Hệ thống pháp luật

UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
******

VIỆ T NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2506-UB/CQL

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 1961

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CÁC THỂ LỆ VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM, VÀ THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH

Kính gửi:

- Các Bộ,
- Các ngành.

Công tác nghiên cứu tiêu chuẩn quy phạm và thiết kế định hình lâu nay đã được các ngành tham gia tích cực và đã có kết quả tốt. Nhưng công tác này đối với ta còn mới mẻ và chưa có kinh nghiệm, nên vừa qua có một số phương pháp nghiên cứu chưa thống nhất, và việc phân cấp xét duyệt cũng chưa được quy định rõ ràng giữa các Bộ và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước nên đã gặp một số khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng công tác và việc hoàn thành chương trình nghiên cứu.

Qua những kinh nghiệm về công tác này trong mấy năm qua và những kinhn ghiệm của các nước bạn,Ủy ban Kế hoạch Nhà nước dự thảo ra 2 bản thể lệ:

1. Thể lệ nghiên cứu, xét duyệt ban hành các tài liệu quy phạm quy trình tiêu chuẩn thuộc phạm vi công tác xây dựng cơ bản.

2. Thể lệ nghiên cứu xét duyệt và đăng ký thiết kế định hình.

Các bản dự thảo này được các Bộ các ngành tham gia ý kiến, đã được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thông qua và cho ban hành thành thể lệ chính thức.

Hai bản thể lệ này quy định thống nhất những nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu các tiêu chuẩn quy phạm và thiết kế định hình đồng thời phân cấp trách nhiệm thẩm tra xét duyệt và ban hành giữa các ngành các Bộ và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Vậy từ nay trong công tác nghiên cứu tiêu chuẩn quy phạm và thiết kế định hình của các Bộ các ngành, đề nghị tiến hành theo đúng những điều đã quy định của 2 bản thể lệ này.

K.T. CHỦ NHIỆM ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Côn

THỂ LỆ

NGHIÊN CỨU, XÉT DUYỆT, BAN HÀNH CÁC TÀI LIỆU QUY PHẠM, QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN THUỘC PHẠM VI CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ BẢN

I. VẤN ĐỀ CHUNG

1. Thể lệ này quy định các thủ tục nghiên cứu xét duyệt và ban hành các tài liệu quy phạm trình tiêu chuẩn thuộc phạm vi công tác xây dựng cơ bản, đồng thời quy định thủ tục thay đổi sửa chữa các tài liệu đã ban hành.

2. Theo tính chất của từng tài liệu mà phân ra các loại sau:

- Quy phạm là tài liệu quy định các nguyên tắc cơ bản và các công thức tính toán về thiết kế cũng như về xây lắp.

- Tiêu chuẩn là tài liệu quy định các trị số tính toán, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết phải áp dụng khi thiết kế và xây lắp.

- Quy trình và tài liệu phát triển theo quy phạm hay tiêu chuẩn, trong đó quy định chi tiết các phương pháp tính toán thiết kế, quy định chi tiết các phương pháp thi công xây lắp.

- Hướng dẫn kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn thao tác thi công, hướng dẫn sử dụng mày móc, v.v…

II. THỦ TỤC NGHIÊN CỨU CÁC TÀI LIỆU QUY PHẠM, QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN

3. Công tác nghiên cứu xây dựng quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn là do các Bộ, các Viện thiết kế, các Viện nghiên cứu khoa học, các trường Đại học xây dựng, tùy theo chức năng hay yêu cầu cụ thể mà đặt ra chương trình nghiên cứu hàng năm, có sự phồi hợp vớic ác cơ quan hữu quan, và đặt dưới sự chỉ đạo chung của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

4. Khi nghiên cứu xây dựng quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn cần căn cứ vào:

- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các số liệu điều tra thống kê trong nước.

- Các quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn hiện đang áp dụng.

- Kinh nghiệm thực tế trong công tác thiết kế xây dựng.

- Kết quả của công tác nghiên cứu khoa học và thí nghiệm.

- Các tài liệu quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn của nước ngoài.

Có 2 phương pháp nghiên cứu:

a) Phương pháp biên soạn: Dựa vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các số liệu điều tra thống kê trong nước, kinh nghiệm thực tế trong công tác thiết kế xây dựng, kết quả của công tác nghiên cứu khoa học và thí nghiệm, đồng thời kết hợp với tài liệu của nước bạn để nghiên cứu và biên soạn thành quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn của Việt Nam.

b) Phương pháp biên dịch: Dịch quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn của nước bạn xét có thể áp dụng ở Việt Nam, kèm theo bản hướng dẫn áp dụng cho Việt Nam.

