Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/1999/TT-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1999 |
Căn cứ Nghị định số 25/CP, Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và Quyết định số 198/1999/QĐ-TTg ngày 30/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tiền lương của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, sau khi có ý kiến của một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Đối tượng áp dụng là cán bộ, viên chức làm việc tại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, kể cả ban chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng có đủ điều kiện của một ban quản lý dự án đầu tư (gọi tắt là Ban quản lý dự án) thuộc các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cụ thể:
- Ban quản lý dự án chuyên ngành của Bộ;
- Ban quản lý dự án chuyên ngành của địa phương;
- Ban quản lý dự án khu vực của Bộ, ngành, địa phương hoặc doanh nghiệp;
- Ban quản lý của một dự án của Bộ, ngành, địa phương hoặc doanh nghiệp.
Các Ban quản lý dự án phải đủ 3 điều kiện sau đây thì được áp dụng hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ:
1/ Ban Quản lý dự án được thành lập theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.
2/ Quỹ tiền lương trả cho cán bộ, viên chức Ban quản lý dự án được lấy từ nguồn kinh phí quản lý dự án đầu tư xây dựng.
3/ Khi áp dụng hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu để lập quỹ lương không làm tăng thêm chi phí quản lý của Ban quản lý dự án theo quy định hiện hành (do Bộ xây dựng hướng dẫn sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính).
III/ VỀ VIỆC XẾP LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
A/ Về việc xếp lương:
1/ Cán bộ, viên chức làm việc tại các Ban quản lý dự án thuộc các Bộ, ngành, địa phương thì xếp lương theo bảng lương hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ;
2/ Cán bộ, viên chức làm việc tại các Ban quản lý dự án thuộc các doanh nghiệp thì xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ;
3/ Viên chức trước khi chuyển sang làm việc ở Ban quản lý dự án đang xếp lương chức vụ dân cử, bầu cử hoặc lực lượng vũ trang theo bảng lương quy định tại Nghị quyết số 35/NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 và Nghị quyết số 52/NQ/UBTVQHK9 ngày 7/12/1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 69/QĐ-TW ngày 17/5/1993 của Ban Bí thư và Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thì được chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/1998/TTLT-BTCCBCP-BLĐTBXH-BTC ngày 20/10/1998 của Liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.
4/ Viên chức trước khi chuyển sang làm việc tại Ban quản lý dự án đang xếp lương Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp theo bảng lương quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thì được chuyển xếp theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của Liên Bộ Lao động - Thương binh Xã hội - Tài chính.
B/ Phụ cấp chức vụ:
Các chức danh chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ( hoặc Giám đốc, phó Giám đốc ) Ban quản lý dự án được hưởng phụ cấp chức vụ như sau:
1/ Ban quản lý dự án cấp Bộ, Tổng cục ( loại I, loại II ), tuỳ theo quy mô dự án được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương cấp Vụ thuộc Bộ, Tổng cục hoặc cấp phòng thuộc Bộ, Tổng cục;
2/ Ban quản lý dự án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuỳ theo quy mô dự án được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương cấp sở thuộc tỉnh, thành phố hoặc cấp phòng thuộc tỉnh, thành phố;
3/ Ban quản lý dự án cấp Sở và tương đương được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương cấp phòng của Sở;
4/ Ban quản lý dự án cấp huyện và tương đương được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương cấp phòng thuộc huyện;
5/ Ban quản lý dự án thuộc các doanh nghiệp được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương cấp phòng, ban của hạng doanh nghiệp được xếp.
Trường hợp trước khi được điều động về làm việc ở Ban quản lý dự án đã hưởng phụ cấp chức vụ cao hơn thì được bảo lưu.
IV/ ÁP DỤNG HỆ SỐ TĂNG THÊM TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU:
A/ Nguyên tắc:
1/ Trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý theo quy định hiện hành, Ban quản lý dự án được quyền lựa chọn hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu ( K1 và K2 ) theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2/ Các Ban quản lý dự án được lựa chọn hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu trong khoảng từ 0,1 đến 1,5 lần lương tối thiểu chung ( tại thời điểm hiện nay là 144.000 đồng/tháng ) theo quy định:
- Nếu tiết kiệm chi phí nhiều thì hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu cao; nếu tiết kiệm chi phí ít thì hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu thấp; nếu không tiết kiệm chi phí thì không áp dụng hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu.
- Trường hợp các Ban quản lý dự án đã chi tiền lương vượt quá tổng nguồn kinh phí quản lý quy định thì phải hoàn trả phần tiền lương vượt quá đó.
B/ Cách xác định quỹ lương kế hoạch:
1/ Công thức tính:
å Vkh = Lđb x TLmin x ( Hcb + Hpc ) x 12 tháng
Trong đó:
- Lđb: Lao động định biên là số lao động cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cách xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- TLmin: Mức lương tối thiểu do Ban quản lý dự án lựa chọn trên cơ sở hệ số điều chỉnh tăng thêm như sau:
+ Hệ số điều chỉnh theo ngành áp dụng chung là 1,2;
+ Hệ số điều chỉnh theo vùng: 0,3 áp dụng đối với các Ban đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; 0,2 áp dụng đối với các Ban đóng trên địa bàn thành phố loại II và các Khu công nghiệp tập trung; 0,1 áp dụng đối với các Ban đóng trên địa bàn các tỉnh còn lại.
Phương pháp tính tiền lương tối thiểu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân;
- Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân.
Ví dụ 1: Ban quản lý dự án A có lao động định biên là 36 người; hệ số lương cấp bậc công việc bình quân là 3,1; hệ số phụ cấp bình quân là 0,15; mức lương tối thiểu tự chọn là 316.000 đồng/tháng. Quỹ lương kế hoạch là:
36 người X 316.000 đồng/tháng (3,1 + 0,15 ) X 12 tháng = 443,7 triệu đồng/năm.
2/ Hàng năm cùng với việc lập kế hoạch thu, chi tài chính, các Ban quản lý dự án lập kế hoạch quỹ tiền lương năm của Ban. Nếu kế hoạch chi ( bao gồm cả chi tiền lương ) vượt quá mức được trích cho chi phí quản lý theo quy định hiện hành thì phải lập lại quỹ tiền lương kế hoạch để bảo đảm tổng mức chi không vượt quá tổng nguồn kinh phí được trích theo quy định.
Ví dụ 2: Ban quản lý dự án A, có nguồn chi phí quản lý được trích ( trong đó có tiền lương ) là 1.400 triệu đồng. Quỹ lương kế hoạch được xác định theo ví dụ 1 nêu trên là 443,7 triệu đồng, các chi phí khác theo kế hoạch dự tính là 1.000 triệu đồng. Như vậy tổng chi theo kế hoạch của Ban là 1.443,7 triệu đồng, vượt quá mức được trích 43,7 triệu đồng ( 1443,7 triệu đồng - 1400 triệu đồng ). Để bảo dảm nguyên tắc nêu trên thì phải lập lại kế hoạch và giảm trừ quỹ lương kế hoạch từ 443,7 triệu đồng xuống còn 400 triệu đồng ( 443,7 triệu đồng - 43,7 triệu đồng ) để tổng chi là 1.400 triệu đồng không vượt quá tổng nguồn kinh phí được trích là 1.400 triệu đồng.
Như vậy, quỹ lương kế hoạch sẽ là 400 triệu đồng.
1/ Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các Ban quản lý dự án sắp xếp, tổ chức lao động hợp lý, xây dựng định biên lao động và quỹ lương kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
2/ Ban quản lý dự án có trách nhiệm xây dựng quỹ lương kế hoạch và quy chế trả lương của Ban trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Quy chế trả lương được xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 và công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3/ Đối với cán bộ, công chức được biệt phái sang làm việc tại các Ban quản lý dự án thì được hưởng tiền lương tại cơ quan cử biệt phái. Nếu tiền lương ở cơ quan cử biệt phái thấp hơn tiền lương ở Ban quản lý dự án thì được hưởng thêm một khoản tiền lương chênh lệch làm việc ở Ban quản lý dự án. Mức hưởng cụ thể bằng mức tiền lương làm việc tại Ban quản lý dự án trừ đi (-) mức tiền lương đã nhận ở cơ quan cử biệt phái.
4/ Đối với cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác quản lý dự án thì được lựa chọn hưởng lương theo công việc có mức lương cao nhất. Không đặt vấn đề hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
5/ Tổng quỹ tiền lương chi trả trong năm không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chi phí phát sinh trong năm vượt quá tổng nguồn kinh phí đã được phê duyệt thì phải trừ lùi quỹ tiền lương cho đến khi tổng chi phí không vượt quá tổng nguồn kinh phí đã được duyệt.
6/ Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1999.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - |
- 1Quyết định 18-LĐ/QĐ năm 1986 ban hành bản danh mục số I chức danh đầy đủ các chức vụ viên chức Viện Khoa học Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 2Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 18-LĐ/QĐ năm 1986 ban hành bản danh mục số I chức danh đầy đủ các chức vụ viên chức Viện Khoa học Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 3Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 4Nghị định 28-CP năm 1997 về việc đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước
- 5Thông tư 13-LĐTBXH/TT-1997 hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 6Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT-TCCP-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Quyết định 83/1998/QĐ-TTg về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước độc lập quy mô lớn do Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 8Quyết định 198/1999/QĐ-TTg về tiền lương của cán bộ, viên chức làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 32/1999/TT-LĐTBXH hướng dẫn Quyết định 198/1999/QĐ-TTg về tiền lương đối với các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 32/1999/TT-LĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/12/1999
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra