Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2016/TT-BCT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và giải pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa như sau.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa trong giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 đối với các sản phẩm sau:

a) Nhựa bao gói: bao gồm túi nhựa, chai nhựa và nhựa bao bì.

b) Nhựa vật liệu xây dựng: bao gồm các loại sản phẩm nhựa sử dụng trong xây dựng được sản xuất thông qua quá trình đùn tạo hình, không bao gồm các sản phẩm kết hợp các loại vật liệu khác (như cửa lõi thép hay tấm nhựa tráng nhôm...).

c) Nhựa gia dụng/Nhựa kỹ thuật: bao gồm các sản phẩm nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật sản xuất thông qua quá trình phun tạo hình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Suất tiêu hao năng lượng (SEC) là tổng mức năng lượng tiêu hao để sản xuất một đơn vị khối lượng sản phẩm.

2. Định mức tiêu hao năng lượng là suất tiêu hao năng lượng (SEC) tiên tiến tương ứng cho từng giai đoạn cụ thể quy định tại Thông tư này.

Chương II

ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA

Điều 4. Phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng

Suất tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa được xác định theo phương pháp tại Phụ lục I Thông tư này.

Điều 5. Định mức tiêu hao năng lượng

1. Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa giai đoạn đến hết năm 2020

Nhựa bao gói (kWh/kg)

Nhựa vật liệu xây dựng

(kWh/kg)

Nhựa gia dụng/ Nhựa kỹ thuật (kWh/kg)

Túi

Chai

Nhựa bao bì

0,7

1,96

0,79

0,46

1,27

2. Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025

Nhựa bao gói (kWh/kg)

Nhựa vật liệu xây dựng (kWh/kg)

Nhựa gia dụng/ Nhựa kỹ thuật (kWh/kg)

Túi

Chai

Nhựa bao bì

0,55

1,45

0,62

0,35

1,00

Điều 6. Yêu cầu về đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng

1. Cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa phải đảm bảo suất tiêu hao năng lượng không vượt quá định mức tiêu hao năng lượng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa đang hoạt động có suất tiêu hao năng lượng cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng đối với từng giai đoạn tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư này thì cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

3. Suất tiêu hao năng lượng của các dự án đầu tư mới không được vượt quá định mức tiêu thụ năng lượng được quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

Điều 7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa

1. Việc lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa phải tận dụng tối đa các giải pháp quản lý và công nghệ.

2. Khuyến khích các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tiên tiến và áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của Tổng cục Năng lượng

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các nội dung của Thông tư này.

2. Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương kiểm tra tình hình thực hiện định mức năng lượng, tính khả thi của các kế hoạch nhằm đảm bảo định mức năng lượng theo lộ trình.

3. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Tổng cục Năng lượng báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với những trường hợp không thực hiện đúng quy định tại Điều 5 Thông tư này và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Phối hợp với Tổng cục Năng lượng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo các nội dung của Thông tư này.

2. Hàng năm, chủ trì thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện định mức năng lượng, tính khả thi của các kế hoạch nhằm đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo lộ trình (đối với các cơ sở sản xuất chưa đạt định mức) của các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa tại địa phương.

3. Hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng trong ngành nhựa tại địa phương và báo cáo Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 năm sau theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.

Điều 10. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành nhựa phải có kế hoạch để đáp ứng các quy định tại Điều 6 tại Thông tư này.

2. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm báo cáo gửi Sở Công Thương địa phương về tình hình thực hiện suất tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

3. Trường hợp cơ sở xuất sản phẩm nhựa chưa thể xác định được suất tiêu hao năng lượng trong kỳ báo cáo, cơ sở sản xuất sản phẩm phải có trách nhiệm lắp đặt đầy đủ đồng hồ đo đếm điện năng để đảm bảo tính chính xác suất tiêu hao năng lượng của đơn vị và báo cáo suất tiêu hao năng lượng thời gian còn lại trong năm theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2017.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TCNL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Quốc Hưng

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT SẢN PHẨM NHỰA
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

1. Phạm vi đánh giá: khu vực sản xuất sản phẩm nhựa, không bao gồm các khu vực khác như hành chính hay khu vực sản xuất các sản phẩm khác.

2. Thời gian xác định suất tiêu hao năng lượng của đối tượng đánh giá là một năm từ ngày 01 tháng 01 tới ngày 31 tháng 12. Trong trường hợp cần kiểm định suất tiêu hao, thời gian kiểm định được quyết định là thời gian cần thiết để thực hiện hết một chu trình sản xuất.

3. Các thông số để xác định suất tiêu hao năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa:

Thông số

Ý nghĩa (tính theo năm)

Đơn vị

Psx

Tổng điện năng sản xuất

kWh

Ptt

Điện năng sử dụng phục vụ trực tiếp sản xuất

kWh

Ppt

Điện năng tiêu thụ của các hệ thống phụ trợ sản xuất

kWh

P

Sản lượng sản xuất hàng năm của sản phẩm

Tấn

4. Suất tiêu hao năng lượng (SEC) cho từng sản phẩm của các cơ sở sản xuất ngành nhựa được xác định theo công thức dưới đây:

(kWh/kg)

Trong đó:

- Psxi: tổng điện năng phục vụ sản xuất

- Pi: sản lượng của sản phẩm xác định suất tiêu hao

Xác định tổng điện năng sản xuất Psx:

Đối với cơ sở sản xuất sản xuất đồng thời nhiều loại sản phẩm: cơ sở sản xuất phải có đồng hồ đo điện tại từng bộ phận trực tiếp sản xuất và tại các bộ phận phụ trợ sản xuất. Điện năng sản xuất của sản phẩm i:

Psxi = Ptti Ppti

Điện năng trực tiếp sản xuất Ptti: được xác định thông qua hệ thống đồng hồ đo tại bộ phận trực tiếp sản xuất.

- Trường hợp sản phẩm sản xuất là chai nhựa sản xuất từ phôi nhựa:

Psxi = 1,505xPtti Ppti

Điện năng phụ trợ sản xuất Ppti: được xác định dưới đây.

- Trường hợp có thể tách được điện năng của hệ thống phụ trợ sản xuất từng sản phẩm:

Ppti: điện năng phụ trợ sử dụng để sản xuất sản phẩm i được xác định từ hệ thống đo tương ứng.

- Trường hợp hệ thống phụ trợ sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, có hệ thống đo điện tổng và không tách được điện năng phụ trợ cho từng loại sản phẩm thông qua hệ thống đo:

Ppti: được tính trên cơ sở tỷ lệ sản lượng của sản phẩm i trên tổng sản lượng các sản phẩm cùng sử dụng năng lượng phụ trợ, trong đó: các cơ sở sản xuất tự tách điện năng phụ trợ để sản xuất sản phẩm tương ứng và tổng điện năng phụ trợ để sản xuất các sản phẩm i phải bằng điện năng tổng đo tại hệ thống năng lượng phụ trợ.

PHỤ LỤC II

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐIỂN HÌNH CHO NGÀNH NHỰA
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

1. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với sản xuất túi nhựa:

STT

Giải pháp tiết kiệm năng lượng

1

Sử dụng các lưỡi dao cắt hiệu suất cao tại các máy xay/ nghiền

2

Cách nhiệt khuôn thổi phim

3

Gia nhiệt trước cho hạt nhựa

4

Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao

5

Lắp đặt hệ thống phân phối khí kiểu mạch vòng

6

Lắp đặt biến tần cho các máy nén

7

Sử dụng hệ thống nén khí trung tâm

8

Thay thế hệ thống gia nhiệt điện trở bằng hệ thống gia nhiệt điện từ cho nòng xi lanh của máy tạo

9

Thay thế các thiết bị giải nhiệt cũ

10

Sử dụng hệ thống làm mát trung tâm

11

Lắp đặt các tấm nhựa lấy sáng cho khu vực sản xuất

12

Thay thế hệ thống làm mát bằng nước bằng hệ thống làm mát bằng quạt cho nòng xi lanh máy thổi màng

2. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất chai nhựa:

STT

Giải pháp tiết kiệm năng lượng

1

Lắp đặt biến tần cho máy thổi nhựa

2

Lắp đặt cách nhiệt cho thiết bị phun thủy lực

3

Thay thế các thiết bị chiếu sáng hiệu suất thấp

4

Cách lý buồng gia nhiệt của các thiết bị thổi bán tự động

5

Sử dụng các loại động cơ hiệu suất cao

6

Lắp đặt biến tần cho máy bơm nước

7

Lắp đặt biến tần cho máy bơm nước làm mát

8

Thay thế các bộ làm mát cũ

9

Lắp đặt biến tần cho các thiết bị phun thủy lực

10

Thay thế các loại điều hòa cũ bằng điều hòa biến tần

11

Lắp đặt biến tần cho các máy nén khí

12

Cân bằng pha cho các máy biến áp công suất lớn

13

Thay thế hệ thống làm mát nước bằng hệ thống làm mát không khí cho các thiết bị thổi

14

Lắp đặt thiết bị làm mát kiểu xung cho khuôn phun

15

Sử dụng hệ thống khí nén trung tâm

16

Tái sử dụng khí nén áp suất cao

17

Thay thế các máy nén cũ

18

Lắp đặt các van tự động cho các đường dẫn khí và các đường nước làm mát cho tất cả các thiết bị

19

Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát

20

Sử dụng hệ thống làm mát trung tâm

21

Tránh rò rỉ nước làm mát và khí nén

22

Cách ly các đường ống nước làm mát giữa các thiết bị làm mát và các thiết bị thổi

23

Cách ly các thiết bị làm khô nhựa

24

Lắp đặt cảm biến độ ẩm

3. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất bao bì nhựa:

STT

Giải pháp tiết kiệm năng lượng

1

Tránh rò rỉ khí nén tại các van và ống

2

Sử dụng các lưỡi dao cắt hiệu suất cao tại các máy xay

3

Cách ly các đường ống nước làm mát

4

Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát

5

Lắp đặt biến tần cho các máy nén khí

6

Lắp đặt hệ thống phân phối khí nén mạch vòng để tránh giảm áp

7

Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao

8

Gia nhiệt trước cho nhựa

9

Lắp đặt biến tần cho các máy trộn

10

Sử dụng hệ thống khí nén trung tâm

11

Thay thế hệ thống gia nhiệt điện trở bằng hệ thống gia nhiệt cảm ứng

12

Lắp tụ bù cho các máy đùn tấm và các động cơ công suất lớn

13

Thay thế các máy nén khí cũ

14

Lắp đặt các van kiểm soát tuần hoàn nước làm mát

4. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất nhựa vật liệu xây dựng:

STT

Giải pháp tiết kiệm năng lượng

1

Sử dụng các lưỡi dao cắt hiệu suất cao tại các máy xay

2

Lắp đặt hệ thống phân phối khí nén mạch vòng để tránh giảm áp

3

Cách nhiệt ống dẫn nước

5

Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát

6

Sử dụng nước ngầm với nhiệt độ thấp

7

Sử dụng hệ thống làm mát trung tâm

8

Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao

9

Lắp đặt cách nhiệt cho các thiết bị đùn khuôn dạng

5. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất nhựa gia dụng/nhựa kỹ thuật:

STT

Giải pháp tiết kiệm năng lượng

1

Lắp đặt thùng chứa nước làm mát

2

Lắp đặt biến tần cho các máy nén khí

3

Lắp đặt biến tần cho các bơm nước của hệ thống làm mát

4

Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao

5

Thay thế hệ thống gia nhiệt điện trở bằng hệ thống gia nhiệt cảm ứng

6

Lắp đặt các động cơ servo cho thiết bị phun

7

Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

(Dùng cho Sở Công Thương)

UBND …
SỞ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..

……., ngày tháng năm ……

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA

năm ...

Kính gửi: Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương

Thực hiện quy định của Thông tư số .../ .../TT-BCT ngày.... tháng .... năm 2016 của Bộ Công Thương quy định về thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa, Sở Công Thương .... báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa thuộc địa bàn quản lý như sau:

I. Tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa:

- Số cơ sở báo cáo:

- Số cơ sở không báo cáo:

TT

Tên cơ sở

1

2

3

- Số cơ sở đạt định mức tiêu hao năng lượng:

TT

Tên cơ sở

Suất tiêu hao năng lượng (Kwh/kg)

1

2

3

- Số cơ sở chưa đạt định mức tiêu hao năng lượng:

TT

Tên cơ sở

Suất tiêu hao năng lượng (kWh/kg)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và thời gian thực hiện

1

2

3


Nơi nhận:
-
-

GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG HÀNG NĂM
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

(Dùng cho các cơ sở sản xuất trong ngành nhựa)

Tên cơ sở sản xuất
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..

……., ngày tháng năm …..

BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG

Kính gửi: - Sở Công Thương tỉnh/thành phố

[Tên cơ sở sản xuất] báo cáo kế hoạch năm [xxxx]

Ngày lập báo cáo […/…/….]

Ngày tháng năm nhận báo cáo

[Dành cho Sở Công Thương ghi]

Ngày tháng năm xử lý, xác nhận

[Dành cho Sở Công Thương ghi]

Phân ngành: ………………………………………………………………………………….

Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………….. [Tên Huyện ....] [Tên Tỉnh ……]

Điện thoại: …………………… Fax: ………………….., Email: ………………..

Trực thuộc (tên công ty mẹ): ………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………. [Tên Huyện ....] [Tên Tỉnh …….]

Điện thoại: …………….. Fax: …………………………, Email: ……………………

Chủ sở hữu: (Nhà nước/ thành phần kinh tế khác)

I. Thông tin về cơ sở và sản phẩm

Năm đưa cơ sở vào hoạt động

Năng lực sản xuất của cơ sở

Năng lực SX

Tên sản phẩm

Đơn vị đo (Tấn/năm)

Sản lượng theo thiết kế

Sản lượng năm báo cáo

….

Mức tiêu thụ năng lượng hiện tại (Số liệu báo cáo thực hiện trong năm trước)

Loại nhiên liệu

Khối lượng

Đơn vị

Mục đích sử dụng

Điện

kWh

II. Tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng năm 201…… [xxxx]

a) Suất tiêu hao năng lượng (SEC): (tính toán theo công thức trong Phụ lục I).

b) Tỷ lệ cải thiện suất tiêu hao năng lượng so với năm trước: (= [(SECm trước - SEChiện tại)/ SECnăm trước] x 100%).

c) Dự kiến SECdự kiến năm tiếp theo.

d) Khả năng đạt được định mức tiêu hao năng lượng theo kế hoạch.

e) Đề xuất giải pháp (nếu cần thiết) và kế hoạch thực hiện để đạt được định mức tiêu hao năng lượng.

Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)