5. Trình bày các tài liệu quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn phải ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, tránh hiện tượng có thể suy luận ra nhiều cách.

6. Nội dung tài liệu phải chia từng phần có đánh số thứ tự các điều từ đầu đến cuối.

Ở đầu tàil iệu cần ghi rõ phạm vi áp dụng. Các tài liệu phụ hay để tham khảo (các bảng tham khảo, định nghĩa danh từ, ví dụ, v….) cần sắp đặt ở phụ lục tài liệu.

7. Cơ quan nghiên cứu dự thảo phải làm bản thuyết minh nêu rõ:

- Cơ sở kinh tế kỹ thuật tiến bộ của các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, đánh giá hiệu quả kinh tế, so sánh các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành và đối chiếu kết quả của công tác nghiên cứu khoa học.

- Các tài liệu cơ sở khi dự thảo: Các số liệu thống kê điều tra, các số liệu thí nghiệm và nghiên cứu khoa học cũng như số liệu rút ra trong các tài liệu khoa học kỹ thuật và các tài liệu tham khảo.

- So sánh với các tài liệu của các nước bạn.

(Trong khi công tác xây dựng quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn còn đang mới mẻ, cơ sở nghiên cứu khoa học và các tài liệu thống kê chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho công tác này, thì căn cứ chính là các quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn của các nước bạn có thể áp dụng cho nước ta).

8. Đối với các tài liệu dịch, thì bản thuyết minh không cần phải đầy đủ như ở điều 7, nhưng phải thuyết minh rõ lý do cần thêm bớt hay sửa đổi cho thích hợp với điều kiện khí hậu hay điều kiện kinh tế kỹ thuật của Việt Nam.

9. Các bản dự thảo hoặc dịch sau khi làm xong cần được đem ra thảo luận ở Hội đồng kỹ thuật hay hội nghị các các bộ kỹ thuật của cơ quan đã soạn ra hoặc dịch ra các tài liệu đó.

10. Bản dự thảo đã được Hội đồng kỹ thuật hay hội nghị kỹ thuật của cơ quan thông qua thì cần phải gửi cho các cơ quan, các Viện nghiên cứu khoa học và các trường Đại học có liên quan để tham gia ý kiến.

11. Bản dự thảo và bản thuyết minh gửi cho các ngành hữu quan để tham gia ý kiến cần phải có chữ ký của cấp lãnh đạo có thẩm quyền và của người chủ trì thảo ra.

12. Các ngành được gửi bản dự thảo để góp ý kiến phải đưa ý kiến trong vòng một tháng kể từ ngày nhận được bản dự thảo (nếu cần thiết sẽ báo cáo với cơ quan dự thảo đề nghị gia hạn).

Các đề nghị bổ sung ra bản dự thảo có trách nhiệm tổng hợp có hệ thống các ý kiến do các ngành gửi tới để sửa chữa bản dự thảo một lần nữa và viết bản thuyết minh có nói rõ những ý kiến nào của các ngành đã được chấp nhận, những ý kiến nào không được chấp nhận và lý do.

III. THỦ TỤC XÉT DUYỆT VÀ BAN HÀNH CÁC TÀI LIỆU QUY PHẠM, QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN

14. Các quy phạm, tiêu chuẩn theo định nghĩa ở điều 2, và các tài liệu dịch quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình của các nước ngoài có quy định các nguyên tắc cơ bản, các chỉ tiêu cơ bản thì do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước xét duyệt và ban hành.

Các quy trình kỹ thuật, các bản hướng dẫn kỹ thuật để cụ thể hóa các tài liệu cơ bản đã do Nhà nước ban hành, và chỉ áp dụng trong nội bộ một Bộ hay Tổng cục thì do Bộ hoặc Tổng cục ban hành.

15. Bản dự thảo tài liệu quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn sau khi hiệu đính lần cuối cùng và trình duyệt lên cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thì do thủ trưởng các Bộ, Tổng cục, Viện nghiên cứu khoa học, Trường Đại học hoặc cấp tương đương ký tên.

16. Các bản dự thảo trong khi đợi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, hoặc Bộ xét duyệt và cho ban hành áp dụng chính thức thì cơ quan làm ra bản dự thảo có thể cho phép các cơ sở tạm thời áp dụng trong phạm vi nội bộ cơ quan mình.

17. Bản dự thảo tài liệu đem trình duyệt và các phụ lục gồm có:

a) Bản thuyết minh (2 bản).

b) Bản dự thảo đã sửa chữa sau khi các ngành đã góp ý kiến (2 bản).

c) Bản tổng hợp ý kiến xây dựng của các ngành.

d) Các bản sao biên bản các cuộc thảo luận về bản dự thảo.

e) Nguyên bản (tiếng nước ngoài) nếu là tài liệu dịch.

18. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thẩm tra nội dung các tài liệu đã gửi đến, sửa chữa những điểm cần thiết trong bản dự thảo, gửi choc ác ngành liên quan để góp ý kiến thêm nếu cần, rồi tổng hợp các ý kiến và kết luận.

Trong trường hợp cần thiết Ủy ban Kế hoạch Nhà nước triệu tập các cơ quan hữu quan để bàn bạc và thống nhất ý kiến. Kết luận của các cụôc họp đó phải làm thànhb iên bản.

19. Trên cơ sở đã thẩm tra và tổng hợp các ý kiến tham gia của các ngành về bản dự thảo, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước hiệu đính lần cuối và xét duyệt.

20. Sau khi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước ký quyết định ban hành, tài liệu phải đăng ký vào một quyển sổ đặc biệt có đánh số và ký hiệu.

21. Các quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn do Bộ hay Tổng cục ban hành cũng đều phải tiến hành theo thủ tục tương tự như trên và phải gửi lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đăng ký vào sổ để tiện việc theo dõi và quản lý.

IV. THỦ TỤC THAY ĐỔI SỬA CHỮA CÁC TÀI LIỆU ĐÃ BAN HÀNH

22. Việc nghiên cứu thay đổi sửa chữa các tài liệu quy phạm, quy trình tiêu chuẩn do các cơ quan đã nghiên cứu tài liệu đó tiến hành.

23. Thủ tục nghiên cứu, trình duyệt và duyệt về thay đổi sửa chữa tài liệu quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn phải phù hợp thủ tục đã đặt ra có đơn giản hơn:

- Chỉ làm bản giải thích về sự thay đổi.

- Không nhất thiết phải gửi bản dự thảo về thay đổi để góp ý kiến.

24. Văn bản về sự thay đổi trong quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn cũng phải đăng ký vào quyển sổ riêng, văn bản này phải ghi rõ điều khoản sửa đổi và điều khoản đã áp dụng trước đây.

Ban hành kèm theo Thông tư số 2506-UB/CQL ngày 12-9-1961.

THỂ LỆ

NGHIÊN CỨU, XÉT DUYỆT VÀ ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH

I. VẤN ĐỀ CHUNG

1. Bản thể lệ này quy định thủ tục nghiên cứu, xét duyệt và đăng ký thiết kế định hình, đồng thời quy định thủ tục thay đổi, sửa chữa và phổ biến các tài liệu đó.

2. Thiết kế định hình là toàn bộ đồ án thiết kế đối với các công trình xây dựng hàng loạt, được nghiên cứu theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế và kỹ thuật, nhằm mục đích quy cách hóa, tiêu chuẩn hóa thiết kế, công nghiệp hóa công tác xây dựng.

II. THỦ TỤC NGHIÊN CỨU VÀ LẬP THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH

3. Các hồ sơ thiết kế định hình sẽ do các cơ quan thiết kế của các Bộ, Tổng cục nghiên cứu, theo yêu cầu của ngành mình và theo kế hoạch chung dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

4. Khi lập thiết kế định hình phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quy phạm và các cấu kiện đình hình hiện hành, đồng thời phải căn cứ vào phương tiện thi công và nguyên vật liệu xây dựng ở trong nước có thể sản xuất hoặc cung cấp trong giai đoạn hiện tại.

5. Tính chất quy cách và nội dung cơ cấu của các bản thiết kế định hình cần có cơ sở, tính toán, được xác nhận bằng những số liệu thực tế, bằng sự phân tích và xác định chỉ tiêu chất lượng công trình bằng kinh nghiệm xây dựng và sử dụng các ngôi nhà xí nghiệp, công trình đã xây dựng trong nước cũng như ngoài nước.

6. Nội dung hồ sơ thiết kế định hình gồm có các phần:

a) Bản thuyết minh thiết kế trong đó cần nêu những vấn đề sau:

- Nội dung sử dụng của công trình hay ngôi nhà. Năng lực thiết kế. Giá trị kinh tế, kỹ thuật.

- Cơ cấu kỹ thuật: Kết cấu các bộ phận. Thiết kế bị kỹ thuật. Trang trí.

- Căn cứ thiết kế: Các tài liệu hay công trình tham khảo, các căn cứ khoa học, kinh nghiệm sử dụng…

b) Các tài liệu tính toán kỹ thuật.

c) Các bản vẽ mặt bằng, mặt trước, mặt sau, cắt ngang… và các bản vẽ chi tiết thi công, bản vẽ các cấu kiện lắp ghép.

Các bản vẽ phải đề tên và ghi số thứ tự.

d) Bản dự toán lấy theo đơn giá trong năm và bản tính toán số lượng vật liệu, thiết bị của công trình.

7. Các bản vẽ của thiết kế định hình phải làm theo những nguyên tắc sau đây:

a) Các bản vẽ phải in bằng ánh sáng, tỷ lệ các bản vẽ không quy định mà tùy tính chất từng loại.

b) Các bản vẽ không được có các đường nét, hình chiếu hoặc kích thước thừa.

Nét vẽ và số liệu ghi trong bản vẽ phải rành mạch.

c) Kích thước các bản vẽ gấp theo cỡ 21 x 31 cm.

8. Các hồ sơ thiết kế định hình của các Bộ, Tổng cục, đều phải đăng ký ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước mới được phép phổ biến áp dụng rộng rãi.

III. THỦ TỤC XÉT DUYỆT, ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH

9. Các thiết kế định ình có liên quan đến nhiều ngành sử dụng sẽ do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước xét duyệt và đăng ký.

Các thiết kế định hình dùng riêng cho một Bộ hoặc Tổng cục sẽ do Bộ hoặc Tổng cục đó xét duyệt, nhưng đều phải đăng ký ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

10. Bản thiết kế định hình nghiên cứu xong được đem trình bày trước Hội đồng kỹ thuật hoặc hội nghị kỹ thuật của cơ quan lập ra thiết kế đó, có đại diện các cơ quan sử dụng tham gia ý kiến.

11. Khi bản thiết kế đã được Hội đồng kỹ thuật hay hội nghị kỹ thuật thông qua thì thủ trưởng cơ quan thiết kế phải ký tên và gửi lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước xét duyệt, đăng ký (theo quy định của điều 9 nói trên).

12. Vụ có trách nhiệm thẩm tra thiết kế định hình của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, xem xét hồ sơ thiết kế trình duyệt, có quyền đòi hỏi cung cấp đầy đủ các tài liệu theo quy định.

13. Để thẩm tra thiết kế định hình. Vụ phụ trách có thể tổ chức trưng cầu thêm ý kiến của các ngành liên quan hay của nhân dân.

Sau khi thẩm tra thì Vụ phụ trách làm báo cáo thẩm tra thiết kế, nêu lên những điểm không đồng ý kiến với bản thiết kế trình lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước nghiên cứu báo cáo của Vụ phụ trách và sẽ quyết định cho phổ biến hoặc nếu cần thì kiếnn ghị với cơ quan thiết kế để sửa chữa lại thiết kế một lần nữa, rồi xét duyệt đăng ký và ra quyết nghị cho phổ biến áp dụng thiết kế đó.

IV. THỦ TỤC TRAO ĐỔI, SỬA CHỮA CÁC THIẾT KẾ, ĐỊNH HÌNH

14. Việc thay đổi, sửa chữa các thiết kế định hình hiện hành do các cơ quan đã lập ra bản thiết kế đó nghiên cứu và đề nghị, và do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quyết định.

15. Việc thông báo phổ biến thiết kế định hình đã được đăng ký do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đảm nhiệm.

Việc cung cấp các hồ sơ thiết kế định ình cho các ngành yêu cầu doc ác cơ quan đã lập ra thiết kế đó đảm nhiệm.

Ban hành kèm theo Thông tư số 2506-UB/CQL ngày 12-09-1961.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 2506-UB/CQL năm 1961 ban hành thể lệ về công tác nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm, và thiết kế định hình do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 2506-UB/CQL
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 12/09/1961
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
  • Người ký: Nguyễn Côn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 38
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản