Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2005/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày26 tháng 09 năm 2005 |
Thi hành Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 04/2004/TT- BLĐTBXH ngày 10/3/2004 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
1. Điểm 1 Mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động) gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, đào tạo, y tế;
d) Các tổ chức xã hội nghề nghiệp;
đ) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
e) Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao (kể cả các cơ sở thành lập
theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), bao gồm:
- Các cơ sở thể thao được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao;
- Các trường, trung tâm, cơ sở về giáo dục, đào tạo, dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo và pháp luật lao động;
- Các bệnh viện, viện có giường bệnh, trung tâm y tế, trạm y tế, trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trung tâm y tế dự phòng, trại điều trị và các cơ sở y tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các cơ sở văn hoá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam;
h) Văn phòng điều hành của các bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;
i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
k) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã."
2. Điểm 1 và điểm 2 Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Người sử dụng lao động được tuyển người lao động nước ngoài theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, cụ thể:
a) Người sử dụng lao động nói tại tiết a điểm 1 Mục I của Thông tư này được tuyển lao động nước ngoài theo quy định như sau:
- Số lao động nước ngoài được tuyển tính theo công thức: LNN = LDN x 0,03
Trong đó:
+ LNNlà số lao động nước ngoài mà doanh nghiệp được tuyển theo quy định, bao gồm những người nước ngoài được người sử dụng lao động tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động và những người nước ngoài do phía nước ngoài cử vào Việt Nam để làm việc tại doanh nghiệp. Kết quả LNN ít nhất là 01 người.
Những người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo Luật Doanh nghiệp), những người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp để thực hiện các loại hợp đồng (trừ hợp đồng lao động) theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung thì không tính trong số lao động nước ngoài nêu trên của doanh nghiệp.
+ LDNlà số lao động hiện có của doanh nghiệp (cả lao động Việt Nam và lao động nước ngoài) tại thời điểm tuyển dụng lao động nước ngoài bao gồm: số lao động hiện đang làm việc tại doanh nghiệp; số lao động của doanh nghiệp được cử đi làm việc hoặc đào tạo ở nước ngoài; số lao động đang nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp); số lao động đang được doanh nghiệp đào tạo; số lao động đang nghỉ việc do tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp kết quả LNNlà số thập phân thì được làm tròn lên số trên liền kề.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có số lao động tại thời điểm tuyển lao động nước ngoài là 76 người thì số lao động nước ngoài được tuyển theo quy định là:
LNN= 76 x 0,03 = 2,28
Như vậy số lao động nước ngoài doanh nghiệp A được tuyển theo quy định là 03 người.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có số lao động tại thời điểm tuyển lao động nước ngoài là 1767 người thì số lao động nước ngoài được tuyển theo quy định là:
LNN= 1767 x 0,03 = 53,01
Như vậy số lao động nước ngoài doanh nghiệp B được tuyển là 54 người.
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù sử dụng ít lao động hoặc ở giai đoạn đầu mới đầu tư, sản xuất chưa ổn định mà có nhu cầu tuyển lao động nước ngoài vào vị trí công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được vượt quá tỷ lệ 3% thì trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét, chấp thuận bằng văn bản trên cơ sở yêu cầu thực tế của từng doanh nghiệp. Văn bản đề nghị tuyển thêm lao động nước ngoài của người sử dụng lao động theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp người sử dụng lao động đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có quyết định phê duyệt dự án hoặc cấp giấy phép hoạt động trong đó có quy định số lượng người lao động nước ngoài được sử dụng thì không phải xin chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với các doanh nghiệp đã tuyển lao động nước ngoài trước ngày Nghị định số 105/2003/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì người sử dụng lao động được tiếp tục sử dụng số lao động nước ngoài đã tuyển cho đến hết thời hạn hợp đồng lao động đã giao kết hoặc thời hạn trong giấy phép lao động đã được cấp. Trường hợp hết thời hạn sử dụng số lao động đã tuyển nêu trên mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động nước ngoài vượt quá tỷ lệ theo quy định thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
b) Người sử dụng lao động theo quy định tại tiết b, c, d, đ, e, g, h, i, k điểm 1 Mục I của Thông tư này, trước khi tuyển lao động nước ngoài phải gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính văn bản đề nghị tuyển dụng lao động nước ngoài theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này và sau khi có văn bản chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mới được tuyển dụng lao động nước ngoài.
2. Người nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:
a) Người nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao bao gồm: kỹ sư; người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên là người có văn bằng chứng nhận tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người tuyển dụng;
b) Người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận bằng văn bản;
c) Người nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được là người đã có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm về công việc đó, có khả năng đảm nhiệm công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài."
3. Điểm 5 Mục III được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5. Đối với các đối tượng không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung thì người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo danh sách trích ngang về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng (trừ hợp đồng lao động) giữa doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở nước ngoài thì người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động, nhưng phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 4 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung và doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam thực hiện việc báo cáo theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi kèm theo các giấy tờ của người nước ngoài theo quy định tại tiết b, c, d, đ khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung".
4. Bổ sung thêm tiết d điểm 2 Mục IV như sau:
"d) Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động, các giấy tờ xin cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho người sử dụng lao động. Trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời."
5. Mẫu số 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Cụm từ “Tổng giám đốc, Giám đốc” ở dòng thứ 2 từ dưới lên thành cụm từ “Người sử dụng lao động”.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 34/2008/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 02/2010/TT-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 04/2004/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 105/2003/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 34/2008/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 02/2010/TT-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Nghị định 93/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 4Nghị định 105/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Thông tư 24/2005/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 04/2004/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 105/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 24/2005/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/09/2005
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 7 đến số 8
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra