Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2021/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trạm kiểm tra tải trọng xe gồm Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (sau đây gọi là Trạm) là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường, quá trọng tải cho phép tham gia giao thông và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.
2. Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải).
3. Tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ) là Doanh nghiệp dự án PPP hoặc Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ.
1. Hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:
a) Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;
b) Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;
c) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;
d) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;
đ) Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
e) Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Yêu cầu của Trạm kiểm tra tải trọng xe khi đưa vào hoạt động
1. Đáp ứng Quy chuẩn Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Có thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Dữ liệu kết quả của Trạm (trừ dữ liệu kết quả của cân xách tay) phải được kết nối với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
1. Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Trường hợp vì lý do sự cố kỹ thuật hoặc thiên tai, Trạm phải tạm ngừng hoạt động, đơn vị trực tiếp quản lý Trạm phải có văn bản (hoặc gửi qua Fax, thư điện tử) báo cáo ngay cho cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý Trạm; thời gian báo cáo không chậm quá 01 ngày kể từ khi Trạm tạm ngừng hoạt động.
2. Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe được Cơ quan quản lý đường bộ bố trí phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo quy định tại
3. Lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sử dụng kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe để phát hiện, xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
1. Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Trường hợp vì lý do sự cố kỹ thuật hoặc thiên tai, Trạm phải tạm ngừng hoạt động, đơn vị trực tiếp quản lý Trạm phải có văn bản (hoặc gửi qua Fax, thư điện tử) báo cáo ngay cho Cục Quản lý đường bộ khu vực (đối với Trạm trên hệ thống quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với Trạm trên hệ thống đường bộ địa phương); thời gian báo cáo không chậm quá 01 ngày kể từ khi Trạm tạm ngừng hoạt động.
2. Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe do Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ bố trí phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo quy định tại
3. Lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sử dụng kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe để phát hiện, xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 7. Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động
1. Thời gian hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động theo kế hoạch do cơ quan quản lý đường bộ phê duyệt; trường hợp thực hiện nhiệm vụ đột xuất phải có chỉ đạo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
2. Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do cơ quan quản lý đường bộ hoặc lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc cơ quan quản lý đường bộ bố trí phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo quy định tại
3. Lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sử dụng kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe để phát hiện, xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 8. Yêu cầu nghiệp vụ của người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe
1. Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan.
Điều 9. Kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe
1. Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe do cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý, kinh phí hoạt động được bố trí từ:
a) Nguồn chi sự nghiệp kinh tế đường bộ (không bao gồm tiền lương, phụ cấp theo lương đối với người đã được hưởng lương từ ngân sách nhà nước); trong đó, nguồn từ ngân sách Trung ương đối với Trạm là tài sản công do Bộ Giao thông vận tải quản lý, nguồn từ ngân sách địa phương đối với Trạm là tài sản công do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý;
b) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe do Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ quản lý, vận hành: kinh phí hoạt động được bố trí từ nguồn chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì của dự án, được tính vào phương án tài chính của Hợp đồng dự án PPP (đối với Dự án đầu tư xây dựng, vận hành khai thác theo phương thức đối tác công tư).
1. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ trong phạm vi toàn quốc
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả kiểm tra tải trọng xe;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải;
đ) Phương thức gửi nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
e) Tần suất thực hiện báo cáo: định kỳ hàng quý và hàng năm;
g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 25 tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hàng quý; trước ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
h) Thời hạn chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý đối với báo cáo hàng quý; từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
2. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe khu vực, địa phương
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả kiểm tra tải trọng xe;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
đ) Phương thức gửi nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
e) Tần suất thực hiện báo cáo: định kỳ hàng quý và hàng năm;
g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 22 tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hàng quý; trước ngày 22 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
h) Thời hạn chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý đối với báo cáo hàng quý; từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
3. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe của Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả kiểm tra tải trọng xe;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải theo phạm vi, trách nhiệm quản lý;
đ) Phương thức gửi nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
e) Tần suất thực hiện báo cáo: định kỳ hàng quý và hàng năm;
g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 18 tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hàng quý; trước ngày 18 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
h) Thời hạn chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý đối với báo cáo hàng quý; từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
Điều 11. Trách nhiệm của người trực tiếp vận hành Trạm
1. Quản lý, vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe theo đúng quy trình và quy định của pháp luật.
2. Chuyển kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe cho cơ quan quản lý đường bộ, lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ, xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên Phiếu cân kiểm tra tải trọng xe so với kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe khi cung cấp cho cơ quan quản lý đường bộ, lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
4. Phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của tổ chức, cá nhân có liên quan đến kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao vận hành.
5. Mặc đồng phục trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mẫu đồng phục do đơn vị trực tiếp quản lý quyết định nhưng phải đảm bảo có biểu trưng của đơn vị, biển tên, chức danh được bố trí ở vị trí dễ nhận biết.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cơ quan quản lý trực tiếp giao.
Điều 12. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý đường bộ
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị;
b) Quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam ;
c) Quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên quốc lộ, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do đơn vị quản lý;
d) Tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
2. Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ
a) Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ thuộc phạm vi quản lý hoặc theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị;
b) Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
c) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ địa phương; quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do địa phương quản lý; chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc địa bàn của địa phương; chế độ, chính sách cho hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do địa phương quản lý;
b) Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ địa phương, hệ thống quốc lộ được phân cấp quản lý; phối hợp với Cục Quản lý đường bộ thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ qua địa bàn địa phương khi được Cục Quản lý đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị hoặc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo;
c) Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan ;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
Điều 13. Trách nhiệm của Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ
1. Duy trì hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do đơn vị quản lý; cung cấp kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe do đơn vị quản lý cho cơ quan quản lý đường bộ, lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
2. Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe do đơn vị quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của tổ chức, cá nhân có liên quan đến kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe do đơn vị quản lý.
4. Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan .
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.
2. Bãi bỏ Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa vào hoạt động, thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới đã lắp đặt cố định trên đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép đầu tư và thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục hoạt động cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định khác thay thế.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải – Xây dựng Lào Cai, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư 34/2021/TT-BGTVT ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐƠN VỊ.......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày tháng năm …. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE
(Từ ngày.........đến ngày......)
Kính gửi: ................................
TT | Tên Đơn vị | Kết quả kiểm tra | Hình thức xử phạt | Ghi chú | ||||||||
Số xe kiểm tra | Lũy kế | Số xe vi phạm | Lũy kế | Số GPLX bị tước | Lũy kế | Phạt lái xe (triệu đồng | Phạt chủ xe (triệu đồng) | Tổng số tiền xử phạt (triệu đồng) | Lũy kế | |||
1 | Sở GTVT.... | |||||||||||
2 | ...... | |||||||||||
.. | ........... |
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
- 1Thông tư 10/2012/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Công văn 4616/BGTVT-KCHT năm 2015 điều chỉnh Quy chế phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 675/TTg-KTN năm 2015 về đầu tư dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc – giai đoạn 1 áp dụng đối với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 13/TB-BCA-V11 năm 2016 kết luận Hội nghị tổng kết Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA về kiểm soát tải trọng xe do Bộ Công an ban hành
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Công văn 4616/BGTVT-KCHT năm 2015 điều chỉnh Quy chế phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 675/TTg-KTN năm 2015 về đầu tư dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc – giai đoạn 1 áp dụng đối với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 13/TB-BCA-V11 năm 2016 kết luận Hội nghị tổng kết Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA về kiểm soát tải trọng xe do Bộ Công an ban hành
- 5Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 34/2021/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra