Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 33-TC/HCP-1 | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1960 |
Kính gửi: | - Các Bộ, |
Mấy năm vừa qua, rải rác ở một số địa phương, nhân dân đã đào, mò, nhặt được kim khí quý và đã đem nộp Nhà nước.
Vì trước đây chưa có chính sách cụ thể đối với những người này nên việc khen thưởng mỗi nơi giải quyết một khác.
Để thống nhất việc khen thưởng đối với những người có công, Hội đồng Chính phủ, ngày 14-9-1960, đã ban hành nghị định số 42-CP.
Dưới đây, chúng tôi hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều khoản trong nghị định trên:
Đá quý gồm kim cương, các loại ngọc và đá quý khác.
- Như vậy là tỷ lệ tiền thưởng không định bình quân cho mọi trường hợp: tùy mức độ công lao và tùy thái độ thành thực của những người có công, các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh, có thể ấn định tỷ lệ tiền thưởng là 15%, 18%... hoặc 20% trị giá kim khí quý, đá quý đem nộp là 10%. 12%... hoặc 15% trị giá những thứ đào được do người chỉ dẫn đúng chỗ chôn giấu.
Mặt khác, người đào, mò, nhặt được kim khí quý, đá quý, nhưng không đem nộp Nhà nước lại mang chôn giấu, phân tán, bán lén lút, thì bị coi là vi phạm thể lệ Nhà nước và bị xử lý theo nghị định số 355-TTg ngày 16-7-1958 của Thủ tướng Chính phủ.
Để người được thưởng khỏi phải chờ đợi lâu hay phải đi lại nhiều lần, tổn phí, mất thì giờ, ảnh hưởng sản xuất, các Ủy ban hành chính hành chính khu, thành phố, tỉnh nên giải quyết ngay việc thanh toán tiền thưởng. Mỗi khi tiếp được kim khí quý, đá quý do nhân dân đem nộp, Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh giao ngay cho Khu, Sở hay Ty Tài chính phục trách giao dịch với Ngân hàng để thu mua theo giá chính thức. Tiền thưởng được trích ngay vào số tiền bán được và giao cho người có công theo tỷ lệ đã ấn định.
Số tiền còn lại sẽ nộp vào Tổng dự toán trung ương.
Trường hợp có sự tranh chấp, chưa phân định được quyền sở hữu số kim khí quý, đá quý do nhân dân đem nộp hoặc chỉ dẫn đào được - thuộc về Nhà nước hay tư nhân, thì những thứ này hãy tạm gửi vào Ngân hàng và tạm hoãn việc khen thưởng.
Chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền phân định là quyền sở hữu số kim khí quý, đá quý đó thuộc về Nhà nước thì Ngân hàng thu mua ngay và Ủy ban hành chính quyết định việc khen thưởng.
Ngoài ra, nghị định này không áp dụng đối với hai trường hợp:
- Nhân dân lao động tìm thấy kim khí quý, đá quý do mình hay gia đình chôn giấu trong thời kỳ kháng chiến, được chính quyền địa phương công nhận;
- Những người đánh mất kim khí quý, đá quý rồi lại tìm thấy, có chứng cớ cụ thể.
Tuy vậy, sau khi tìm thấy, những người này vẫn phải khai báo với chính quyền theo nghị định số 355-TTg ngày 16-7-1958 và chỉ thị số 532-TTg ngày 11-12-1958 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý kim khí quý, đá quý.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Nghị định 42-CP năm 1960 quy định chính sách đối với những người mò, đào, nhặt được các loại kim khí quý, đá quý do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 2Nghị định 355-TTg năm 1958 quy định việc quản lý các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai do Thủ Tướng ban hành.
- 3Chỉ thị 532-TTg năm 1958 về việc cấp giấy chứng nhận giữ vàng cho nhân dân kê khai vàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thông tư 33-TC/HCP-1 năm 1960 hướng dẫn Nghị định 42-CP quy định chính sách đối với những người đào, mò, nhặt được các loại kim khí quý, đá quý, hoặc chỉ dẫn chỗ chôn giấu những thứ trên do Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 33-TC/HCP-1
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/10/1960
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 46
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra