Chương 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm tại địa phương.
2. Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm của địa phương, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lí giáo dục và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;
b) Việc quản lí và sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm;
c) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm.
3. Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lí; xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về dạy thêm, học thêm của địa phương.
2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lí trên địa bàn.
3. Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lí; xử lí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lí hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn.
Điều 11. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc quản lí dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lí.
3. Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lí; xử lí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan quản lí việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
2. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
Điều 13. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
1. Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quản lí giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường.
3. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lí, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.
4. Xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
5. Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.
Điều 14. Trách nhiệm của cơ sở dạy thêm
1. Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quản lí và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm và quyền lợi của học sinh học thêm, người dạy thêm; quản lí, sử dụng tiền học thêm theo quy định.
3. Quản lí, lưu giữ hồ sơ tổ chức dạy thêm, học thêm theo quy định.
4. Báo cáo, giải trình về việc thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
5. Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lí giáo dục, cơ quan quản lí nhà nước các cấp theo phân cấp.
1. Nhà trường, cơ sở dạy thêm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm thì bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 29/2024/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/02/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
- Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm
- Điều 5. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
- Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
- Điều 7. Thu và quản lí tiền học thêm
- Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
- Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 11. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 13. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
- Điều 14. Trách nhiệm của cơ sở dạy thêm
- Điều 15. Thanh tra, kiểm tra
- Điều 16. Xử lí vi phạm