Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LÂM NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37-LN/KL | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1986 |
1. VỀ VIỆC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ.
Đứng trước tình trạng tổ chức rừng và quản lý kinh doanh rừng không hợp lý, việc quản lý Nhà nước về rừng bị trì trệ, buông lỏng, rừng đã và đang suy thoái nghiêm trọng. Điều quan trọng bậc nhất là phải tổ chức lại toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho ngành Lâm nghiệp kinh doanh, trên cơ sở ấy để phân định trách nhiệm quản lý cụ thể của 4 cấp quản lý Nhà nước là Trung ương, tỉnh, huyện, xã.
Căn cứ vào tài liệu điều tra tài nguyên rừng công bố năm 1983, Bộ tiến hành giao toàn bộ diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng của mỗi loại rừng cùng với bản đồ hiện trạng rừng để Uỷ ban nhân dân các tỉnh tiến hành việc tổ chức quản lý rừng tại địa phương mình theo chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước.
- Các Sở Lâm nghiệp căn cứ vào tài liệu nói trên xúc tiến việc làm thủ tục giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh phân cấp cho Uỷ ban Nhân dân huyện và giúp cho Uỷ ban Nhân dân huyện phân cấp cho Uỷ ban Nhân dân xã nơi có rừng để thực hiện việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp và chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
- Tiến hành việc giao đất giao rừng cho các Liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, lâm trường, hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị để quản lý kinh doanh. Từ nay đến năm 1990 toàn bộ rừng được quản lý kinh doanh trên cơ sở có phương án điều chế cụ thể, có hồ sơ quản lý rõ ràng, đưa sản xuất vào thế ổn định toàn diện.
- Đối với rừng và đất lâm nghiệp được giao cho Liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, lâm trường, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các khu rừng giống, các trại nghiên cứu trực thuộc Bộ Lâm nghiệp thì do Bộ phân giao cho các đơn vị này quản lý, kinh doanh. Chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước (giám sát, kiểm tra, giúp đỡ...) như đối với các đơn vị kinh tế Trung ưong đóng tại địa phương, theo đúng quy định của Hội đồng Bộ trưởng về việc này.
2. VỀ QUẢN LÝ TRÊN CƠ SỞ 3 LOẠI RỪNG.
Trước khi tiến hành phân cấp, phân giao rừng và đất lâm nghiệp cho các đơn vị tổ chức quản lý kinh doanh nói trên, Sở Lâm nghiệp tham mưu cho tỉnh dự kiến phân rừng thành 3 loại theo mục đích sử dụng cho từng đơn vị để thực hiện việc quản lý theo quy chế của 3 loại rừng đó.
a) Rừng đặc dụng: Bao gồm các khu rừng để:
- Bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật rừng.
- Bảo tồn các khu rừng có giá trị cảnh quan, văn hoá, lịch sử, bảo vệ sức khỏe,
- Bảo tồn hệ sinh thái nguyên thuỷ, các sinh cảnh đặc biệt,
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo.
b) Rừng phòng hộ: Bao gồm các khu rừng bảo vệ nguồn nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, phòng chống gió bão, bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn,
- Rừng chắn cát bay ven biển,
- Rừng chắn sóng, bảo vệ đê biển, đê sông cố định đất mới bồi lắng.
c) Rừng sản xuất: Bao gồm toàn bộ rừng và đất rừng giành cho việc sản xuất ra các loại lâm sản, đặc sản, cụ thể:
- Rừng sản xuất gỗ lớn,
- Rừng sản xuất gỗ nhỏ (nguyên liệu giấy, mỏ, củi...),
- Rừng sản xuất tre nứa,
- Rừng sản xuất sản phẩm đặc sản, dược liệu.
Trên cơ sở 3 loại rừng nói trên sẽ được quản lý theo quy chế của Bộ Lâm nghiệp ban hành là:
- Quy chế xây dựng quản lý sử dụng rừng đặc dụng.
- Quy chế xây dựng quản lý kinh doanh rừng phòng hộ.
- Quy chế xây dựng quản lý kinh doanh rừng sản xuất.
Do đối tượng sản xuất lâm nghiệp quá rộng, để tạo thuận lợi cho việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, toàn bộ diện tích rừng phải được phân chia thành tiểu khu:
Tiểu khu là đơn vị cơ bản để quản lý bảo vệ rừng có diện tích bình quân 1.000 hécta được phân chia nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý kỹ thuật, quản lý quá trình sản xuất, khai thác, tu bổ, trồng rừng, cải tạo, bảo vệ rừng.
Việc phân chia tiểu khu được tiến hành trên toàn bộ đất rừng và đất lâm nghiệp, trên địa bàn huyện và tỉnh. Việc đánh số tiểu khu được tiến hành trọn vẹn trong huyện và nối tiếp từ huyện này sang huyện khác trong phạm vi một tỉnh, theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải rồi từ phải sang trái.
Trong khu vực lâm trường có nhiều tiểu khu thì cứ 4 đến 5 tiểu khu thành 1 phân trường, có diện tích từ 4000 - 5000 hécta, phân trường là cấp quản lý rừng đồng thời là cấp quản lý kế hoạch sản xuất trực thuộc lâm trường.
Nói tóm lại rừng và đất lâm nghiệp trong 1 lâm trường có diện tích bình quân 20.000 hécta phải tổ chức thành phân trường, tiểu khu, khoảnh, lô.
Đến năm 1988 tất cả các lâm trường trong cả nước phải xây dựng xong tổ chức rừng để đưa vào quản lý.
Hệ thống tổ chức quản lý rừng ở các lâm trường được hình thành theo 3 cấp:
- Tiểu khu rừng,
- Phân trường,
- Lâm trường.
Do đó ở các tiểu khu rừng phải bố trí tiểu khu trưởng có trình độ trung cấp hoặc cán bộ quản lý bảo vệ rừng lâu năm. Phân trường phải bố trí quản đốc phân trường có trình độ kỹ sư hoặc trung cấp lâu năm. Lâm trường phải có phòng quản lý bảo vệ rừng giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý rừng.
Biên chế kiểm lâm nhân dân chuyển một bộ phận sang lâm trường để làm công tác quản lý bảo về rừng, phải được bố trí tại phòng quản lý bảo vệ rừng, hoặc bố trí ở phân trưởng, tiểu khu trường, tuyệt đối không bỏ trống tổ chức quản lý rừng cơ sở.
Bắt đầu từ năm 1987, chỉ mở cửa rừng cho khai thác ở những tiểu khu nào đã bố trí tiểu khu trưởng. Các hạt lâm nghiệp kiểm lâm nhân dân, Chi cục kiểm lâm nhân dân được quyền lâm biên bản và ra lệnh đình chỉ khai thác gỗ ở nơi khác thác không có tiểu khu trưởng, tuy nơi đó đã có thiết kế khai thác và được phê duyệt.
5. VIỆC QUẢN LÝ CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ:
Tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ mà thành lập các ban quản lý, tổ quản lý để trực tiếp quản lý chặt chẽ hai loại rừng này.
Cũng tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của mỗi khu rừng đặc dụng, phòng hộ mà ban quản lý, tổ quản lý có thể trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, Sở Lâm nghiệp (Chi cục kiểm lâm nhân dân) hoặc trực thuộc hạt lâm nghiụêp - Kiểm lâm nhân dân. Nếu khu vực rừng này nằm trong liên hiệp, lâm trường thì trực thuộc vào đơn vị này quản lý.
6. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ VỐN RỪNG.
Khi hoàn thành việc phân cấp, phân giao rừng và đất rừng cho các liên hiệp, lâm trường, hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị để quản lý kinh doanh, tức là Nhà nước đã giao một vốn rừng cụ thể làm tư liệu sản xuất kinh doanh rừng.
Các liên hiệp, lâm trường, hợp tác xã và các cơ quan, đơn vị nói trên có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển vốn rừng đó theo đúng quy hoạch, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước về lâm nghiệp.
Do đó thủ trưởng các đơn vị được giao đất giao rừng phải:
- Nắm chắc vị trí, phạm vi, diện tích của từng loại rừng và đất lâm nghiệp.
- Xác định tổng trữ lượng gỗ theo nhóm gỗ, theo cấp đường kính và trữ lượng một số lâm sản chủ yếu khác.
- Kế hoạch quản lý, kinh doanh rừng hàng năm của lâm trường, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện việc đăng ký vốn rừng và báo cáo diễn biến vốn rừng hàng năm tại cơ quan quản lý cấp trên. Uỷ ban Nhân dân huyện, Sở Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp.
Sau khi đã xác định được vốn rừng cụ thể của đơn vị mình như lâm trường, cơ quan, đơn vị, hợp tác xã và đã đăng ký theo đúng chế độ quy định thì cần phải mở sổ quản lý kinh doanh để theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn rừng và các diễn biến khác về vốn rừng từ tiểu khu, phân trường, lâm trường. Trường hợp thay đổi Thủ trưởng đơn vị, thì nội dung bàn giao chính là diện tích và trữ lượng rừng của đơn vị do mình phụ trách cho người đến nhận nhiệm vụ mới.
Như vậy, từ này trở đi các Liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, lâm trường, hợp tác xã và các đơn vị kinh tế cơ sở được chọn quyền tự chủ kinh doanh sản xuất, Uỷ ban Nhân dân các cấp và cơ quan lâm nghiệp cấp trên sẽ giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh trên 3 mặt:
- Khối lượng lâm, nông, thổ sản được tạo ra trên một đơn vị hécta rừng kinh doanh;
- Số lao động thu hút trên một đơn vị hécta rừng;
- Vốn tích luỹ cho ngân sách trên một đơn vị hécta.
Việc thực hiện phân công, phân cấp nhằm thống nhất quản lý và tăng cường công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp là nhiệm vụ hết sức cấp bách của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn mới, nó quyết định sự sinh tồn của rừng và nghề rừng, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế quốc dân.
Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu gặp khó khăn cần phản ánh kịp thời để Bộ nghiên cứu giải quyết.
Phan Thanh Xuân (Đã ký) |
Thông tư 37-LN/KL-1986 hướng dẫn phân công, phân cấp nhằm thống nhất quản lý và tăng cường công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước do Bộ Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 37-LN/KL
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/12/1986
- Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
- Người ký: Phan Thanh Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 11/01/1987
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra