Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2012/TT-BTC | Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2012 |
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ);
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung như sau:
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Phát triển) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 2. Kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
1. Vào thời gian xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, Ngân hàng Phát triển lập và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hàng năm. Bộ Tài chính chủ trì thẩm định kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển lập và gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
2. Kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển xây dựng hàng năm bao gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước năm hiện tại (năm trước năm kế hoạch).
b) Tổng mức tăng trưởng tín dụng chung, trong đó chi tiết cụ thể cho tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ được giao khác.
c) Nguồn vốn để thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung, trong đó chi tiết từng loại nguồn vốn, bao gồm:
- Nguồn vốn thu hồi nợ vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trong đó chi tiết nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu và các khoản vốn vay khác được Chính phủ cấp bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung để tăng vốn điều lệ (nếu có) hoặc để thực hiện chương trình tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Nguồn vốn để thực hiện hoạt động hỗ trợ sau đầu tư.
d) Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất.
3. Căn cứ kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất và hỗ trợ sau đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng Phát triển được chủ động điều hành, phân bổ mức tăng trưởng tín dụng cụ thể cho từng lĩnh vực tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và cho từng dự án thuộc các ngành, lĩnh vực, địa bàn trên nguyên tắc:
a) Đảm bảo kế hoạch tăng trưởng tín dụng không vượt quá kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất đã được thông báo.
b) Ưu tiên các dự án, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu thuộc chương trình đầu tư cấp bách của Chính phủ và đã ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Phát triển.
c) Bố trí đầy đủ nguồn vốn để thanh toán trả các khoản nợ huy động vốn đến hạn trả nợ theo đúng cam kết và đúng quy định của pháp luật.
4. Trường hợp nhu cầu tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trong năm có sự thay đổi hoặc có sự biến động lớn ảnh hưởng đến nguồn vốn, Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
1. Dư nợ cho vay để xác định giới hạn mức vốn cho vay đối với mỗi chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển bao gồm:
a) Dư nợ cho vay tín dụng đầu tư (gồm cả cho vay theo chương trình tín dụng có mục tiêu sử dụng vốn nước ngoài).
b) Dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu.
c) Các khoản cho vay khác (trừ các khoản cho vay từ nguồn vốn do Ngân hàng Phát triển nhận uỷ thác, uỷ quyền cho vay lại).
2. Dư nợ cho vay để xác định giới hạn mức cho vay bao gồm cả nợ trong hạn, nợ đã được gia hạn nợ, nợ quá hạn và nợ khoanh.
3. Đối với các khách hàng đã vay vốn, Ngân hàng Phát triển quyết định mức vốn cho vay đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở mức dư nợ đã vay và số vốn còn giải ngân theo các Hợp đồng tín dụng đã ký kết tại Ngân hàng Phát triển, đảm bảo nguyên tắc không vượt quá mức vốn cho vay tối đa đối với một chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP.
Điều 4. Cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
1. Đối tượng, điều kiện, mức vốn, thời hạn, đồng tiền, lãi suất cho vay thực hiện theo quy định tại mục 1 chương II Nghị định số 75/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Trường hợp Ngân hàng Phát triển huy động vốn của nước ngoài để cho vay theo các chương trình tín dụng có mục tiêu, đối tượng được vay vốn phải nằm trong danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và phải tuân thủ đúng các điều kiện, điều khoản quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp nhà tài trợ nước ngoài có yêu cầu các điều kiện, điều khoản khác với quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP, Ngân hàng Phát triển phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận trước khi thực hiện.
1. Đối tượng được hưởng hỗ trợ sau đầu tư
a) Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
b) Điều kiện được hỗ trợ sau đầu tư:
Ngoài các quy định về điều kiện được hỗ trợ sau đầu tư quy định tại Điều 13 Nghị định 75/2011/NĐ-CP, dự án phải gửi kèm báo cáo kiểm toán dự án đầu tư đã hoàn thành đối với dự án pháp luật quy định phải có kiểm toán bắt buộc, đối với các dự án còn lại thì thực hiện việc kiểm toán theo quy định của Ngân hàng Phát triển.
c) Các dự án không thuộc đối tượng hỗ trợ sau đầu tư:
- Dự án đã được các Quỹ có nguồn vốn hoạt động có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước hoặc đã được Ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ tài chính (chi phí vay vốn) dưới mọi hình thức.
- Dự án thay đổi chủ đầu tư.
- Dự án vay vốn theo các chương trình mục tiêu sử dụng vốn nước ngoài của các Tổ chức tín dụng khác.
2. Nguyên tắc xác định và cấp hỗ trợ sau đầu tư
a) Mức hỗ trợ sau đầu tư được tính cho từng dự án và cấp cho chủ đầu tư sau khi đã trả nợ vay vốn đầu tư (nợ gốc) cho tổ chức tín dụng cho vay vốn. Căn cứ theo số vốn trả nợ của chủ đầu tư, Ngân hàng Phát triển cấp hỗ trợ sau đầu tư cho chủ đầu tư tối đa mỗi quý một lần trong năm.
b) Mức hỗ trợ sau đầu tư được tính trên tổng số nợ gốc thực trả theo hợp đồng tín dụng đã ký với tổ chức tín dụng nhưng không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án theo quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền.
c) Đối với những khoản vay trả trước hạn, mức hỗ trợ sau đầu tư được tính theo thời hạn thực vay của khoản vay đó theo Hợp đồng tín dụng đã ký.
d) Đối với các dự án khoanh nợ thì thời gian khoanh nợ không được tính vào thời hạn thực vay để tính hỗ trợ sau đầu tư và thời hạn hỗ trợ tối đa bằng thời hạn vay ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký lần đầu.
đ) Chủ đầu tư không được cấp hỗ trợ sau đầu tư đối với các khoản nợ gốc quá hạn, nợ trả trong thời gian gia hạn nợ.
e) Không tính hỗ trợ sau đầu tư đối với các khoản trả nợ gốc của chủ đầu tư trả nợ cho tổ chức tín dụng trước ngày Ngân hàng Phát triển tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Mức hỗ trợ sau đầu tư
a) Công thức xác định mức hỗ trợ sau đầu tư
Mức hỗ trợ sau đầu tư cho dự án | = | ∑ | Số nợ gốc thực trả được tính HTSĐT | x | Mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư | x | Thời hạn thực vay của số nợ gốc thực trả được hỗ trợ |
b) Cách xác định các yếu tố tính mức hỗ trợ sau đầu tư
- Mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư do Bộ Tài chính công bố được tính toán trên cơ sở chênh lệch lãi suất bình quân cho vay đầu tư của các Ngân hàng thương mại Nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Dự án được hưởng mức hỗ trợ sau đầu tư theo từng lần trả nợ của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụng và theo mức chênh lệch lãi suất được công bố tại thời điểm trả nợ.
- Thời hạn thực vay được tính hỗ trợ sau đầu tư là khoảng thời gian từ ngày chủ đầu tư nhận vốn vay (ghi trên chứng từ nhận nợ) đến ngày nợ gốc trong hạn được trả (ghi trên chứng từ trả nợ) cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín dụng/hợp đồng tín dụng sửa đổi, bổ sung đã ký.
Thời hạn hỗ trợ sau đầu tư được xác định cho các trường hợp: số vốn giải ngân 1 lần được hoàn trả vào 1 lần; số vốn giải ngân 1 lần được trả vào nhiều lần; số vốn giải ngân nhiều lần được hoàn trả vào 1 lần; số vốn giải ngân nhiều lần được hoàn trả vào nhiều lần. Ngân hàng Phát triển hướng dẫn cụ thể về thời hạn thực vay của dự án trên cơ sở hợp đồng tín dụng được ký kết giữa chủ đầu tư và tổ chức tín dụng.
- Việc xác định mức hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ được thực hiện theo nguyên tệ. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân USD/VNĐ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc tỷ giá tính chéo cho các loại ngoại tệ/VNĐ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cấp tiền hỗ trợ, để xác định mức hỗ trợ sau đầu tư bằng đồng Việt Nam cho dự án.
1. Đối tượng, hình thức, điều kiện, mức vốn, thời hạn, đồng tiền, lãi suất cho vay, giải ngân, thu nợ thực hiện theo quy định tại chương III Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài phải huy động đủ các nguồn vốn với các điều kiện tín dụng cụ thể để thực hiện hợp đồng xuất khẩu ngoài phần vốn vay tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển.
2. Các hình thức giải ngân
a) Ngân hàng Phát triển trực tiếp giải ngân cho nhà xuất khẩu hoặc cho nhà nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng vay vốn tín dụng xuất khẩu giữa Ngân hàng Phát triển và nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài.
b) Ngân hàng Phát triển có thể uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động hợp pháp ở trong nước và ngoài nước giải ngân khoản vay tín dụng xuất khẩu cho nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài.
3. Các hình thức thu nợ
a) Ngân hàng Phát triển trực tiếp thu nợ (gốc và lãi) của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài.
b) Ngân hàng Phát triển có thể uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động hợp pháp ở trong nước và ngoài nước thu nợ (gốc và lãi) của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hợp đồng vay vốn tín dụng xuất khẩu giữa Ngân hàng Phát triển với nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài.
c) Ngân hàng Phát triển được quyền thu nợ của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài bằng ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu hàng hoá. Ngân hàng Phát triển thực hiện mua, bán ngoại tệ và các giao dịch về ngoại hối với các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để chuyển đổi các khoản ngoại tệ thu được sang đồng Việt Nam hoặc ngược lại theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
d) Việc uỷ thác giải ngân, thu nợ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giữa Ngân hàng phát triển với tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước được uỷ thác trong đó quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong việc giải ngân, thu nợ và phù hợp với quy định của pháp luật về uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng.
Điều 7. Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
1. Định kỳ kết thúc hàng quí và năm, Ngân hàng Phát triển tính toán, xác định lãi suất bình quân các nguồn vốn, chi phí hoạt động và đề xuất mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển và các văn bản hướng dẫn để báo cáo Bộ Tài chính.
2. Căn cứ báo cáo tính toán lãi suất bình quân các nguồn vốn, chi phí hoạt động và đề xuất mức lãi suất cho cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước của Ngân hàng Phát triển; căn cứ tình hình lãi suất cho vay trên thị trường và kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất đã được thông báo, Bộ Tài chính xem xét quyết định mức lãi suất tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
3. Trường hợp lãi suất huy động vốn bình quân trên thị trường và của Ngân hàng Phát triển có biến động tăng, giảm 10% so với thời điểm tính lãi suất liền kề, Ngân hàng Phát triển tính toán lại lãi suất bình quân các nguồn vốn, chi phí hoạt động và đề xuất mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước để báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định việc điều chỉnh lãi suất.
1. Các chủ đầu tư, nhà xuất khẩu khi vay vốn tín dụng đầu tư (gồm cả cho vay theo chương trình tín dụng có mục tiêu sử dụng vốn nước ngoài), tín dụng xuất khẩu của Nhà nước phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, sử dụng tài sản hình thành trong tương lai và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Ngân hàng Phát triển căn cứ năng lực, tình hình tài chính của chủ đầu tư, nhà xuất khẩu; dự án vay vốn tín dụng đầu tư, phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay; mức độ tín nhiệm của chủ đầu tư, nhà xuất khẩu để quyết định cụ thể biện pháp bảo đảm tiền vay, mức bảo đảm tiền vay tối thiểu.
Nhà nhập khẩu nước ngoài khi vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước phải được Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức tài chính thực hiện chức năng tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nước bên nhà nhập khẩu đã cấp bảo lãnh vay vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP.
2. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư, nhà xuất khẩu không được chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm nếu không được sự đồng ý của Ngân hàng Phát triển.
3. Ngân hàng Phát triển được xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hợp:
a) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà chủ đầu tư, nhà xuất khẩu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
b) Chủ đầu tư, nhà xuất khẩu phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
d) Các trường hợp khác do Ngân hàng Phát triển thỏa thuận với chủ đầu tư, nhà xuất khẩu trong hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc pháp luật quy định.
4. Ngân hàng Phát triển căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về qui trình, thủ tục tiếp nhận tài sản, ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
Trong trường hợp chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài gặp rủi ro bất khả kháng không trả được nợ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 26 Nghị định 75/2011/NĐ-CP; các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình đa sở hữu gặp khó khăn về tài chính theo quy định và các trường hợp rủi ro khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì được xem xét xử lý rủi ro theo Quy chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ quy định và hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.
1. Hàng năm vào thời gian xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước, Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư về kế hoạch tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định tại
2. Định kỳ hàng quí (trước ngày 15 của tháng đầu quí sau) và kết thúc năm (trước ngày 30 tháng 01 của năm kế tiếp), Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo kèm thuyết minh cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê:
- Báo cáo tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (mẫu số 01/BC-VDB).
- Báo cáo cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (mẫu số 02/BC-VDB).
- Báo cáo cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (mẫu số 03/BC-VDB).
- Báo cáo hỗ trợ sau đầu tư (mẫu số 04/BC-VDB).
- Báo cáo cho vay đầu tư bằng vốn uỷ thác (mẫu số 05/BC-VDB).
3. Báo cáo đột xuất theo chuyên đề, chương trình cụ thể.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2012 và áp dụng cho các dự án, khoản vay ký hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và hỗ trợ sau đầu tư lần đầu (bao gồm các dự án vay vốn đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, các hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu) kể từ ngày Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước có hiệu lực thi hành.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư: số 69/2007/TT-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ; số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 69/2007/TT-BTC.
3. Đối với các dự án, hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư (gồm cả cho vay theo chương trình tín dụng có mục tiêu sử dụng vốn nước ngoài), tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư,bảo lãnh tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng đã ký hợp đồng với Ngân hàng Phát triển trước ngày Nghị định số 75/2011/NĐ-CP có hiệu lực thì được thực hiện theo các cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký.
4. Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhập khẩu nước ngoài
Ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhập khẩu nước ngoài có trách nhiệm:
- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Phát triển các tài liệu liên quan đến tài chính doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Phát triển trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và bảo toàn vốn.
5. Ngân hàng Phát triển được tiếp cận các dữ liệu về khách hàng vay vốn, mặt hàng xuất khẩu của cơ quan thuế, cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho công tác quản lý, cho vay, thu hồi nợ.
6. Ngân hàng Phát triển, tổ chức tín dụng nhận ủy thác và chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài có dự án, hợp đồng sử dụng vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
7. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
Quý …… năm ……
Đơn vị: triệu đồng
STT | Nội dung | Phát sinh trong quý | Dư cuối quý | Ghi chú | |
P/sinh tăng | P/sinh giảm | ||||
I | NGUỒN VỐN | ||||
1 | Vốn ngân sách Nhà nước |
|
|
|
|
1.1 | Vốn điều lệ | ||||
1.2 | Vốn Ngân sách cấp hàng năm | ||||
1.3 | Vốn các dự án chương trình của CP | ||||
1.4 | Vốn của CP cho các dự án nước ngoài vay | ||||
2 | Vốn huy động |
|
|
|
|
2.1 | Huy động bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
2.1.1 | Vốn từ phát hành trái phiếu đầu tư | ||||
2.1.2 | Huy động từ Bảo hiểm xã hội | ||||
2.1.3 | Huy động từ Công ty tiết kiệm bưu điện | ||||
2.1.4 | Huy động từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài | ||||
2.1.5 | Huy động tại chi nhánh | ||||
2.2 | Huy động bằng ngoại tệ | ||||
… | |||||
2.3 | Vốn huy động khác | ||||
3 | Thu hồi nợ vay | ||||
3.1 | Cho vay đầu tư trung và dài hạn | ||||
3.1.1 | Cho vay bằng Việt Nam đồng | ||||
3.1.2 | Cho vay bằng ngoại tệ | ||||
3.2 | Cho vay tín dụng xuất khẩu | ||||
3.2.1 | Cho vay bằng Việt Nam đồng | ||||
3.2.2 | Cho vay bằng ngoại tệ | ||||
3.3 | Cho vay khác | ||||
3.3.1 | Cho vay bằng Việt Nam đồng | ||||
3.3.2 | Cho vay bằng ngoại tệ | ||||
45 | Vốn uỷ thác cấp phát, cho vay ĐTPT |
|
|
|
|
II | SỬ DỤNG VỐN | ||||
1 | Cho vay ODA | ||||
2 | Cho vay đầu tư | ||||
3 | Tín dụng xuất khẩu | ||||
4 | Hỗ trợ sau đầu tư | ||||
5 | Cho vay uỷ thác | ||||
6 | Cho vay khác |
Cán bộ lập biểu Phụ trách bộ phận | Ngày……tháng……năm…… Tổng giám đốc |
BÁO CÁO CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
Quý …. năm .......
Đơn vị: triệu đồng
STT | Chi nhánh NHPT | Số cho vay | Số thu nợ | Dư nợ vay | Số lãi đã thu từ đầu năm đến kỳ b/cáo | Số lãi đến hạn phải thu nhưng chưa thu từ khởi công đến kỳ b/cáo | |||||
Trong kỳ | Từ đầu năm đến kỳ báo cáo | Trong kỳ | Từ đầu năm đến kỳ báo cáo | Tổng số | Trong đó | ||||||
Quá hạn | Khoanh nợ | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | |
1 | Chi nhánh I | ||||||||||
2 | Chi nhánh II | ||||||||||
........... | |||||||||||
........... | |||||||||||
........... | |||||||||||
........... | |||||||||||
……… | |||||||||||
Tổng cộng | |||||||||||
Ngày……tháng……năm…… | |||||||||||
Cán bộ lập biểu | Phụ trách bộ phận | Tổng giám đốc |
BÁO CÁO CHO VAY TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
Quý …. năm .....
Đơn vị: triệu đồng
STT | Chi nhánh NHPT | Số cho vay | Số thu nợ | Số thu lãi | Dư nợ vay | Số lãi đến hạn phải trả nhưng chưa trả | |||||
Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Tổng số | Nợ quá hạn | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | |
1 | Chi nhánh I | ||||||||||
2 | Chi nhánh II | ||||||||||
........... | |||||||||||
........... | |||||||||||
........... | |||||||||||
........... | |||||||||||
Tổng cộng | |||||||||||
Ngày……tháng……năm…… | |||||||||||
Cán bộ lập biểu | Phụ trách bộ phận | Tổng giám đốc |
Quý ….. năm .........
Đơn vị: triệu đồng
STT | Chi nhánh NHPT | Số vốn hỗ trợ sau đầu tư (sau khi trừ số thu hồi) | Số dư cuối kỳ | Ghi chú | |||
Trong kỳ | Từ đầu năm đến kỳ b.cáo | Số tiền hỗ trợ đã được quyết toán | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | |
| |||||||
|
| ||||||
Tổng cộng | |||||||
Ngày……tháng……năm…… | |||||||
Cán bộ lập biểu | Phụ trách bộ phận | Tổng giám đốc |
Quý ….năm ..........
Đơn vị: triệu đồng
STT | Chi nhánh NHPT | Số cho vay | Số thu nợ | Số dư cuối kỳ | Số lãi đã thu từ đầu năm đến kỳ b/cáo | Số lãi chưa thu từ khi vay đến kỳ b/cáo | |||||
Trong kỳ | Từ đầu năm đến kỳ báo cáo | Trong kỳ | Từ đầu năm đến kỳ báo cáo | Tổng số | Trong đó | ||||||
Quá hạn | Khó đòi, khoanh nợ | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | |
I | Cho vay ngắn hạn | ||||||||||
1 | Chi nhánh I | ||||||||||
2 | Chi nhánh II | ||||||||||
........... | |||||||||||
........... | |||||||||||
……… | |||||||||||
II | Cho vay dài hạn | ||||||||||
1 | Chi nhánh I | ||||||||||
2 | Chi nhánh II | ||||||||||
........... | |||||||||||
........... | |||||||||||
……… | |||||||||||
Tổng cộng | |||||||||||
Phụ trách bộ phận | Ngày……tháng……năm…… | ||||||||||
Cán bộ lập biểu | Tổng giám đốc |
- 1Thông tư 69/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 16/2009/TT-BTC sửa đổi Thông tư 69/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước
- 3Thông tư 156/2009/TT-BTC hướng dẫn cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 203/2010/TT-BTC về quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, xuất khẩu của nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 201/2011/TT-BTC quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, xuất khẩu của nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 2331/QĐ-BTC năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 7Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- 8Nghị định 133/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- 9Thông tư 28/2020/TT-BTC bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng do Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 11Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 69/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 16/2009/TT-BTC sửa đổi Thông tư 69/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước
- 3Quyết định 2331/QĐ-BTC năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Thông tư 28/2020/TT-BTC bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 6Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 2Thông tư 156/2009/TT-BTC hướng dẫn cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 203/2010/TT-BTC về quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, xuất khẩu của nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và xuất khẩu của nhà nước
- 5Thông tư 201/2011/TT-BTC quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, xuất khẩu của nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- 7Nghị định 133/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Thông tư 35/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 35/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/03/2012
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 263 đến số 264
- Ngày hiệu lực: 20/04/2012
- Ngày hết hiệu lực: 02/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra