Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 3 | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 1974 |
Thi hành điều 3 chương I, điều 7 chương II, điều 8 và điều 10 chương III của điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu điện, ban hành kèm theo Nghị định số 91-CP ngày 02-5-1973 của Hội đồng Chính phụ, Tổng cục Bưu điện quy định như sau:
Chỉ những cơ sở bưu điện được Tổng cục ra quyết định cho mở nghiệp vụ bưu điện đến nấc khối lượng nào mới được nhận gửi và phát bưu điện đến nấc khối lượng đó (bưu điện trong nước, bưu điện ngoài nước). Những cơ sở bưu điện đã được mở nghiệp vụ bưu điện đều có ghi trong quyền “Danh bạ bưu cục”. Khi nhận được quyết định của Tổng cục cho mở nghiệp vụ bưu điện hoặc đóng nghiệp vụ này ở một cơ sở bưu điện, các nơi phải ghi chú bổ sung thêm hay gạch bỏ dòng và cột riêng dành cho cơ sở bưu điện đó ghi trong quyển danh bạ nói trên.
Bưu điện chỉ được chuyển, nhận giữa hai cơ sở bưu điện (cơ sở gửi và cơ sở phát) trong điều kiện cả hai nơi đều có mở nghiệp vụ bưu điện.
II. GIỜ GỬI, NHẬN VÀ CHUYỂN PHÁT BƯU ĐIỆN
a) Bưu điện được gửi ở những nơi giao dịch của các cơ sở bưu điện có mở nghiệp vụ bưu kiện trong giờ mở cửa giao dịch về bưu chính như đã quy định trong Thông tư bưu chính số 1-1974.
b) Bưu kiện được đóng chuyển đi theo giờ đóng các chuyến thư. Những bưu kiện gửi ở nơi giao dịch muộn nhất là 30 phút trước giờ đóng chuyến thư đi, nói chung đều được chuyển đi theo chuyến thư đó. Riêng đối với một số cơ sở bưu điện thàn phố, thị xã có số lượng bưu kiện gửi đi nhiều và dồn dập thì cơ quan bưu điện thành, tỉnh có thể quy định trên 30 phút, nhưng không được quá 1 tiếng đồng hồ trước giờ đóng chuyến thư đi.
c) Bưu kiện đến chỉ được phát trong giờ mở cửa giao dịch về bưu chính như đã quy định trong Thông tư bưu chính số 1-1974.
Ngoài những bưu kiện có công vụ đặc biệt Phát riêng được phát tận nơi cho người nhận ở trong khu vực phát, còn các bưu kiện khác thì đều được phát tại nơi giao dịch của cơ sở bưu điện.
III. GIỚI HẠN VỀ KÍCH THƯỚC, CÔNG VỤ ĐẶC BIỆT ĐƯỢC DÙNG CHO BƯU KIỆN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
a) Kích thước bưu kiện trong nước cũng như ngoài nước không được quá 1,50 mét cho bất cứ chiều nào của bưu kiện và không được quá 3 mét cho tổng số chiều dài cộng với chu vi lớn nhất đó theo một chiều khác hơn chiều dài.
Kích thước tối thiểu của bưu kiện không được dưới mức tối thiểu quy định cho bưu phẩm: bưu kiện phải có một mặt mà kích thước không dưới 90X140mm, được châm chước 2 mm; nếu là cuộn tròn thì chiều dài cộng với hai lần đường kính không được dưới 170 mm, chiều lớn nhất không được dưới 100mm. Tuy nhiên những bưu điện có kích thước thấp hơn những mức tối thiểu trên đây cũng được chấp nhận gửi đi nếu bưu kiện đó có mang một tấm nhãn-địa chỉ hình chữ nhật, bằng bìa cứng hay giấy dai, với kích thước không dưới 70 X 100mm
b) Những công vụ đặc biệt hiện được dùng cho bưu kiện trong nước và ngoài nước gồm có: Phát riêng. Báo phát, Lưu ký. Riêng công vụ Máy bay hiện nay mới được dùng cho bưu kiện trao đổi giữa cơ sở bưu điện Hà nội và nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa (Trung quốc) mà thôi.
IV. ĐIỀU KIỆN VỀ KHỐI LƯỢNG BƯU KIỆN TRONG NƯỚC, NGOÀI NƯỚC
a) Bưu kiện trong nước có những nấc khối lượng như sau:
- Nấc 3 kg (cho những bưu kiện nặng tới 3kg)
- Nấc 5kg (cho những bưu kiện nặng trên 3kg, tới 5kg)
- Nấc 10 kg (cho những bưu kiện nặng trên 5kg, tới 10kg)
Trên quyển “Danh bạ bưu cục” có ghi rõ nấc khối lượng bưu điện được chấp nhận tại từng cơ sở bưu điện có mở nghiệp vụ bưu kiện. Cơ sở có nấc khối lượng cao mặc nhiên phải nhận gửi và phát bưu kiện có nấc khối lượng thấp hơn.
Giữa hai cơ sở bưu điện có nấc khối lượng khác nhau thì việc chuyển nhận bưu kiện với nhau phải căn cứ theo nấc quy định cho cơ sở có nấc khối lượng thấp nhất.
b) Bưu kiện ngoài nước: Theo thông lệ quốc tế, nói chung có những nấc khối lượng như sau:
- Nấc 1 kg (cho những bưu kiện nặng tới 1kg)
- Nấc 3 kg (cho những bưu kiện nặng trên 1kg, tới 3kg)
- Nấc 5 kg (cho những bưu kiện nặng trên 3kg, tới 5kg)
- Nấc 10 kg (cho những bưu kiện nặng trên 5kg, tới 10kg)
- Nấc 15 kg (cho những bưu kiện nặng trên 10kg, tới 15kg)
- Nấc 20 kg (cho những bưu kiện nặng trên 15kg, tới 20kg)
Nước ta đã ký kết trao đổi bưu điện tới nấc khối lượng 10kg (mức tối đa) với những nước sau đây: Triều tiên, Mông cổ, An ba ni, Bun ga ri, Hung ga ri, Cộng hoà Dân chủ Đức, Tiệp khắc, Ba lan, Liên xô, Trung quốc.
Cơ sở bưu điện trong nước có mở nghiệp vụ bưu kiện với nấc khối lượng nào thì cũng nhận gửi và phát bưu kiện ngoài nước với nấc khối lượng ấy. Cơ sở có nấc khối lượng cao mặc nhiên phải nhận gửi và phát bưu kiện có nấc khối lượng thấp hơn, kể cả nấc 1kg.
Riêng những cơ sở bưu điện dưới đây được phép chuyển, nhận bưu kiện nặng tới 20 kg với Trung quốc: Hà nội, Hải phòng, Nghệ an, Thanh hóa, Nam định, Thái nguyên, Lạng sơn, Hải dương, Phú thọ, Lào cai.
c) Những cơ sở bưu điện có mở nghiệp vụ bưu kiện phải niêm yết mức khối lượng tối đa (3kg, 5kg, 10kg…) của bưu kiện được nhận gửi tại cơ sở mình và danh sách những nước ngoài đã có ký kết trao đổi bưu kiện với nước ta.
Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… do Tổng Cục Bưu Điện ban hành
- Số hiệu: 3
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/01/1974
- Nơi ban hành: Tổng cục Bưu điện
- Người ký: Nguyễn Văn Đạt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra