Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22-LN

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 1963

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC LÂM SẢN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

Kề từ khi thi hành thông tư liên Bộ Nông Lâm – Laođộng– Nội thương số 06-TT-LB ngày 12-12-1959, những tổ chức nhân lực miền xuôi lên các tỉnh miền núi tự khai thác lâm sản đã đóng góp nhiều trong việc khai thác và cung cấp lâm sản. Nhưng bên cạnh tác dụng tốt ấy, cũng có một số trường hợp vi phạm luật lệ hoặc khó giải quyết vì một sốỦy ban hành chính các cấp, nhất là cấp xã và một số cơ quan chuyên trách chưa quán triệt các thể lệ, thủ tục đã quy định.

Do đấy, Tổng cục Lâm nghiệp thấy cần phải tóm tắt một số quy định cần thiết liên quan để phát huy ảnh hưởng tốt của việc tự tổ chức khai thác lâm sản này.

1. Ngành Lâm nghiệp chỉ công nhận những đơn từ xin phép tự khai thác của cơ quan Nhà nước (đơn vị bộ đội, công trường, nông trường, xí nghiệp, công ty, v.v…) hoặc của các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp và hợp tác xã mua bán khi nhu cầu thuộc về những lâm sản đó đã được ghi trong chỉ tiêu phân phối cho địa phương hay ngành và đã được Nhà nước duyệt. Đối với cá nhân hoặc tổ chức tư nhân tự tập hợp hoặc tập đoàn, ngành Lâm nghiệp không giải quyết việc tự khai thác cho bất cứ nhu cầu nào, trừ trường hợp duy nhất là cho phép chặt hạ một số nứa và phù liệu đủ vận chuyển thuỷ trong khi di chuyển nhà cửa xuất phát từ những nơi không thể thuê mượn thuyền, đò vận tải. Tất nhiên chỉ được chặt hạ nứa và phù liệu sau khi chính quyền địa phương cho phép di chuyển nhà cửa.

2. Các cơ quan, hợp tác xã thuộc tỉnh có rừng khai thác, nhưng ở khu vực xa rừng, muốn xin phép tự khai thác lâm sản, phải trình bày với Ty Lâm nghiệp nhu cầu đã đượcỦy ban Kế hoạch tỉnh phân phối. Số lượng này nằm trong chỉ tiêu của Nhà nước (hiện nay có Ủyban Kế hoạch Nhà nước) phân phối chung cho tỉnh. Ty Lâm nghiệp căn cứ vào sự duyệt y cua Ủy ban Kế hoạch tỉnh mà quy định cho phép khai thác và thực hiện chức năng quản lý rừng của mình (hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc sự thực hiện các quy chế kỹ thuật…) đồng thời báo cáo về Tổng cục Lâm nghiệp biết theo dõi việc phân phối lâm sản. Số lượng tự khai thác không vượt quá 10% chi tiêu sản lượng khai thác của từng mặt hàng. Ty Lâm nghiệp gặp khó khăn không giải quyết nổi thì Ủy ban hành chính tỉnh quyết định và báo cáo về Phủ Thủ tướng và Tổng cục Lâm nghiệp để có kế hoạch cho đi khai thác tại những tỉnh có nhiều rừng.

3. Các cơ quan, hợp tác xã ở những tỉnh không có rừng, hoặc có rừng khai thác nhưng không đủ tự cung, muốn xin phép tự khai thác lâm sản cũng phải có chứng thực của Ủy ban Kế hoạch tỉnh mình công nhận nhu cầu nằm trong chỉ tiêu đã được Nhà nước phân phối rồi đến liên hệ trực tiếp với Ty Lâm nghiệp tỉnh giao dịch (không qua Tổng cục Lâm nghiệp như trước nữa) Ty Lâm nghiệp căn cứ vào sự duyệt y của Ủy ban Kế hoạch tỉnh xin khai thác mà quy định việc cho phép và thực hiện chức năng của mình đồng thời báo cáo về Tổng cục Lâm nghiệp. Khi Ty gặp khó khăn, Ủy ban hành chính tỉnh quyết định và báo cáo về Phủ Thủ tướng và Tổng cục Lâm nghiệp. Số lượng tự khai thác không vượt quá 10% chỉ tiêu sản lượng khai thác của từng mặt hàng.

4. Muốn xin khai thác lâm sản cho nhu cầu vượt chỉ tiêu đã được Nhà nước duyệt hoặc cho nhu cầu đột xuất, cơ quan hợp tác xã xin khai thác phải có dự trù đột xuất và được Phủ Thủ tướng, hoặc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước duyệt ghi rõ thuộc kế hoạch nào để Ty Lâm nghiệp khỏi lúng túng, về vốn đầu tư, về quản lý phân phối. Ty Lâm nghiệp căn cứ vào sự duyệt y này mà giải quyết đồng thời báo cáo về Tổng cục Lâm nghiệp không cần phải có giới thiệu của Tổng cục Lâm nghiệp như trước.

5. Mọi quy định khác như vấn đề lương thực, quản lý nhân lực… đều thi hành như cũ theo tinh thần các văn bản đã ban hành. Chế độ “gia dụng lâm sản” của nhân dân ở khu vực liên rừng khai thác lâm sản sử dụng riêng hay dùng xây dựng các công trình công ích đã quy định ở Thông tư 11-TT-NL ngày 11-10-1958 của Bộ Nông lâm.

6. Các vấn đề đột xuất như khai thác vì bão lũ, vì nứa khuy… hay phân phối ngoài kế hoạch các lâm sản vùng khai hoang, vùng nứa khuy… chỉ có tính chất nhất thời nhằm khuyến khích một số mặt công việc. Vì vậy, sau thời kỳ nào đó (thường là một quý, dài nhất là một năm) thì hiệu lực vấn đề đột xuất ấy không còn nữa.

Tóm lại, để phát huy tác dụng tốt các tổ chức tự khai thác lâm sản, đồng thời ngăn ngừa việc vi phạm luật lệ, lợi dụng buôn bán, việc xin phép tự khai thác cần được khuyến khích, nhưng phải đảm bảo là tổ chức có lãnh đạo chặt chẽ và nhu cầu lâm sản thuộc chỉ tiêu đã được Nhà nước duyệt. Hiện nay nhu cầu ngày càng lớn do sự mở rộng phạm vi kinh doanh và kiến thiết cơ bản của hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, nên muốn tránh khỏi bị động, vấp váp gây tổn phí thì giờ đi lại cho nhân dân, đề nghịỦy ban hành chính lưu ý đến mọi nhu cầu về lâm sản, dù là nhu cầu thứ yếu như nứa khô làm củi nấu mật… khi xin Nhà nước phân phối chỉ tiêu tiêu thụ cho tỉnh nhà. Mặt khác đề nghịỦy ban phổ biến rộng rãi tinh thần công văn này đến cấp xã, đến tận các hợp tác xã để việc thi hành được thống nhất.

K.T. TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC PHÓ




Nguyễn Mạnh Hồng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 22-LN năm 1963 về việc cấp giấy phép khai thác lâm sản do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 22-LN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/05/1963
  • Nơi ban hành: Tổng cục Lâm nghiệp
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 21
  • Ngày hiệu lực: 21/06/1963
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản