Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2002/TT-BTC | Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2002 |
Căn cứ Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, công văn số 4152/VPCP-KTTH ngày 10/9/2001 của Văn phòng Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 100/1998/NĐ-CP, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 111/1999/TT/BTC ngày 17/9/1999 hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
1/ Khoản chi bảo vệ tiền nêu tại điểm 2.1.2.d mục III.B được sửa lại như sau:
Các khoản chi bảo vệ tiền, gồm :
+ Chi phụ cấp theo chế độ quy định cho lực lượng canh gác, bảo vệ kho, áp tải tiền, vàng bạc, đá quý, các phương tiện thanh toán thay tiền.
+ Chi cho việc thuê các cơ quan, tổ chức bên ngoài Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra, giám định tiền giả.
- Gạch đầu dòng thứ 2 sửa lại: Chi ăn trưa cho cán bộ, công chức, viên chức có mặt làm việc trong năm bao gồm cả các cán bộ chuyên trách công tác đoàn thể tại NHNN. Mức chi hàng tháng cho mỗi cán bộ do Thống đốc NHNN quyết định nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu quy định đối với công chức Nhà nước.
- Gạch đầu dòng thứ 5 sửa lại : Chi khen thưởng, phúc lợi định kỳ và đột xuất cho tập thể và cá nhân cán bộ, công chức, viên chức NHNN. Tổng mức chi hàng năm 2 khoản này bằng tổng quỹ lương thực hiện trong năm ( bao gồm cả tiền lương của các cán bộ chuyên trách công tác đoàn thể tại NHNN ).
3/ Điểm 2.5 Mục III.B - Chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc được sửa lại như sau:
Chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc: đối tượng và mức chi thực hiện theo quy định của Nhà nước. Riêng khoản chi trợ cấp khó khăn chỉ thực hiện khi Nhà nước có quyết định chi trợ cấp khó khăn cho cán bộ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. NHNN được hạch toán vào chi phí khoản chi trợ cấp khó khăn cho cán bộ của NHNN theo quy định này trong trường hợp ngân sách Nhà nước không cấp kinh phí.
4/ Điểm 2.6.b Mục III.B - Chi về cước phí bưu điện và truyền tin được sửa đổi như sau :
Là các khoản chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex, fax ... trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện.
Việc chi trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động của các đối tượng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5/ Bổ sung, sửa đổi một số khoản chi tại điểm 2.6 Mục III.B như sau:
- Chi cho các cán bộ trực tiếp và gián tiếp tham gia vào việc đưa hợp đồng quảng cáo về Thời báo ngân hàng và Tạp chí ngân hàng. Mức chi tối đa không vượt quá mức 40% giá trị của hợp đồng quảng cáo.
- Bỏ khoản chi hỗ trợ giáo dục nêu tại gạch đầu dòng thứ 7 điểm 2.6.h mục III.B.
6/ Bỏ điểm 2.7.c Mục III.B - chi xây dựng nhỏ
7/ Bổ sung một khoản chi vào điểm 2.10 Mục III.B như sau:
- Chi bồi dưỡng quyết toán năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định về đối tượng và mức chi bồi dưỡng.
8/ Điểm 2 Mục IV được sửa đổi như sau:
Hàng quý, NHNN trích nộp NSNN theo hình thức tạm nộp bằng 70% chênh lệch thu chi tài chính thực tế của quý. Việc tạm nộp được thực hiện trong 10 ngày đầu của quý tiếp theo.
Kết thúc năm tài chính, trong thời gian 10 ngày kể từ khi báo cáo quyết toán tài chính năm được Thống đốc phê duyệt, NHNN có trách nhiệm nộp NSNN toàn bộ số chênh lệch thu chi tài chính phải nộp hàng năm theo số liệu quyết toán.
Số chênh lệch thu chi tài chính năm phải nộp NSNN của NHNN sẽ được xác định chính thức theo kết quả kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp số đã nộp cao hơn số phải nộp theo kết luận chính thức của Kiểm toán Nhà nước thì số chênh lệnh nộp thừa sẽ được trừ vào số phải nộp của năm sau. Ngược lại, nếu số đã nộp thấp hơn số phải nộp theo kết luận chính thức của Kiểm toán Nhà nước thì NHNN phải nộp số chênh lệch còn thiếu trong thời gian 10 ngày tiếp theo kể từ khi có kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2002. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị NHNN phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết.
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
- 1Thông tư 35/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 07/2006/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 37/2004/TT-BTC sửa đổi Thông tư 111/1999/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 82/2007/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 35/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 07/2006/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 111/1999/TT-BTC thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 117/2003/TT-BTC sửa đổi Thông tư 111/1999/TT-BTC và Thông tư 29/2002/TT/BTC hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 108/2004/TT-BTC sửa đổi Thông tư 117/2003/TT/BTC Thông tư sửa đổi Thông tư số 111/1999/TT/BTC ngày 17/9/1999 và Thông tư 29/2002/TT-BTC ngày 26/3/2002 hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 82/2007/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 29/2002/TT-BTC sửa đổi Thông tư 111/1999/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 29/2002/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/03/2002
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Thị Băng Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 26
- Ngày hiệu lực: 01/01/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra