trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa phải bố trí các vật cản cố định hoặc di động để ngăn chặn việc dùng phương tiện giao thông tấn công vào nhà ga, sân bay. Quy định này được áp dụng đối với các công trình nhà ga, đài kiểm soát không lưu được phê duyệt thiết kế xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2021.”
23. Sửa đổi, bổ sung
“5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị phối hợp với công an địa phương liên quan tuần tra khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế bên ngoài cảng hàng không, sân bay khi có yêu cầu nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.”
24. Sửa đổi, bổ sung
“a) Thùng đựng hàng hóa, bưu gửi, thùng hoặc mâm đựng hàng hóa rời, hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, tủ, túi đựng suất ăn;”
25. Sửa đổi, bổ sung
“5. Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không trước khi vào khu vực hạn chế 100%, trừ trường hợp được miễn kiểm tra an ninh hàng không theo quy định; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.”
26. Sửa đổi, bổ sung
“6. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có thiết bị soi chiếu cơ thể (không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng), buồng để tiến hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.”
27. Sửa đổi, bổ sung
“b) Hành khách đi qua cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể (nếu có), nếu cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể báo động hoặc hành khách có biểu hiện nghi vấn thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;”
28. Sửa đổi, bổ sung
“13. Kiểm tra bổ sung ngẫu nhiên tối thiểu 10% (bao gồm kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị, động vật phát hiện chất nổ) sau kiểm tra an ninh hàng không lần đầu đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu (của hành khách hoặc cấp có thẩm quyền). Việc kiểm tra trực quan bảo đảm tỷ lệ kiểm tra được phân đều, liên tục trong thời gian hoạt động của điểm kiểm tra an ninh trong ngày. Phương pháp, quy trình kiểm tra trực quan ngẫu nhiên hành khách, hành lý xách tay được quy định trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.”
29. Sửa đổi, bổ sung
“2. Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyển phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.”
30. Sửa đổi, bổ sung
“5. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát đã được kiểm tra an ninh hàng không mà phải vận chuyển qua các khu vực không phải khu vực hạn chế để ra tàu bay, phương tiện vận chuyển phải có người hộ tống hoặc có biện pháp giám sát thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.”
31. Sửa đổi, bổ sung
“7. Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không phải kiểm tra an ninh hàng không khi có tờ khai an ninh chứng minh việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực hiện 100% đối với hàng hóa, bưu gửi tại điểm xuất phát và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay hoặc không rời khỏi khu vực hạn chế và có sự giám sát an ninh hàng không thích hợp liên tục;
b) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển được vận chuyển từ sân đỗ tàu bay vào khu vực lưu giữ hàng hóa qua khu vực không phải khu vực hạn chế và ngược lại được niêm phong an ninh và có biện pháp giám sát an ninh thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.”
32. Bổ sung
“8. Hãng hàng không vận chuyển hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển đến phải cung cấp tờ khai an ninh cho người khai thác cảng hàng không, sân bay quá cảnh, trung chuyển và hãng hàng không vận chuyển lô hàng hóa, bưu gửi đi.”
33. Sửa đổi, bổ sung
“2. Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại các khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không. Phương tiện vận chuyển suất ăn từ nơi cung ứng qua khu vực không phải khu vực hạn chế ra tàu bay phải triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp.”
34. Sửa đổi, bổ sung
“5. Trường hợp tủ, túi đựng suất ăn khi di chuyển từ khu vực khác vào khu vực hạn chế mà không có niêm phong an ninh hoặc niêm phong an ninh hoặc tủ, túi đụng suất ăn không còn nguyên vẹn thì phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X hoặc kiểm tra trực quan trước khi đưa vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không để đưa lên tàu bay và phải được giám sát an ninh hàng không liên tục.”
35. Sửa đổi, bổ sung
“3. Các cửa nạp, cửa xả của phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải được niêm phong an ninh; phương tiện phải được áp tải, bảo vệ hoặc có các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp khi lưu thông tại các khu vực không phải khu vực hạn chế.”
36. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 57. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh
1. Hãng hàng không phải chịu trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh và có nghĩa vụ sau:
a) Chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất;
b) Phối hợp với công an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách và làm thủ tục để có các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó rời khỏi Việt Nam nếu hành khách không có giấy tờ về nhân thân hợp lệ;
c) Thông báo cho công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không danh sách hành khách, thời gian, địa điểm quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam;
d) Tiếp nhận giấy tờ về nhân thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cung cấp và chỉ giao lại giấy tờ nêu trên khi hành khách đã được bàn giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu bay đến.
2. Trường hợp hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách.
3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh được quản lý, giám sát tại cảng hàng không, sân bay, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách.
4. Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị từ chối nhập cảnh và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc nhà chức trách nước ngoài nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết.
6. Trường hợp hành khách mang quốc tịch nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam, sau đó xuất cảnh để đi nước thứ ba nhưng bị từ chối nhập cảnh và buộc trở lại Việt Nam, hãng hàng không chịu trách nhiệm vận chuyển hành khách này trở lại Việt Nam, bàn giao cho Công an cửa khẩu và hãng hàng không phối hợp với Công an cửa khẩu xác minh hành trình, thông tin nhân thân, quốc tịch của hành khách để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.”
37. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 58. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách không làm chủ được hành vi
1. Hành khách không làm chủ được hành vi là hành khách trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc do sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích.
2. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định. Trường hợp hãng hàng không chấp nhận chuyên chở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian tác dụng của thuốc phải lâu hơn thời gian bay;
b) Hành khách bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan; việc kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng;
c) Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của đại diện hãng hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải hộ tống hành khách bị bệnh tâm thần lên tàu bay và ngược lại;
d) Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị bệnh tâm thần. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp nếu xét thấy cần thiết.
3. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách đã sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích nhưng chưa đến mức không làm chủ được hành vi do đại diện hãng hàng không đánh giá, quyết định. Khi chuyên chở các đối tượng này, hãng hàng không phải áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.”
38. Sửa đổi, bổ sung
“3. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với hành khách có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; tùy tính chất, mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với người có hành vi vi phạm về an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay, tại các cảng hàng không, sân bay.”
39. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 61. Tái kiểm tra an ninh hàng không
1. Phải tái kiểm tra an ninh hàng không khu vực hạn chế, người, phương tiện, đồ vật trong các trường hợp sau:
a) Hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực hạn chế khi trở lại phải tái kiểm tra an ninh hàng không.
b) Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người, đồ vật chưa qua kiểm tra an ninh hàng không.
c) Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người nghi ngờ mang theo vật phẩm nguy hiểm hoặc phương tiện, đồ vật nghi ngờ chứa vật phẩm nguy hiểm.
2. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Tất cả hành khách, hành lý xách tay phải được chuyển sang một khu vực khác, kiểm tra lại toàn bộ khu vực hạn chế liên quan;
b) Tái kiểm tra an ninh hàng không toàn bộ hành khách, hành lý xách tay trước khi cho lên tàu bay;
c) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay, toàn bộ hành khách, hành lý xách tay và khoang hành khách của tàu bay phải được tái kiểm tra an ninh hàng không.
3. Trường hợp niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay, tủ, túi đựng suất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không trước khi đưa lên tàu bay.
4. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Điều này phải được lập thành biên bản.”
40. Sửa đổi, bổ sung
“3. Tàu bay đang khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát người, đồ vật lên, xuống tàu bay.”
41. Sửa đổi, bổ sung
“1. Trách nhiệm kiểm tra an ninh hàng không
a) Đối với tàu bay đang khai thác, trường hợp không đổi tổ bay và có sự kiểm soát liên tục người, đồ vật lên xuống khỏi tàu bay của tổ bay, trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay.
b) Đối với tàu bay đang khai thác, trường hợp đổi tổ bay hoặc không có sự kiểm soát liên tục người, đồ vật lên xuống khỏi tàu bay của tổ bay, trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay và sau khi hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi xuống hết khỏi tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay.
c) Đối với tàu bay không khai thác, khi đưa vào khai thác, trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay.
d) Người khai thác tàu bay phải quy định chi tiết quy trình, thủ tục kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.”
42. Sửa đổi, bổ sung
“2. Cục Hàng không Việt Nam, cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin liên quan đến âm mưu tấn công can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.”
43. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 77. Phạm vi áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
1. Căn cứ thông tin về tình hình, nguy cơ đe doạ, rủi ro an ninh hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trên phạm vi toàn quốc hoặc tại một cảng hàng không, sân bay cụ thể.
2. Cục Hàng không Việt Nam xem xét việc chấp thuận áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường thay thế có tác dụng tương tự của các nước khác đối với các chuyến bay, đường bay quốc tế đến Việt Nam.
3. Cục Hàng không Việt Nam xem xét áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo yêu cầu của nhà chức trách nước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
44. Bổ sung khoản 3 Điều 82 như sau:
“3. Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng người lao động vào và hoạt động trong khu vực hạn chế, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu người lao động do mình quản lý có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình làm việc.”
45. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 84 như sau:
“7. Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải trang bị máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh, ống nhòm và các thiết bị hỗ trợ phù hợp khác để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm và ghi nhận, thu thập lại toàn bộ diễn biến của vụ việc vi phạm một cách chính xác, đầy đủ, phục vụ cho việc xử lý được nhanh chóng, đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định của pháp luật hiện hành.”
46. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 87 như sau:
“2. Doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng kế hoạch khẩn nguy của cơ sở bảo đảm hoạt động bay. Kế hoạch khẩn nguy phải phù hợp với phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.”
49. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 91 như sau:
“2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức diễn tập cấp cơ sở tại mỗi cảng hàng không, mỗi hãng hàng không, mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu tối thiểu 02 năm 01 lần.”
50. Sửa đổi, bổ sung Điều 97 như sau:
“Điều 97. Hệ thống quản lý an ninh hàng không của các doanh nghiệp hàng không
1. Hệ thống quản lý về an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Độc lập về chức năng, nhiệm vụ; cơ quan tham mưu, giúp việc về an ninh hàng không không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác và có chức trách, thẩm quyền về mặt hành chính tương đương với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác trong cùng doanh nghiệp;
b) Người đứng đầu hệ thống quản lý về an ninh hàng không là người chịu trách nhiệm chính trước ban điều hành doanh nghiệp (đối với cảng hàng không là ban điều hành của người khai thác cảng hàng không, sân bay) về an ninh hàng không;
c) Hãng hàng không Việt Nam khai thác các chuyến bay thường lệ ở nước ngoài phải chỉ định người chịu trách nhiệm chính về công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng tại quốc gia đó và phải quy định trong chương trình an ninh hàng không của người khai thác tàu bay;
d) Người chịu trách nhiệm chính về an ninh hàng không, cấp phó của người chịu trách nhiệm chính về an ninh hàng không, chuyên viên, giám sát viên an ninh hàng không của hệ thống quản lý an ninh hàng không phải phù hợp với quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không và được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định tại chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
đ) Người chịu trách nhiệm chính về an ninh hàng không phải có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, quy chế an ninh hàng không và được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp;
e) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của hệ thống quản lý an ninh hàng không, bảo đảm hệ thống quản lý an ninh hàng không có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, quy chế an ninh hàng không.
2. Các hãng hàng không nước ngoài khai thác các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam phải chỉ định và thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm chính về an ninh hàng không của hãng tại Việt Nam.”
51. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 98 như sau:
“2. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có hiệu lực là 08 năm. Thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên an ninh soi chiếu là 12 tháng; nhân viên an ninh cơ động, nhân viên an ninh kiểm soát là 24 tháng. Trường hợp không làm công việc được năng định trong thời gian trên 06 tháng liên tục, năng định được cấp sẽ mất hiệu lực, khi trở lại làm việc phải qua kỳ thi phục hồi năng định.”
52. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 98 như sau:
“9. Người bị thu hồi giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không quy định tại khoản 8 Điều này khi trở lại làm việc phải qua sát hạch cấp lại giấy phép, năng định nhân viên hàng không.”
53. Sửa đổi, bổ sung Điều 101 như sau:
“Điều 101. Các công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
1. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không sân bay: hàng rào an ninh hàng không ngăn cách khu vực hạn chế và khu vực khác, đường tuần tra, hệ thống cảnh báo xâm nhập, hệ thống chiếu sáng, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không, hệ thống đèn chiếu sáng vị trí đỗ của tàu bay ban đêm;
b) Cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối đi giữa khu vực hạn chế sử dụng riêng và khu vực hạn chế không sử dụng riêng; lối đi từ khu vực khác vào khu vực hạn chế;
c) Trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
d) Hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ nhà ga, sân đỗ tàu bay, đường giao thông liền kề nhà ga và phòng giám sát điều khiển hệ thống ca-me-ra;
đ) Điểm (khu vực) kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa gồm cả phòng lục soát, kiểm tra trực quan tại nhà ga;
e) Phòng trực ban của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không tại nhà ga; phòng quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nhà ga quốc tế.
2. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không nằm ngoài nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Hệ thống đèn chiếu sáng vành đai; hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ các khu vực hạn chế; hàng rào an ninh hàng không ngăn cách khu vực hạn chế với khu vực khác;
b) Bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối vào khu vực hạn chế từ khu vực khác.
3. Yêu cầu đối với công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không:
a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật và phải có đầy đủ hồ sơ; khi có hư hỏng phải khắc phục kịp thời;
b) Hàng rào an ninh hàng không giữa khu vực hạn chế với khu vực khác phải có khả năng ngăn chặn, cảnh báo việc xâm nhập qua hàng rào;
c) Số lượng cổng, cửa vào khu vực hạn chế từ khu vực khác phải hạn chế ở mức tối thiểu cần thiết;
d) Bảo đảm sự tách biệt giữa hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã được kiểm tra an ninh hàng không với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi chưa kiểm tra an ninh hàng không;
đ) Vị trí trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp phải thuận tiện cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp và thực hiện kế hoạch khẩn nguy;
e) Bảo đảm tách biệt luồng hành khách đi, đến, nối chuyến và quá cảnh; luồng hành khách, hàng hóa quốc tế và nội địa;
g) Khu vực bố trí điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý phải có đủ diện tích để tránh gây ùn tắc và bảo đảm thuận lợi cho việc kiểm tra, soi chiếu hành khách, hành lý;
h) Khu vực cách ly phải được ngăn cách với khu vực không phải khu vực hạn chế bằng vật liệu bền vững; ngăn cách với khu vực hạn chế khác bằng vật liệu phù hợp;
i) Sử dụng nguyên vật liệu phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất, thiệt hại đối với người, thiết bị của nhà ga, sân bay khi xảy ra cháy, nổ;
k) Đến ngày 31 tháng 12 năm 2025, các cảng hàng không, sân bay đã xây dựng nhưng chưa có công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phù hợp phải đáp ứng đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Yêu cầu, tiêu chuẩn về hàng rào an ninh hàng không, cổng, cửa, rào chắn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống ca-me-ra giám sát, bốt gác, đường tuần tra tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.”
54. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 102 như sau:
“a) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, ca-me-ra giám sát an ninh hàng không, thiết bị cảnh báo xâm nhập, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phát hiện chất nổ, vũ khí, vật phẩm nguy hiểm;”
55. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 102 như sau:
“b) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải có bộ mẫu thử phù hợp với tính năng kỹ thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất;”
56. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 102 như sau:
“đ) Khi đầu tư mới thiết bị an ninh hàng không, phải đảm bảo thiết bị đáp ứng công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 các điểm kiểm tra an ninh hàng không cần có thiết bị soi chiếu cơ thể phải được trang bị đầy đủ theo quy định.”
57. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 103 như sau:
“3. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải được kiểm tra bằng bộ mẫu thử phù hợp với tính năng kỹ thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất.
a) Đối với máy soi tia X: yêu cầu kiểm tra, các bước tiến hành kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với cổng từ: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với thiết bị phát hiện kim loại cầm tay: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đối với thiết bị soi chiếu cơ thể: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất.”
58. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 103 như sau:
“4. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, ca-me-ra giám sát an ninh, hệ thống cảnh báo xâm nhập phải định kỳ bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất để bảo đảm các thiết bị hoạt động ổn định. Thiết bị an ninh hàng không khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn phải ngừng khai thác sử dụng, sổ kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác và phải có các thông tin sau:
a) Tên thiết bị, vị trí, người, thời gian lắp đặt;
b) Ngày, tháng, năm tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng; nội dung, kết quả kiểm tra, bảo dưỡng; tên nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng.”
59. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 104 như sau:
“2. Đối tượng được phép trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ:
a) Đối tượng nêu tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: mũ chống đạn, áo chống đạn; lá chắn, găng tay điện; lựu đạn hơi cay; súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay, gây mê; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
b) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên an ninh kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác tại khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, cổng, cửa vào, ra tiếp giáp sân bay, khu vực hạn chế, khu vực công cộng (nhà ga, bãi đỗ xe) được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
c) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tăng cường đảm bảo an ninh cho chuyến bay, cưỡng chế, áp giải hành khách gây rối, hành khách bị từ chối nhập cảnh được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
d) Trưởng ca trực khi thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay; dùi cui điện, dùi cui cao su;
đ) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, áp tải hàng hóa ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: dùi cui điện, dùi cui cao su.”
60. Sửa đổi, bổ sung Điều 106 như sau:
“Điều 106. Quy định chung về kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại tất cả các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong cả nước. Cảng vụ hàng không thực hiện giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại các cảng hàng không, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của mình. Các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ và đánh giá theo quy định.
2. Hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không được thực hiện theo kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng hàng năm hoặc đột xuất. Không thực hiện thử nghiệm đối với tàu bay đang bay hoặc chuyến bay chuyên cơ.
3. Kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không hàng năm bao gồm các hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá được xây dựng căn cứ vào đánh giá rủi ro an ninh hàng không, nguồn lực của cơ quan, đơn vị và phải bảo đảm tính thống nhất không chồng chéo trong toàn ngành, tính bí mật đối với hoạt động thử nghiệm bí mật. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
a) Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, Cảng vụ hàng không xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau, gửi Cục Hàng không Việt Nam;
b) Hàng năm trước ngày 30 tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, gửi các đơn vị và doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không;
c) Hàng năm trước ngày 30 tháng 11, căn cứ kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không nội bộ, gửi Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không để giám sát.
4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá và hoạt động điều tra đột xuất do người có thẩm quyền quyết định khi xét thấy cần thiết.
5. Cục Hàng không Việt Nam ban hành sổ tay kiểm soát chất lượng an ninh hàng không để triển khai thực hiện hiệu quả, thống nhất trong toàn ngành.
6. Cơ quan, đơn vị quản lý người có hành vi vi phạm, quản lý thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn an ninh hàng không chịu trách nhiệm đình chỉ hoạt động của người vi phạm, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn theo yêu cầu của trưởng đoàn kiểm tra, thử nghiệm, điều tra.
7. Thông qua hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra an ninh hàng không và dữ liệu trao đổi, báo cáo của các cơ quan, đơn vị, cảng vụ hàng không thực hiện thống kê, tổng hợp, phân tích dữ liệu kiểm soát chất lượng để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không theo quy định tại Điều 112 Thông tư này với tần suất 01 tháng 01 lần hoặc khi phát sinh hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không.”
61. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 107 như sau:
“Điều 107. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không”
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 107 như sau:
“1. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, điều tra của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không:
a) Có quyết định thành lập đoàn của người có thẩm quyền. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, điều tra phải được người ra quyết định thành lập đoàn phê duyệt;
b) Trưởng đoàn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, điều tra và báo cáo kết quả thực hiện với người ra quyết định thành lập đoàn chậm nhất 10 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, điều tra;
c) Hoạt động kiểm tra, thử nghiệm an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và các cảng vụ hàng không đối với các doanh nghiệp được thực hiện với tần suất theo quy định tại điểm d, đ khoản này, trừ trường hợp đột xuất;
d) Kiểm tra đối với người khai thác cảng hàng không, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không được thực hiện tối thiểu một năm một lần;
đ) Thử nghiệm đối với người khai thác cảng hàng không được thực hiện tối thiểu một năm một lần; hãng hàng không Việt Nam tối thiểu hai năm một lần.”
63. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 như sau:
“2. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, đánh giá của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các doanh nghiệp khác có chương trình, quy chế an ninh hàng không:
a) Phải có kế hoạch kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, đánh giá được người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không phê duyệt. Nội dung kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với rủi ro an ninh hàng không;
b) Hoạt động đánh giá của các hãng hàng không Việt Nam tại các cảng hàng không nước ngoài do hãng hàng không chịu chi phí phải có sự tham gia của Cục Hàng không Việt Nam. Hoạt động đánh giá tại Việt Nam của nhà chức trách, hãng hàng không nước ngoài phải được Cục Hàng không Việt Nam cho phép, sau khi kết thúc đánh giá phải gửi kết quả về Cục Hàng không Việt Nam;
c) Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra và thử nghiệm tối thiểu một quý một lần, trừ trường hợp đột xuất;
d) Doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không khác thực hiện kiểm tra và thử nghiệm nội bộ tối thiểu một năm một lần, trừ trường hợp đột xuất.”
64. Sửa đổi, bổ sung Điều 112 như sau:
“Điều 112. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không
1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không thống nhất trong toàn ngành hàng không dân dụng. Cơ sở dữ liệu an ninh hàng không phải được bảo vệ, tránh truy cập trái phép; chỉ những tổ chức, cá nhân được Cục Hàng không Việt Nam cho phép mới được truy cập và khai thác.
2. Cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không gồm thông tin về:
a) Các hành vi can thiệp bất hợp pháp và các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
b) Đối tượng phải kiểm tra trực quan hàng không bắt buộc, bị từ chối vận chuyển vì lý do an ninh, cấm vận chuyển bằng đường hàng không;
c) Các sơ hở, thiếu sót qua hoạt động giám sát và các cuộc thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không;
d) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
đ) Hệ thống kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ;
e) Hệ thống tổ chức, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không; Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không phải thường xuyên thống kê, cập nhật các nội dung nêu tại khoản 2 của Điều này vào cơ sở dữ liệu.
4. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn về việc thống kê, báo cáo, cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không.”
65. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 114 như sau:
“1. Thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo thẩm quyền. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không, các chương trình, quy chế an ninh hàng không, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, việc xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay. Tham gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay theo quy định. Tham gia thẩm định chương trình, quy chế an ninh hàng không theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.”
66. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 115 như sau:
“11. Chấp hành quy định về cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không. Trường hợp doanh nghiệp cảng hàng không đã cập nhật thông tin cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không vào hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không trong vòng 05 ngày kể từ khi cấp thẻ, giấy phép thì không cần gửi danh sách thẻ, giấy phép đã cấp bằng văn bản đến cảng vụ hàng không theo các quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 21, khoản 3 Điều 23 và khoản 3 Điều 24 Thông tư này.”
67. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 116 như sau:
“9. Thực hiện áp tải, áp giải đối với các đối tượng là người, phương tiện đặc biệt, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh theo quy định hoặc khi được yêu cầu. Quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh theo quy định của pháp luật.”
68. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 117 như sau:
“2. Tổ chức việc bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại các khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp.”
69. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 118 như sau:
“b) Tổ chức hệ thống quản lý an ninh hàng không theo quy định tại Điều 92, Điều 93, Điều 96 và Điều 97 Thông tư này;”
70. Sửa đổi, bổ sung điểm k khoản 5 Điều 118 như sau:
“k) Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam các khác biệt trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không trình nhà chức trách hàng không nước ngoài so với pháp luật Việt Nam. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.”
71. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 118 như sau:
“7. Khi làm thủ tục bán vé đi tàu bay, hãng hàng không phải yêu cầu hành khách cung cấp thông tin cá nhân theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Khi làm thủ tục tiếp nhận đăng ký vận chuyển hàng hóa, bưu gửi, hãng hàng không phải thông báo cho khách hàng chính sách khác biệt của hãng đối với việc vận chuyển các vật phẩm đặc biệt quy định tại Điều 52 của Thông tư này hoặc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm, túi thư ngoại giao, túi lãnh sự (nếu có).”
72. Sửa đổi, bổ sung điểm 11 Chương III Phụ lục II như sau:
“11. Bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay liên doanh, liên danh, hoạt động thuê tàu bay không có tổ bay, thuê tàu bay có tổ bay; chuyến bay hàng không chung, có điểm đỗ ngoài cảng hàng không, sân bay.
11.1. Các nguyên tắc, quy định chung, các yêu cầu cho công tác bảo đảm an ninh hàng không khi khai thác.
11.2. Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay liên doanh, liên danh, hoạt động thuê tàu bay không có tổ bay, thuê tàu bay có tổ bay, chuyến bay hàng không chung.
11.3. Quy trình bảo đảm an ninh canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay khi đang khai thác, kiểm soát tiếp cận, lên tàu bay, kiểm tra, lục soát an ninh tàu bay.
11.4. Quy trình bảo đảm an ninh hành khách, hành lý.
11.5. Quy trình canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay khi không khai thác, niêm phong an ninh hàng không.”
73. Sửa đổi, bổ sung Chương VI Phụ lục II như sau:
“Chương VI. ĐIỀU TRA, XỬ LÝ VỤ VIỆC VI PHẠM AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Nguyên tắc điều tra, xử lý
2. Mục đích và yêu cầu điều tra, xử lý.
3. Quy trình điều tra, xử lý.
4. Trách nhiệm xử lý.
5. Báo cáo.
6. Giảng bình, rút kinh nghiệm.
7. Lưu trữ hồ sơ.”
74. Sửa đổi, bổ sung chương VIII Phụ lục II như sau:
“Chương VIII. QUẢN LÝ RỦI RO AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Quy định chung về quản lý rủi ro.
2. Tổ chức công tác đánh giá rủi ro.
3. Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro.
4. Sử dụng báo cáo rủi ro.
5. Lưu giữ hồ sơ quản lý rủi ro.
75. Bổ sung chương IX Phụ lục II như sau:
“Chương IX. CÁC PHỤ LỤC”
76. Sửa đổi, bổ sung điểm 3 mục A, điểm 3 mục B, điểm 3 mục C và điểm 3 mục D Chương IV Phụ lục số V như sau:
“3. Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không và công tác tuần tra, canh gác tại doanh nghiệp.”
77. Bổ sung phần cuối Phụ lục số VII như sau:
“THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)”
78. Sửa đổi, bổ sung phần ghi chú Phụ lục số VIII như sau:
“Ghi chú:
(Note:)
- Bản khai phải ghi đầy đủ tất cả các nội dung được yêu cầu trong 22 mục; nếu ghi không đầy đủ sẽ là Bản khai không hợp lệ và không được xem xét để cấp thẻ (All fields in paragraph 22 must be filled, otherwise the application will be rejected).
- Mục 22.2 chỉ áp dụng đối với các đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 14 của Thông tư này khi đề nghị cấp mới hoặc khi đề nghị cấp lại do thay đổi vị trí công tác khác cơ quan, đơn vị.
(Only subjects specified at the points a, b and c in clause 1, Article 14 of this Circular subjected to provisions at Session 22.2 for the new issuance of airport security permits).
- Đối với tờ khai đề nghị người khai thác cảng hàng không, sân bay cấp thẻ, người xác nhận chỉ đóng dấu nếu có dấu.
(For the personal form request the airport permit issued by the airport operator, the stamp is subjected to availability of the office's seal).
- Đóng dấu giáp lai các trang của Tờ khai.”
79. Sửa đổi, bổ sung Mẫu danh sách phương tiện đề nghị cấp Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn/ngắn hạn tại Phụ lục IX như sau:
“ĐƠN VỊ ……………………… Số: …………………………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …,ngày... tháng ... năm 20... |
(Kèm theo công văn số ...../.... ngày …… tháng …… năm…….. của (tên cơ quan/ đơn vị đề nghị)..............................................................)
Số TT | Tên phương tiện | Biển kiểm soát(1)/ Biển số của phương tiện(2) | Số chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giao thông(1) | Thời hạn cấp | Khu vực đề nghị | Cổng vào | Cổng ra |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
|
|
Ghi chú:
(1) Đối với phương tiện có tham gia giao thông ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.
(2) Đối với phương tiện chuyên dùng hoạt động trong khu bay.
Yêu cầu: nộp kèm bản sao các tài liệu đã khai. Nếu danh sách phương tiện có từ 02 trang trở lên phải đón dấu giáp lai.”
80. Sửa đổi, bổ sung điểm 5.2.3 Phụ lục XII như sau:
“5.2.3. Có giám sát của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giám sát bằng thiết bị.”
81. Sửa đổi, bổ sung điểm 2 mục IV Phụ lục XIII như sau:
“2. Tem, dây niêm phong an ninh hàng không khi nhập từ nhà cung cấp về, đơn vị phải lập sổ sách quản lý theo dõi và được bảo quản khoa học, đảm bảo không bị thất thoát, hư hại.”
82. Sửa đổi, bổ sung tên Phụ lục XIV như sau:
“Phụ lục XIV
THÔNG TIN CÁ NHÂN BẮT BUỘC KHI MUA VÉ TÀU BAY; GIẤY TỜ VỀ NHÂN THÂN, VÉ, THẺ LÊN TÀU BAY”
83. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 mục I của Phụ lục XIV như sau:
“a) Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời; chứng minh thư ngoại giao do Bộ Ngoại giao cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế; thẻ thường trú, thẻ tạm trú; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam. Trong trường hợp hành khách mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch hoặc công văn của sở ngoại vụ (có xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi hành khách mất hộ chiếu) xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai. Công hàm, công văn xác nhận có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận;”
84. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 mục I của Phụ lục XIV như sau:
“6. Tại các điểm bán vé cho hành khách và làm thủ tục hàng không và trên trang mạng của hãng hàng không phải niêm yết công khai quy định về các thông tin cá nhân của hành khách cần khai báo khi mua vé đi tàu bay và các loại giấy tờ về nhân thân của hành khách sử dụng đi tàu bay.”
85. Sửa đổi, bổ sung mục II của Phụ lục XIV như sau:
“II. Vé, thẻ lên tàu bay
1. Khi mua vé đi tàu bay, hành khách phải cung cấp các thông tin cá nhân sau:
a) Họ và tên;
b) Ngày tháng năm sinh.
2. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay phải xuất trình vé, thẻ lên tàu bay của hãng hàng không phát hành.
3. Vé, thẻ lên tàu bay tối thiểu phải có các thông tin sau:
a) Số vé hoặc mã (code) của từng hành khách.
b) Họ và tên hành khách;
c) Số hiệu chuyến bay;
d) Chặng bay.”
86. Sửa đổi, bổ sung các điểm 1.1, 3.1, 1.17, 2.17, 3.17 Phụ lục số XVII như sau:
“1.1. Tăng cường số lượng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát khu vực hạn chế.”
“3.1. Tăng cường nhân viên kiểm soát an ninh hàng không làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thêm 10%.”
“1.17. Tăng cường thông tin báo cáo nội bộ. Thực hiện báo cáo nhanh qua đường dây nóng hàng ngày từ các đơn vị về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tổ chức bổ sung 20% quân số so với kíp trực thông thường để trực sẵn sàng làm nhiệm vụ.”
“2.17. Các đơn vị trong ngành phải tổ chức trực ban 24/24 và thực hiện chế độ báo cáo 12 giờ một lần và báo cáo ngay khi cần xin ý kiến chỉ đạo về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bổ sung 30% quân số so với kíp trực thông thường để trực sẵn sàng làm nhiệm vụ.”
“3.17. Các đơn vị phải tổ chức trực ban 24/24 và thực hiện chế độ báo cáo 04 giờ một lần và báo cáo ngay khi cần xin ý kiến chỉ đạo về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tổ chức trực 100% quân số.”
87. Sửa đổi, bổ sung điểm 4 mục II Phụ lục XVIII như sau:
“4. Kiểm tra (Test) 3: độ xuyên thấu đơn
Yêu cầu: hình ảnh tấm chì phải hiển thị, nhìn thấy được dưới tấm thép dày 14 mi-li-mét.
Kiểm tra này nhằm xác định khả năng máy có thể xuyên qua độ dày của thép như thế nào. Các tấm thép trên bộ mẫu thử CTP bắt đầu với độ dày từ 12 mi-li-mét, với các mức tăng dần 02 mi-li-mét mỗi mức lên tới 24 mi-li-mét. Một tấm chì chạy dưới chiều dài của các tấm thép để kiểm tra khả năng của máy.”
88. Sửa đổi, bổ sung phần ghi chú tại mục A, B, C Phụ lục XXIV như sau:
“Bộ phận an ninh hàng không (Trung tâm, Phòng, Ban, Đội...).”
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2021.
2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không, xăng dầu hàng không chưa tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không theo quy định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 phải hoàn thành việc tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trước ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1Hướng dẫn 3372 /CHK-ANHK về cấp, cấp lại gia hạn, thu hồi, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không do cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 2Thông báo 4615/TB-CHK về gia hạn và cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 3Công văn 173/CHK-ANHK năm 2018 về hướng dẫn một số điểm về cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh của Thông tư 45/2017/TT-BGTVT do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 1Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGTVT năm 2021 hợp nhất Thông tư quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 42/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam và Thông tư 41/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Hướng dẫn 3372 /CHK-ANHK về cấp, cấp lại gia hạn, thu hồi, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không do cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 3Thông báo 4615/TB-CHK về gia hạn và cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 4Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014
- 5Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
- 6Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 7Công văn 173/CHK-ANHK năm 2018 về hướng dẫn một số điểm về cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh của Thông tư 45/2017/TT-BGTVT do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
Thông tư 41/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 41/2020/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2020
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 119 đến số 120
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra