Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2016/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2016 |
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Thông tư này quy định chi tiết Điểm d Khoản 2 Điều 43 Luật Đa dạng sinh học; Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8 tháng 11 năm 2016.
2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
(Địa danh), ngày.... tháng... năm....
ĐƠN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP, CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Kính gửi: (1)
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập, chứng nhận:
Tên người đại diện của tổ chức đăng ký thành lập, chứng nhận:
Chức vụ:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại: Fax:
E-mail:
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ....... xem xét, cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với các nội dung chính sau đây:
1. Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đề nghị cấp giấy chứng nhận:
Tên cơ sở bằng tiếng Việt:
Tên cơ sở bằng tiếng Anh:
Tên viết tắt:
2. Địa điểm và quy mô của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Mô tả vị trí địa lý và quy mô của cơ sở kèm theo bản đồ mô tả chi tiết vị trí địa lý và quy mô của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (xây dựng bản đồ sử dụng hệ tọa độ VN 2000).
- Địa điểm của cơ sở bảo tồn: phường (xã), huyện (thành phố), tỉnh (thành phố).
- Diện tích của cơ sở bảo tồn (m2).
3. Loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Đánh dấu (X) vào ô vuông để lựa chọn loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đăng ký thành lập. Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký một hoặc nhiều loại hình tùy thuộc vào điều kiện đáp ứng các tiêu chí thành lập.
□ Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
□ Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
□ Cơ sở lưu giữ giống cây trồng;
□ Cơ sở lưu giữ giống vật nuôi;
□ Cơ sở lưu giữ vi sinh vật và nấm;
□ Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
4. Đối tượng được bảo tồn tại cơ sở:
□ Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
□ Loài không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
5. Các tài liệu kèm theo
1) Dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
2) Các giấy tờ chứng minh cơ sở đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học năm 20081.
Chúng tôi xin bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin, số liệu được cung cấp trong hồ sơ kèm theo.
Đề nghị Ủy ban nhân dân ………………….. xem xét, tiến hành các thủ tục cần thiết để thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học./.
Nơi nhận: | (2) |
Ghi chú:
(1) Tên của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
(2) Lãnh đạo của tổ chức đăng ký hoặc cá nhân đăng ký;
(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.
__________________
1 Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học năm 2008 được thể hiện tại điểm 2.6 và 2.7 Mục II của Dự án thành lập Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
MẪU DỰ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
DỰ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
DỰ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
I. Thông tin chung
1.1. Thông tin về tổ chức, cá nhân chủ dự án
- Tên tổ chức, cá nhân chủ dự án:
- Người đại diện của tổ chức:
- Chức vụ:
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại: Fax:
- E-mail:
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân:
+ Cá nhân: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (gồm: số, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan cấp)
+ Tổ chức: bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (gồm: số, ngày cấp, nơi cấp) hoặc Giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu doanh nghiệp.
1.2. Thông tin chung về cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
- Loại hình cơ sở bảo tồn:
□ Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
□ Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
□ Cơ sở lưu giữ giống cây trồng;
□ Cơ sở lưu giữ giống vật nuôi;
□ Cơ sở lưu giữ vi sinh vật và nấm;
□ Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
- Địa chỉ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
- Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
+ Cấp lần đầu: □
+ Cấp bổ sung: □
II. Nội dung dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
2.1. Sự cần thiết và mục đích thành lập
- Sự cần thiết thành lập.
- Mục đích thành lập.
2.2. Địa điểm, quy mô, phạm vi của dự án thành lập
- Mô tả địa điểm, vị trí địa lý, phạm vi của dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học kèm theo bản đồ chi tiết các thông tin này (Bản đồ sử dụng hệ tọa độ VN 2000).
- Mô tả khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thành lập dự án.
- Tổng diện tích, quy mô cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (dự kiến các phân khu thành phần như hành chính dịch vụ, chuồng nuôi, vườn ươm, khu nuôi bán hoang dã (nếu có), phòng thú y, khu cách ly, xử lý nước/chất thải...) kèm theo sơ đồ mô tả chi tiết về cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
- 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất nơi xây dựng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Bản sao không cần chứng thực).
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các giấy tờ tương đương (Bản sao không cần chứng thực).
2.3. Đối tượng nuôi, trồng, cứu hộ, lưu giữ nguồn gen và mẫu vật di truyền tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
a) Thông tin về loài/chủng/giống/mẫu vật dự kiến nuôi, trồng, lưu giữ: tổng số loài, tên loài (tên thông thường, tên khoa học) và số lượng cá thể/mẫu vật của mỗi loài theo bảng dưới đây.
TT | Tên loài/chủng/giống | Số lượng dự kiến (số lượng cá thể, mẫu vật, chủng) | Ghi chú | ||
Tên Việt Nam | Tên địa phương (nếu có) | Tên khoa học | |||
A | Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ | ||||
I | Động vật | ||||
1 | |||||
... | |||||
II | Thực vật (bao gồm nấm lớn) | ||||
1 | |||||
... | |||||
III | Vi sinh vật và vi nấm | ||||
1 | |||||
... | |||||
IV | Nguồn gen của loài/ Mẫu vật di truyền | ||||
1 | |||||
... | |||||
B | Loài không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ | ||||
I | Động vật | ||||
1 | |||||
... | |||||
II | Thực vật (bao gồm nấm lớn) | ||||
1 | |||||
... | |||||
III | Vi sinh vật và vi nấm | ||||
1 | |||||
... | |||||
IV | Nguồn gen của loài /Mẫu vật di truyền | ||||
1 | |||||
... |
b) Thông tin về các loài đang được nuôi, trồng, lưu giữ đối với các cơ sở đang hoạt động được thống kê như sau:
- Đối với các loài động vật
TT | Mã hồ sơ cá thể | Tên loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ | Hiện trạng các cá thể được nuôi, trồng, cứu hộ, lưu giữ tại cơ sở | Nguồn gốc (từ tự nhiên, gây nuôi, cứu hộ, tặng cho, thuê hoặc nhập khẩu) | Tổng số cá thể hiện có | Ghi chú | |||||
Tên Việt Nam | Tên khoa học | Cá thể đực | Cá thể cái | Cá thể non | Cá thể già | Cá thể trưởng thành | |||||
I | Họ Chồn dơi | .... |
| ||||||||
1 | |||||||||||
... | |||||||||||
II | Họ Cu li | .... |
| ||||||||
1 | |||||||||||
... | |||||||||||
III | Họ.... | .... |
| ||||||||
1 | |||||||||||
... |
- Đối với các loài thực vật
TT | Tên loài | Nguồn gốc (khai thác từ tự nhiên, nhân nuôi, tặng cho, hoặc nhập khẩu) | Tổng số lượng cá thể/mẫu vật hiện có | Ghi chú | ||
Tên Việt Nam | Tên địa phương | Tên khoa học | ||||
1 | ||||||
2 |
- Đối với giống cây trồng, giống vật nuôi
TT | Tên loài | Nguồn gốc (khai thác từ hộ gia đình/cá nhân, nhân nuôi, tặng cho, hoặc nhập khẩu) | Tổng số lượng cá thể/mẫu vật hiện có | Ghi chú | ||
Tên Việt Nam | Tên địa phương | Tên khoa học | ||||
1 | ||||||
2 |
- Đối với nguồn gen, mẫu vật di truyền
TT | Tên loài | Hình thức lưu giữ, bảo quản cá thể/mẫu vật tại cơ sở | Nguồn gốc (từ tự nhiên, nhân nuôi, cứu hộ, tặng cho, thuê hoặc nhập khẩu) | Tổng số lượng cá thể/mẫu vật di truyền đang lưu giữ | Ghi chú | ||||||
Tên Việt Nam | Tên địa phương (nếu có) | Tên khoa học | Cá thể sống /chết | Bộ phận cơ thể | Sản phẩm /dẫn xuất | Trứng /Ấu trùng | Khác | ||||
1 | |||||||||||
2 |
2.4. Điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng
2.4.1. Đối với cơ sở nuôi, trồng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
a) Đối với loại hình cơ sở nuôi, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
Mô tả về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng và thuyết minh khả năng bảo đảm thực hiện thành công việc nuôi dưỡng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Tổng diện tích của cơ sở.
- Diện tích chuồng nuôi.
- Diện tích khu nuôi kiểm dịch, cách ly; tổng số chuồng nuôi kiểm dịch, cách ly (Phụ thuộc vào loài nuôi và diện tích đăng ký thành lập).
- Tổng số chuồng nuôi (Phụ thuộc vào loài nuôi và diện tích đăng ký thành lập).
- Thiết kế chuồng trại, khu bảo quản, lưu giữ.
- Diện tích khu bảo quản, lưu giữ, trưng bày mẫu vật (nếu có).
- Khu điều trị thú y, tiêu hủy động vật chết (nếu có).
- Trang thiết bị:
+ Trang thiết bị phục vụ chăm sóc động vật (Chuồng di động, lồng cũi phù hợp với từng loài, thiết bị gây mê (dụng cụ hoặc súng gây mê), ôtô bán tải, thiết bị hỗ trợ khác)
+ Thuốc thú y lưu giữ (Tùy thuộc vào từng đối tượng, số lượng loài nuôi nhốt để lưu giữ chủng loại thuốc, số lượng thuốc thú y)
+ Danh mục trang thiết bị chăm sóc, theo dõi động vật;
+ Thiết bị kỹ thuật cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền (nếu có);
+ Trang thiết bị tiêu hủy, xử lý động vật chết (nếu có);
- Nguồn cung cấp thức ăn.
- Hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.
- Hệ thống giao thông nội bộ.
- Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở (trích dẫn từ hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Phương án xử lý đối với các thế hệ được sinh sản trong quá trình gây nuôi.
- Biện pháp đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học, an toàn vật nuôi và người chăm sóc, tham quan...
- Biện pháp giám sát, quản lý rủi ro và phòng chống dịch bệnh.
b) Đối với loại hình cơ sở trồng, cấy, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
Mô tả về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng và thuyết minh khả năng bảo đảm thực hiện thành công việc trồng, cấy, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Tổng diện tích của cơ sở.
- Diện tích vườn trồng; Diện tích vườn ươm.
- Phòng lưu trữ, bảo quản.
- Tổng số loài, giống thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Thiết kế khu ươm giống, nhân trồng....
- Hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.
- Hệ thống giao thông nội bộ.
- Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở (trích dẫn từ hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Biện pháp đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học.
- Biện pháp giám sát và quản lý rủi ro.
2.4.2. Đối với loại hình cơ sở cứu hộ loài hoang dã
Mô tả về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng và thuyết minh khả năng bảo đảm thực hiện thành công việc cứu hộ loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Tổng diện tích cơ sở cứu hộ.
- Diện tích khu nuôi, nhốt cứu hộ.
- Diện tích khu nuôi kiểm dịch, cách ly; Tổng số chuồng nuôi kiểm dịch, cách ly (Phụ thuộc vào loài nuôi và diện tích đăng ký thành lập).
- Diện tích khu bán hoang dã (nếu có).
- Diện tích khu bảo quản, lưu giữ, trưng bày mẫu vật (nếu có).
- Diện tích khu điều trị thú y, xử lý động vật chết (nếu có).
- Số chuồng nuôi (Phụ thuộc vào loài nuôi và diện tích đăng ký thành lập).
- Thiết kế chuồng trại/khu bảo quản, lưu giữ.
- Danh mục loài và số lượng cá thể loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có thể tiếp nhận, cứu hộ (Phụ thuộc vào khả năng cứu hộ và diện tích khu nuôi, chuồng nuôi có thể tiếp nhận).
- Số loài và số lượng cá thể của loài nguy cấp, quý, hiếm được tái thả lại môi trường tự nhiên.
- Trang thiết bị kỹ thuật cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền:
+ Trang thiết bị phục vụ cứu hộ (Chuồng di động, lồng cũi phù hợp với từng loài, thiết bị gây mê (dụng cụ hoặc súng gây mê), ôtô bản tải, thiết bị hỗ trợ khác);
+ Trang thiết bị phục vụ lưu giữ, bảo quản nguồn gen, mẫu vật di truyền (kho/tủ đông lạnh...);
+ Thuốc thú y lưu giữ (Tùy thuộc vào từng đối tượng, số lượng loài nuôi nhốt để lưu giữ chủng loại thuốc, cơ số thuốc thú y);
+ Trang thiết bị tiêu hủy, xử lý động vật chết (nếu có);
+ Danh mục trang thiết bị chăm sóc, theo dõi động vật,...
- Nguồn cung cấp thức ăn.
- Hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.
- Hệ thống giao thông nội bộ.
- Phương án xử lý đối với các thể hệ được sinh sản trong quá trình cứu hộ.
- Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở (trích dẫn từ hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Biện pháp đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học, an toàn vật nuôi và người chăm sóc, tham quan...
- Biện pháp giám sát và quản lý rủi ro.
2.4.3. Đối với loại hình cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền
Mô tả về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng và thuyết minh khả năng bảo đảm thực hiện thành công việc trồng, cấy, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
- Diện tích của cơ sở lưu giữ bảo tồn nguồn gen.
- Diện tích và thiết kế khu lưu giữ, bảo quản.
- Diện tích khu nghiên cứu phân tích.
- Tổng số các loài, giống, chủng được lưu giữ, bảo tồn nguồn gen.
- Danh mục và số lượng loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã, chủng vi sinh vật, nấm, giống cây trồng và giống vật nuôi được lưu giữ.
- Nguồn gen thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm, giống cây trồng và giống vật nuôi được bảo tồn (mẫu giống, chủng đang lưu giữ, bảo quản).
- Mẫu vật/tiêu bản thực vật hoang dã, động vật hoang dã, vi sinh vật, nấm, giống cây trồng và giống vật nuôi được lưu giữ, bảo tồn.
- Ngân hàng gen hạt (Lưu ý: thiết bị cần có như kho lạnh trung hạn, ngắn hạn, dài hạn; trang thiết bị làm khô; phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng hạt giống lưu giữ; khu nhân mới hạt giống phục vụ lưu giữ; máy phát điện).
- Ngân hàng gen đồng ruộng (Lưu ý: đồng ruộng đạt tiêu chuẩn; nhà kính; nhà lưới/khu chuồng trại: số lượng và diện tích chuồng trại).
- Ngân hàng gen invitro (trong ống nghiệm) (Lưu ý: thiết bị cần thiết gồm phòng vô trùng; trang thiết bị tách triết; bảo quản (tủ lạnh sâu)).
- Hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.
- Hệ thống giao thông nội bộ.
- Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở (trích dẫn từ hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Biện pháp đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học.
- Biện pháp giám sát và quản lý rủi ro.
2.5. Nguồn nhân lực
- Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
- Số lượng cán bộ quản lý, điều hành, cán bộ kỹ thuật.
- Danh sách cán bộ quản lý, kỹ thuật có chuyên môn phù hợp (sinh học, thú y, chăn nuôi, công nhân chăm sóc) thuộc diện có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động.
2.6. Năng lực tài chính
Chứng minh năng lực tài chính để vận hành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
- Chi phí cho hoạt động của cơ sở bảo tồn gồm: chi lao động, nhân công; chi phí chăm sóc động vật, thực vật; chi phí bảo quản, lưu giữ; chi phí hoạt động chung của cơ sở (điện, nước...).
- Nguồn tài chính: từ ngân sách nhà nước; tư nhân; hợp tác quốc tế; kinh doanh dịch vụ...
- Phương án duy trì và phát triển nguồn tài chính cho hoạt động của cơ sở bảo tồn.
2.7. Tổ chức quản lý và quy trình kỹ thuật
2.7.1. Tổ chức quản lý tại cơ sở
2.7.2. Mô tả các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại cơ sở
a) Đối với cơ sở nuôi, trồng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
Nêu cụ thể các hoạt động cơ sở sẽ thực hiện nhằm đóng góp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:
- Nuôi, trồng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật phục vụ mục tiêu bảo tồn số lượng cá thể, quần thể và nguồn gen thuần chủng của các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Hỗ trợ, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường.
- Gây nuôi, cung cấp con giống đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn gen phục vụ tái thả lại môi trường tự nhiên.
- Hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Các hoạt động khác nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
b) Đối với loại hình cơ sở cứu hộ loài hoang dã:
Nêu cụ thể các hoạt động cơ sở sẽ thực hiện nhằm đóng góp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:
- Tiếp nhận các hoang dã thu giữ từ các vụ săn bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép, nuôi phục hồi sức khoẻ, thả lại môi trường tự nhiên.
- Bảo tồn nguồn gen các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học (như tập tính, sinh lý, sinh sản trong nuôi nhốt các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm) phục vụ công tác bảo tồn và phát triển.
- Đánh giá, xác định giá trị nguồn gen, sưu tập, gây nuôi bảo tồn nguồn gen, phát triển số lượng cá thể, quần thể.
- Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở nuôi, trồng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác bảo tồn.
- Các hoạt động khác nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
c) Đối với loại hình cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền:
Nêu cụ thể các hoạt động cơ sở sẽ thực hiện nhằm đóng góp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:
- Thu thập, lưu giữ, bảo quản nguồn gen giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm với mục đích bảo tồn tài nguyên di truyền.
- Phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn giống, khôi phục quần thể loài và nghiên cứu lai tạo hỗ trợ phát triển quần thể.
- Hỗ trợ, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường.
- Chuyển giao kỹ thuật lưu giữ, bảo quản, khai thác và phát triển nguồn gen phục vụ công tác bảo tồn và phát triển kinh tế.
- Các hoạt động khác nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
2.7.3. Quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo quản, lưu giữ,... (mô tả cụ thể đối với những loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở)
2.7.4. Quy trình an toàn lao động, quy trình phòng cháy, chữa cháy..., quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp (các giải pháp ứng phó rủi ro, sự cố như: động vật xổng chuồng, thực vật bị phát tán ra ngoài, cháy, nổ, dịch, bệnh, xâm hại đối với con người...)
2.7.5. Kiểm tra, kiểm kê, giám sát hoạt động
III. Cam kết
Chúng tôi xin bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin, số liệu được cung cấp trong dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hàng năm báo cáo đúng thời hạn về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở theo quy định của pháp luật.
(1) |
Ghi chú:
(1) Lãnh đạo của tổ chức đăng ký hoặc cá nhân lập dự án;
(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ………………………
CHỨNG NHẬN:……………………………… (1) ………………………………………………
Địa điểm: ………………………………………………………………………………………….
Là Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thuộc loại hình:…………….……… (2) …………..
Tổng diện tích Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là: ………………..………… (Đơn vị tính: mét vuông (m)2)
Đối tượng được bảo tồn tại Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: (Danh sách loài kèm theo Giấy chứng nhận này).
Số: ...(3) /QĐ-UBND-GCN | Địa danh, ngày…….tháng…….năm….... |
Ghi chú:
(1) Tên cơ sở đề nghị đăng ký chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
(2) Loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học sau khi thẩm định dự án thành lập;
(3) Theo số Quyết định chứng nhận của UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO TỒN TẠI CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
(kèm theo Giấy chứng nhận số …………/QĐ-UBND-GCN ngày….. tháng..... năm…....)
TT | Tên loài/chủng/giống | Số lượng cá thể/mẫu vật/chủng được phép bảo tồn tại cơ sở | Ghi chú | ||
Tên Việt Nam | Tên địa phương | Tên khoa học | |||
A | Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ | ||||
I | Động vật | ||||
1 | |||||
... | |||||
II | Thực vật (bao gồm nấm lớn) | ||||
1 | |||||
... | |||||
III | Vi sinh vật và vi nấm | ||||
1 | |||||
... | |||||
IV | Nguồn gen của loài/Mẫu vật di truyền | ||||
1 | |||||
... | |||||
B | Loài không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ | ||||
I | Động vật | ||||
1 | |||||
... | |||||
II | Thực vật (bao gồm nấm lớn) | ||||
1 | |||||
... | |||||
... | |||||
III | Vi sinh vật và vi nấm | ||||
1 | |||||
... | |||||
IV | Nguồn gen của loài, Mẫu vật di truyền | ||||
1 | |||||
... |
MẪU BÁO CÁO TÌNH TRẠNG BẢO TỒN LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ CỦA CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TÊN CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP HÀNG NĂM
VỀ TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC
ƯU TIÊN BẢO VỆ TẠI CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...
1. Thông tin chung về cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
- Tên người đại diện, chức vụ (đối với tổ chức):
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Tình hình quản lý, vận hành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
2.1. Tổng quan chung về công tác quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
2.2. Tình hình hoạt động cụ thể của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
(Lưu ý nêu đầy đủ nội dung hoạt động của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như tiếp nhận, cách ly, gây nuôi, tái thả, lưu giữ, bảo quản mẫu vật, nguồn gen, trao đổi, xử lý cá thể chết, công tác giám sát, phối hợp với các cơ quan....cung cấp các thông tin giải trình về những thay đổi tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh so với kỳ báo cáo hoạt động ban đầu hoặc kỳ báo cáo trước đây).
3. Tình hình tài chính của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
3.1. Tổng kinh phí chi cho các hoạt động của cơ sở (quản lý, nhân sự, kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng, mua sắm trang thiết bị, điều trị thú y, bảo quản, lưu giữ, xử lý động vật chết...; và chi phí hoạt động chung của cơ sở (điện, nước...)
3.2. Tổng nguồn tài chính của cơ sở (từ ngân sách nhà nước, tư nhân, huy động tài trợ, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở (nếu có)...)
4. Tình trạng các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở
4.1. Đối với động vật
TT | Tên loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ | Số lượng loài, cá thể được nuôi, trồng, cứu hộ, lưu giữ tại cơ sở | Số lượng cá thể được sinh sản tại cơ sở | Số lượng loài, cá thể mới được tiếp nhận tại cơ sở | Số lượng loài, cá thể được chuyển đi khỏi cơ sở | Số lượng loài và cá thể được cứu hộ | Số cá thể được tái thả lại tự nhiên (đối với cơ sở cứu hộ) | Số lượng loài, cá thể bị chết tại cơ sở | Phương án xử lý các loài và cá thể bị chết tại cơ sở | Tổng số cá thể hiện có | Ghi chú | |||||
Tên Việt Nam | Tên khoa học | Cá thể đực | Cá thể cái | Cá thể non | Cá thể già | Cá thể trưởng thành | ||||||||||
1 | ||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||
3 | ||||||||||||||||
4 | ||||||||||||||||
... |
4.2. Đối với thực vật, giống, nguồn gen và mẫu vật di truyền
TT | Tên loài | Số lượng đề nghị nuôi trồng, lưu giữ nguồn gen, mẫu vật di truyền tại cơ sở | Tổng số lượng | Số lượng cá thể/mẫu vật được nuôi trồng, nhân giống tại cơ sở | Số lượng loài, cá thể/mẫu vật mới được tiếp nhận tại cơ sở | Số lượng cá thể được trồng lại tự nhiên/trao đổi | Số lượng cá thể/mẫu vật bị chết/hỏng khi nuôi trồng, lưu giữ | Phương án xử lý cá thể/mẫu vật bị chết/hỏng tại cơ sở | Ghi chú | ||||
Tên Việt Nam | Tên địa phương (nếu có) | Tên khoa học | Nuôi trồng | Nguồn gen | Mẫu vật | ||||||||
I | Thực vật (bao gồm nấm lớn) |
| |||||||||||
1 | |||||||||||||
... | |||||||||||||
II | Vi sinh vật và vi nấm |
| |||||||||||
1 | |||||||||||||
... | |||||||||||||
III | Nguồn gen của loài/Mẫu vật di truyền |
| |||||||||||
1 | |||||||||||||
... |
5. Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị
5.1. Khó khăn, vướng mắc.
5.2. Đề xuất và kiến nghị.
Nơi nhận: | ……., ngày…….tháng…….năm….... |
Ghi chú:
(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.
- 1Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- 2Nghị định 119/2016/NĐ-CP về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu
- 3Thông tư 17/2016/TT-BKHCN quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Công văn 2149/TCMT-BTĐDSH năm 2016 hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học và xây dựng Báo cáo đa dạng sinh học do Tổng cục Môi trường ban hành
- 5Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030
- 6Công văn 89/BTNMT-TCMT năm 2016 hướng dẫn lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Công văn 683/BTNMT-TCMT năm 2018 về đẩy mạnh thực thi pháp luật và tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Quyết định 1176/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 536/VPCP-QHQT năm 2020 Hội nghị về thúc đẩy hành động hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn liên biên giới giữa Việt Nam và Lào tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 174/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 3Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 4Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 5Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- 6Nghị định 119/2016/NĐ-CP về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu
- 7Thông tư 17/2016/TT-BKHCN quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Công văn 2149/TCMT-BTĐDSH năm 2016 hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học và xây dựng Báo cáo đa dạng sinh học do Tổng cục Môi trường ban hành
- 9Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030
- 10Công văn 89/BTNMT-TCMT năm 2016 hướng dẫn lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Công văn 683/BTNMT-TCMT năm 2018 về đẩy mạnh thực thi pháp luật và tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Quyết định 1176/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Công văn 536/VPCP-QHQT năm 2020 Hội nghị về thúc đẩy hành động hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn liên biên giới giữa Việt Nam và Lào tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 174/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 25/2016/TT-BTNMT hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 25/2016/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/09/2016
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Võ Tuấn Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1131 đến số 1132
- Ngày hiệu lực: 08/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra