- 1Thông tư 15/2013/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 16/2013/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 2Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 3Nghị định 11/2015/NĐ-CP Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
- 4Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 5Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 6Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2019/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC, THỂ THAO, VĂN HÓA, VĂN NGHỆ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao số 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.
Điều 3. Hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ
1. Hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên là hoạt động ngoại khóa, tự nguyện, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe của học sinh, sinh viên được tổ chức cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ là các hội thi, hội thao, liên hoan, hội diễn, lễ hội, festival, giải thi đấu thuộc các lĩnh vực thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ được tổ chức cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 4. Mục đích tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ
1. Thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng thị trường lao động và phát triển xã hội.
2. Phát triển phong trào thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm xây dựng nếp sống, phong cách ứng xử văn hóa, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong học sinh, sinh viên.
3. Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, trình độ thưởng thức nghệ thuật học sinh, sinh viên và khả năng tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
4. Góp phần thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Tổ chức các cuộc thi nhằm tuyên dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, sắc xuất trong lĩnh vực thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ
1. Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên phải đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành về thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.
2. Tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ phải theo đúng đúng điều lệ, quy chế cuộc thi và đảm bảo khách quan, trung thực, thực hành tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.
Điều 6. Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên được thực hiện theo kế hoạch năm học, học kỳ. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề văn hóa, văn nghệ để học sinh, sinh viên được trực tiếp tham gia. Việc tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên cần gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước, những sự kiện lịch sử, truyền thống của trường, của địa phương và các hoạt động theo quy định của ngành.
2. Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ dành cho học sinh, sinh viên.
Điều 7. Thẩm quyền tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cấp
1. Các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp cơ sở do cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức trong phạm vi đơn vị và được tổ chức định kỳ hàng năm.
2. Các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố định kỳ 02 (hai) năm một lần.
3. Các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp khu vực, cấp toàn quốc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức định kỳ 02 (hai) năm một lần.
4. Các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ khác: Ngoài các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp có thể tổ chức các cuộc thi không theo định kỳ.
Điều 8. Kinh phí tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ
1. Kinh phí tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp cơ sở do cơ sở giáo dục nghề nghiệp cân đối, bố trí trong kinh phí hoạt động hằng năm.
2. Kinh phí tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp tỉnh do Sở Lao động - Thương binh và xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Kinh phí các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp khu vực và cấp toàn quốc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định và được bố trí trong dự toán chi ngân sách năm.
4. Đơn vị tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ có thể huy động các nguồn xã hội hóa, hợp pháp để tổ chức cuộc thi.
5. Việc quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ được thực hiện theo các quy định về tài chính hiện hành.
Điều 9. Chế độ báo cáo về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ
1. Việc báo cáo tình hình tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ là một nội dung trong báo cáo tổng kết hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tích hợp việc thực hiện tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn vào nội dung báo cáo kết quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp hàng năm gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ngoài báo cáo định kỳ nêu trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ phục vụ công tác quản lý theo yêu cầu của lãnh đạo các cấp có thẩm quyền.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC, THỂ THAO TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 10. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể dục, thể thao
1. Nội dung tổ chức hoạt động thể dục, thể thao học sinh, sinh viên
a) Hướng dẫn ngoại khóa học sinh, sinh viên các môn thể dục, thể thao, trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ theo điều kiện của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Khuyến khích, động viên học sinh, sinh viên tự luyện tập ngoài giờ các môn thể dục, thể thao theo sở thích và phù hợp với điều kiện của từng cá nhân.
c) Luyện tập, thi đấu các môn thể dục, thể thao.
d) Tổ chức các hoạt động giao lưu thể dục, thể thao nhằm trao đổi, phổ biến kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm về tập luyện thể dục, thể thao, giữ gìn sức khỏe đối với học sinh, sinh viên.
đ) Tổ chức cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp tham gia các giải thể thao khu vực, châu lục và thế giới.
e) Các nội dung hoạt động thể dục, thể thao khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hình thức tổ chức hoạt động thể dục, thể thao học sinh, sinh viên
a) Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa theo kế hoạch của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao.
c) Tổ chức giao lưu thể dục, thể thao theo hình thức câu lạc bộ, đội, nhóm trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giao lưu thể dục, thể thao giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
d) Các hình thức tổ chức hoạt động thể dục, thể thao khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 11. Quy định chung về tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao
1. Tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; đề cao tinh thần thể dục, thể thao trung thực, cao thượng, công bằng, chính xác, khách quan.
2. Nghi thức tổ chức phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với quy mô giải, tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu chuyên môn và an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong thời gian tổ chức cuộc thi.
4. Không tổ chức hoặc tham gia cá cược trái pháp luật.
Điều 12. Công tác chuẩn bị tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao; thành lập ban tổ chức để điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của cuộc thi.
2. Ban tổ chức quyết định thành lập hội đồng trọng tài, các tiểu ban (tổ) giúp việc.
3. Xây dựng và ban hành điều lệ cuộc thi thể dục, thể thao
a) Ban tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao xây dựng và ban hành điều lệ cuộc thi và được thông báo công khai.
b) Căn cứ quy mô, cấp độ của cuộc thi, Trưởng ban tổ chức cuộc thi quyết định lấy ý kiến tham gia của cơ quan liên quan về điều lệ cuộc thi trước khi ban hành.
c) Nội dung cơ bản của điều lệ cuộc thi thể dục, thể thao gồm: tên giải; mục đích, yêu cầu; thời gian, địa điểm tổ chức giải; đối tượng và điều kiện tham dự; nội dung, thể thức và cách tính thành tích thi đấu; áp dụng luật thi đấu; quy định về khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại; quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký thi đấu; kinh phí; các quy định khác (nếu có); điều khoản thi hành.
Điều 13. Khai mạc, bế mạc cuộc thi thể dục, thể thao
1. Lễ khai mạc cuộc thi thể dục, thể thao
a) Diễu hành hoặc tập kết tại chỗ tùy theo quy mô và tính chất cuộc thi;
b) Nghi lễ do Ban tổ chức điều hành gồm: chào cờ (hát Quốc ca); tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; diễn văn khai mạc; tuyên thệ của vận động viên; tuyên thệ của trọng tài; công bố chương trình hoạt động của cuộc thi, trao cờ lưu niệm và hoa cho các đoàn (nếu có);
c) Việc hoạt động chào mừng, lựa chọn các hình thức chào mừng tùy thuộc vào điều kiện của đơn vị tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao.
2. Lễ bế mạc cuộc thi thể dục, thể thao
a) Tổ chức tổng kết, đánh giá việc tổ chức cuộc thi;
b) Tổ chức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và có đóng góp hiệu quả vào sự thành công của cuộc thi.
c) Việc tổ chức lễ bế mạc đảm bảo sự tôn vinh, thiết thực, hiệu quả phù hợp với tính chất và quy mô cuộc thi thể dục, thể thao.
3. Lễ khai mạc, bế mạc được tổ chức trang trọng; việc trang trí lễ khai, bế mạc và tại các địa điểm thi đấu có treo quốc kỳ, cờ, khẩu hiệu có nội dung phù hợp với cuộc thi, logo của cuộc thi và tên đơn vị tổ chức, đơn vị tài trợ (nếu có).
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN NGHỆ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 14. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ
1. Nội dung tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên
a) Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi truyền thống cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước và ngành giáo dục nghề nghiệp.
b) Giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử, bản sắc dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại;
c) Giáo dục văn hóa lao động, tác phong làm việc chuyên nghiệp; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sức khỏe và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS;
d) Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với tình bạn, tình yêu, gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và cộng đồng;
đ) Ca ngợi những biểu hiện tích cực và phê phán những khuynh hướng tiêu cực trong mối quan hệ giữa con người với con người, ứng xử của con người với di sản của nhân loại và với môi trường xung quanh;
e) Các nội dung hoạt động văn hóa, văn nghệ khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ
a) Tổ chức phòng đọc, nghiên cứu, tìm hiểu thông qua các hệ thống sách, báo, tạp chí, internet và các phương tiện thông tin, truyền thông khác;
b) Tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác;
c) Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, hiến máu nhân đạo, hoạt động tình nguyện và bảo vệ môi trường;
d) Tổ chức cho học sinh, sinh viên nghe báo cáo thời sự, chính trị, xã hội, sinh hoạt tư tưởng chính trị, cập nhật thông tin, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực chính trị, xã hội;
đ) Tổ chức giao lưu văn hóa, biểu diễn văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục;
e) Tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: thi, liên hoan, hội diễn văn nghệ; lễ hội âm nhạc; biểu diễn nghệ thuật; thi trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu, học sinh, sinh viên thanh lịch; festival học sinh, sinh viên; thi tìm hiểu kiến thức pháp luật; thi tìm hiểu kỹ năng nghề nghiệp; thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi văn hóa khác phù hợp với quy định của pháp luật.
g) Các hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 15. Quy định về tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ
1. Tổ chức các cuộc thi văn nghệ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng.
2. Tổ chức các cuộc thi văn hóa và các cuộc thi khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Việc tổ chức thực hiện phải được chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, hình thức đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; các đơn vị, cá nhân tham gia trên tinh thần giao lưu, đoàn kết, văn hóa, thực hiện đúng các quy định của cuộc thi.
Điều 16. Công tác chuẩn bị tổ chức cuộc thi văn hóa, văn nghệ
1. Xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi văn hóa, văn nghệ; ban hành quy chế cuộc thi văn hóa, văn nghệ.
2. Thành lập Ban tổ chức để điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của cuộc thi; Ban tổ chức quyết định thành lập ban giám khảo, các tiểu ban (tổ) giúp việc.
3. Xây dựng và ban hành quy chế cuộc thi.
a) Ban tổ chức cuộc thi văn hóa, văn nghệ xây dựng và ban hành quy chế cuộc thi và được thông báo công khai.
b) Căn cứ quy mô, cấp độ của cuộc thi, Trưởng ban tổ chức cuộc thi quyết định lấy ý kiến tham gia của cơ quan quản lý về văn hóa, văn nghệ theo phân cấp trước khi ban hành.
c) Nội dung cơ bản của quy chế cuộc thi gồm: mục đích, yêu cầu; thời gian, địa điểm tổ chức; đối tượng, thành phần tham dự; nội dung, hình thức, thể loại; tiêu chí, cách thức chấm điểm; quy định về khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại; quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký; kinh phí; các quy định khác (nếu có) và điều khoản thi hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Kiểm tra việc tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp cơ sở và cấp tỉnh.
2. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp toàn quốc.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng cai tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp toàn quốc.
4. Tổ chức vận động tài trợ, huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.
5. Tham mưu cho Bộ phối hợp với bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các khu vực, châu lục và thế giới (nếu có).
6. Định kỳ tổ chức tổng kết và đánh giá việc tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh.
2. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương và kinh phí tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh theo quy định.
4. Tổ chức vận động tài trợ, huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp tỉnh.
5. Tổ chức đoàn tham gia các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp khu vực, cấp toàn quốc.
6. Tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Điều 19. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp cơ sở phù hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; định kỳ tổ chức tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của đơn vị.
2. Bố trí nguồn lực, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên và các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ theo quy định.
3. Tổ chức vận động tài trợ, huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp tỉnh.
4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan, các tổ chức Hội, đoàn thể trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp vận động, khuyến khích học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tham gia hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ và các cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên các cấp.
5. Tổ chức đoàn cho học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp tỉnh.
6. Phối hợp với Sở Lao động - thương binh và Xã hội tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp khu vực và cấp toàn quốc.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 02 năm 2020.
2. Thông tư số 15/2013/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề và Thông tư số 16/2013/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo quy định của các văn bản mới.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1384/BGDĐT-CTHSSV hướng dẫn thực hiện Quyết định Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 15/2013/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 16/2013/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1611/QĐ-BGDĐT năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 1076/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025" do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 5Quyết định 1978/QĐ-BGDĐT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025" của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 43/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 492/TCGDNN-HSSV năm 2019 về đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
- 8Công văn 886/TCGDNN-ĐTCQ năm 2020 về đẩy mạnh việc gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
- 9Quyết định 897/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2063/QĐ-BVHTTDL năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch giai đoạn 2015-2020
- 11Kế hoạch 2528/KH-BVHTTDL về tổng kết Nghị quyết 16/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 12Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Thông tư 15/2013/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 16/2013/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 2Công văn 1384/BGDĐT-CTHSSV hướng dẫn thực hiện Quyết định Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 4Nghị định 11/2015/NĐ-CP Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
- 5Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 6Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 8Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018
- 9Quyết định 1611/QĐ-BGDĐT năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 1076/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025" do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 10Quyết định 1978/QĐ-BGDĐT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025" của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Quyết định 43/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 492/TCGDNN-HSSV năm 2019 về đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
- 13Công văn 886/TCGDNN-ĐTCQ năm 2020 về đẩy mạnh việc gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
- 14Quyết định 897/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 2063/QĐ-BVHTTDL năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch giai đoạn 2015-2020
- 16Kế hoạch 2528/KH-BVHTTDL về tổng kết Nghị quyết 16/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 17Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 33/2019/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 33/2019/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2019
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 293 đến số 294
- Ngày hiệu lực: 13/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực