- 1Quyết định 167-TTg năm 1994 sửa đổi chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 22/LB-TT năm 1994 hướng dẫn Quyết định 167/TTg về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/LĐTBXH-TT | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1995 |
Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí, Thông tư số 14/TT-LB ngày 30/9/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 95/CP của Chính phủ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng được miễn nộp một phần viện phí khi đến khám và chữa bệnh ở các cơ sở y tế của Nhà nước:
Các đối tượng được cấp giấy chứng nhận miễn một phần viện phí bao gồm:
1- Người tàn tật, người bị bệnh tâm thần, trẻ mồ côi, người già yếu không nơi nương tựa (gọi tắt là đối tượng bảo trợ xã hội) là những người thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp xã hội, quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4, mục 1 - Thông tư Liên Bộ số 22/LB/TT ngày 21/7/1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 167/TTg ngày 08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ, đang được nuôi dưỡng tập trung trong các trung tâm do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; các cơ sở do Bộ, ngành khác; các đoàn thể, tổ chức xã hội, tôn giáo, nhà hảo tâm lập ra, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
2- Các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng (làng, bản, thôn, ấp...) do xã, phường quản lý. Đối với những đối tượng bảo trợ xã hội đang được nuôi dưỡng trong các cơ sở do tổ chức Quốc tế tài trợ hoàn toàn và những người đã được các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế nhân đạo thì không cấp.
3- Những người thuộc diện hộ quá nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình quy đổi ra gạo dưới 13 kg/người/tháng (ở nông thôn và miền núi), dưới 15 kg/người/tháng (ở thành phố, thị xã).
(Nếu trong hộ quá nghèo có những người thuộc đối tượng nêu ở mục I, phần I - Thông tư này thì không tính).
4- Những hộ ở các huyện, xã, thôn, bản được công nhận là vùng cao theo quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993 của Uỷ ban Dân tộc miền núi và các hộ ở hải đảo đều được miễn nộp một phần viện phí.
II- THỂ THỨC, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN:
1- Giấy chứng nhận các loại đối tượng nếu ở mục I nói trên được cấp cho từng người theo kế hoạch được duyệt từng năm.
- Mẫu và tên gọi: Giấy chứng nhận đối tượng được miễn nộp một phần viện phí (Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).
2- Thủ tục cấp giấy chứng nhận:
A- LẬP DANH SÁCH, GỬI BÁO CÁO:
a/ Các đối tượng đang nuôi dưỡng tập trung quy định ở điểm 1, mục I Thông tư này thì Giám đốc các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc người phụ trách cơ sở nuôi dưỡng đối tượng lập danh sách (theo mẫu Phụ lục 2, 3 kèm theo), báo cáo lên cấp quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp giấy phép hoạt động duyệt; sau đó báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.
b/ Các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường căn cứ quy định tại Thông tư Liên Bộ số 22/LB/TT ngày 21/7/1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/TTg ngày 08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ, lập danh sách, thông qua Hội đồng nhân dân xã, phường trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương duyệt báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.
c/ Những người thuộc diện hộ quá nghèo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường căn cứ chuẩn mực quy định tại điểm 3, mục I - Thông tư này, lập danh sách thông qua Hội đồng nhân dân xã, phường, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương duyệt, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.
B- TIẾN HÀNH CẤP PHÁT GIẤY CHỨNG NHẬN:
a/ Giấy chứng nhận do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố in theo mẫu thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố tiến hành in và cấp cho các huyện, cơ sở nuôi dưỡng tập trung theo số lượng đã được duyệt. Việc quản lý và cấp giấy chứng nhận cho đối tượng phải theo số thứ tự (của từng tỉnh, thành phố), có chữ ký, đóng dấu của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b/ Việc cấp phát giấy chứng nhận trực tiếp cho từng đối tượng do Giám đốc các Trung tâm và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường thực hiện theo danh sách đã được duyệt:
- Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng tập trung trong các Trung tâm bảo trợ xã hội và cơ sở nuôi dưỡng khác, Giám đốc Trung tâm hoặc người phụ trách cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp nhận giấy chứng nhận đối tượng thuộc quản lý của mình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để cấp phát cho đối tượng.
- Đối với đối tượng bảo trợ xã hội do xã, phường quản lý và những người thuộc diện hộ quá nghèo, trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện và cấp tương đương căn cứ số lượng, danh sách đã duyệt, trực tiếp nhận giấy chứng nhận tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và chuyển cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường để cấp phát cho đối tượng.
III- KINH PHÍ IN VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN:
1- Kinh phí in giấy chứng nhận cấp cho đối tượng nêu ở Thông tư này thuộc kinh phí xã hội, do ngân sách địa phương cấp.
2- Người được cấp giấy chứng nhận không phải nộp lệ phí.
IV- CÁCH SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN:
1- Người được cấp giấy chứng nhận quy định tại Thông tư này, mỗi lần đến khám bệnh và chữa bệnh ở các bệnh viện do ngành Y tế quản lý trên địa bàn cư trú phải xuất trình giấy với cơ sở y tế và được miễn nộp một phần viện phí, tức là không phải đóng các khoản chi phí về tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám, chữa bệnh.
2- Giấy chứng nhận có giá trị sử dụng trong hai năm. Hết thời hạn sử dụng, đối tượng được xét cấp lại giấy mới.
1- Hàng năm, vào kỳ kế hoạch (trước 31/10), Giám đốc các Trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở nuôi dưỡng tập trung và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường lập danh sách đối tượng bảo trợ xã hội và những người thuộc diện hộ quá nghèo; báo cáo lên cấp có thẩm quyền duyệt và tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho đối tượng sử dụng vào năm sau (tháng một hàng năm).
2- Trong quá trình lập danh sách, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường có trách nhiệm chỉ đạo, lập danh sách các hộ quá nghèo theo chuẩn mực quy định và thông qua Hội đồng nhân dân xã; đồng thời điều chỉnh danh sách khi có biến đổi, nếu hộ đã vượt quá được mức nghèo theo quy định tại điểm 3, mục I - Thông tư này thì không được cấp giấy chứng nhận.
3- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tiếp nhận và tổng hợp danh sách do các xã, phường và cơ sở đã được cấp có thẩm quyền (quy định tại mục II - Thông tư này) duyệt để tiến hành in giấy chứng nhận và cấp phát đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, quận, các Trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng theo số lượng của từng nơi.
4- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế các tỉnh, thành phố thống nhất kế hoạch phân tuyến khám chữa bệnh cho đối tượng tại các cơ sở y tế địa phương để làm cơ sở cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện và cấp tương đương làm thủ tục đăng ký cho đối tượng đến khám chữa bệnh.
5- Việc phân tuyến và tiến hành đăng ký khám chữa bệnh cho đối tượng tại cơ sở y tế cần được tiến hành xong trước ngày 31/12 hàng năm để thực hiện khám chữa bệnh vào đầu năm sau.
6- Việc tiến hành cấp giấy chứng nhận cho đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo theo quy định tại Nghị định số 95/CP của Chính phủ tiến hành xong trước 31/12/1995.
- Trong năm 1995, trên cơ sở danh sách đối tượng của các xã, phường và cơ sở nuôi dưỡng thuộc mình quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương duyệt và ký cấp giấy chứng nhận cho đối tượng.
Nếu cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì Giám đốc các Trung tâm bảo trợ xã hội báo cáo danh sách lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố ký cấp giấy chứng nhận cho đối tượng.
(Giấy chứng nhận do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội in theo mẫu thống nhất như quy định ở điểm a, phần B - Thông tư này).
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký và được phổ biến đến Uỷ ban nhân dân các xã, phường, các Trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng đối tượng xã hội, Uỷ ban nhân dân các cấp theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đúng đối tượng, tiêu chuẩn, chế độ quy định, đồng thời Uỷ ban nhân dân xã, phường phổ biến đến toàn dân và phối hợp với các đoàn thể để bảo đảm thực hiện sát và đầy đủ.
Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung nào chưa phù hợp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN NỘP MỘT PHẦN VIỆN PHÍ
(Theo Nghị định 96/CP của Chính phủ, hoặc đối tượng được miễn viện phí)
G1 (2) |
Số
Kích thước: 11x7 cm
4 trang
Giấy can song hoặc giấy Việt Trì loại bìa cứng, màu trắng
Số của giấy: Có thể ghi theo loại
Ví dụ: G1: Loại đối tượng bảo trợ xã hội
G2: Những người thuộc hộ đói , nghèo
---------- ----
Ảnh 4 x 6 cm
---------------
Họ và tên
Năm sinh: nam, nữ, dân tộc
Quê quán:
Thuộc loại đối tượng:
Nơi sinh sống:
CMND số:
Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày tháng
đến ngày tháng năm
CHỮ KÝ | Cấp ngày tháng năm | ||
Quyền lợi và trách nhiệm của người được cấp giấy chứng nhận | |||
1- Người được cấp giấy chứng nhận khi đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế nơi đăng ký, không phải trả viện phí. 2- Được cấp cứu ở bất kỳ cơ sở y tế nào trong phạm vi toàn quốc không phải trả viện phí. 3- Bảo quản và sử dụng giấy chứng nhận đúng quy định. | |||
Những điều cần chú ý |
1- Khi đến khám, chữa bệnh phải xuất trình giấy chứng nhận còn giá trị sử dụng; nếu giấy chứng nhận không có ảnh thì phải có giấy chứng minh nhân dân, loại giấy tờ khác có dán ảnh; sổ khám chữa bệnh. |
2. Nghiêm cấm việc cho mượn giấy chứng nhận. Nếu bị phát hiện sẽ bị thu hồi và bồi thường mọi phí tổn. |
- 1Quyết định 167-TTg năm 1994 sửa đổi chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 95-CP năm 1994 về việc thu một phần viện phí
- 3Thông tư liên bộ 14/TTLB năm 1995 hướng dẫn thu một phần viện phí do Bộ Tài chính - Bộ Y tế - Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Ban vật giá Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên bộ 22/LB-TT năm 1994 hướng dẫn Quyết định 167/TTg về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 27/LĐTBXH-TT-1995 hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng được nộp một phần viện phí khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 27/LĐTBXH-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/10/1995
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/10/1995
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực