VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33-BT | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1992 |
THÔNG TƯ
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 33-BT NGÀY 10-12-1992 HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN VÀ VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30-9-1992, Mục V, Chương II bản Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 13-CP ngày 1-12-1992 của Chính phủ, Thông tư này hướng dẫn cụ thể về hình thức văn bản và việc ban hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
I- VỀ CÁC HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP QUY
a) Nghị quyết của Chính phủ để ban hành các chủ trương lớn, các chính sách cụ thể, thông qua dự án kế hoạch và ngân sách Nhà nước trước khi trình Quốc hội; phê duyệt Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ và những công tác quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ đã được Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ quyết định; đánh giá kết quả thực hiện pháp luật, kế hoạch Nhà nước, ngân sách Nhà nước và các chủ trương, chinh sách của Chính phủ.
b) Nghị định của Chính phủ để quy định cụ thể việc thi hành Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành các chế độ, thể lệ cụ thể để thi hành các quy định của Hiến pháp và của Luật, Pháp lệnh về quản lý các mặt của đời sống xã hội (kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, v.v...) về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hệ thống các cơ quan quản lý ngành ở địa phương; quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ban hành Điều lệ quy định về chế độ quản lý hành chính Nhà nước và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền Chính phủ.
2- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
a) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để ban hành các chủ trương, biện pháp lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; quyết định những chủ trương, chế độ, thể lệ thuộc thẩm quyền Thủ tướng; bộ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, để nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật cán bộ thuộc quyền của Thủ tướng; phê chuẩn việc bầu cử thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và quyết định những vấn đề khác theo thẩm quyền đã được luật pháp quy định.
b) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, đôn độc, kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các việc thực hiện các chủ trương, Chinh sách, luật pháp của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ.
3- Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
a) Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ để ban hành biện pháp, thể lệ cụ thể để thực hiện luật pháp Nhà nước và các chủ trương, chính sách của Chính phủ về quản lý ngành, lĩnh vực trong cả nước; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành; thành lập; giải thể, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cho nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trương cơ quan ngang Bộ; quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền được pháp luật quy định hoặc được uỷ quyền của Chính phủ.
b) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ để hướng dẫn, giải thích các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hoặc hướng dẫn thực hiện những quy định về quản lý thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách.
Trong trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cùng phối hợp với nhau hoặc phối hợp với một cơ quan trung ương của đoàn thể nhân dân để quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ thì gọi là Thông tư liên Bộ.
c) Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ để đề ra chủ trương, biện pháp và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện quyết định, chủ trương, luật pháp thuộc thuộc lĩnh vực công tác của ngành; giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; giải quyết các vấn đề khác thuộc thẩm quyển của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được luật pháp quy định.
4- Văn bản của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.
Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được giao trong cả nước được sử dụng các hình thức văn bản như đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã nói ở trên.
5- Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Quyết định để ban hành các chủ trưởng biện pháp cụ thể thực hiện luật pháp Nhà nước, các chủ trương, chính sách, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; quyết định về tổ chức và nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; để tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước (kể cả cơ quan, tổ chức của cơ quan trung ương đóng tại địa phương); và những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được luật pháp quy định.
b) Chỉ thị để truyển đạt và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, và quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp không cần thiết ban hành quyết định; giao trách nhiệm cho cơ quan hành chính cấp dưới thực hiện chủ trương công tác.
Ngoài các hình thực văn bản nói trên, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn dùng các hình thức văn bản dưới đây:
1- Thông cáo dùng để công bố một sự kiện quan trọng về đổi nội, đối ngoại của Chính phủ.
III- MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
Không đúng hình thức văn bản nói ở Mục II để thay thế các văn bản pháp quy nói ở Mục I. Trường hợp cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ văn bản pháp quy thì phải sử dụng văn bản pháp quy tương ứng (Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị).
Nội dung các quy định trong văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thuộc hệ thống hành chính không được trái với Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các quy định trong các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. Các quy định trong văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không được trái với các quy định trong văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các quy định trong văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, còn phải tuân thủ các quy định trong văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong cả nước.
a) Thực hiện đúng quy chế của Chính phủ về việc soạn thảo văn bản; Thủ trưởng cơ quan chủ trì việc soạn thảo văn bản cần đích thân tổ chức hoặc chỉ đạo việc lấy ý kiến, bàn bạc với Thủ trưởng các cơ quan có liên quan để thống nhất ý kiến chỉ đạo và phối hợp hoạt động cho đồng bộ, không nên giao cho cán bộ dưới làm việc này; khi soạn thảo văn bản mà nội dung vấn đề cần được hướng dẫn thì cũng phải soạn thảo ngay văn bản hướng dẫn thi hành để nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện quyết định.
b) Khi soạn thảo văn bản phải chú ý đến những văn bản hiện hành để bảo đảm tính nhất quán của chủ trương luật pháp. Nếu sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định của các văn bản trước, thì ghi rõ điều khoản của văn bản cần sửa đổi hoặc bãi bỏ, tránh ghi chung chung, gây khó khăn khi thi hành.
c) Những điều quy định trong văn bản cần thể hiện rõ ràng, cụ thể để các cơ quan, tổ chức và mọi người hiểu thống nhất, hết sức tránh đưa vào văn bản những quy định hoặc những từ ngữ khiến cho người thi hành có thể hiểu khác nhau.
d) Khi quy định thời hạn có hiệu lực của văn bản, cơ quan ban hành văn bản phải tính toán kỹ để vừa thực hiện đúng quy định của Chính phủ, vừa bảo đảm cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm thi hành có thời gian chuẩn bị điều kiện thực hiện.
Thông tư này thay thế Thông tư số 2-BT ngày 11-1-1982 của Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng và thực hiện từ ngày ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh để Văn phòng Chính phủ giải quyết.
Lê Xuân Trinh (Đã ký) |
VÀ MỘT SỐ ĐIỂM CHI TIẾTVỀ HƯỚNG DẪN VĂN BẢN
(Kèm theo Thông tư số 33-BT ngày 10 tháng 12 năm 1992)
MẪU CÁC LOẠI VĂN BẢN (*)
Để thể hiện các vấn đề đã được tập thể Chính phủ họp thông qua, làm căn cứ đề ra các văn bản khác.
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số /CP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------------------
Hà Nội, ngày tháng năm 19
Nghị quyết của Chính phủ
Về việc ...............(1)
.....................................................................
...........................(2).......................................
T.M Chính phủ
Thủ tướng
(1) Trích yếu của Nghị quyết: ghi tóm tắt nội dung Nghị quyết.
(2) Nội dung Nghị quyết:
- Thường không chia thành điều khoản mà chia thành các phần I, II, III,... trước khi đi vào nội dung các phần có thể có nhận xét, đánh giá tình hình nhưng cần nêu gọn rõ, chính xác, không nên kể lể dài dòng.
- Đối với những vấn đề có nội dung ngăn, đơn giản thì không hoặc chia thành I, II, III,... mà chia thành từng điểm 1, 2, 3,...
(*) Các mẫu văn bản dưới đây là văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. Các văn bản của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương cũng áp dụng tương tự như các mẫu 3a, 3b, 4,
5, 6, 7... nhưng thay thiêu đề và thẩm quyền ký văn bản cho phù
hợp Bộ..., Uỷ ban nhân dân ban hành văn bản.
Văn bản Nghị định thường được sử dụng trong 2 trường hợp:
- Quy định cụ thể việc thi hành, pháp lệnh, ban hành cụ thể chính sách, thể lệ hoặc thành lập, bãi bỏ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ)... (mẫu 2a).
- Ban hành các bản điều lệ, hoặc bản quy định (mẫu 2b).
Chính phủ Số /CP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày tháng năm 19
về.....................(1)
Chính phủ
Căn cứ........................(2)
Căn cứ........................(3)
Theo đề nghị của ................
Nghị định:
Điều 1..........................
Điều 2..........................
Điều 3..........................(4)
T.M Chính phủ
Thủ tướng
(1) Ghi rõ, vắn tắt nội dung vấn đề ban hành.
(2) Nếu ban hành những chính sách lớn mà Hiến pháp hoặc luật trao quyền cho Chính phủ thì ghi điều của Hiến pháp, luật trao quyền, nếu là quyền đương nhiên của Chính phủ thì ghi Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992 (đối với Luật Tổ chức Chính phủ được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 9 năm 1992).
(3) Nếu căn cứ trực tiếp đối với Chính sách, chế độ, thể lệ định ban hành. Ví dụ Pháp lệnh hoặc Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hoặc Nghị định của Chính phủ (nếu có) không căn cứ vào văn bản mà bản thân Nghị định mới ban hành để phủ định văn bản đó.
(4) Trường hợp nội dung Nghị định dài, gồm nhiều vấn đề, phạm vi lớn, có thể chia thành chương, mục, điều. Nếu thành lập, bãi bỏ hoặc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cần sắp xếp theo thứ tự, ví dụ:
- Tên và chức năng chủ yếu của cơ quan định thành lập.
- Trong nhiệm vụ cụ thể và cơ cấu tổ chức cũng nên sắp xếp theo thứ
tự từng lĩnh vực (quy hoạch, kế hoạch, chế độ, chính sách v.v...).
Chính phủ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày tháng năm 19
Nghị định của Chính phủ
ban hành..............(1)
Chính phủ
Căn cứ...........................;
Căn cứ...........................; (2)
Theo đề nghị của ................, (3)
Nghị định:
Điều 1 - Ban hành kèm theo Nghị định này ........ (4)
Điều 2 .................................
Điều 3 ................................. (5)
Điều 4. Các ...... chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này (6).
T.M Chính phủ
Thủ tướng
(1) Nêu rõ điều lệ hay bản quy định.
(2) Nêu căn cứ trực tiếp.
Ví dụ: Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992.
(3) Ghi rõ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban...
(4) Ghi rõ và thống nhất với tiêu đề văn bản (1).
(5) Thông thường quy định:
- Phạm vi hiệu lực thi hành của Điều lệ.
- Nêu văn bản bị sửa đổi hoặc bãi bỏ.
- Trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, báo cáo.
(6) Nếu liên quan đến tất cả các ngành cần nêu tất cả, ví dụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định...; nếu chỉ liên quan đến ngành nào, địa phương nào thì nêu rõ Thủ trưởng ngành đó và Uỷ ban nhân dân địa phương có liên quan.
Chính phủ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày tháng năm 19
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về việc .................. (1)
Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ ...........................;
Căn cứ ...........................(2);
Theo đề nghị của ..................,
Quyết định:
Điều 1 .........................
Điều 2 ......................... (3)
Thủ tướng Chính phủ
(1) Nếu trích yếu chính sách, chế độ:
- Trường hợp bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động công tác, khen thưởng, nghỉ hưu ghi rõ tên cán bộ thuộc cơ quan nào. Nếu số lượng nhiều từ 2 trở lên thì ghi số 2, 3... cán bộ thuộc cơ quan đó.
- Phân vạch địa giới ghi rõ tên xã, một số xã (nếu nhiều) thuộc huyện, tỉnh nào.
- Trường hợp kỷ luật cán bộ: ghi cụ thể hình thức kỷ luật..... tên cán bộ bị kỷ luật thuộc cơ quan nào.
- Ban hành quy chế, chế độ.
- Phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật, giải quyết vật tư.
(2) Nêu cơ sở đề ra quyết định như: Luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, hoặc nêu vắn tắt tình hình và sự cần thiết ra quyết định.
(3) Nội dung: Nêu các chính sách, chế độ.
Kết thúc: Nêu trách nhiệm thi hành, hiệu lực thời gian, khôn gian.
Chính phủ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày tháng năm 19
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về việc...........................
Căn cứ ............................;
Để ..................(1)............,
Thủ tướng Chính phủ quyết định:
1/ (2)..............................
2/ (3)..............................
3/ (4)..............................
Thủ tướng Chính phủ
(1): Có thể ghi theo đề nghị của cơ quan nào đó....
(2), (3): Nội dung các quyết định, những nội dung đó nên để mỗi vấn đề riêng.
(4): Có thể ghi cơ quan, địa phương có trách nhiệm thi hành.
Chính phủ ------ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số /TTg
Hà Nội, ngày tháng năm 19
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
Về việc .............. (2)
1/ (3) ..............
2/ ..................
3/ ..................
Nơi nhận:
K.T Thủ tướng Chính phủ
Phó Thủ tướng
(1) Thủ tướng Chính phủ thì lấy ký hiệu TTg.
(2) Ghi rõ trích yếu nội dung, ngắn gọn.
(3) Giống như cách trình bày quyết định theo điểm (1, 2, 3...) không chia theo điều 1, điều 2 hay theo mục II như thông tư.
Mở đầu: Thông thường là đi thẳng vào vấn đề định chỉ thị, trường hợp cần thiết có kiểm điểm tình hình thì nên nói gọn.
(chỉ dùng cho Bộ, liên Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, hoặc giữa cơ quan thuộc Chính phủ với cơ quan Trung ương của đoàn thể nhân dân)
Bộ...(Liên Bô...) (1)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số.....(2) Hà Nội, ngày tháng năm 19
Thông tư
về việc ....... (3)
....... (4) .......
...................
Bộ trưởng
Nơi nhận: (5)
(1) Nếu là thông tư liên Bộ ghi rõ: liên Bộ...
92) Nếu là liên Bộ ghi các chữ tắt tên các Bộ..
Nếu là văn bản của riêng một Bộ thì ghi tên tắt của Bộ.
(3) Nêu ngắn gọn, mục đích của thông tư là giải thịch hay hướng dẫn..
(4) Trong nội dung thông tư thường chia điểm 1,2,3...
(trường hợp dài nội dung lớn có thể chia phần I, II, III...)
(a) Mở đầu: Nêu vắn tắt nội dung văn bản cần hướng dẫn giải thích:Nghị quyết,nghị định, quyết định hoặc các văn bản pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
(b) Nội dung: Thường kết hợp giải thích và hướng dẫn.
(c) Kết thúc: Nêu trách nhiệm thi hành.
Chú ý: Viện dẫn văn bản nào vần ghi rõ số ....... ngày ... tháng... năm.... của văn bản đó.
(5) Ghi rõ các cơ quan, tổ chức cần gửi, mục đích gửi (thi hành, báo cáo, để biết...).
Thủ tướng Chính phủ
Chính phủ -------- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Điều lệ (1)
Về ..............
(Ban hành kèm theo Nghị định số ....../CP
ngày tháng năm )
CHƯƠNG I
Điều 1 - ................
Điều 2 - ................
Điều 3 - ................
CHƯƠNG II
Điều ....................
..................................(2).............................
T.M Chính phủ
Thủ tướng
(1) Điều lệ được ban hành kèm theo nghị định nên không phải lấy số riêng, ghi rõ điều lệ, quy định, quy chế.
(2) Cuối Điều lệ không phải để điều khoản trách nhiệm thi hành vì điều này đã đặt trong nghị định rồi.
Nội dung thường có chương I nguyên tắc chung (quy định chung).
......................
Chương ...... điều khoản cuối cùng.
Nếu điều lệ dài thì trong tứng chương có thể chia thành mục, trong từng mục có điều, trong từng điều chia ra các điểm 1, 2, 3 hoặc a, b, c.
Cuối điều lệ cần có quy định hiệu lực về không gian và thời gian.
Văn phòng Chính phủ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : /V1
V/v ........... Hà Nội, ngày tháng năm 19
Kính gửi: .................... (1)
.....................................................................
.............................(2).....................................
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Nơi nhận:
- Như trên,
- ........
- .......(3)
- Lưu
(1) Nêu rõ cơ quan hoặc tên Thủ trưởng cơ quan cần gửi.
(2) Nội dung công văn tuỳ vấn đề sắp xếp cụ thể.
- Nếu là công văn trả lời: nêu rõ văn bản được trả lời (công văn số .... ngày ... của ai).
- Nếu là nhắc nhở công tác cần nêu vấn đề công tác cấn nhắc.
- Nếu là công văn mới họp cần nói nội dung họp vấn đề gì.
+ Thời gian bao lâu, bắt đầu từ khi nào.
+ Địa điểm họp...
(3) Ngoài nơi nhận như (1) cần gửi cho các cơ quan có liên quan để biết hoặc báo cáo.
THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI CÁC PHIÊN HỌP, HỘI NGHỊ
Văn phòng Chính phủ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : Hà Nội, ngày tháng năm 19
Thông báo (1)
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ
(hoặc Hội nghị, cuộc họp) ngày.... tháng.... năm...
về ......................... (2)
Tại phiên họp của Chính phủ (Hội nghị, cuộc họp) ngày .... tháng ... năm ... về ........... (3)
Sau khi nghe báo cáo của ...........(4) Thủ tướng Chính phủ đã kết luận:
1/
2/
3/ ........(5)
Văn phòng Chính phủ thông báo để....... (6) biết và thực hiện.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Nơi nhận:
-
-
-.... (7)
- Lưu ...(8)
Chú giải:
(1) Thể loại Thông báo này chỉ dùng để thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ (Phó Thủ tướng lấy danh nghĩa Thủ tướng) tại các phiên họp Chính phủ hoặc các hội nghị hay cuộc họp với các Bộ, ngành, địa phương v.v. .., không dùng để thông báo ý kiến giải quyết một công việc cụ thể hàng ngày, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về hình thực văn bản và việc ban hành văn bản của các cơ quan hành chính Nhà nước.
(2), (3), Nội dung của phiên họp hoặc hội nghị, cuộc họp.
(4) Những đơn vị có trách nhiệm phải báo cáo tại cuộc họp hay hội nghị.
(5) Nội dung của các kết luận trên cuộc họp.
(6) Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị v.v... có trách nhiệm thi hành.
(7) Tên cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thi hành, để báo cáo, hoặc để biết (kể cả các đơn vị trong nội bộ Văn phòng Chính phủ).
(8) Đơn vị làm văn bản và văn thư.
Văn phòng Chính phủ ------------------ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số :
V/v mời họp (1) Hà Nội, ngày tháng năm 19
Kính gửi: -
-
- ................. (2)
Thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ kính mời đồng chí (3) tham dự cuộc họp về:
-
-
- ................ (4)
Thời gian: từ ....... giờ...... ngày........ tháng.... năm 19...
Địa điểm;
Đề nghị: ...............(5)
yêu cầu đến họp đúng thành phần được mời.
K.T Bộ trưởng
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Phó Chủ nhiệm
Chú giải:
(1) Phần trích yếu chỉ ghi 2 chữ Mời họp, không ghi nội dung cuộc họp đã nêu ở phần (4).
(2) Ghi đầy đủ tên cơ quan được mới họp.
(3) Ghi cụ thể chức vụ người được mới (đồng chí bộ trưởng, lãnh đạo Bộ, ngành, hoặc đại diện của Bộ, ngành v.v...).
(4) Nội dung cuộc họp.
(5) Phần này dùng để ghi đề nghị cơ quan hoặc đơn vị nào trong thành phần mời họp ở mục (2) chuẩn bị trước tài liệu, báo cáo, hoặc ý kiến v. v... cho cuộc họp (nếu cần).
Văn phòng Chính phủ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:......GT/VP ---------------------------------------------
Hà Nội, ngày tháng năm 19
Giấy giới thiệu
Giới thiệu đồng chí .................................................
chức vụ ............................. Văn phòng Chính phủ được cử đến
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
Về việc .............................................................
.....................................................................
.....................................................................
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 199....
K.T Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Phó Chủ nhiệm
Có giá trị hết ngày......
phải trả lại
Văn phòng Chính phủ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số :....../PG Hà Nội, ngày tháng năm 19
Phiếu gửi (1)
Kính gửi............................................................
Nội dung............................................................
....................................................................
....................................................................
Vụ hành chính Văn phòng Chính phủ
Vụ trưởng
Người nhận ký
ngày ........
(1) Phiếu gửi dùng trong trường hợp: chuyển tài liệu, điện tới cơ quan cần chuyển đến. Không thay phiếu gửi bằng công văn để giải quyết công việc, quan hệ công tác.
Công điện (1)
Văn phòng Chính phủ điện: - (2)
Hà Nội, Số ........., ngày ......... tháng ....... năm 199...........
............................ (3).....................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
(4)
Vụ trưởng Vụ Hành chính VPCP
(Ký tên, đóng dấu)
(1) Công điện là một loại công văn hành chính, tiếp nhận, xử lý và lưu như công văm thông thường.
(2) Nơi gửi: Tên cơ quan hoặc Thủ trưởng cơ quan cần điền.
(3) Nội dung cần rõ từng, mạch lực, không trùng lặp, ngắn, gọn.
(4) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ký thay. Họ và tên, đóng dấu.
(Bản chính cơ quan lưu vào hồ sơ, bản sao Vụ Hành chính ký chuyển đến Bưu điện để TELEX và làm căn cứ thanh toán).
Thông tư 33-BT năm 1992 hướng dẫn về hình thức văn bản và việc ban hành văn bản của các cơ quan hành chính Nhà nước do Văn phòng chính phủ ban hành
- Số hiệu: 33-BT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/12/1992
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Lê Xuân Trinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 10/12/1992
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định