Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2015/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BKHCN ngày 19 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ áp dụng đối với các Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ áp dụng đối với Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Sở Khoa học và Công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. “Báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ” là báo cáo do đơn vị báo cáo tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở về khoa học và công nghệ, kết quả các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ và các nguồn thông tin khác liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ.

2. “Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ” bao gồm các quy định về đối tượng áp dụng; phạm vi thống kê; nội dung và biểu mẫu báo cáo; kỳ báo cáo và thời hạn gửi báo cáo; phương thức gửi báo cáo; quyền và trách nhiệm của đơn vị gửi báo cáo; trách nhiệm của đơn vị nhận báo cáo; phụ lục các biểu mẫu kèm theo hướng dẫn điền biểu báo cáo.

Điều 4. Phạm vi thống kê

Phạm vi thống kê bao gồm các số liệu về nhân lực; tài chính; nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế; giải thưởng; hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định, ứng dụng và phát triển công nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; thanh tra; doanh nghiệp và thị trường trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của đơn vị báo cáo.

Điều 5. Nội dung báo cáo và biểu mẫu báo cáo

1. Nội dung báo cáo bao gồm:

a) Số tổ chức có hoạt động khoa học và công nghệ;

b) Nhân lực hoạt động khoa học và công nghệ;

c) Chi cho khoa học và công nghệ;

d) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học và công nghệ;

e) Giải thưởng khoa học và công nghệ;

g) Hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định, ứng dụng và phát triển công nghệ tại địa phương;

h) Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

i) Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân;

k) Thanh tra khoa học và công nghệ;

l) Doanh nghiệp và thị trường khoa học và công nghệ.

2. Các đơn vị báo cáo thực hiện theo các biểu mẫu và hướng dẫn điền biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Kỳ báo cáo và thời hạn gửi báo cáo

1. Kỳ báo cáo là 01 (một) năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

2. Các Sở Khoa học và Công nghệ phải gửi báo cáo đến Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) chậm nhất là ngày 15 tháng 02 năm kế tiếp của năm báo cáo.

Điều 7. Phương thức gửi báo cáo

1. Báo cáo thống kê gồm báo cáo bằng văn bản và tệp dữ liệu báo cáo (gửi kèm thư điện tử). Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị báo cáo để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu. Tệp dữ liệu báo cáo phải lưu giữ theo định dạng bảng tính Excel, sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Times New Roman) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001 và không được đặt mật khẩu.

2. Báo cáo thống kê được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính và phương thức điện tử về Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

1. Sở Khoa học và Công nghệ có quyền:

a) Được hướng dẫn về cung cấp thông tin cho báo cáo thống kê tổng hợp;

b) Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp theo quy định của pháp luật về thống kê;

c) Được bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ để làm công tác thống kê khoa học và công nghệ;

d) Được tiếp cận thông tin thống kê tổng hợp trên trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Báo cáo đầy đủ, chính xác, khách quan và đúng nội dung thông tin được quy định trong chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo;

b) Nộp báo cáo đúng hạn;

c) Chịu trách nhiệm về tính thống nhất của báo cáo bằng văn bản và tệp dữ liệu báo cáo;

d) Bố trí nhân lực thực hiện công tác thống kê khoa học và công nghệ; Dự toán kinh phí thực hiện công tác thống kê khoa học và công nghệ, tổng hợp trong Dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

Điều 9. Trách nhiệm của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

1. Kiểm tra, đối chiếu, xử lý, tổng hợp số liệu từ các báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ.

2. Yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ khi cần thiết.

3. Cung cấp thông tin thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ trên trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

4. Tổng hợp và xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và gửi Tổng cục Thống kê theo chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bảo đảm bí mật thông tin do đơn vị cung cấp theo quy định của pháp luật về thống kê.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 23/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ áp dụng đối với Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Công báo;
- Lưu: VT, TTKHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Việt Thanh

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO VÀ HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Biểu 01/TKTH-KHCN-ĐP: Số tổ chức có hoạt động khoa học và công nghệ.

Biểu 02/TKTH-KHCN-ĐP: Nhân lực hoạt động khoa học và công nghệ.

Biểu 03/TKTH-KHCN-ĐP: Chi cho khoa học và công nghệ.

Biểu 04/TKTH-KHCN-ĐP: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Biểu 05/TKTH-KHCN-ĐP: Hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học và công nghệ.

Biểu 06/TKTH-KHCN-ĐP: Giải thưởng khoa học và công nghệ.

Biểu 07/TKTH-KHCN-ĐP: Hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định, ứng dụng và phát triển công nghệ tại địa phương.

Biểu 08/TKTH-KHCN-ĐP: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Biểu 09/TKTH-KHCN-ĐP: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

Biểu 10/TKTH-KHCN-ĐP: Thanh tra khoa học và công nghệ.

Biểu 11/TKTH-KHCN-ĐP: Doanh nghiệp và thị trường khoa học và công nghệ.

Biểu 01/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

SỐ TỔ CHỨC CÓ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Có đến ngày 31/12 năm …………….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Đơn vị tính: Tổ chức

Mã số

Tổng số

Chia theo lĩnh vực khoa học và công nghệ

Chi theo loại hình kinh tế

Khoa học tự nhiên

Kỹ thuật và công nghệ

Khoa học y, dược

Khoa học nông nghiệp

Khoa học xã hội

Khoa học nhân văn

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TỔNG SỐ

01

A. Số tổ chức có hoạt động KH&CN chia theo:

1. Cấp quyết định thành lập

1.1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

02

1.2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp

03

1.3. Doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân

04

2. Loại hình tổ chức

2.1. Cơ quan quản lý nhà nước

05

2.2. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

06

2.3. Cơ sở giáo dục đại học

07

2.4. Tổ chức dịch vụ KH&CN

08

- DV thông tin, thư viện

09

- DV bảo tàng cho KH&CN

10

- DV dịch thuật, biên tập, xuất bản cho KH&CN

11

- DV điều tra cơ bản định kỳ, thường xuyên

12

- DV thống kê, điều tra xã hội

13

- DV tiêu chuẩn đo lường chất lượng

14

- DV tư vấn về KH&CN

15

- DV sở hữu trí tuệ

16

- DV chuyển giao công nghệ

17

- DV KH&CN khác

18

2.5. Đơn vị sự nghiệp khác

19

2.6. Doanh nghiệp KH&CN

20

2.7. Doanh nghiệp

21

B. Số tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN

22


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 01/TKTH-KHCN-ĐP
SỐ TỔ CHỨC CÓ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Nội dung

Tổ chức có hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) bao gồm tổ chức KH&CN và tổ chức có hoạt động KH&CN trong chức năng, nhiệm vụ nhưng không đăng ký hoạt động KH&CN.

Các tổ chức có hoạt động KH&CN được chia theo lĩnh vực KH&CN, loại hình tổ chức, loại hình kinh tế và cấp quyết định thành lập.

1.1. Cấp quyết định thành lập

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổ chức KH&CN theo thẩm quyền;

b) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập, tổ chức KH&CN theo quy định của pháp luật và điều lệ;

c) Doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân thành lập tổ chức KH&CN của mình.

1.2. Loại hình tổ chức

- Cơ quan quản lý nhà nước: Bao gồm các đơn vị có chức năng quản lý nhà nước (ví dụ, Sở KH&CN);

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Bao gồm các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu... thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN;

- Cơ sở giáo dục đại học: Bao gồm trường đại học, cao đẳng, học viện;

- Tổ chức dịch vụ KH&CN: Là những đơn vị có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội;

- Đơn vị sự nghiệp khác: Là các đơn vị sự nghiệp không thuộc tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cơ sở giáo dục đại học; tổ chức dịch vụ KH&CN;

Doanh nghiệp KH&CN: Theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành lập, được tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật KH&CN. Hoạt động chính của doanh nghiệp KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do doanh nghiệp được quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Doanh nghiệp KH&CN thực hiện sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.

1.3. Số tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN

Tổ chức KH&CN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN và Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 về hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN.

1.4. Lĩnh vực KH&CN chính

Lĩnh vực nghiên cứu: Tính số tổ chức KH&CN chia theo lĩnh vực nghiên cứu. Tính đến cấp 1 của Bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN như sau:

- Khoa học tự nhiên;

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ;

- Khoa học y, dược;

- Khoa học nông nghiệp;

- Khoa học xã hội;

- Khoa học nhân văn.

Trong trường hợp tổ chức thuộc 2 lĩnh vực nghiên cứu thì chỉ lấy lĩnh vực chính theo chức năng, nhiệm vụ và cơ quan chủ quản.

1.5. Loại hình kinh tế

Chia theo 3 loại hình kinh tế:

- Nhà nước;

- Ngoài nhà nước;

- Có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Cách điền số liệu

a) Phạm vi thu thập số liệu

Toàn bộ các tổ chức có tham gia hoạt động KH&CN trong kỳ báo cáo và thuộc lĩnh vực, địa bàn của đơn vị tổng hợp báo cáo.

c) Thời kỳ thu thập số liệu

Số liệu tính từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

d) Cách ghi

- Cột 1: Tổng số tổ chức hoạt động KH&CN theo loại hình tổ chức, theo cấp quyết định thành lập;

- Cột 2-7: Tổng số tổ chức hoạt động KH&CN theo lĩnh vực KH&CN;

- Cột 8-10: Tổng số tổ chức hoạt động KH&CN theo loại hình kinh tế.

3. Nguồn số liệu

Lấy từ Biểu 01/CS-KHCN ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN. Số liệu về doanh nghiệp KH&CN từ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, hoạt động ứng dụng công nghệ cao cho tổ chức tại Sở KH&CN và các cơ quan liên quan.

Biểu 02/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Có đến ngày 31/12 năm ……….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Đơn vị tính: Người

Mã số

Tổng số

Chia theo trình độ chuyên môn

Chức danh

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Khác

Giáo sư

Phó Giáo sư

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

TỔNG SỐ

01

Trong đó số Nữ

02

1. Chia theo loại hình kinh tế

1.1. Nhà nước

03

1.2. Ngoài nhà nước

04

1.3. Có vốn đầu tư nước ngoài

05

2. Chia theo loại hình tổ chức

2.1. Cơ quan quản lý nhà nước

06

2.2. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

07

2.3. Cơ sở giáo dục đại học

08

2.4. Tổ chức dịch vụ KH&CN

09

2.5. Đơn vị sự nghiệp khác

10

2.6. Doanh nghiệp KH&CN

11

2.7. Doanh nghiệp

12

3. CHIA THEO QUỐC TỊCH

3.1. Người Việt Nam

13

- Dân tộc Kinh

14

- Dân tộc thiểu số

15

3.2. Người nước ngoài

16

4. CHIA THEO LĨNH VỰC ĐÀO TẠO

4.1. Khoa học tự nhiên

17

4.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

18

4.3. Khoa học y, dược

19

4.4. Khoa học nông nghiệp

20

4.5. Khoa học xã hội

21

4.6. Khoa học nhân văn

22

4.7. Khác

23


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 02/TKTH-KHCN-ĐP
NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Nội dung

Nhân lực hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) được thống kê ở trong biểu này là những lao động có hoạt động KH&CN mà đơn vị báo cáo quản lý, sử dụng và trả lương, bao gồm cả lao động trong biên chế đã được tuyển dụng chính thức và lao động hợp đồng.

Những lao động sau đây không tính vào nhân lực hoạt động KH&CN của đơn vị:

- Học sinh của các trường đào tạo, dạy nghề gửi đến thực tập mà cơ quan, đơn vị không phải trả lương;

- Phạm nhân của các trại gửi đến lao động cải tạo;

- Lao động của các cơ quan, đơn vị khác gửi đến (biệt phái) nhưng đơn vị báo cáo không trả lương.

Nhân lực hoạt động KH&CN là những người hoạt động trong các tổ chức sau: cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN, cơ sở giáo dục đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp.

Lưu ý: Các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, đơn vị sự nghiệp KH&CN được tính 100% nhân lực. Các đơn vị khác chỉ tính những người tham gia trực tiếp vào các nhiệm vụ KH&CN.

2. Cách điền số liệu

a) Phạm vi thu thập số liệu

Toàn bộ nhân lực hoạt động KH&CN trong kỳ báo cáo và thuộc lĩnh vực, địa bàn của đơn vị tổng hợp báo cáo.

b) Thời kỳ thu thập số liệu

Số liệu tính đến 31/12 của năm báo cáo.

c) Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số lao động theo các chỉ tiêu của hàng ngang (Giá trị Cột 1 = cột 2 + cột 3 + cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7);

- Cột 2-7: Ghi số lượng phù hợp theo trình độ chuyên môn;

- Cột 8-9: Ghi số người theo chức danh khoa học.

Dòng “Trong đó số Nữ”: Dùng để xác định số lượng lao động có giới tính nữ.

Mục “1. Chia theo loại hình kinh tế”: Gồm phân nhóm: Nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

Mục “2. Chia theo loại hình tổ chức”: Gồm 7 phân nhóm: Cơ quan quản lý nhà nước; Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Cơ sở giáo dục đại học; Tổ chức dịch vụ KH&CN (bao gồm: “DV thông tin, thư viện”, “DV bảo tàng cho KH&CN”, “DV dịch thuật, biên tập, xuất bản cho KH&CN”, “DV điều tra cơ bản định kỳ, thường xuyên”, “DV thống kê, điều tra xã hội”, “DV tiêu chuẩn đo lường chất lượng”, “DV tư vấn về KH&CN", “DV sở hữu trí tuệ”, “DV chuyển giao công nghệ” và “DV KH&CN khác”); Đơn vị sự nghiệp khác; Doanh nghiệp KH&CN; Doanh nghiệp.

Mục “3. Chia theo quốc tịch”: Trong đó chia theo 2 nhóm là người Việt Nam (dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số) và người nước ngoài. Nếu có lao động là người dân tộc thiểu số, thì tính tổng số, không phân biệt thành nhóm dân tộc thiểu số (như H'mong, Thái,.v.v..). Nếu có người nước ngoài thì chỉ ghi số lượng, không phân biệt quốc tịch.

Mục “4. Chia theo lĩnh vực đào tạo”: Chỉ tính những người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Chia theo 6 lĩnh vực lớn: 1. Khoa học tự nhiên; 2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ; 3. Khoa học y, dược; 4. Khoa học nông nghiệp; 5. Khoa học xã hội; 6. Khoa học nhân văn; 7. Khác.

3. Nguồn số liệu

Biểu 01/CS-KHCN và Biểu 02/CS-KHCN ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Biểu 03/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

CHI CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm ……….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Đơn vị tính: Triệu đồng

Mã số

Tổng số

Chia theo nguồn cấp kinh phí

Ngân sách nhà nước

Ngoài NSNN

Nước ngoài

NS Trung ương

NS địa phương

A

B

1

2

3

4

5

TỔNG CHI

Chia theo:

01

1. CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

02

2. CHI SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chia theo:

03

2.1. Chi quỹ lương và hoạt động bộ máy

trong đó:

04

- Chi tiền lương và phụ cấp, tiền công, các khoản đóng góp theo lương

05

- Chi hoạt động bộ máy

06

2.2. Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng

07

2.3. Chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN

trong đó:

08

- Nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia

09

- Nhiệm vụ KH&CN cấp bộ

10

- Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

11

- Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở

12

- Nhiệm vụ KH&CN khác

13

2.4. Chi tăng cường năng lực nghiên cứu

14

2.5. Chi sửa chữa chống xuống cấp

15

2.6. Chi hợp tác quốc tế

16

2.7. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ khác

17

3. CHI KHÁC CHO KH&CN

18


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 03/TKTH-KHCN-ĐP
CHI CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Nội dung

Chi cho khoa học và công nghệ (KH&CN) của đơn vị là các khoản chi đầu tư phát triển KH&CN, hoạt động sự nghiệp KH&CN, chi cho KH&CN từ nguồn khác tính đến 31/12 của năm báo cáo.

Chi đầu tư phát triển KH&CN là các khoản chi phát triển tiềm lực KH&CN, đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN không phân biệt thành phần kinh tế theo các nội dung sau:

- Xây dựng mới, nâng cấp, tăng cường năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN bao gồm: Phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm, trạm thực nghiệm; trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn và đánh giá sự phù hợp; các cơ sở thiết kế, chế tạo, thử nghiệm chuyên dụng; các cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; thông tin và thống kê KH&CN; tổ chức trung gian của thị trường KH&CN;

- Xây dựng khu nghiên cứu và phát triển cho các khu công nghệ cao;

- Xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống kê về KH&CN;

- Các hoạt động đầu tư khác phục vụ phát triển KH&CN.

Khoản chi cho hoạt động KH&CN có thể bao gồm khoản chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN và chi cho KH&CN từ nguồn sự nghiệp khác.

Chi sự nghiệp KH&CN là khoản chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN của ngân sách nhà nước. Nguồn cấp kinh phí chia thành 3 loại:

- Ngân sách nhà nước (bao gồm cả các nguồn có tính chất ngân sách nhà nước) được chia thành ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương:

+ Ngân sách Trung ương bao gồm kinh phí cân đối từ Bộ KH&CN và từ các Bộ ngành;

+ Ngân sách địa phương là nguồn được cân đối từ ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Ngoài ngân sách nhà nước ở trong nước;

- Nguồn từ nước ngoài.

2. Cách điền số liệu

Số liệu điền vào biểu là số liệu thực chi trong năm thống kê.

- Cột 1: Ghi tổng số theo loại (khoản) chi.

Cột 2-5 là số chi chia theo nguồn cấp kinh phí. Nguồn cấp kinh phí bao gồm: ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước và nước ngoài, cụ thể:

- Cột 2-3: Ghi số chi được đảm bảo từ ngân sách nhà nước, bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương (do Bộ, ngành đảm bảo chi);

+ Ngân sách địa phương (do địa phương đảm bảo chi).

- Cột 4: Ghi số chi được đảm bảo từ nguồn trong nước nhưng ngoài ngân sách nhà nước (Do đơn vị tự có hoặc do doanh nghiệp hoặc đơn vị khác cấp để thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng);

- Cột 5: Ghi số chi do nguồn nước ngoài cấp.

Các dòng là nội dung (khoản) chi.

Mục “Tổng chi”: Ghi tổng các nội dung (khoản) chi, được chia theo nguồn cấp.

Mục “1. Chi đầu tư phát triển KH&CN”: Ghi kinh phí thực chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật. v.v..

Mục “2. Chi sự nghiệp KH&CN”: Ghi kinh phí thực chi từ nguồn sự nghiệp KH&CN để thực hiện hoạt động KH&CN. Kinh phí thực chi được chia theo nội dung chi như sau:

- Chi quỹ lương và hoạt động bộ máy: Là tiền lương và phụ cấp, tiền công, các khoản đóng góp theo lương và chi hoạt động bộ máy;

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng: Là kinh phí được cấp để thực hiện những nhiệm vụ thường xuyên được giao theo chức năng;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN: Là các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp: Cấp quốc gia; cấp bộ; cấp tỉnh; cấp cơ sở và nhiệm vụ KH&CN khác bao gồm chi trực tiếp cho các nhiệm vụ KH&CN và chi cho các hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với nhiệm vụ KH&CN;

- Chi tăng cường năng lực nghiên cứu: Là các khoản chi mua sắm mới trang thiết bị nghiên cứu, sửa chữa, nâng cấp phòng thí nghiệm, trạm trại,.v.v...;

- Chi sửa chữa chống xuống cấp là khoản chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN;

- Chi hợp tác quốc tế: Là các khoản chi tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế; khảo sát tìm kiếm thông tin về KH&CN, các nguồn cung ứng công nghệ ở nước ngoài; tham gia các hoạt động, sự kiện, diễn đàn về KH&CN quốc tế; niên liễm tham gia các tổ chức quốc tế về KH&CN; vốn đối ứng các dự án quốc tế về KH&CN; bảo đảm hoạt động của mạng lưới đại diện KH&CN ở nước ngoài;

- Chi sự nghiệp KH&CN khác.

Mục “3. Chi khác cho KH&CN”: Ghi kinh phí từ các nguồn khác (như từ nguồn ngân sách bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch,.v.v..) mà tổ chức được thụ hưởng để triển khai các nhiệm vụ KH&CN và phát triển tiềm lực KH&CN.

3. Nguồn số liệu

Biểu 03/CS-KHCN ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Biểu 04/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm ……….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Đơn vị tính: Nhiệm vụ

Mã số

Tổng số

Trong đó: Số nhiệm vụ KH&CN chủ nhiệm là nữ

Tình trạng tiến hành

Số đang tiến hành

Số được nghiệm thu

Số đã đưa vào ứng dụng

Số phê duyệt mới trong năm

Số chuyển tiếp từ năm trước

A

B

1

2

3

4

5

6

1. Tổng số đề tài/đề án KH&CN

01

1.1. Chia theo cấp đề tài/đề án

- Cấp quốc gia

02

- Cấp bộ

03

- Cấp tỉnh

04

- Cấp cơ sở

05

- Cấp khác

06

1.2. Chia theo lĩnh vực nghiên cứu

- Khoa học tự nhiên

07

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

08

- Khoa học y, dược

09

- Khoa học nông nghiệp

10

- Khoa học xã hội

11

- Khoa học nhân văn

12

1.3. Chia theo nguồn cấp kinh phí

- Ngân sách nhà nước

Trong đó

13

X

+ Trung ương

14

X

+ Địa phương

15

X

- Doanh nghiệp

16

X

* Trường đại học

17

X

- Nước ngoài

18

X

- Nguồn khác

19

X

2. Tổng số dự án

20

2.1. Chia theo cấp d án

- Cấp quốc gia

21

- Cấp bộ

22

- Cấp tỉnh

23

- Cấp cơ sở

24

- Cấp khác

25

2.2. Chia theo lĩnh vc nghiên cứu

- Khoa học tự nhiên

26

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

27

- Khoa học y, dược

28

- Khoa học nông nghiệp

29

- Khoa học xã hội

30

- Khoa học nhân văn

31

2.3. Chia theo nguồn cp kinh phí

- Ngân sách nhà nước

Trong đó:

32

X

+ Trung ương

33

X

+ Địa phương

34

X

- Doanh nghiệp

35

X

- Trường đại học

36

X

- Nước ngoài

37

X

- Nguồn khác

38

X


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 04/TKTH-KHCN-ĐP
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Nội dung

1.1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) theo loại hình nhiệm vụ

- Đề tài KH&CN có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm;

- Đề án khoa học: Nhằm mục tiêu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật;

- Dự án sản xuất thử nghiệm: Nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống;

- Dự án KH&CN: Nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN chủ yếu phục vụ việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được triển khai dưới hình thức đề tài KH&CN, dự án sản xuất thử nghiệm và dự án đầu tư KH&CN có mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định;

- Ngoài ra còn có các nhiệm vụ KH&CN khác như: Chương trình KH&CN, nhiệm vụ KH&CN tiềm năng, nhiệm vụ KH&CN đặc biệt, nhiệm vụ KH&CN theo nghị định thư và nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng, tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể sẽ được xác định là đề tài, đề án và dự án.

1.2. Nhiệm vụ KH&CN theo tình trạng tiến hành

- Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành là nhiệm vụ KH&CN đang được triển khai thực hiện trong thực tế tính tại thời điểm thuộc kỳ báo cáo bao gồm:

+ Nhiệm vụ KH&CN được phê duyệt mới trong năm;

+ Nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp từ năm trước.

- Nhiệm vụ KH&CN đã được nghiệm thu là những nhiệm vụ đã được Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được thành lập theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền (Ví dụ: Hội đồng cấp quốc gia đối với nhiệm vụ cấp quốc gia; Hội đồng cấp bộ đối với nhiệm vụ cấp bộ). Không tính những nhiệm vụ cấp quốc gia và cấp bộ mới chỉ qua bước nghiệm thu cấp cơ sở.

- Nhiệm vụ KH&CN đã đưa vào ứng dụng là nhiệm vụ KH&CN đã có ứng dụng kết quả thực hiện được quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN.

2. Cách điền số liệu

Đơn vị tính: Nhiệm vụ

Cột 1: Ghi tổng số nhiệm vụ KH&CN thực hiện trong năm.

Cột 2: Ghi số nhiệm vụ KH&CN do cán bộ nữ làm chủ nhiệm. Chỉ tính khi chủ nhiệm nhiệm vụ là nữ, không tính nếu chỉ có cán bộ nữ trong danh sách thành viên thực hiện chính.

Cột 3-6: Ghi số nhiệm vụ KH&CN theo tình trạng tiến hành bao gồm: số nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành (trong đó được chia theo số phê duyệt mới trong năm và số chuyển tiếp từ năm trước), số được nghiệm thu và số đã đưa vào ứng dụng.

Chtính những nhim v KH&CN mà đơn vbáo cáo là tổ chức chủ trì nhim v: không tính những nhim v mà đơn v ch tham gia vi tư cách cơ quan phối hp để tránh trùng lp.

Mục “1.1. Chia theo cấp đề tài/đề án” và mục “2.1. Chia theo cấp dự án”: Ghi số lượng nhiệm vụ KH&CN theo cấp quản lý: Cấp quốc gia; cấp bộ; cấp tỉnh; cấp cơ sở và cấp khác.

Mục 1.2. và mục 2.2. “Chia theo lĩnh vực nghiên cứu KH&CN”: Gồm 6 lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp; khoa học xã hội; khoa học nhân văn.

Mục 1.3. và mục 2.3. “Chia theo nguồn cấp kinh phí”: Ghi số lượng nhiệm vụ KH&CN theo nguồn cấp kinh phí của các nhiệm vụ KH&CN bao gồm số lượng nhiệm vụ KH&CN từ nguồn kinh phí nhà nước, số lượng nhiệm vụ KH&CN có nguồn kinh phí từ doanh nghiệp, số lượng nhiệm vụ KH&CN có nguồn kinh phí lấy từ trường đại học, số lượng nhiệm vụ KH&CN có nguồn kinh phí lấy từ nước ngoài và số lượng nhiệm vụ KH&CN có nguồn kinh phí từ các nguồn khác.

Lưu ý: Không ghi số nhiệm vụ KH&CN chủ nhiệm là nữ tại mục “Chia theo nguồn cấp kinh phí”.

3. Nguồn số liệu

Biểu 04/CS-KHCN ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Biểu 05/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm ………….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Mã số

Đơn vị tính

Tổng số

Tổng kinh phí (triệu đồng)

A

B

C

1

2

1. SỐ NHIỆM VỤ VÀ KINH PHÍ HTQT VỀ KH&CN MÀ ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

01

Nhiệm vụ

1.1. Chia theo lĩnh vực nghiên cứu

- Khoa học tự nhiên

02

Nhiệm vụ

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

03

Nhiệm vụ

- Khoa học y, dược

04

Nhiệm vụ

- Khoa học nông nghiệp

05

Nhiệm vụ

- Khoa học xã hội

06

Nhiệm vụ

- Khoa học nhân văn

07

Nhiệm vụ

1.2. Chia theo hình thức hợp tác

- Đa phương

08

Nhiệm vụ

- Song phương

09

Nhiệm vụ

- Nghị định thư

10

Nhiệm vụ

- Khác

11

Nhiệm vụ

1.3. Chia theo đối tác quốc tế/nước ngoài

- Nước/tổ chức...

Nhiệm vụ

- Nước/tổ chức...

Nhiệm vụ

1.4. Chia theo nguồn cấp kinh phí

- Ngân sách nhà nước

Trong đó:

12

Triệu đồng

X

+ NS Trung ương

13

Triệu đồng

X

+ NS địa phương

14

Triệu đồng

X

- Ngoài NSNN

15

Triệu đồng

X

- Nước ngoài

16

Triệu đồng

X

2. ĐOÀN RA

2.1. Số đoàn của đơn vị ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát về KH&CN

17

Đoàn

2.2. Số người của đơn vị ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát về KH&CN

18

Người

X

3. ĐOÀN VÀO

3.1. Số đoàn của nước ngoài/tổ chức quốc tế do đơn vị chủ trì mời vào nghiên cứu, khảo sát về KH&CN tại Việt Nam

19

Đoàn

3.2. Số người nước ngoài do đơn vị chủ trì mời vào nghiên cứu, khảo sát về KH&CN tại Việt Nam

20

Người

X

4. SỐ NGƯỜI CỦA ĐƠN VỊ THAM GIA HỘI NGHỊ/HỘI THẢO QUỐC TẾ (tổ chức cả trong và ngoài nước)

21

Người

X

5. SỐ NGƯỜI CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC LÀM VIỆC TẠI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN KH&CN

22

Người

X


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 05/TKTH-KHCN-ĐP
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Nội dung

Biểu thống kê thu thập thông tin về những nội dung chính sau:

- Số nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) mà đơn vị báo cáo tham gia;

- Số đoàn ra và số người của đơn vị được cử ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát, làm việc về KH&CN;

- Số đoàn vào và số người nước ngoài được đơn vị chủ trì đón vào nghiên cứu, khảo sát, làm việc về KH&CN;

- Số người của đơn vị tham gia hội nghị/hội thảo quốc tế;

- Số người của đơn vị được tuyển chọn hoặc được cử làm việc tại các tổ chức quốc tế liên quan đến KH&CN.

2. Cách điền số liệu

Cột 1: Ghi tổng số của từng chi tiêu theo đơn vị tính.

Cột 2: Ghi tổng kinh phí các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN, chi phí cho các đoàn ra và đoàn vào. Đơn vị tính là triệu đồng.

Mục 1. Số nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN mà đơn vị chủ trì

Ghi số đề tài/dự án và kinh phí hợp tác quốc tế mà đơn vị báo cáo là đối tác chính từ phía Việt Nam.

Mục “1.1. Chia theo lĩnh vực nghiên cứu: Ghi số nhiệm vụ và kinh phí hợp tác quốc tế chia theo lĩnh vực nghiên cứu. Chỉ cần ghi chi tiết đến cấp 1 của Bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN như sau:

- Khoa học tự nhiên;

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ;

- Khoa học y, dược;

- Khoa học nông nghiệp;

- Khoa học xã hội;

- Khoa học nhân văn.

Mục 1.2. Chia theo hình thức hợp tác”: Ghi số nhiệm vụ và kinh phí hợp tác quốc tế theo hình thức hợp tác gồm:

- Đa phương;

- Song phương;

- Nghị định thư;

- Khác.

Mục “1.3. Chia theo đối tác quốc tế/nước ngoài”: Ghi số nhiệm vụ và kinh phí chia theo nước hoặc tổ chức quốc tế đối tác, ví dụ:

1.3 Chia theo đối tác quốc tế/nước ngoài

Mã số

Đơn vị tính

Tổng số

Tổng kinh phí
(triệu đồng)

Hoa Kỳ

Nhiệm vụ

1

700

World Bank

Nhiệm vụ

1

400

Mục “1.4. Chi theo nguồn cấp kinh phí”: Ghi kinh phí hợp tác quốc tế chia theo nguồn cấp bao gồm: Ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước và nước ngoài.

Tổng kinh phí hợp tác quốc tế về KH&CN bao gồm kinh phí do phía Việt Nam cấp và kinh phí đối ứng của nước ngoài.

Lưu ý: Các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn ODA thì được tính là Ngân sách nhà nước.

Mục “2. Đoàn ra”

Mục 2.1. Số đoàn ra”: Thống kê theo số đoàn và số người được cử chính thức bằng một quyết định hành chính (của cấp chủ quản hoặc của thủ trưởng đơn vị/tổ chức). Trường hợp có nhiều quyết định cử người do mức độ phân cấp quản lý khác nhau (ví dụ, lãnh đạo đơn vị theo quyết định của Lãnh đạo Bộ, nhân viên đi theo quyết định cử người của lãnh đạo đơn vị), nhưng nếu đi thành một đoàn cùng nhau, cùng mục đích, cùng địa điểm và cùng chuyến đi thì chỉ coi là một đoàn.

Đi dự hội nghị/hội thảo quốc tế ở nước ngoài cũng được coi là đoàn ra.

Ghi số lượng và kinh phí tương ứng.

Mục “2.2. Sngười ra”: Số người ra được hiểu là số người ra nước ngoài của đoàn ra. Ghi số lượng tương ứng.

Mục “3. Đoàn vào”

Mục “3.1. Số đoàn vào”: Đoàn vào là một lần đoàn quốc tế do đơn vị chủ trì mời vào nghiên cứu, khảo sát, dự hội nghị/hội thảo về KH&CN tại Việt Nam. Không tính số đoàn đến thăm và làm việc với đơn vị/tổ chức nhưng do đơn vị khác chủ trì mời vào Việt Nam.

Ghi số lượng và kinh phí tương ứng.

Mục “3.2. Số người vào”: Số người nước ngoài do đơn vị chủ trì mời vào nghiên cứu, khảo sát về KH&CN tại Việt Nam được tính theo số người. Chỉ tính người của các đoàn do đơn vị chủ trì mời vào. Không tính số người đến thăm hoặc làm việc với đơn vị/tổ chức nhưng vào Việt Nam cơ quan hoặc đơn vị khác chủ trì mời và đón tiếp.

Ghi số lượng tương ứng.

Mục “4. Số người của đơn vị tham gia hội nghị/hội thảo quốc tế”

Số người của đơn vị tham gia hội nghị/hội thảo quốc tế (kể cả hội nghị/hội thảo quốc tế được tổ chức trong nước) được tính theo số người được cử đi hoặc được mời dự hội nghị/hội thảo quốc tế. Không tính số người được cử đi khảo sát.

Mục “5. Số người của đơn vị được làm việc tại các tổ chức quốc tế liên quan đến KH&CN”

Số người của đơn vị được làm việc tại các tổ chức quốc tế liên quan đến KH&CN theo các hình thức như: Được cử đi và được tuyển chọn.

Số người của đơn vị/tổ chức được cử đi làm việc tại các tổ chức quốc tế liên quan đến KH&CN là những người thuộc biên chế của đơn vị/tổ chức nhưng được cử vào hoặc được tuyển vào làm việc lâu dài theo nhiệm kỳ hoặc không xác định thời hạn tại các tổ chức quốc tế, sau khi hết nhiệm kỳ hoặc kết thúc làm việc tại tổ chức đó sẽ trở về làm việc tại đơn vị/tổ chức.

Những người được tuyển chọn vào làm việc tại tổ chức quốc tế là những người trong năm báo cáo đã từng làm việc tại đơn vị nhưng tham gia tuyển chọn và được tổ chức quốc tế chọn vào làm việc nên đã cắt biên chế hoặc thôi không làm việc tại đơn vị/tổ chức.

Lưu ý: Chỉ tính số người của đoàn ra, đoàn vào, không tính lượt người và không ghi số liệu vào các ô đánh dấu (X).

3. Nguồn số liệu

Biểu 05/CS-KHCN ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Biểu 06/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm …….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Đơn vị tính: Giải thưởng

Mã số

Tổng số

Chia theo lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ

Khoa học tự nhiên

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Khoa học y, dược

Khoa học nông nghiệp

Khoa học xã hội

Khoa học nhân văn

A

B

1

2

3

4

5

6

7

TỔNG SỐ

01

1. Chia theo loại giải thưởng

1.1. Giải thưởng trong nước

02

- Giải thưởng Hồ Chí Minh

03

- Giải thưởng Nhà nước

04

- Giải thưởng cấp bộ

05

- Giải thưởng cấp tỉnh

06

- Giải thưởng khác

07

1.2. Gii thưởng quốc tế

08

2. Chia theo cá nhân/tập thể

2.1. Tập thể

09

2.2. Cá nhân

10

- Nam

11

- Nữ

12


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 06/TKTH-KHCN-ĐP
GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Nội dung

Giải thưởng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong nước và quốc tế được trao tặng là những giải thưởng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trong nước có uy tín, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế trao tặng cho cá nhân, tổ chức Việt Nam về thành tích phát triển KH&CN ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

2. Cách điền số liệu

a) Phạm vi thu thập số liệu

Toàn bộ các giải thưởng KH&CN trong năm báo cáo thuộc lĩnh vực, địa bàn của đơn vị tổng hợp báo cáo.

b) Thời kỳ thu thập số liệu

Số liệu tính từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

c) Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số giải thưởng KH&CN theo các tiêu chí.

- Cột 2-7: Ghi số lượng giải thưởng chia theo lĩnh vực nghiên cứu của giải thưởng.

Mục “Tổng số”

Ghi số lượng giải thưởng được trao tặng cho các tổ chức, cá nhân mà đơn vị quản lý.

Mục “1. Chia theo loại giải thưởng”:

- Giải thưởng trong nước chia thành:

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh: Là giải thưởng KH&CN được Chủ tịch nước quyết định trao tặng cho các tổ chức, cá nhân có công trình đặc biệt xuất sắc, công trình có giá trị rất cao về khoa học, ứng dụng thành công và có hiệu quả trong các công trình trọng điểm quốc gia, công trình có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống của nhân dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, công nghệ,.v.v.. (được quy định cụ thể tại các Điều 9, 10, 11 của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN);

+ Giải thưởng Nhà nước: Là giải thưởng KH&CN được Chủ tịch nước quyết định trao tặng cho các tổ chức, cá nhân có công trình đạt giá trị cao về KH&CN, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội (được quy định cụ thể tại Điều 12, 13, 14 của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP);

+ Giải thưởng cấp bộ: Là giải thưởng KH&CN được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương quyết định trao tặng cho các tổ chức, cá nhân căn cứ theo giá trị KH&CN (công trình nghiên cứu bổ sung được tri thức mới, phát hiện khoa học mới thay đổi đời sống sản xuất, đời sống xã hội; tạo ra công nghệ mới cao hơn công nghệ tương tự khác,.v.v..) và theo giá trị thực tiễn (công trình nghiên cứu khoa học phải tác động đến nhận thức và đời sống xã hội hoặc góp phần xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật; đổi mới công nghệ hoặc tạo ra sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao..v.v...) được quy định cụ thể tại Điều 25 của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP (Ví dụ: Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ KH&CN);

+ Giải thưởng cấp tỉnh: Là giải thưởng KH&CN được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trao tặng cho các tổ chức, cá nhân theo giá trị KH&CN và giá trị thực tiễn được quy định cụ thể tại Điều 25 của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP;

+ Giải thưởng khác: Là các giải thưởng được trao tặng cho các tổ chức, cá nhân về KH&CN không thuộc 4 loại giải thưởng trên (Ví dụ: Giải thưởng Kova, Giải thưởng Honda Y-E-S,.v.v..);

Giải thưởng quốc tế: Ghi số lượng giải thưởng mà tổ chức quốc tế, nước ngoài phong tặng cho đơn vị hoặc cho cá nhân do đơn vị quản lý.

Mục “2. Chia theo giải thưởng cá nhân/tập thể”:

- Giải thưởng cho tập thể: Giải thưởng tặng cho tổ chức, cơ quan, v.v…;

- Giải thưởng cá nhân: Giải thưởng tặng cho cá nhân hoặc tập thể một nhóm cá nhân có nêu tên. Chia ra số nam và số nữ được trao tặng.

Nếu giải thưởng tặng chung cho một nhóm người (nhiều tên) thì cũng chỉ tính là một giải thưởng.

Được phép tính trùng nếu đơn vị, cá nhân được trao tặng nhiều loại giải thưởng khác nhau.

Không coi các loại khen thưởng như bằng khen, giấy khen, huân chương, huy chương, kỷ niệm chương,.v.v.. là hình thức giải thưởng.

3. Nguồn số liệu

Biểu 06/CS-KHCN ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Biểu 07/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH, GIÁM ĐỊNH, ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Có đến ngày 31/12 năm………..)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Mã số

Đơn vị tính

Tổng số

A

B

C

1

1. SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỢC THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC, THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

01

Dự án

1.1. Chia theo loại hình kinh tế

- Nhà nước

02

Dự án

- Ngoài nhà nước

03

Dự án

- Có vốn đầu tư nước ngoài

04

Dự án

1.2. Chia theo ngành kinh tế

05

Dự án

Dự án

Dự án

1.3. Chia theo nước đầu tư

06

Dự án

Dự án

Dự án

2. SỐ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP PHÉP

07

2.1. Chia theo loại hình kinh tế

- Nhà nước

08

Hợp đồng

- Ngoài nhà nước

09

Hợp đồng

- Có vốn đầu tư nước ngoài

10

Hợp đồng

2.2. Chia theo hình thức chuyển giao

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập

11

Hợp đồng

- Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng

12

Hợp đồng

- Hình thức khác

13

Hợp đồng

2.3. Chia theo đối tác chuyển giao

- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam

14

Hợp đồng

- Chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước

15

Hợp đồng

- Chuyển giao công nghệ giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp

16

Hợp đồng

2.4. Chia theo phương thức chuyển giao

Hợp đồng

- Chuyển giao tài liệu về công nghệ

17

Hợp đồng

- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

18

Hợp đồng

- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất

19

Hợp đồng

- Phương thức chuyển giao khác

20

Hợp đồng

2.5. Chia theo Ngành/lĩnh vực, sản phẩm sản xuất do sử dụng công nghệ được chuyển giao (Chia theo ngành kinh tế)

Hợp đồng

Hợp đồng

2.6. Chia theo nước đầu tư

Hợp đồng

Hợp đồng

Hợp đồng

2.7. Chi phí thanh toán cho chuyển giao công nghệ

Triệu đồng

3. SỐ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

21

3.1. Chia theo loại hình kinh tế

- Nhà nước

12

Hợp đồng

- Ngoài nhà nước

23

Hợp đồng

- Có vốn đầu tư nước ngoài

24

Hợp đồng

3.2. Chia theo đối tác tư vấn

- Đơn vị tư vấn trong nước

25

Hợp đồng

- Đơn vị tư vấn nước ngoài

26

Hợp đồng

3.3. Chia theo nguồn gốc kinh phí

- Kinh phí nhà nước

27

Hợp đồng

- Kinh phí tư nhân

28

Hợp đồng

- Kinh phí có nguồn gốc nước ngoài

29

Hợp đồng

4. SỐ TỔ CHỨC TƯ VẤN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

- Viện, trung tâm nghiên cứu

30

Tổ chức

- Cơ sở giáo dục đại học

31

Tổ chức

- Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ

32

Tổ chức

- Doanh nghiệp

32

Tổ chức


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 07/TKTH-KHCN-ĐP
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH, GIÁM ĐỊNH, ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Nội dung

Biểu thống kê về các thông tin sau:

- Số dự án được thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ;

- Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được đăng ký và cấp phép;

- Số hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ;

- Số tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ.

2. Cách điền số liệu

a) Phạm vi thu thập số liệu

Toàn bộ các đối tượng có tham gia hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong kỳ báo cáo và thuộc lĩnh vực, địa bàn của đơn vị tổng hợp báo cáo.

b) Thời kỳ thu thập số liệu

Số liệu tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

c) Cách ghi:

* Số các dự án được thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ chia theo:

- Loại hình kinh tế:

+ Nhà nước;

+ Ngoài nhà nước;

+ Có vốn đầu tư nước ngoài.

- Chia theo ngành kinh tế: Chỉ cần tính đến cấp 1 của bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ), như sau:

Cấp 1

Tên ngành

A

NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

B

KHAI KHOÁNG

C

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

D

SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

E

CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI

F

XÂY DỰNG

G

BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC

H

VẬN TẢI KHO BÃI

I

DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

J

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

K

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM

L

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

M

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

N

HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ

O

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC

P

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q

Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI

R

NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ

S

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC

T

HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH

U

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

- Chia theo nước đầu tư: Ghi tên nước đầu tư vào các đơn vị/tổ chức trên địa bàn.

* Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được đăng ký và cấp phép chia theo:

- Loại hình kinh tế:

+ Nhà nước;

+ Ngoài nhà nước;

+ Có vốn đầu tư nước ngoài.

- Chia theo hình thức chuyển giao:

Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập.

2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:

a) Dự án đầu tư;

b) Hợp đồng nhượng quyền thương mại;

c) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

d) Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ.

3. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

- Chia theo đối c chuyển giao:

+ Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

+ Chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước;

+ Chuyển giao công nghệ giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.

Chia theo phương thức chuyển giao công nghệ:

+ Chuyển giao tài liệu về công nghệ;

+ Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;

+ Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;

+ Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

Chia theo ngành kinh tế: Chỉ cần tính đến cấp 1 của bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ).

Chia theo nước đầu tư: Ghi tên nước đầu tư vào các đơn vị/tổ chức trên địa bàn.

Chi phí thanh toán cho chuyển giao công nghệ: Cần ghi rõ là kinh phí sử dụng cho việc nhập/mua hay bán công nghệ.

* Số hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ chia theo:

Chia theo loại hình kinh tế:

+ Nhà nước;

+ Ngoài nhà nước;

+ Có vốn đầu tư nước ngoài.

Chia theo đi tác tư vấn:

+ Đơn vị tư vấn trong nước;

+ Đơn vị tư vấn nước ngoài.

Chia theo nguồn gốc kinh phí:

+ Kinh phí nhà nước;

+ Kinh phí tư nhân;

+ Kinh phí có nguồn gốc nước ngoài.

* Số tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ chia theo:

Sviện, trung tâm nghiên cứu;

Số cơ sở giáo dục đại học;

Stổ chức dịch vụ KH&CN;

Số doanh nghiệp.

3. Nguồn số liệu

Hồ sơ quản lý của Sở KH&CN về đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ.

Biểu 08/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
(Có đến ngày 31/12 năm ……)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Mã số

Đơn vị tính

Tổng cộng

Trong kỳ báo cáo

A

B

C

1

2

1. SỐ QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC BAN HÀNH

01

Quy chuẩn

Chia theo loại quy chuẩn

- Quy chuẩn kỹ thuật chung

02

Quy chuẩn

- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

03

Quy chuẩn

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

04

Quy chuẩn

- Quy chuẩn kỹ thuật quá trình

05

Quy chuẩn

- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ

06

Quy chuẩn

2. SỐ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO

07

Tổ chức

3. SỐ PHƯƠNG TIỆN ĐO ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH

08

Phương tiện

Chia theo loại phương tiện đo

- Độ dài

09

Phương tiện

- Khối lượng

10

Phương tiện

- Dung tích - Lưu lượng

11

Phương tiện

- Áp suất

12

Phương tiện

- Nhiệt độ

13

Phương tiện

- Hóa lý

14

Phương tiện

- Điện - Điện tử

15

Phương tiện

- Thời gian - Tần số - Âm thanh

16

Phương tiện

4. SỐ GIẤY CHỨNG NHẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẤP CHO TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP

17

Giấy chứng nhận

- Cơ quan quản lý nhà nước

18

Giấy chứng nhận

- Các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức khác

19

Giấy chứng nhận

5. SỐ PHÒNG THỬ NGHIỆM, HIỆU CHUẨN ĐƯỢC CÔNG NHẬN

20

Phòng

6. SỐ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

21

Tổ chức


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 08/TKTH-KHCN-ĐP
TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

1. Nội dung

- Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

- Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

- Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng;

- Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.

2. Cách điền số liệu

a) Phạm vi thu thập số liệu

Toàn bộ các đối tượng có tham gia hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong kỳ báo cáo và thuộc lĩnh vực, địa bàn của đơn vị tổng hợp báo cáo.

b) Thời kỳ thu thập số liệu

Số liệu tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

c) Cách ghi biểu

- Cột 1 ghi tổng cộng theo từng chỉ tiêu.

- Cột 2 ghi số lượng trong kỳ báo cáo.

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

Theo Điều 61, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, việc ban hành và hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ví dụ: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cho sản phẩm cá khô và mắm cá An Giang:

1. QCĐP 03: 2010/AG, Cơ sở chế biến cá khô An Giang - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. QCĐP 04: 2010/AG, Cơ sở chế biến mắm cá An Giang - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Danh mục phương tiện đo phải kiểm định

Danh mục phương tiện đo phải kiểm định ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (quy định trong bảng dưới đây).

- Số giấy chứng nhận về hệ thống quản lý cấp cho tổ chức, doanh nghiệp:

+ Cơ quan quản lý nhà nước;

+ Các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức khác.

- Số phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn được công nhận;

- Số tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký hoạt động.

3. Nguồn số liệu

Hồ sơ quản lý của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở KH&CN.

TT

Tên phương tiện đo

Biện pháp kiểm soát về đo lường

Chu kỳ kiểm định

Phê duyệt mẫu

Kiểm định

Ban đầu

Định kỳ

Sau sửa chữa

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Lĩnh vực đo độ dài

1

Thước cuộn

-

x

-

-

2

Taximet

x

x

x

x

12 tháng

3

Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông

x

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo khối lượng

4

Cân phân tích

-

x

x

x

12 tháng

5

Cân kỹ thuật

-

x

x

x

12 tháng

6

Cân bàn

x

x

x

x

12 tháng

7

Cân đĩa

x

x

x

x

12 tháng

8

Cân đồng hồ lò xo

x

x

x

x

12 tháng

9

Cân treo dọc thép-lá đề

x

x

x

x

12 tháng

10

Cân treo móc cẩu

x

x

x

x

12 tháng

11

Cân ô tô

x

x

x

x

12 tháng

12

Cân tàu hỏa tĩnh

x

x

x

x

12 tháng

13

Cân tàu hỏa động

x

x

x

x

24 tháng

14

Cân băng tải

x

x

x

x

12 tháng

15

Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới

x

x

x

x

12 tháng

16

Quả cân cấp chính xác E2

-

x

x

x

24 tháng

17

Quả cân cấp chính xác đến F1

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo dung tích, lưu lượng

18

Cột đo xăng dầu

x

x

x

x

12 tháng

19

Cột đo khí dầu mỏ hóa lỏng

x

x

x

x

12 tháng

20

Đồng hồ nước lạnh cơ khí

x

x

x

x

60 tháng

21

Đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử

x

x

x

x

36 tháng

23

Đồng hồ xăng dầu

x

x

x

x

12 tháng

24

Đồng hồ khí dầu mỏ hóa lỏng

x

x

x

x

12 tháng

25

Đồng hồ khí công nghiệp

x

x

x

x

12 tháng

26

Đồng hồ khí dân dụng

- Qmax < 16m3/h

- Qmax ≥ 16m3/h

x

x

x

x

x

x

x

x

60 tháng

36 tháng

27

Phương tiện đo dung tích thông dụng

-

x

x

x

24 tháng

28

Bể đong cố định

-

x

x

x

60 tháng

29

Xi téc ô tô

x

x

x

x

12 tháng

30

Xi téc đường sắt

x

x

x

x

12 tháng

31

Phương tiện đo mức xăng dầu tự động

x

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo áp suất

32

Áp kế lò xo

-

x

x

x

12 tháng

33

Áp kế điện tử

-

x

x

x

12 tháng

34

Huyết áp kế thủy ngân

-

x

x

x

12 tháng

35

Huyết áp kế 16 xo

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo nhiệt độ

36

Nhiệt kế thủy tinh-chất lỏng

-

x

-

-

-

37

Nhiệt kế thủy tinh-rượu có cơ cấu cực tiểu

-

x

-

-

-

38

Nhiệt kế thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại

-

x

-

-

-

39

Nhiệt kế y học thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại

-

x

-

-

-

40

Nhiệt kế y học điện tử tiếp xúc có cơ cấu cực đại

-

x

x

-

06 tháng

41

Nhiệt kế y học điện tử bức xạ hồng ngoại đo tai

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo hóa lý

42

Phương tiện đo độ ẩm hạt nông sản

-

x

x

x

12 tháng

43

Tỷ trọng kế

-

x

x

x

24 tháng

44

Phương tiện đo hàm lượng bụi tổng trong không khí

-

x

x

x

12 tháng

45

Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở

x

x

x

x

12 tháng

46

Phương tiện đo nồng độ khí thải xe cơ giới

-

x

x

x

12 tháng

47

Phương tiện đo nồng độ SO2, CO2, CO, NOx trong không khí

-

x

x

x

12 tháng

48

Phương tiện đo pH, nồng độ oxy hòa tan, độ dẫn điện, độ đục của nước, tổng chất rắn hòa tan trong nước

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo điện, điện từ

49

Công tơ điện xoay chiều 1 pha

x

x

x

x

60 tháng

50

Công tơ điện xoay chiều 3 pha

x

x

x

x

24 tháng

51

Biến dòng đo lường

x

x

x

x

60 tháng

52

Biến áp đo lường

x

x

x

x

60 tháng

53

Phương tiện đo điện trở cách điện

-

x

x

x

12 tháng

54

Phương tiện đo điện trở tiếp đất

-

x

x

x

12 tháng

55

Phương tiện đo điện tim

-

x

x

x

24 tháng

56

Phương tiện đo điện não

-

x

x

x

24 tháng

Lĩnh vực đo âm thanh, rung động

57

Phương tiện đo độ ồn

-

x

x

x

12 tháng

58

Phương tiện đo độ rung động

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo quang học

59

Phương tiện đo độ rọi

-

x

x

x

12 tháng

60

Phương tiện đo tiêu cự kính mắt

-

x

x

x

12 tháng

Biểu 09/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN
(Có đến ngày 31/12 năm…….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Mã số

Đơn vị tính

Tổng cộng

Chia theo loại hình kinh tế

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư

A

B

C

1

2

3

4

1. Số người hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

01

Người

2. Số người được đào tạo về năng lượng nguyên tử trong năm

02

Người

3. Số tổ chức tiến hành công việc bức xạ

03

Tổ chức

4. Số cá nhân tiến hành công việc bức xạ

04

Người

5. Số nhân viên bức xạ

05

Người

trong đó số Nữ

06

Người

6. Số thiết bị bức xạ trên địa bàn

07

Thiết bị

trong đó số thiết bị bức xạ di động trên địa bàn

08

Thiết bị

7. Số nguồn phóng xạ trên địa bàn

09

Nguồn

trong đó số nguồn phóng xạ di động trên địa bàn

10

Nguồn

8. Số giấy phép tiến hành công việc bức xạ được cấp

11

Giấy phép


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 09/TKTH-KHCN-ĐP
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

1. Nội dung

- Số người hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, các cơ sở tiến hành công việc bức xạ;

- Số người được đào tạo về năng lượng nguyên tử là cán bộ được đào tạo về an toàn bức xạ, hạt nhân, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ,.v.v.. những khóa học ngắn hạn, chuyên tu dạy nghề, hay đào tạo chính quy: điện hạt nhân, công nghệ hạt nhân, vật lý hạt nhân,.v.v..;

- An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường;

- Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

- Số thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ được hiểu là có mặt trên địa bàn một tỉnh.

- SGiấy phép tiến hành công việc bức xạ được cấp bao gồm:

+ Số cấp mới;

+ Số gia hạn.

2. Cách điền số liệu

a) Phạm vi thu thập số liệu

Toàn bộ các đối tượng có tham gia hoạt động năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân trong kỳ báo cáo và thuộc địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Thời kỳ thu thập số liệu

Số liệu tính từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

c) Cách ghi biểu

- Cột 1 ghi tổng số của từng dòng.

- Cột 2-4: Ghi số lượng chia theo loại hình kinh tế gồm: Nhà nước; Ngoài nhà nước; Có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Nguồn số liệu

Hồ sơ quản lý của Sở KH&CN.

Biểu 10/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

THANH TRA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm …….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Mã số

Đơn vị tính

Tổng số

Lĩnh vực thanh tra chuyên ngành

Thanh tra hành chính

Khác

Sở hữu công nghiệp

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

An toàn bức xạ, hạt nhân

Nhiệm vụ KH&CN

Tổ chức KH&CN

Chuyển giao công nghệ

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1. TIẾP DÂN

01

Lượt

2. SỐ VỤ KHIẾU NẠI

02

Vụ

2.1. Đã tiếp nhận

03

Vụ

2.2. Thuộc thẩm quyền giải quyết

04

Vụ

2.3. Đã giải quyết

05

Vụ

3. SỐ VỤ TỐ CÁO, YÊU CẦU XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

06

Vụ

3.1. Đã tiếp nhận

07

Vụ

3.2. Thuộc thẩm quyền giải quyết

08

Vụ

3.3. Đã được giải quyết

09

Vụ

3.4. Hòa giải, rút đơn

10

Vụ

3.5. Chuyển cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết

11

Vụ

4. SỐ VỤ VI PHẠM PHÁP LUẬT

12

Vụ

5. HOẠT ĐỘNG THANH TRA

5.1. Số cuộc thanh tra

13

Cuộc

5.2. Số nhiệm vụ KH&CN được thanh tra

14

Trường hợp

5.3. Số tổ chức/cá nhân được thanh tra

15

Trường hợp

5.4. Số tổ chức/cá nhân vi phạm bị xử lý

Trong đó:

16

Trường hợp

5.4.1. Chia theo hình thức xử lý

- Cảnh cáo

17

Trường hợp

- Phạt tiền

18

Trường hợp

- Thu hồi

19

Trường hợp

5.4.2. Số tiền phạt/thu hồi của các tổ chức/cá nhân bị xử lý

20

Triệu đồng

5.5. Giá trị hàng hóa, tang vật vi phạm bị tịch thu, tiêu hủy

21

Triệu đồng


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 10/TKTH-KHCN-ĐP
THANH TRA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Nội dung

Biểu thống kê thanh tra khoa học và công nghệ (KH&CN) thu thập thông tin về những nội dung chính sau:

- Số lượt tiếp dân trong năm;

- Số vụ khiếu nại, tố cáo, yêu cầu xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về KH&CN;

- Số vụ vi phạm pháp luật;

- Các hoạt động thanh tra như:

+ Số cuộc thanh tra;

+ Số nhiệm vụ KH&CN được thanh tra;

+ Số tổ chức/cá nhân được thanh tra;

+ Số tổ chức/cá nhân vi phạm bị xử lý;

+ Giá trị hàng hóa, tang vật vi phạm bị tịch thu, tiêu hủy.

2. Cách điền số liệu

a) Phạm vi thu thập số liệu

Toàn bộ các hoạt động thanh tra KH&CN trong kỳ báo cáo thuộc lĩnh vực, địa bàn của đơn vị tổng hợp báo cáo.

b) Thời kỳ thu thập số liệu

Số liệu tính từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

c) Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số theo các nội dung thanh tra KH&CN.

- Cột 2-9: Ghi số lượng theo lĩnh vực hoạt động bao gồm:

+ Sở hữu công nghiệp;

+ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

+ An toàn bức xạ, hạt nhân;

+ Nhiệm vụ KH&CN;

+ Tổ chức KH&CN;

+ Chuyển giao công nghệ;

+ Thanh tra hành chính (đối với các đơn vị trực thuộc Sở KH&CN);

+ Khác: Các hoạt động KH&CN khác, ví dụ: Hợp tác quốc tế, hoạt động công nghệ cao,.v.v..

Mục 1. Tiếp dân: Ghi số lượt tiếp dân theo lĩnh vực hoạt động.

Mục 2. Số vụ khiếu nại: Ghi số vụ khiếu nại theo các lĩnh vực hoạt động và hình thức giải quyết:

- Đã tiếp nhận;

- Thuộc thẩm quyền giải quyết;

- Đã giải quyết;

Mục 3. Số vụ tố cáo, yêu cầu xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về KH&CN: Ghi số vụ tương ứng theo các lĩnh vực hoạt động và theo hình thức giải quyết, cụ thể:

- Đã tiếp nhận;

- Thuộc thẩm quyền giải quyết;

- Đã được giải quyết;

- Hòa giải, rút đơn;

- Chuyển cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết.

Mục 4. Số vụ vi phạm pháp luật: Ghi số vụ vi phạm pháp luật theo các lĩnh vực hoạt động.

Mục 5. Hoạt động thanh tra: Ghi các hoạt động thanh tra theo lĩnh vực hoạt động, cụ thể:

- Số cuộc thanh tra;

- Số nhiệm vụ KH&CN được thanh tra;

- Số tổ chức/cá nhân được thanh tra;

- Số tổ chức/cá nhân vi phạm bị xử lý bao gồm, trong đó chia theo hình thức xử lý và số tiền phạt/thu hồi của các tổ chức/cá nhân bị xử lý;

Lưu ý: Số tiền phạt/thu hồi của các tổ chức/cá nhân bị xử lý bao gồm số tiền thu được của Thanh tra Sở và các đơn vị khác (như Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, .v.v..).

- Giá trị hàng hóa, tang vật vi phạm bị tịch thu, tiêu hủy.

3. Nguồn số liệu

Hồ sơ quản lý của thanh tra KH&CN tại Sở KH&CN.

Biểu 11/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Có đến ngày 31/12 năm …….)

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..
(trước ngày 15/02 theo dấu bưu điện)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh/tp……………………..
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Đơn vị tính: Doanh nghiệp/Tổ chức

Mã số

Số lượng

A

B

1

A. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

01

1. Chia theo loại hình kinh tế

1.1. Nhà nước

02

1.2. Ngoài nhà nước

03

1.3. Có vốn đầu tư nước ngoài

04

2. Chia theo ngành kinh tế (*)

………………

3. Chia theo hình thức thành lập

3.1. Thành lập mới

05

3.2. Chuyển đổi từ các tổ chức KH&CN công lập

06

3.3. Hình thành từ trường đại học

07

3.4. Hình thành từ viện nghiên cứu

08

B. SỐ TỔ CHỨC TRUNG GIAN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

09

* Ghi theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế quốc dân


Người lập biểu

………., ngày …. tháng ….. năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN BIỂU 11/TKTH-KHCN-ĐP
DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Nội dung

Theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành lập, được tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật KH&CN. Hoạt động chính của doanh nghiệp KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do doanh nghiệp được quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Doanh nghiệp KH&CN thực hiện sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp KH&CN khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp thuộc các lĩnh vực: Công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt công nghệ phần mềm tin học; Công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; Công nghệ tự động hóa; Công nghệ vật liệu mới, đặc biệt công nghệ nano; Công nghệ bảo vệ môi trường; Công nghệ năng lượng mới; Công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH&CN quy định;

- Chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ quy định tại điểm trên.

Các loại hình tổ chức trung gian:

- Sàn giao dịch công nghệ;

- Trung tâm giao dịch công nghệ;

- Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ;

- Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ;

- Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo;

- Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.

Tổ chức trung gian có thể được thành lập dưới các hình thức sàn, trung tâm, văn phòng, phòng, vườn ươm và các hình thức khác.

Biểu thống kê về:

- Tổng số doanh nghiệp KH&CN;

- Số tổ chức trung gian phát triển thị trường KH&CN.

2. Cách điền số liệu

a) Phạm vi thu thập số liệu Toàn bộ các doanh nghiệp KH&CN và số tổ chức trung gian phát triển thị trường KH&CN trong kỳ báo cáo và thuộc lĩnh vực, địa bàn của đơn vị tổng hợp báo cáo.

b) Thời kỳ thu thập số liệu

Từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

c) Cách ghi

* Tổng số doanh nghiệp KH&CN trong năm chia theo:

- Loại hình kinh tế:

+ Nhà nước;

+ Ngoài nhà nước;

+ Có vốn đầu tư nước ngoài.

- Ngành kinh tế: Chỉ cần tính đến cấp 1 của bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ).

- Hình thức thành lập:

+ Thành lập mới;

+ Chuyển đổi từ tổ chức KH&CN công lập;

+ Hình thành từ trường đại học;

+ Hình thành từ viện nghiên cứu.

* Số tổ chức trung gian phát triển thị trường KH&CN: Ghi số lượng tổ chức có đến ngày 31/12.

3. Nguồn số liệu

Hồ sơ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN theo Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN. Số liệu về doanh nghiệp KH&CN từ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, hoạt động ứng dụng công nghệ cao cho tổ chức tại Sở KH&CN và các cơ quan liên quan.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 26/2015/TT-BKHCN quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ áp dụng đối với các Sở khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 26/2015/TT-BKHCN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 26/11/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Trần Việt Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 9 đến số 10
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản