- 1Thông tư 88-VP/TH năm 1958 hướng dẫn thi hành Nghị định 047-TTg ấn định mức lợi suất tiền gửi của tư nhân, tiền gửi tiết kiệm, lợi suất tính vào số dư tài khoản thanh toán, lợi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 2Nghị định 047-TTg năm 1959 về ấn định mức lợi suất tiền gửi của tư nhân, tiền gửi tiết kiệm, lợi suất tính vào số dư tài khoản thanh toán, lợi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Quốc gia do Thủ Tướng ban hành.
BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 25-TC/HCP | Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 1959 |
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC THANH TOÁN CÔNG PHIẾU KHÁNG CHIẾN NAM BỘ VÀ CÔNG THẢI NAM BỘ.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi: | - Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh |
Về việc thanh toán công phiếu kháng chiến Nam bộ và công thải Nam bộ, thông tư số 10-TC/HCP ngày 5-2-1959 của Bộ Tài chính đã quy định :
“Đối với những số tiền trên 1 triệu đồng (tiền cũ) có thể trả trước 1 triệu nhưng cần có kế hoạch giúp đỡ chi tiêu vào những việc có lợi ích thiết thực: số tiền còn lại sẽ xét trả dần tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh thực tế của mỗi chủ phiếu. Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành sẽ xét cụ thể kế hoạch chi tiêu và hoàn cảnh của chủ phiếu mà quyết định nếu thấy hợp lý”
Để việc trả tiền đạt được mục đích nói trên, đồng thời để việc thanh toán các công phiếu, công thải phát hành ở Nam bộ, về mặt tài chính có thể kết thúc đúng thời hạn vào ngày 30-6-1959, chúng tôi đã thỏa thuận với Ngân hàng Trung ương bổ sung thể thức thanh toán như sau:
Đối với những số tiền trên 1.000 đồng (tiền mới), sau khi các chủ phiếu được xét trả trước 1.000 đồng rồi, số tiền còn lại, cơ quan tài chính sẽ chuyển sang Chi nhánh Ngân hàng (nơi chủ phiếu cư trú) để gửi vào tiểu khoản “tiền gửi đặc biệt” về công phiếu kháng chiến và công thải Nam bộ.
“Tiền gửi đặc biệt” sẽ đứng tên chủ phiếu, được tính lãi và chịu sự quản lý theo thể lệ chung của Nhà nước.
Ngân hàng Trung ương sẽ có thông tư hướng dẫn các Chi hàng cách thức sử dụng tài khoản trên và sẽ sao gửi Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh.
Các địa phương có trường hợp nói trên sẽ căn cứ vào quy định của thông tư này và thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Trung ương mà giải quyết và giải thích cho các chủ phiếu.
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Thông tư 122-TC/HCP/P3 năm 1958 về việc trả tiền Công thải Nam Bộ và Công phiếu kháng chiến Nam bộ của bộ đội, cán bộ và đồng bào đã đem ra Bắc do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 227-TC/HCP/3 năm 1959 về việc trả công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia, công thải Nam bộ và bù thêm chênh lệch đổi tiền Đông dương miền Nam do Bộ Tài Chính ban hành.
- 3Sắc lệnh số 160/SL về việc cho phép phát hành công phiếu kháng chiến do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
- 1Thông tư 122-TC/HCP/P3 năm 1958 về việc trả tiền Công thải Nam Bộ và Công phiếu kháng chiến Nam bộ của bộ đội, cán bộ và đồng bào đã đem ra Bắc do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 88-VP/TH năm 1958 hướng dẫn thi hành Nghị định 047-TTg ấn định mức lợi suất tiền gửi của tư nhân, tiền gửi tiết kiệm, lợi suất tính vào số dư tài khoản thanh toán, lợi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 3Thông tư 227-TC/HCP/3 năm 1959 về việc trả công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia, công thải Nam bộ và bù thêm chênh lệch đổi tiền Đông dương miền Nam do Bộ Tài Chính ban hành.
- 4Nghị định 047-TTg năm 1959 về ấn định mức lợi suất tiền gửi của tư nhân, tiền gửi tiết kiệm, lợi suất tính vào số dư tài khoản thanh toán, lợi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Quốc gia do Thủ Tướng ban hành.
- 5Sắc lệnh số 160/SL về việc cho phép phát hành công phiếu kháng chiến do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
Thông tư 25-TC/HCP năm 1959 về việc thanh toán công phiếu kháng chiến Nam bộ và công thải Nam bộ do Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 25-TC/HCP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/06/1959
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 17/06/1959
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định