Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 262-TCTK/TH

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 1971

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC SỬ DỤNG BẢNG GIÁ CỐ ĐỊNH MỚI

Thi hành Quyết định số 198-CP ngày 26-10-1970 của Hội đồng Chính phủ, ngày 05 tháng 01 năm 1971, Tổng cục Thống kê đã ra Quyết định số 02-TCTK/QĐ ban hành chính thức bảng giá cố định mới, gọi là bảng giá cố định năm 1970, thay thế bảng giá cố định cũ năm 1959 ban hành ngày 01-01-1961.

Để việc thi hành bảng giá cố định mới được thống nhất, Tổng cục Thống kê hướng dẫn một số điểm cụ thể sau đây.

Phần 1.

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Kể từ ngày 01-7-1971, bảng giá cố định mới được sử dụng thống nhất từ trung ương đến các đơn vị sản xuất cơ sở, các cơ quan nghiên cứu, quản lý kinh tế. Kế hoạch Nhà nước năm 1971 khi điều chỉnh lại vào giữa năm cũng phải tính theo giá cố định mới. Năm 1970 là năm gốc của kế hoạch Nhà nước năm 1971 và của các năm sau, vì vậy các chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng năm 1970 và quý I, quý II năm 1971, trước đây đã tính theo giá cố định cũ, nay phải tính lại theo giá cố định mới để phục vụ cho việc xây dựng và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước.

2. Bảng giá cố định mới bao gồm trên 5.400 mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, gia công, chế biến, sửa chữa, phân chi tiết theo từng ngành, từng loại, từng quy cách, từng vùng sản xuất khác nhau và được xây dựng trên cơ sở giá bán buôn xí nghiệp (giá thành hợp lý + lãi định mức) của thời kỳ sản xuất tương đối ổn định đối với sản phẩm công nghiệp, giá thu mua bình quân đối với sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Bảng giá cố định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất, nghiên cứu kinh tế của nhiều cấp (trung ương, địa phương, các đơn vị cơ sở) vì vậy có giá bình quân chung toàn quốc và giá phân vùng địa phương, có giá cho xí nghiệp quốc doanh trung ương và giá cho thủ công nghiệp địa phương, có giá toàn bộ sản phẩm (cả nguyên vật liệu), và giá riêng phần gia công. Khi sử dụng cần căn cứ vào yêu cầu quản lý và nghiên cứu của các cấp và phương pháp tính toán theo chế độ hiện hành, để áp dụng các loại giá thích đáng.

3. Tuy bao gồm trên 5400 mặt hàng có giá, song bảng giá cố định mới vẫn chưa thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu sản xuất thực tế của nước ta. Vì vậy cần phải được tiếp tục bổ sung thêm. Nguyên tắc bổ sung vào bảng giá cố định mới như sau:

Những mặt hàng của xí nghiệp công nghiệp trung ương sản xuất chưa được ghi vào bảng giá này, sẽ do Bộ. Tổng cục chủ quản xây dựng và ban hành sau khi đã được sự đồng ý bằng văn bản của Tổng cục Thống kê để bổ sung chính thức vào bảng giá cố định.

Những mặt hàng công nghiệp địa phương, tiểu và thủ công nghiệp, cũng như mặt hàng nông nghiệp chưa ghi trong bảng giá này, sẽ do Ủy ban hành chính tỉnh ban hành, sau khi đã cùng ty chủ quản, Ủy ban kế hoạch tỉnh và chi cục thống kê họp bàn và đã được sự đồng ý bằng văn bản của Tổng cục Thống kê, để bổ sung chính thức vào bảng giá cố định.

Khi xây dựng giá cố định các sản phẩm mới, các cơ quan có trách nhiệm cần vận dụng các nguyên tắc sau đây:

a) Nếu sản phẩm đã được sản xuất hàng loạt, có kế hoạch sản xuất tiêu thụ, thì lấy giá bán buôn xí nghiệp hiện hành (giá thành + lãi định mức) làm giá cố định mới.

b) Nếu sản phẩm mới sản xuất thử, chưa đi vào sản xuất hàng loạt, giá cố định mới được tính như sau: dùng hệ số giữa giá cố định và giá bán buôn công nghiệp hiện hành của một loại sản phẩm tương đương có trong bảng giá cố định mới, rồi nhân với giá bán buôn công nghiệp hiện hành của sản phẩm mới. Ví dụ một máy bơm A chưa có giá cố định, chỉ có giá bán buôn công nghiệp là 5000đ. Một loại máy bơm B tương đương với máy bơm A, có giá cố định mới là 6000đ và giá bán buôn công nghiệp là 7000đ.

Hệ số tính là: = 0.857

Giá cố định mới của máy bơm A là:

5000 x 0,857 = 4285 đồng.

c) Nếu sản phẩm chưa sản xuất hàng loạt, chưa có sản phẩm tương đương để tính đổi từ giá hiện hành ra giá cố định, thì tạm dùng giá kế hoạch làm giá cố định.

4. Việc sử dụng giá cố định bình quân chung, giá phân vùng, giá chi tiết của từng mặt hàng được quy định như sau:

a) Đối với sản phẩm công nghiệp: Giá bình quân chung dùng cho cơ quan trung ương để nghiên cứu các vấn đề có tính chất phương hướng. Ví dụ: giá than tiêu chuẩn 26đ/tấn, gỗ tròn các loại 48đ/m3, giấy các loại 1500đ/tấn v.v…

Lúc xây dựng kế hoạch sản xuất và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Nhà nước, các Bộ, các Tổng cục và cơ sở sản xuất nhất thiết phải tính giá chi tiết theo phẩm chất, quy cách của từng loại sản phẩm. Ví dụ: Mỏ Quảng Ninh than cục 37đ/tấn, than cám 24đ/tấn, gỗ loại II, xi măng P500 ngoại, giấy viết Hoàng Văn Thụ v.v… đều phải theo giá chi tiết từng loại sản phẩm mà tính.

b) Đối với sản phẩm nông nghiệp: giá bình quân chung dùng cho cơ quan ở trung ương và tỉnh để lập kế hoạch, duyệt kế hoạch và tổng hợp nghiên cứu tốc độ phát triển chung toàn quốc.

Giá quy định riêng cho từng vùng có phân loại, vì tính theo giá thu mua bình quân của địa phương, nên để các địa phương tùy theo yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế của địa phương mà sử dụng.

Ví dụ: tỉnh Hà Bắc có sản lượng bằng hiện vật như sau:

Đậu tương 300 tấn (loại 1 = 200 tấn, loại 2 = 100 tấn)

Đậu xanh 130 tấn (loại 1 = 50 tấn, loại 2 = 80 tấn)

Đường mật 60 tấn (loại 1 = 20 tấn, loại 2 = 40 tấn)

Giá cố định bình quân chung toàn quốc: đậu tương 660 đ/tấn, đậu xanh 720đ/ tấn, đường mật 550đ/tấn.

Giá trị tổng sản lượng của tỉnh Hà Bắc tính theo giá trị bình quân chung để báo cáo cho Nhà nước và tổng hợp lên toàn quốc là:

Đậu tương = 300 tấn x 660 đ = 198.000

Đậu xanh = 130 tấn x 720đ = 93.600

Đường mật = 60 tấn x 550đ = 33.000

Tổng cộng: 324.600 đồng

Giá cố định phân vùng cho Hà Bắc (vùng 1):

Đậu tương loại 1: 720đ/tấn, loại 2: 660đ/tấn

Đậu xanh loại 1: 750đ/tấn, loại 2: 710dđ/tấn

Đường mật loại 1: 650đ/tấn, loại 2: 620đ/tấn

Giá trị tổng sản lượng tỉnh Hà Bắc tính theo giá phân vùng cho địa phương:

(200 x 720đ) + (100 x 660đ) + (50 x 750đ) + (80 x 710) + (20 x 650đ) + (40 x 620đ) = 342.100 đồng.

Số liệu tính theo giá phân vùng địa phương không thể dùng để tổng hợp lên toàn quốc được mà chỉ dùng riêng cho địa phương.

Các nông trường quốc doanh trung ương, vì nhận trực tiếp kế hoạch của Bộ Nông trường nên quy định thống nhất là dùng giá bình quân chung để tính chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp không dùng giá cố định riêng vùng địa phương của nông trường.

5. Để phục vụ nhu cầu quản lý sản xuất và lưu thông phân phối, trong bảng giá cố định mới, một số sản phẩm vừa có giá gia công, vừa có giá toàn bộ (bao gồm tiền công và nguyên vật liệu). Khi tính chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, việc sử dụng các loại giá trên được quy định như sau:

a) Những sản phẩm do chế độ hiện hành quy định chỉ tính giá trị gia công, như sản phẩm ngành may mặc, nhuộm vải, in vải, sơn mạ kền, sản phẩm ngành in, kẻ giấy, xén giấy, sấy chè, sấy kén tằm thì dùng giá gia công.

b) Ngoài những sản phẩm trên, tất cả các sản phẩm khác phải dùng giá toàn bộ sản phẩm. Trường hợp trong bảng giá cố định mới chưa có giá toàn bộ chỉ có giá gia công thì trong khi chờ đợi bổ sung, tạm dùng giá gia công cộng thêm giá nguyên vật liệu theo giá chỉ đạo làm giá cố định.

Việc tính theo giá toàn bộ (bao gồm cả nguyên vật liệu) của một số sản phẩm, xét có chỗ chưa thỏa đáng vì có tính trùng, nhưng trong khi chờ đợi nghiên cứu giải quyết vẫn phải thi hành theo chế độ cũ.

6. Một số sản phẩm của tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp như mật trầm, đường phèn, đường cát, mật giọt, chè khô sơ chế, tinh dầu v.v… dùng nguyên vật liệu của nông nghiệp và nằm trong diện thu mua nên giá cố định tính theo giá thu mua và sắp xếp ở phần nông nghiệp, không sắp xếp ở phần giá quy định cho các xí nghiệp công nghiệp trung ương.

7. Trong bảng giá cố định mới, giá sản phẩm công nghiệp hạ hơn giá cũ, giá sản phẩm nông nghiệp cao hơn giá cũ. Điều đó phản ánh đúng đắn mối quan hệ hao phí lao động xã hội hiện nay. Sự thay đổi về giá cả nói trên làm cho quan hệ giá trị tổng sản lượng giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các ngành và các xí nghiệp với nhau có sự thay đổi. Cụ thể là giá trị tổng sản lượng của công nghiệp sẽ hạ xuống, của nông nghiệp sẽ tăng lên. Trong công nghiệp, giá trị sản lượng ngành cơ khí sẽ hạ xuống. Vì giá cả của thời kỳ nào phản ảnh mối quan hệ hao phí lao động của thời kỳ ấy nên các quan hệ về tỷ lệ, về tốc độ giữa các ngành từ năm 1970 trở về trước, tính theo giá cố định cũ, nay vẫn giữ nguyên không cần phải dùng giá cố định mới để tính lại.

8. Để phục vụ cho việc lập kế hoạch Nhà nước, và có số liệu năm gốc so sánh tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, Tổng cục Thống kê quy định:

a) Các xí nghiệp, các đơn vị sản xuất cơ sở, các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố đều phải tính lại chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng của mình năm 1970 theo giá cố định mới. Nguyên tắc tính là phải theo từng mặt hàng sản xuất, tính tổng hợp từ cơ sở trở lên.

Phương pháp cụ thể sẽ hướng dẫn ở phần sau.

b) Khi cơ quan kế hoạch điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch năm 1971 theo giá cố định mới, thì công tác thống kê cũng phải tính theo giá cố định mới, phục vụ kịp thời cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước quý và năm 1971.

Các xí nghiệp quốc doanh trung ương phải báo cáo kết quả tính lại số liệu năm 1970 theo giá cố định mới cho Bộ, Tổng cục chủ quản và Tổng cục Thống kê theo biểu mẫu dưới đây và chậm nhất vào ngày 31 tháng 5 năm 1971 (biểu mẫu số 1).

Các Bộ, Tổng cục tổng hợp số liệu của các đơn vị do mình quản lý và báo cáo cho Tổng cục Thống kê theo biểu mẫu có phân tổ chi tiết dưới đây chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 năm 1971 (biểu mẫu số 2).

Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp năm 1970 cũng phải được các tỉnh, thành phố tính lại theo giá cố định mới và gửi cho Tổng cục Thống kê theo biểu mẫu cũng như trên (biểu mẫu số 2), chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 năm 1971.

Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1970 cũng phải được các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố, Bộ Nông trường tính lại theo giá cố định mới, có phân tổ theo ngành trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp) chăn nuôi, trồng cây gây rừng… phân theo thành phần kinh tế và gửi báo cáo lên Tổng cục Thống kê vào ngày 15-6-1971 (biểu mẫu số 2).

Tổng cục Thống kê tổng hợp chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng công nghiệp, nông nghiệp toàn quốc năm 1970 theo giá cố định mới làm cơ sở cho việc so sánh kế hoạch Nhà nước năm 1970 và các năm sau.

9. Các số liệu thống kê tính theo giá cố định cũ từ năm 1969 trở về trước, nay không cần thiết phải tính lại tất cả theo giá cố định. Việc tính lại theo giá mới chỉ tiến hành cho những năm mốc khi cần thiết để so sánh.

Phương pháp tính đổi là phương pháp tính hệ số thống nhất được hướng dẫn cụ thể ở bảng sau.

Biểu số 1

GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG XÍ NGHIỆP NĂM 1970

(tính lại theo giá cố định mới)

Theo giá cố định cũ năm 1959

Theo giá cố định mới năm 1979

Hệ số tính đổi

A

1

2

3 = 2/1

TỔNG SỐ

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Biểu số 2

GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHIỆP NĂM 1970

CỦA BỘ, TỔNG CỤC…

(tính lại theo giá cố định mới)

Theo giá cố định cũ năm 1959

Theo giá cố định mới năm 1979

Hệ số tính đổi

A

1

2

3 = 2/1

TỔNG SỐ

Phân theo 4 quý (I, II, III, IV)

Phân theo nhóm A, nhóm B

Phân theo 13 ngành công nghiệp

Phân theo thành phần kinh tế

Phần 2.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH LẠI GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG NĂM 1970 THEO GIÁ CỐ ĐỊNH MỚI

Nguyên tắc để tính lại số liệu năm 1970 theo giá cố định mới là phải tính toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất trong năm, tính cụ thể từ từng mặt hàng và tổng hợp từ các cơ sở sản xuất lên các Bộ, các ngành đến toàn quốc.

Để thống nhất việc tính toán, tổng hợp được nhanh chóng, Tổng cục Thống kê quy định phương pháp tính cụ thể như sau:

Đối với các xí nghiệp.

a) Liệt kê các sản phẩm chủ yếu, sản phẩm phụ, các sản phẩm khác đã sản xuất trong năm 1970 xác định rõ quy cách, phẩm chất kỹ thuật, đối chiếu với bảng giá cố định mới ban hành, tìm đơn giá mới cho chính xác.

Không cần liệt kê các sản phẩm mà bảng giá cố định mới chưa nêu lên, - công việc có tính chất công nghiệp, - chênh lệch đầu kỳ, cuối kỳ - giá trị mô hình tự chế cũng không cần tính.

b) Tính giá trị của sản phẩm đã liệt kê được theo giá cố định cụ, và giá cố định mới.

c) Tìm hệ số giữa giá trị theo giá cũ và giá mới đã tính được. Dùng hệ số đó để điều chỉnh lại toàn bộ chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa năm 1970.

Ví dụ: Năm 1970 xí nghiệp có số liệu theo giá cố định cũ như sau:

Giá trị tổng sản lượng: 14500 nghìn đồng, chia ra

Quý I: 2.900 nghìn

Quý II: 3.490 nghìn

Quý III: 4.060 nghìn

Quý IV: 4.350 nghìn

Giá trị sản phẩm hàng hóa: 13.200 nghìn đồng.

Cách tính lại toàn bộ theo giá cố định mới như sau:

Đối chiếu với bảng giá cố định mới, liệt kê các sản phẩm có giá mới và lập biểu tính đổi

Tên sản phẩm

Số lượng

Giá trị toàn bộ (nghìn đồng)

Ghi chú

Theo giá cũ

Theo giá mới

Sản phẩm chủ yếu A

500 cái

4 000

3 800

Sản phẩm chủ yếu B

300 cái

3 000

2 600

Sản phẩm chủ yếu C

400 cái

5 800

5 000

Sản phẩm chủ yếu D

100 cái

không có giá cố định mới

Sản phẩm phụ E

50 cái

600

400

Sản phẩm phụ F

không có giá cố định mới

Công việc có tính chất công nghiệp

không tính

Tổng cộng

13 400

11 800

Hệ số tính đổi = = 0,8806

Giá trị tổng sản lượng năm 1970 tính theo giá cố định mới: 14500 nghìn x 0,8806 = 12768 nghìn đồng.

Sản lượng hàng hóa tính theo giá cố định mới: 13200 nghìn x 0,8806 = 11624 nghìn đồng. Tính các quý theo giá cố định mới:

Quý I: 2900 x 0,8806 = 2554 nghìn đồng

Quý II: 3190 x 0,8806 = 2809 nghìn đồng

Quý III: 4060 x 0,8806 = 3575 nghìn đồng

Quý IV: 4350 x 0,8806 = 3831 nghìn đồng

Phương pháp tính lại số liệu năm 1970 của cơ quan quản lý cấp trên (Bộ, các ngành, các tỉnh).

Số liệu giả thiết của ngành công nghiệp trong năm 1970 gồm 4 xí nghiệp cần được tính lại theo giá cố định mới như sau;

Xí nghiệp A (ngành cơ khí, quốc doanh trung ương)

Giá trị tổng sản lượng năm 1970:

- 4500 nghìn đồng (giá cố định cũ)

- 4200 nghìn đồng (giá cố định mới)

Xí nghiệp B (ngành thực phẩm quốc doanh trung ương)

Giá trị tổng sản lượng năm 1970:

- 2500 nghìn đồng (giá cũ)

- 2200 nghìn đồng (giá mới)

Xí nghiệp C (ngành thực phẩm, quốc doanh địa phương).

Giá trị tổng sản lượng năm 1970.

- 1200 nghìn đồng (giá cũ)

- 1450 nghìn đồng (giá mới).

Xí nghiệp D (Ngành may mặc hợp tác xã địa phương).

Giá trị tổng sản lượng năm 1970:

- 220 nghìn đồng (giá cũ)

- 275 nghìn đồng (giá mới)

a) Bước thực hiện của xí nghiệp cơ sở để tính đổi:

Xí nghiệp A tính hệ số:

H =

Xí nghiệp B tính hệ số:

H =

Xí nghiệp C tính hệ số:

H =

Xí nghiệp D tính hệ số:

H =

b) Bước tính đổi của cơ quan Bộ quản lý 4 xí nghiệp trên:

Tính hệ số chung cho toàn bộ:

H =

Cơ quan tổng hợp tính hệ số cho nhóm A (xí nghiệp cơ khí).

Tính hệ số cho nhóm B (gồm xí nghiệp B, C, D).

Tính hệ số cho công nghiệp do trung ương quản lý (gồm 2 xí nghiệp A + B):

Tính hệ số cho công nghiệp địa phương (gồm xí nghiệp C + D):

Cũng theo phương pháp như trên, tính hệ số riêng cho từng ngành cơ khí, lương thực, may mặc, cho từng thành phần kinh tế quốc doanh, hợp tác xã v.v…

Kết quả tính toán tổng hợp lên biểu như sau:

GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG NĂM 1970 TÍNH THEO GIÁ CỐ ĐỊNH MỚI

(Đơn vị: nghìn đồng)

Năm 1970

Hệ số tính đổi

Theo giá năm 1959

Theo giá năm 1970

1

2

3 = 2/1

Xí nghiệp A

Xí nghiệp B

Xí nghiệp C

Xí nghiệp D

4500

2500

1200

220

4200

2200

1450

275

0,9333

0,8800

1,2083

1,250

Tổng cộng

8420

8125

0,9649

Phân theo tổ:

Nhóm A

Nhóm B

Trung ương quản lý

Địa phương quản lý

Ngành cơ khí

Ngành lương thực

Ngành may mặc

4500

3920

7000

1420

4500

3700

220

4200

3925

6400

1725

4200

3650

275

0,9333

1,0012

0,9142

1,2148

0,9333

0,9864

1,250

Phần 3.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐỔI SỐ LIỆU LỊCH SỬ TỪ NĂM 1969 VỀ TRƯỚC THEO GIÁ CỐ ĐỊNH MỚI

Mục đích chính của việc đặt giá cố định là để loại trừ sự biến động của giá cả và phản ánh chính xác sự biến động về khối lượng vật chất qua nhiều năm. Vì vậy các chỉ tiêu tính theo giá cố định không có mục đích phản ánh sự hao phí lao động thực tế của từng năm hiện tại, và không dùng để tính doanh thu, lỗ lãi như giá hiện hành, nên không dùng trong công tác kế toán tài vụ, mà chỉ dùng để kiểm tra kế hoạch về khối lượng vật chất tổng hợp, tính toán tốc độ phát triển cũng như biến động về cơ cấu, tỷ trọng của khối lượng vật chất. Ý nghĩa của các chỉ tiêu tính bằng giá cố định là ở chỉ số, tốc độ phát triển của nó qua các năm.

Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa trên, sau khi áp dụng bảng giá cố định mới. Tổng cục Thống kê quy định những nguyên tắc chung để tính lại các số liệu cũ như sau:

1. Không tính đổi toàn bộ số liệu cũ từ năm 1969 về trước theo giá cố định mới. Chỉ cần tính đổi chỉ tiêu một số năm mốc trong trường hợp cần thiết.

2. Trong trường hợp này dùng phương pháp hệ số thống nhất tính được trong năm 1970 để tính đổi chung cho các năm.

3. Phương pháp dùng hệ số tính đổi số liệu cũ như sau: “Lấy sản lượng toàn năm 1970 tính theo hai loại giá cố định cũ và mới để tìm hệ số. Dùng hệ số đó nhân với số liệu cũ để có số liệu tính đổi theo giá cố định mới”.

Hệ số H =

Hệ số H nhân với số liệu theo giá cố định cũ

= Số liệu năm cũ được tính theo giá cố định mới

Để đảm báo chính xác, hệ số H phải tính đến 4 số lẻ. Theo hệ số của 4 xí nghiệp trên kia để tính:

Giá trị tổng sản lượng năm 1965 (theo giá cố định cũ):

Xí nghiệp A = 4000 nghìn đồng; hệ số 0,9333

Xí nghiệp B = 2000 nghìn đồng; hệ số 0,8800

Xí nghiệp C = 1000 nghìn đồng; hệ số 2,2083

Xí nghiệp D = 200 nghìn đồng; hệ số 1,2500

Toàn ngành = 7200 nghìn đồng, hệ số 0,9649.

Xí nghiệp A tính đổi số liệu năm 1965 theo giá cố định mới:

4000 x 0,9333 = 3733 nghìn đồng (giá mới)

Xí nghiệp B tính đổi số liệu năm 1965 theo giá cố định mới:

2000 x 0,8800 = 1760 nghìn đồng (giá mới)

Xí nghiệp C tính đổi số liệu năm 1965 theo giá cố định mới:

1000 x 2,2083 = 2208 nghìn đồng (giá mới)

Xí nghiệp D tính đổi số liệu năm 1965 theo giá cố định mới:

200 x 1250 = 250 nghìn đồng (giá mới)

Giá trị tổng sản lượng của toàn ngành (bao gồm 4 xí nghiệp trên) năm 1965 tính đổi theo giá cố định mới:

7200 x 0,9649 = 6947 nghìn đồng.

Chú ý: Lúc tính đổi cho nhóm A, nhóm B, cho từng ngành, từng thành phần kinh tế, phải dùng hệ số đã tính riêng cho từng loại phân tổ, không dùng hệ số chung để đảm bảo mức độ chính xác về cơ cấu.

4. Các số tương đối về chỉ số (tốc độ) phát triển tính theo giá cố định cũ, nay vẫn giữ nguyên không cần phải tính lại, vì nếu có tính lại thì ở tử số và mẫu số đều dùng chung một hệ số H nên kết quả số tương đối không bị ảnh hưởng.

Riêng năm 1970, năm bản lề áp dụng hai bảng giá cố định cũ và mới, khi so với năm 1969 phải dùng theo giá cũ, khi so với năm 1971 phải dùng theo giá mới để thống nhất giữa tử số và mẫu số.

Khi tính chỉ số phát triển định gốc của một năm dùng giá cố định mới so với năm dùng giá cố định cũ, có thể áp dụng hai phương pháp sau đây:

a) Trực tiếp dùng phương pháp tích của chỉ số liên hoàn để tính chỉ số định gốc.

b) Đổi số tuyệt đối năm dùng giá cố định cũ ra giá cố định mới bằng phương pháp hệ số và so sánh sau khi mẫu số và tử số đã thống nhất với giá mới.

Ví dụ:

Xí nghiệp cơ khí A có số liệu giá trị tổng sản lượng:

- từ năm 1967 đến 1970 (giá cố định cũ),

- từ năm 1971 đến 1973 (giá cố định mới),

Sau khi tính lại năm 1970, tìm ra hệ số H là 0,9333, dùng hệ số trên để tính lại số liệu năm 1967, 1968, 1969 và lên biểu như sau:

GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG QUA CÁC NĂM

(xí nghiệp cơ khí A) (Đơn vị: nghìn đồng)

Tính theo giá 1959

Tính theo giá 1970

Chỉ số phát triển %

Định gốc 1967 = 100

liên hoàn (năm sau so năm trước)

1967

1968

1969

1970

1971

1972

1973

3500

3900

3200

4000

3266 (*)

3640 (*)

2986 (*)

3733

4200

4810

5291

110,0

111,4

91,4

114,3

128,8

147,2

162,0

100,0

111,4

82,0

125,0

112,5

114,5

110,0

(*) Số liệu đã được tính lại theo hệ số H

Hệ số H tính trong năm 1970

H =

Chỉ số phát triển:

111, 4%

Căn cứ vào kết quả tính toán trên, có thể thấy được từ năm 1970 trở về trước các loại chỉ số tính theo giá cố định cũ hoặc tính theo giá cố định mới đều giống nhau. Do đó không cần phải thay đổi chỉ số cũ.

Khi tính chỉ số năm 1971 so với năm 1970 thì cả hai năm đều phải tính theo giá cố định mới.

Từ năm 1971 trở đi, các loại chỉ số đều tính theo giá cố định mới.

Tóm lại, chỉ số phát triển liên hoàn giá trị tổng sản lượng của xí nghiệp A được sắp xếp lại liên tục qua các năm như sau:

(năm trước = 100)

1967

1968

1969

1970

1971

1972

1973

100

111,4

82,0

125,0

112,5

114,5

110,0

Khi tính tốc độ phát triển của những năm áp dụng bảng giá cố định mới so với năm gốc áp dụng bảng giá cố định cũ, có thể:

1. Trực tiếp dùng phương pháp chỉ số liên hoàn để tính tốc độ phát triển định gốc.

Ví dụ: Tính tốc độ phát triển năm 1973 so với năm 1968:

Phương pháp này trực tiếp sử dụng chỉ số liên hoàn năm sau năm trước sẵn có, không phải tính đổi số tuyệt đối năm cũ theo giá cố định mới.

2. Đổi số tuyệt đối của năm gốc theo giá cố định mới rồi so sánh.

Năm 1968, giá trị tổng sản lượng của xí nghiệp A theo giá cố định 1959 là 3900 nghìn đồng. Dùng hệ số 0,9333 để tính đổi theo giá cố định mới:

3900 x 0,9333 = 3640 nghìn đồng

Tính tốc độ phát triển định gốc:

Kết quả cũng như trên song phải qua khâu tính hệ số và tính đổi phức tạp hơn.

5. Vì giữa bảng giá cố định cũ và mới có sự khác nhau về giá cả nên kết cấu về giá trị công, nông nghiệp cũng như tỷ trọng của một số ngành trong công nghiệp, trong nông nghiệp sẽ có sự thay đổi. Nhưng vì cơ cấu và tỷ trọng của thời kỳ nào là do quan hệ về hao phí lao động biểu thị bằng giá cả của thời kỳ ấy quyết định, nên khi áp dụng bảng giá cố định mới, không thể dùng giá cố định mới để điều chỉnh lại cơ cấu và tỷ trọng của các thời kỳ trước.

Vì vậy, Tổng cục thống kê quy định:

a) Từ năm 1969 trở về trước, cơ cấu và tỷ trọng vẫn giữ như cũ và được ghi chú là “tính theo giá cố định năm 1959”.

b) Từ năm 1971 trở đi cơ cấu và tỷ trọng tính theo giá cố định mới và ghi chú là “tính theo giá cố định mới”.

c) Riêng năm bản lề 1970, cơ cấu và tỷ trọng được tính theo hai loại giá và được ghi cả ở phần tính theo giá cố định năm 1959 và ở phần tính theo giá cố định năm 1970, mục đích để nêu rõ trong năm chuyển tiếp, sự biến đổi về cơ cấu, tỷ trọng có chịu sự thay đổi của giá cố định, nên lúc nghiên cứu phân tích cần chú ý.

Ví dụ: Số liệu của hai nhóm A, B qua các năm áp dụng hai bảng giá cố định khác nhau, và cách trình bày tỷ trọng như sau:

Giá trị tổng sản lượng (1000đ)

Tỷ trọng %

Tổng số

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm A

Nhóm B

Tính theo giá cố định 1959

1967

1968

1969

1970

2000

1800

2200

2400

880

801

959,2

1080,0

1120

999

1240,8

1320

44,0

44,5

43,6

45,0

56,0

55,5

56,4

55,0

Tính theo giá cố định 1970

1970

1971

1972

2160

2480

2620

107,2

1054,0

1126,6

1252,8

1426,0

1493,4

42,0

42,5

43,0

58,0

57,5

57,0

Có thể nhận xét, trong năm 1970, tỷ trọng nhóm A tính theo giá cố định mới thấp hơn tỷ trọng tính theo giá cố định cũ, ngược lại tỷ trọng nhóm B tính theo giá cố định mới lại cao hơn tỷ trọng tính theo giá cố định cũ. Điều trên nêu rõ, không phải do cơ cấu vật chất biến đổi mà do sự quy định về giá cả trong hai bảng giá cố định có thay đổi, giá tư liệu sản xuất có hạ xuống, giá sản phẩm tiêu dùng tăng lên.

Trên đây là một số quy định chung trong việc sử dụng bảng giá cố định mới và phương pháp tính lại các số liệu cũ.

Trong lúc áp dụng, các Bộ, các cơ quan quản lý và các đơn vị sản xuất trao đổi ý kiến cụ thể với Tổng cục Thống kê để giải quyết các vấn đề tồn tại.

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC THỐNG KÊ




Nguyễn Đức Dương

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 262-TCTK/TH-1971 hướng dẫn việc sử dụng bảng giá cố định mới do Tổng cục thông kê ban hành

  • Số hiệu: 262-TCTK/TH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 24/03/1971
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thống kê
  • Người ký: Nguyễn Đức Dương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 6
  • Ngày hiệu lực: 08/04/1971
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản