Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2019/TT-BYT

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ SỬ DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y, GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

Căn cứ Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Điều 1. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe sau đây được gọi chung là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT) sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, bao gồm:

1. Bảng 1: Tỷ lệ % TTCT do thương tích sử dụng trong giám định pháp y;

2. Bảng 2: Tỷ lệ % TTCT do bệnh, tật sử dụng trong giám định pháp y;

3. Bảng 3: Tỷ lệ % TTCT do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não sử dụng trong giám định pháp y tâm thần;

4. Bảng 4: Tỷ lệ % TTCT do bệnh rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng trong giám định pháp y.

Điều 2. Nguyên tắc giám định

1. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên người cần giám định, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT.

3. Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định.

Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

2. Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).

5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

6. Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

7. Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

8. Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn; trong đó:

a) T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này).

b) T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:

T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

c) T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:

T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

d) Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:

Tn - {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

2. Ví dụ:

a) Một đối tượng có nhiều tổn thương:

Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương:

- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 - 65%;

- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41 %;

- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 - 25%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:

- T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).

- T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%.

- T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ 1, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% - 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là:

T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100 % = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83%.

b) Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần:

Ông Nguyễn Văn B (ông B) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1).

Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau:

T1 đã được xác định là 45 %; T2 được xác định như sau:

T2 = (100 - 45) x 37/100 = 20,35 %.

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông B là = (T1+T2).

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45 % + 20,35 % = 65,35 %.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65 %.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

Những trường hợp vụ việc xảy ra trước ngày Thông tư này có hiệu lực, kể cả yêu cầu, trưng cầu sau thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng sự việc xảy ra trước ngày Thông tư có hiệu lực thi áp dụng theo quy định của Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trường thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban tư pháp (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
-Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Cục Bổ trợ tư pháp);
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Viện PYQG, Viện PYTTTW, Viện PYTTTW Biên Hòa, Cổng TTĐT BYT;
- Viện Pháp y quân đội, Viện KHHS Bộ Công an;
- Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- TTPY tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- TTPYTT khu vực trực thuộc BYT;
- Bộ Y tế: Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ,
Thanh tra Bộ (để thực hiện);
- Lưu: VT, KCĐ, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

Bảng 1

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH

(Kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG XƯƠNG SỌ VÀ HỆ THẦN KINH

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I

Tổn thương xương sọ

1.

Mẻ hoặc mất bàn ngoài xương sọ

1.1.

Đường kính hoặc chiều dài từ 3cm trở xuống

5-7

1.2.

Đường kính hoặc chiều dài trên 3cm

11-15

2.

Nứt, vở xương vòm sọ

2.1.

Chiều dài đường nứt, vỡ dưới 3cm

8- 10

2.2.

Chiều dài đường nứt, vỡ dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

11 - 15

2.3.

Chiều dài đường nút, vỡ từ 3cm đến 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

16-20

2.4.

Chiều dài đường nứt, vỡ trên 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 -25

* Ghi chú: Nếu đường nứt, vỡ lan từ vòm sọ xuống nền sọ:

- Tỉnh tỷ lệ % TTCT theo kích thước đường nứt, vỡ.

- Lấy phần ưu thế/tính theo phần lớn hơn/lấy tỷ lệ % TTCT ở mức tối đa.

3.

Nút, vỡ nền sọ

3.1

Chiều dài đường nứt, vỡ dưới 5cm

16-20

3.2.

Chiều dài đường nứt, vỡ dưới 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 -25

3.3

Chiều dài đường nứt, vỡ từ 5cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

26-30

3.4

Nút, vỡ nền sọ để lại di chứng rò nước não tủy vào tai hoặc mũi điều trị không kết quả

61 -65

4.

Lún xương sọ

4.1.

Lún bàn ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm

8- 10

4.2.

Lún bàn ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

11 - 15

4.3.

Lún bàn ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

16-20

4.4.

Lún cả 2 bàn xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 -25

4.5.

Lún cả 2 bàn xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

26-30

* Ghi chú:

- Mục I: Nếu điện não không có ổ tổn thương tương ứng, tính bằng tỷ lệ % TTCT của tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.

- Mục I. 4.4 và 1.4.5: Nếu đã phẫu thuật nâng xương lún, tính bằng tỷ lệ % TTCT của tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.

5.

Khuyết xương sọ

5.1.

Đường kính ổ khuyết từ 2cm trở xuống

16-20

5.2.

Đường kính ổ khuyết từ lớn hơn 2cm đến 6cm, đáy phập phồng

26 - 30

5.3.

Đường kính ổ khuyết từ lớn hơn 6cm đến 10cm, đáy phập phồng

31 -35

5.4.

Đường kính ổ khuyết từ 10cm trở lên, đáy phập phồng

41 - 45

* Ghi chú: Mục I. 5: Nếu đáy ổ khuyết chắc hoặc được vá bằng mảnh xương hoặc bằng vật liệu nhân tạo, tính bằng tỷ lệ % TTCT của tổn thương có đường kính nhỏ hơn liền kề.

5.5.

Ổ khuyết sọ cũ, bị chấn thương lại phải mở rộng để xử lý: Tính tỷ lệ % TTCT của phần mở thêm

II.

Chấn động não

1.

Chấn động não điều trị ổn định

1-5

2.

Chấn động não điều trị không ổn định

6- 10

* Ghi chú: Mục II. Khi đánh giá kết hợp với điện não đồ.

III.

Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ thần kinh

1.

Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính nhỏ hơn 2cm

21 - 25

2.

Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính từ 2cm đến 5cm

26 - 30

3.

Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính lớn hơn 5cm đến 10cm

31-35

4.

Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính lớn hơn 10cm

36-40

5.

Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất

41

6.

Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng đã điều trị không có di chứng thần kinh

11-15

7.

Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng đã điều trị còn ổ dịch không có di chứng thần kinh

16-20

8.

Chảy máu dưới màng nhện đã điều trị không có di chứng thần kinh

11 -15

9.

Chấn thương, vết thương não gây rò động - tĩnh mạch không gây di chứng chức năng

16-20

10.

Tổn thương não có từ trước đã ổn định sau đó lại bị tổn thương: Tính tỷ lệ % TTCT của tổn thương mới

* Ghi chú: Mục III:

- Các tổn thương còn hình ảnh tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh thì được tính tỷ lệ % TTCT như trên.

- Những tổn thương không còn hình ảnh tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh thì tính tỷ lệ % TTCT tại thời điểm giám định như sau:

- Từ mục III.1 đến III.5:

+ Không phải mổ: 5-8%.

+ Phải mổ: 11 -15%.

- Từ mục III.6 đến III.7:

+ Máu tụ ngoài màng cứng: 5%.

+ Máu tụ dưới màng cứng: 8%,

- Mục III.8: 8-10%.

- Nếu nhiều tổn thương do 1 lần tác động gây ra, cộng tỷ lệ % TTCT của các tổn thương theo phương pháp cộng tại Thông tư. Mỗi tổn thương được tính tỷ lệ % TTCT ở mức tối thiểu của khung tỷ lệ % TTCT.

- Nếu có nhiều ổ tổn thương trong não ở các vị trí khác nhau thì tính tổng đường kính các ổ tổn thương cộng lại.

IV.

Dị vật trong não

1.

Một dị vật

21 -25

2.

Từ hai dị vật trở lên

26 - 30

V.

Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh

1.

Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật

99

2.

Liệt

2.1.

Liệt tứ chi mức độ nhẹ

61 -63

2.2.

Liệt tứ chi mức độ vừa

81 -83

2.3.

Liệt tứ chi mức độ nặng

93-95

2.4.

Liệt nửa người mức độ nhẹ

36-40

2.5.

Liệt nửa người mức độ vừa

61-63

2.6.

Liệt nửa người mức độ nặng

71-73

2.7.

Liệt hoàn toàn nửa người

85

2.8.

Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ

36 - 40

2.9.

Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa

61 - 63

2.10.

Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng

75 - 77

2.11.

Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân

87

2.12.

Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ

21 -25

2.13.

Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa

36-40

2.14.

Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng

51 -55

2.15.

Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân

61

* Ghi chú: Từ mục V.2,9 đến V.2.15: Liệt chi trên thì lấy tỷ lệ % TTCT tối đa, liệt chi dưới thì lấy tỷ lệ % TTCT tối thiểu.

3.

Rối loạn ngôn ngữ

3.1.

Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ

16-20

3.2.

Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa

31 -35

3.3.

Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng

41-45

3.4.

Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng

51 -55

3.5.

Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn

61

3.6.

Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nhẹ

16-20

3.7.

Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa

31 -35

3.8.

Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng

41 -45

3.9.

Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng

51-55

3.10.

Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn

63

* Ghi chú: Nếu rối loạn ngôn ngữ cả hai kiểu thì tính tỷ lệ % TTCT tối thiểu của từng tổn thương rồi cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

3.11.

Mất đọc

41 -45

3.12.

Mất viết

41-45

4.

Quên (không chú ý) sử dụng nửa người

31 -35

5.

Tổn thương ngoại tháp: Áp dụng tỷ lệ % TTCT riêng cho từng hội chứng: Parkinson, Tiểu não, run

5.1.

Tổn thương ngoại tháp mức độ nhẹ

26 - 30

5.2.

Tổn thương ngoại tháp mức độ vừa

61 -63

5.3.

Tổn thương ngoại tháp mức độ nặng

81 - 83

5.4.

Tổn thương ngoại tháp mức độ rất nặng

91 - 93

6.

Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực, thỉnh lực...) tính theo tỷ lệ % TTCT của cơ quan tương ứng

VI.

Tổn thương tủy

1.

Tổn thương hồi phục hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn

5-7

1

Tổn thương tủy toàn bộ kiểu khoanh đoạn

2.1.

Tổn thương nón tủy không hoàn toàn

36-40

2.2.

Tổn thương nón tủy toàn bộ (mất cảm giác vùng đáy chậu, rối loạn cơ tròn, không liệt hai chi dưới)

55

2.3.

Tổn thương tủy thắt lưng toàn bộ kiểu khoanh đoạn

96

2.4.

Tổn thương tủy ngực toàn bộ kiểu khoanh đoạn

97

2.5.

Tổn thương tủy cổ toàn bộ kiểu khoanh đoạn

99

2.6.

Tổn thương nửa tủy toàn bộ (hội chứng Brown - Sequard, tủy cổ C4)

89

3.

Tổn thương tủy gây liệt đơn thuần: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục V.2.

4.

Tổn thương tủy gây mất cảm giác kiểu đường dẫn truyền

4.1.

Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống

26-30

4.2.

Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống (dưới khoanh đoạn ngực T5)

31 - 35

4.3.

Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người

31 -35

4.4.

Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người

45

VII.

Tổn thương rễ, đám rối, dây thần kinh

1.

Tổn thương rễ thần kinh

1.1.

Tổn thương không hoàn toàn một rễ (không tính rễ cổ C4, C5, C6, C7, C8, rễ ngực T1, rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1) một bên

3 - 5

1.2.

Tổn thương hoàn toàn một rễ (không tính rễ cổ C4, C5, C6, C7, C8, rễ ngực T1, rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1) một bên

9

1.3.

Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: cổ C4, C5, C6, C7, C8, rễ ngực T1 một bên

11-15

1.4.

Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: cổ C4, C5, C6, C7, C8, rễ ngực T1 một bên

21

1.5.

Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1 một bên

16-20

1.6.

Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1 một bên

26-30

1.7.

Tổn thương không hoàn toàn đuôi ngựa (có rối loạn cơ tròn)

61-65

1.8.

Tổn thương hoàn toàn đuôi ngựa

87

2.

Tổn thương đám rối thần kinh một bên

2.1.

Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cổ

11-15

2.2.

Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cổ

21 - 25

2.3.

Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất giữa

26-30

2.4.

2.4. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất dưới

46-50

2.5.

Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất giữa

51 -55

2.6.

Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước trong

46 - 50

2.7.

Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước ngoài

46-50

2.8.

Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì sau

51-55

2.9.

Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay không tổn thương ngành bên

65

2.10.

Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay cả ngành bên

68

2.11.

Tổn thương không hoàn toàn đám rối thắt lưng (có tổn thương thần kinh đùi)

26 - 30

2.12.

Tổn thương hoàn toàn đám rối thắt lưng

41 -45

2.13.

Tổn thương không hoàn toàn đám rối cùng

36-40

2.14.

Tổn thương hoàn toàn đám rối cùng

61

3.

Tổn thương dây thần kinh một bên

3.1.

Tổn thương không hoàn toàn các dây thần kinh cổ

11-15

3.2.

Tổn thương hoàn toàn các dây thần kinh cổ

21 -25

3.3.

Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh trên vai

5-7

3.4.

Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh trên vai

11

3.5.

Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh dưới vai

5-7

3.6.

Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh dưới vai

11

3.7.

Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh ngực dài

7- 10

3.8.

Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh ngực dài

11-15

3.9.

Tổn thương hoàn toàn một dây thần kinh liên sườn

7- 10

3.10.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mũ

16-20

3.11.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh mũ

31 -35

3.12.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh cơ bì

11-15

3.13.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh cơ bì

26-30

3.14.

Tổn thương nhánh thần kinh quay

11-15

3.15.

Tổn thương bán phần thần kinh quay (đoạn 1/3 giữa cánh tay tính tỷ lệ % TTCT tối đa, đoạn 1/3 dưới tính tỷ lệ % TTCT tối thiểu)

26-30

3.16.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh quay (đoạn 1/3 trên cánh tay)

41 -45

3.17.

Tổn thương nhánh thần kinh trụ

11-15

3.18.

Tổn thương bán phần thần kinh trụ

21 - 25

3.19.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ

31 -35

3.20.

Tổn thương nhánh thần kinh giữa

11-15

3.21.

Tổn thương bán phần thần kinh giữa

21 -25

3.22.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh giữa

31 -35

3.23.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh cánh tay bì trong

11-15

3.24.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh cẳng tay bì trong

11-15

3.25.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh hông bé (dây mông trên và dây mông dưới)

11-15

3.26.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông bé (dây mông trên và dây mông dưới)

21 -25

3.27.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh da đùi sau

3-5

3.28.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh da đùi sau

7 - 10

3.29.

Tổn thương nhánh thần kinh đùi

11-15

3.30.

Tổn thương bán phần thần kinh đùi

21 -25

3.31.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi

36-40

3.32.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh đùi - bì

3 - 5

3.33.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi - bì

7-9

3.34.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh bịt

7- 10

3.35.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh bịt

16-20

3.36.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi

6- 10

3.37.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi

11-15

3.38.

Tổn thương bán phần thần kinh hông to

26-30

3.39.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to đoạn 1/3 giữa đùi đến trước đinh trám khoeo

41-45

3.40.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to đoạn 1/3 trên đùi

51

3.41.

Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo ngoài

7- 10

3.42.

Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo ngoài

16-20

3.43.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo ngoài

26-30

3.44.

Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo trong

6- 10

3.45.

Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo trong

11-15

3.46.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo trong

21 -25

4.

Tổn thương thần kinh sọ một bên

4.1.

Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh sọ số I

11-15

4.2.

Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh sọ số I

21 -25

4.3.

Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Tính tỷ lệ % TTCT theo Mục IV. Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác, Chương tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác

4.4.

Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số III

11-15

4.5

Tổn thương bán phần thần kinh sọ số III

21 -25

4.6.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số III

35

4.7.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IV

3-5

4.8.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IV

11-15

4.9.

Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số V

7- 10

4.10.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số V

16-20

4.11.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số V

31

4.12.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VI

5-7

4.13.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VI

16-20

4.14.

Tổn thương nhánh thần kinh sọ số VII

7- 10

4.15.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VII

16-20

4.16.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VII

26-30

4.17.

Tổn thương thần kinh sọ số VIII một bên: Tính tỷ lệ % TTCT theo di chứng Hội chứng Tiền đình (Mục XV.) Chương tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh, và/hoặc Nghe kém (Mục 1.1.) Chương tổn thương cơ thể do tổn thương Tai - Mũi - Họng

4.18.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên

11-15

4.19.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên

21

4.20.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên

11-15

4 21.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên

21

4.22.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên

11 - 15

4.23.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên

2]

4.24.

Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên

21-25

4.25.

Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên

41

VIII.

Hội chứng bỏng buốt: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT của tổn thương dây thần kinh tương ứng cộng 10 - 15% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

IX.

Hội chứng chi ma: Tỷ lệ % TTCT bằng tỷ lệ % TTCT tối thiểu của cắt đoạn chi ở mức cắt đoạn cao hơn liền kề với tổn thương hiện tại

X.

U thần kinh ở mỏm cụt: Tỷ lệ % TTCT bằng tỷ lệ % TTCT tối thiểu của mức cắt đoạn cao hơn liền kề với tổn thương hiện tại

XI.

Hội chứng giao cảm cổ (Hội chứng Claude Bernard - Horner)

31-35

XII.

Rối loạn cơ tròn

1.

Đại tiểu tiện không tự chủ không thường xuyên

31-35

2.

Khó đại tiểu tiện

31-35

3.

Bí đại tiểu tiện

55

4.

Đại tiểu tiện không tự chủ thường xuyên (đại tiểu tiện dầm dề)

61

XIII.

Rối loạn sinh dục

1.

Liệt dương

1.1

Tuổi dưới 60

31 -35

1.2

Tuổi từ 60 trở lên

21 -25

2.

Cường dương liên tục gây đau

41 -45

3.

Co cứng âm môn, âm đạo

41 -45

XIV.

Động kinh

1.

Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

11 - 15

2

Động kinh cơn co cứng - co giật diễn hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn hiếm

21 -25

3.

Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn thưa

31 -35

4.

Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn mau

61 -63

5.

Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn rất mau

81 - 83

6.

Động kinh cơn cục bộ đơn thuần đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

7 - 10

7.

Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng hiếm

11-15

8.

Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng thưa

21 - 25

9.

Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng mau

31-35

10.

Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng rất mau

61 -63

11.

Động kinh cơn cục bộ phức hợp đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

11-15

12.

Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng hiếm

16-20

13.

Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng thưa

26-30

14.

Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng mau

41-45

15.

Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng rất mau

66-70

16.

Động kinh cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát: Tính bằng tỷ lệ % TTCT của động kinh toàn thể

17.

Động kinh có biến chứng rối loạn tâm thần, hành vi: Tính bằng tỷ lệ % TTCT động kinh cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng rối loạn tâm thần và hành vi theo phương pháp cộng tại Thông tư.

XV.

Hội chứng tiền đình (trung ương, ngoại vi)

1.

Mức độ nhẹ

21 -25

2.

Mức độ vừa

41 -45

3.

Mức độ nặng

61-63

4.

Mức độ rất nặng

81-83

XVI.

Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay)

1.

Ảnh hưởng nhẹ đến lao động, sinh hoạt

6- 10

2.

Ảnh hưởng vừa đến lao động, sinh hoạt

16-20

3.

Ảnh hưởng nặng đến lao động, sinh hoạt

21-25

XVII.

Tổn thương hạ não gây biến chứng rối loạn nội tiết: Tính tỷ lệ % TTCT theo quy định tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương hệ nội tiết

Chương 2

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIM MẠCH

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Tổn thương tim

1.

Vết thương thành tim

1.1.

Đã điều trị phẫu thuật ổn định, chưa có biến chứng

31-35

1.2.

Có biến chứng nội khoa (loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất...)

1.2.1.

Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả

36-40

1.2.2.

Suy tim độ I kèm các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa không kết quả phải đặt máy tạo nhịp

41 -45

1.2.3.

Suy tim độ II

41 -45

1.2.4.

Suy tim độ II kèm các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa không kết quả phải đặt máy tạo nhịp

46-50

1.2.5.

Suy tim độ III hoặc rối loạn nhịp tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp

61-63

1.2.6.

Suy tim độ IV

71-73

2.

Vết thương thấu tim phẫu thuật

2.1.

Ổn định

51-55

2.2.

Có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.

Rối loạn nhịp tim sau chấn thương, vết thương tim

3.1.

Điều trị nội khoa kết quả ổn định

21 -25

3.2.

Điều trị nội khoa không kết quả phải can thiệp

3.2.1.

Kết quả tốt

36-40

3.2.2.

Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

51-55

3.3.

Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn

71

4.

Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương, vết thương

4.1.

Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF <60%)

31 -35

4.2.

Kết quả hạn chế (EF dưới 50%)

41 -45

5.

Thủng màng ngoài tim

5.1.

Thủng màng ngoài tim phẫu thuật đạt kết quả tốt

8- 10

5.2.

Thủng màng ngoài tim sau điều trị có biến chứng dày dính màng ngoài tim hoặc viêm màng ngoài tim: Tính tỷ lệ % TTCT như mục 1.4.

6.

Dị vật màng ngoài tim

6.1.

Chưa gây tai biến

21 - 25

6.2.

Có tai biến phải phẫu thuật

6.2.1.

Kết quả tốt (EF từ 50% trở lên)

36-40

6.2.2.

Kết quả hạn chế (EF dưới 50%)

7.

Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim

7.1.

Chưa gây tai biến

41 -45

7.2.

Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim...)

7.2.1.

Kết quả điều trị ổn định từng đợt

61 -63

7.2.2

Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng

81

* Ghi chú: Các tổn thương ở mục I.3 đến I.7 nếu có suy tim thì tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ suy tim ở mục I.1.2.

8.

Tổn thương trung thất

8.1.

Dị vật trung thất không có biến chứng

11-15

8.2.

Áp xe trung thất do dị vật phải điều trị

8.2.1.

Kết quả tốt không có biến chứng

31 - 35

8.2.2.

Có biến chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của mục tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

II.

Tổn thương mạch

1.

Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động - tĩnh mạch chủ

1.1.

Chưa phẫu thuật

31 -35

1.2.

Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật

1.2.1.

Kết quả tốt

51-55

1.2.2.

Kết quả hạn chế (có biến chứng một cơ quan)

61-63

1.2.3.

Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại

81

* Ghi chú: Nếu tổn thương ở các mục 1.2.2; 1.2.3 gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì cộng với tỷ lệ % TTCT tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

2.

Vết thương mạch máu lớn (động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi...)

2.1.

Ở các chi, đã xử lý

2.1.1.

Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch

7 - 10

2.1.2.

Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến hai chi

11-15

2.1.3.

Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi trở lên

21-25

2.1.4.

Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi

21-25

2.1.5.

Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên

31 -35

2.1.6.

Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi: Tính tỷ lệ % TTCT theo phần chi cắt cụt tương ứng

2.2.

Vết thương động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch chậu, động mạch thân tạng

2.2.1.

Chưa có rối loạn về huyết động

21-25

2.2.2.

Có rối loạn về huyết động còn bù trừ

41-45

2.2.3.

Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối: Tính tỷ lệ % TTCT theo các di chứng

3.

Vết thương các mạch máu cỡ trung bình (động mạch ở cẳng tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân) đã khâu nối

3.1.

Kết quả tốt không có biểu hiện thiếu máu nuôi dưỡng bên dưới

4-6

3.2.

Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nhẹ

11-15

3.3.

Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ trung bình

16-20

3.4.

Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nặng

21 -25

4.

Hội chứng Wolkmann (co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay): Tính tỷ lệ % TTCT của các ngón bị tổn thương theo quy định tại Chương tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ - xương - khớp.

57

Tổn thương tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương)

5.1.

Tổn thương tĩnh mạch sau phẫu thuật phục hồi tốt (không bị giãn tĩnh mạch): Tính bằng 50% tỷ lệ % TTCT của tổn thương động mạch tương ứng ở Mục II.2

5.2.

Giãn tĩnh mạch

5.2.1.

Giãn tĩnh mạch

11-15

5.2.2.

Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét

21 -25

5.2.3.

Biến chứng viêm tắc gây loét

31-35

6.

Ghép mạch cỡ trung bình lấy tĩnh mạch làm động mạch (đã bao gồm các tổn thương phẫu thuật lấy tĩnh mạch)

6.1.

Kết quả tốt

11-15

6.2.

Kết quả không tốt: Tùy theo ảnh hưởng đến dinh dưỡng tính tỷ lệ % TTCT theo mục tổn thương động mạch tương ứng.

7.

Vết thương động mạch, tĩnh mạch chủ đã xử lý hiện ổn định

51-55

Chương 3

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CÓ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ HÔ HẤP

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Tổn thương xương ức

1.

Tổn thương xương ức đơn thuần, không biến dạng lồng ngực

6 - 10

2.

Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực

11 - 15

* Ghi chú: Nếu ảnh hưởng chức năng thì cộng với tỷ lệ % TTCT của chức năng cơ quan bị ảnh hưởng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

II

Tổn thương xương sườn

1.

Gãy một xương sườn một điểm, can tốt

2.

Gãy một xương sườn một điểm, can xấu

2,5

3.

Gãy một xương sườn từ hai điểm trở lên, can tốt

2,5

4.

Gãy một xương sườn từ hai điểm trở lên, can xấu

3,5

5.

Mất đoạn hoặc cắt bỏ một xương sườn

4,5

* Ghi chú:

- Tỷ lệ % TTCT từ mục II. 2 đến II. 5 đã tính cả biến dạng lồng ngực.

- Tỷ lệ % TTCT của cắt xương sườn do phẫu thuật được tính bằng 50% tỷ lệ % TTCT của tổn thương xương sườn ở mục tương ứng.

- Nếu có ảnh hưởng chức năng hô hấp thì cộng với tỷ lệ % TTCT của chức năng hô hấp bị ảnh hưởng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

III.

Tổn thương màng phổi

1.

Tổn thương màng phổi một bên không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng

3-5

2.

Dị vật màng phổi đơn thuần

16 - 20

3.

Dị vật màng phổi gây biến chứng dày dính màng phổi: Tính tỷ lệ % TTCT theo tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi

4.

Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phối tại điểm thương tích hoặc tại điểm dẫn lưu

* Ghi chú: Cộng với tỷ lệ % TTCT ở mục III.1. theo phương pháp cộng tại Thông tư:

1 - 3

5.

Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi nhỏ hơn 1/4 diện tích một phế trường

11-15

6.

Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi từ 1/4 diện tích một phế trường đến nhỏ hơn 1/2 diện tích một phế trường hoặc nhỏ hơn 1 /4 diện tích hai phế trường

16-20

7.

Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi từ bằng 1/2 diện tích một phế trường đến bằng diện tích một phế trường hoặc từ bằng 1/4 đến bằng 1/2 diện tích hai phế trường

21-25

8.

Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi lớn hơn 1/2 diện tích hai phế trường hoặc lớn hơn diện tích một phế trường

26 – 30

9.

Cặn màng phổi sau tràn khí, tràn máu màng phổi

9.1.

Điều trị nội khoa ổn định

6 – 10

9.2

Điều trị nội khoa không ổn định dẫn đến dày dính màng phổi: Tính tỷ lệ % TTCT theo tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi

26-30

IV.

Tổn thương phổi

1.

Vết thương nhu mô phổi không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng

6- 10

2.

Dị vật đơn thuần nhu mô phổi

16-20

3.

Dị vật thỉnh thoảng gây ho ra máu hoặc có nhiễm trùng hô hấp từng đợt.

31 -35

4.

Tổn thương nhu mô phổi một bên đã phẫu thuật có di chứng dày dính màng phổi đơn thuần nhỏ hơn 1/4 diện tích một phế trường.

16-20

5.

Tổn thương nhu mô phối một bên đã phẫu thuật có di chứng dày dính màng phổi đơn thuần từ bằng 1/4 diện tích một phế trường đến nhỏ hơn 1/2 diện tích một phế trường, hoặc nhỏ hơn 1/4 diện tích hai phế trường

21 -25

6.

Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật có di chứng dày dính màng phổi đơn thuần từ bằng 1/2 diện tích một phế trường đến bằng diện tích một phế trường, hoặc từ bằng 1/4 đến bằng 1/2 diện tích hai phế trường

26-30

7.

Tổn thương nhu mô phối đã phẫu thuật có di chứng dày dính màng phổi đơn thuần lớn hơn diện tích một phế trường, hoặc lớn hơn 1/2 diện tích hai phế trường

31-35

8.

Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ một đến hai phân thùy phổi

26-30

9.

Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên

31-35

10.

Mổ cắt phổi không điển hình (ít hơn một thùy phổi)

21-25

11.

Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên

31-35

12.

Mổ cắt toàn bộ một bên phổi

61

V.

Tổn thương khí quản, phế quản

1.

Tổn thương khí quản, phế quản đơn thuần

11-15

2.

Tổn thương khí quản, phế quản gây khó thở, không rối loạn giọng nói, tiếng nói và/hoặc không rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hỗn hợp

21-25

3.

Tổn thương khí quản, phế quản đoạn trung thất gây khó thở và rối loạn giọng nói, tiếng nói

26-30

4.

Mổ phục hồi khí quản, phế quản sau tổn thương khí quản, phế quản hoặc sau cắt thùy phổi

31-35

5.

Mở khí quản

3-5

VI.

Tổn thương cơ hoành

1.

Tổn thương cơ hoành, không phải can thiệp phẫu thuật, không có biến chứng

3-5

2.

Tổn thương cơ hoành phải can thiệp phẫu thuật, kết quả tốt

21-25

3.

Tổn thương cơ hoành phải can thiệp, kết quả không tốt phải phẫu thuật lại hoặc gây dày dính màng phổi

26-30

VII.

Rối loạn thông khí phổi

1.

Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ

11 - 15

2.

Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình

16-20

3.

Rối loạn thông khí phối hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng

26-30

VIII.

Tâm phế mạn tính

1.

Mức độ 1: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường

16-20

2.

Mức độ 2: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1-2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường

31 -35

3.

Mức độ 3: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường

51-55

4.

Mức độ 4: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim.

81

Chương 4

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIÊU HÓA

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Tổn thương thực quản

1

Khâu lỗ thủng thực quản một đến hai lỗ không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống

26-30

2.

Khâu lỗ thủng thực quản từ ba lỗ trở lên không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống

31 -35

3.

Khâu lỗ thủng thực quản gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống (chỉ ăn được thức ăn mềm)

36-40

4.

Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ ăn được chất lỏng

61 - 63

5.

Chít hẹp thực quản do chân thương phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống (đã bao gồm cả mở thông dạ dày)

71 -73

6.

Chít hẹp thực quản do chấn thương: Tùy thuộc mức độ ảnh hưởng đến ăn uống tính tỷ lệ % TTCT theo mục 3 hoặc 4

7.

Chít hẹp thực quản do chấn thương phải phẫu thuật tạo hình thực quản

7.1.

Kết quả tốt

66-70

7.2.

Kết quả không tốt vẫn phải mở thông dạ dày

73-75

* Ghi chú: Nếu lấy đại tràng tạo hình thực quản thì tỷ lệ % TTCT tính cả tỷ lệ % TTCT của các phẫu thuật lấy đại tràng, nối, ghép thực quản.

II.

Tổn thương dạ dày

1.

Tổn thương gây thủng dạ dày

1.1.

Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí, không gây biến dạng dạ dày

26-30

1.2.

Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí, không gây biến dạng dạ dày

31-35

1.3.

Thủng đã xử trí, có biến dạng dạ dày

36-40

1.4.

Mở thông dạ dày

36-40

1.4.1.

Mở thông dạ dày tạm thời

16-20

1.4.2.

Mở thông dạ dày vĩnh viễn

36-40

2.

Thủng dạ dày đã xử trí, sau đó có viêm loét phải điều trị nội khoa

2.1.

Thủng dạ dày đã xử trí không biến dạng, sau đó có loét phải điều trị nội khoa ổn định

31 -35

2.2.

Thủng dạ dày đã xử trí có biến dạng, sau đó có loét phải điều trị nội khoa ổn định

41 -45

2.3.

Thủng dạ dày đã xử trí, sau đó có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa

46-50

3.

Cắt đoạn dạ dày do chấn thương, sau phẫu thuật không viêm loét miệng nối, không thiếu máu

3.1.

Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày

46 -50

3.2.

Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày

51 -55

4.

Cắt đoạn dạ dày do chấn thương, sau mổ viêm loét miệng nối, thiếu máu nặng, chỉ điều trị nội khoa

4.1.

Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày

55

4.2.

Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày

56 - 60

5.

Cắt đoạn dạ dày do chấn thương (Mục 3), có biến chứng phải phẫu thuật lại

61-65

6.

Cắt toàn bộ dạ dày do tổn thương, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể không suy nhược hoặc suy nhược nhẹ

66-70

7.

Cắt toàn bộ dạ dày do tổn thương, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược vừa

71 -75

8.

Cắt toàn bộ dạ dày do tổn thương, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng

81

III.

Tổn thương ruột non

1.

Tổn thương gây thủng

1.1.

Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí

26-30

1.2.

Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí

31-35

2.

Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét

2.1.

Cắt đoạn thuộc hỗng tràng

36-40

2.2.

Cắt đoạn thuộc hồi tràng

46-51

3.

Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hóa

3.1.

Cắt đoạn thuộc hỗng tràng

46-51

3.2.

Cắt đoạn thuộc hồi tràng

55 - 60

4.

Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng

81 - 85

IV.

Tổn thương đại tràng

1.

Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

1.1.

Thủng một lỗ đã xử trí

36-40

1.2.

Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí

41 -45

1.3.

Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị rò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng.

46-50

2.

Tổn thương phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

2.1.

Cắt đoạn đại tràng

46-50

2.2.

Cắt nửa đại tràng phải

56-60

2.3.

Cắt nửa đại tràng trái

61-65

2.4.

Cắt toàn bộ đại tràng

71 -75

3.

Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

3.1.

Cắt đoạn đại tràng

61 -65

3.2.

Cắt nửa đại tràng phải

66 - 70

3.3.

Cắt nửa đại tràng trái

71 -75

3.4.

Cắt toàn bộ đại tràng

81 -85

V.

Tổn thương trực tràng

1.

Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

1.1.

Thủng một lỗ đã xử trí

36-40

1.2.

Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí

41-45

1.3.

Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị rò kéo dài

46-51

2.

Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

2.1.

Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng

41 -45

2.2.

Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng

56-60

3.

Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

3.1.

Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

56- 60

3.2.

Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

61-65

4.

Vết thương rách thanh cơ ống tiêu hóa phải khâu (không thủng một)

3-5

* Ghi chú: Trường hợp mở bụng chỉ khâu vết rách thanh cơ thì cộng với tỷ lệ % TTCT ở Mục X.1.1 theo phương pháp cộng tại Thông tư.

VI.

Tổn thương hậu môn

1.

Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại tiện

16-20

2.

Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn đại tiện

2.1.

Táo bón hoặc khó đại tiện

26-30

2.2.

Đại tiện không tự chủ

36 - 40

3.

Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây rò phải phẫu thuật lại

3.1.

Phẫu thuật có kết quả

26-30

3.2.

Không có kết quả

46-50

3.3.

Cắt toàn bộ hậu môn và làm hậu môn nhân tạo

51 -55

VII.

Tổn thương gan, mật

1.

Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt

5-9

2.

Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương

2.1.

Khâu vết thương gan

31

2.2.

Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thùy gan

31-35

2.3.

Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thùy gan

36 - 40

3.

Cắt bỏ gan

3.1.

Cắt bỏ một phần thùy gan phải hoặc phân thùy IV

41-45

3.2.

Cắt bỏ gan trái hoặc một nửa gan phải

56

3.3.

Cắt nhiều hơn một nửa gan phải, có rối loạn chức năng gan

61 - 65

4.

Dị vật nằm trong nhu mô gan

4.1.

Chưa gây tai biến

16-20

4.2.

Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác

31 -35

5.

Tổn thương túi mật phải cắt bỏ túi mật

31

6.

Mổ xử lý ống mật chủ

6.1.

Kết quả tốt

31-35

6.2.

Kết quả không tốt

41 -45

6.3.

Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật

61

7.

Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non

61

8.

Phẫu thuật đường mật nhiều lần do rò mật, tắc mật

71 -73

VIII.

Tổn thương tụy

1.

Tổn thương tụy phải khâu

1.1.

Khâu đuôi tụy

31 -35

1.2.

Khâu thân tụy

36-40

1.3.

Khâu đầu tụy

41 -45

1.4.

Tổn thương bao tụy phải khâu: Tính tỷ lệ % TTCT như khâu rách thanh cơ ống tiêu hóa

2.

Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tụy - ruột non

51-55

3.

Tổn thương phải phẫu thuật cắt tụy

3.1.

Cắt đuôi tụy kết quả tốt

46-45

3.2.

Cắt đuôi tụy biến chứng rò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn

61

3.3.

Phẫu thuật cắt tá tràng, đầu tụy

71-75

3.4.

Phẫu thuật cắt tá tràng, đầu tụy ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy

81

3.5.

Phẫu thuật cắt tá tràng, đầu tụy biến chứng rò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng rất gầy, suy mòn

85

4.

Chấn thương tụy điều trị bảo tồn

16-20

5.

Nang giả tụy sau chấn thương

26-30

6.

Chấn thương tụy ảnh hưởng chức năng tụy: Tính theo tỷ lệ % TTCT ở mục V. Chương tổn thương cơ thể do tổn thương hệ nội tiết

IX.

Tổn thương lách

1.

Đụng dập lách điều trị bảo tồn

5-7

2.

Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách

16-20

3.

Cắt bán phần lách

21 -25

4.

Cắt lách toàn bộ

31 -35

X.

Các tổn thương khác của hệ tiêu hóa

1.

Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc lấy dị vật (mổ mở)

1.1.

Thăm dò đơn thuần hoặc lấy được dị vật trong ổ bụng, không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng

11-15

1.2.

Không lấy được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng

16-20

2.

Sau phẫu thuật ổ bụng, có biến chứng dính tắc ruột... phải phẫu thuật lại: Tính bằng tỷ lệ % TTCT của mục X.1 cộng với tỷ lệ % TTCT của phẫu thuật lại theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.1.

Phẫu thuật lại gỡ dính lần thứ nhất

21 -25

2.2.

Phẫu thuật lại gỡ dính lần thứ hai

31 -35

2.3.

Phẫu thuật lại gỡ dính từ lần thứ ba trở lên

41 -45

3.

Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo

3.1.

Thủng mạc treo, mạc nối nhưng không tổn thương mạch

3 - 5

3.2.

Khâu cầm máu đơn thuần

21 -25

3.3.

Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối

31

* Ghi chú: Trường hợp mở bụng chỉ xử trí thủng mạc treo, mạc nối thì cộng với tỷ lệ % TTCT ở mục X.1.1 theo phương pháp cộng tại Thông tư.

4.

Tổn thương do vết thương phá hủy cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo lại thành bụng

4.1.

Phẫu thuật kết quả tốt

21 -25

4.2.

Sau phẫu thuật còn sa lồi thành bụng

26-30

4.3.

Sau phẫu thuật còn thoát vị thành bụng

31 -35

5.

Mổ thăm dò ổ bụng bằng nội soi

6- 10

Chương 5

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC - SẢN KHOA

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Tổn thương thận

1.

Chấn thương đụng dập thận đã được điều trị nội khoa bảo tồn chưa ảnh hưởng chức năng thận

1.1.

Một thận

1.1.1.

Độ 1

2-4

1.1.2.

Độ 2

5-7

1.1.3.

Độ 3

8- 10

* Ghi chú: Trong trường hợp không chia độ, tính tỷ lệ % TTCT bằng độ 2.

1.2.

Hai thận: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng thận theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.

Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận

2.1.

Thận bên kia bình thường, không suy thận

31 -35

2.2

Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Cộng với tỷ lệ % TTCT do bệnh của thận bên còn lại theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.

Viêm thận, bể thận

3.1.

Chưa có biến chứng

11-15

3.2.

Có biến chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4.

Suy thận mạn tính

4.1.

Giai đoạn I

41 - 45

4.2.

Giai đoạn II

61 -65

4.3.

Giai đoạn IIIa

71 -75

4.4.

Giai đoạn IIIb, IV (có chỉ định chạy thận nhân tạo)

85-90

5.

Chấn thương thận phải mổ cắt thận

5.1.

Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường

21 - 25

5.2.

Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường

41 -45

5.3.

Cắt bỏ một phân thận hoặc một thận, thận bên kia có bệnh: Cộng với tỷ lệ % TTCT do bệnh của thận bên kia theo phương pháp cộng tại Thông tư

6.

Dị vật trong thận chưa lấy ra

6.1.

Dị vật ở một thận, chưa gây biến chứng

11 - 15

6.2.

Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng thận theo phương pháp cộng tại Thông tư

6.3.

Dị vật ở thận gây biến chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

7.

Mở thông thận

15 - 17

8.

Ghép thận, chức năng thận được cải thiện

26-30

9.

Khâu vết thương thận

9.1.

Một bên

16 - 18

9.2.

Hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

II.

Tổn thương niệu quản

1.

Tổn thương một bên

1.1.

Điều trị nội khoa bảo tồn

1.1.1.

Không có di chứng

6- 10

1.1.2.

Có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

1.2.

Điều trị phẫu thuật không có di chứng

1.2.1.

Mổ nội soi

16-20

1.2.2.

Mổ hở

21 -25

1.3.

Điều trị phẫu thuật có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

1.4.

Di chứng tổn thương niệu quản: chít hẹp niệu quản, thận ứ nước, nhiễm trùng bể thận...

31 -35

1.5.

Tổn thương niệu quản phải chuyển dòng tiết niệu

1.6.

Nối niệu quản - ruột

11-15

1.7.

Đưa đầu niệu quản ra ngoài da

16-20

2.

Tổn thương hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở Mục II: Nếu có suy thận, cộng với tỷ lệ % TTCT của suy thận theo phương pháp cộng tại Thông tư.

III

Tổn thương bàng quang

1.

Tổn thương bàng quang điều trị nội khoa bảo tồn chưa có di chứng

6- 10

2.

Tổn thương bàng quang phải điều trị phẫu thuật chưa có di chứng

21-25

3.

Tổn thương bàng quang có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4.

Di chứng tổn thương bàng quang

4.1.

Hội chứng bàng quang nhỏ (dung tích dưới 100ml)

31 -35

4.2.

Bàng quang không chứa được nước tiểu, mất kiểm soát bàng quang (nước tiểu chày nhỏ giọt liên tục)

36-40

4.3.

Tạo hình bàng quang mới

41 -45

4.4.

Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn

56-60

5.

Dị vật bàng quang

5.1.

Dị vật thành bàng quang

5.1.1.

Phẫu thuật kết quả tốt không có di chứng

5.1.2.

Phẫu thuật có di chứng: Cộng với tỉ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

26-30

5.2.

Dị vật xuyên qua thành và nằm trong bàng quang

5.2.1.

Không phải phẫu thuật

6 - 10

5.2.2.

Phải phẫu thuật, kết quả tốt, không có di chứng

5.2.2.1.

Mổ nội soi

11-15

5.2.2.2.

Mổ hở

16-20

5.2.3.

Phải phẫu thuật, kết quả không tốt (không lấy được dị vật hoặc lấy không hết)

* Ghi chú: Nếu có di chứng, cộng với tỉ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

36-40

6.

Vỡ, thủng bàng quang đã phẫu thuật, không có di chứng

6.1.

Ngoài phúc mạc

21-25

6.2.

Trong phúc mạc

26-30

* Ghi chú: Nếu có di chứng, cộng với tỷ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

7.

Cắt bán phần bàng quang

41 -45

8.

Cắt toàn phần bàng quang và chuyển lưu nước tiểu

81 - 85

IV

Tổn thương niệu đạo

1.

Tổn thương niệu đạo

1.1.

Điều trị nội khoa phục hồi tốt, không có di chứng

11 - 15

1.2.

Có di chứng hẹp niệu đạo phải nong hoặc can thiệp tạo hình

1.2.1.

Kết quả tốt

31-35

1.2.2.

Không kết quả

41 -45

2.

Rò niệu đạo

16-20

3.

Khâu nối niệu đạo

3.1.

Không có di chứng

21 - 25

3.2.

Có di chứng: Cộng vơi tỷ lệ % TTCT ở mục 1.2 theo phương pháp cộng tại Thông tư

V.

Tổn thương tầng sinh môn

1.

Tổn thương tầng sinh môn điều trị nội khoa kết quả tốt

1 -5

2.

Tổn thương tầng sinh môn có biến chứng rò bàng quang - âm đạo hay niệu đạo, trực tràng

2.1

Phẫu thuật kết quả tốt

11-15

2.2.

Phẫu thuật kết quả không tốt

31 -35

2.3.

Đã phẫu thuật hai lần trở lên nhưng không kết quả

51 - 55

3.

Tổn thương cơ vòng hậu môn: Áp dụng mục VI. Tổn thương hậu môn, Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa

VI.

Tổn thương tinh hoàn/buồng trứng

1.

Tổn thương mất tinh hoàn/buồng trứng

1.1.

Mất một phần một bên

6- 10

1.2.

Mất hoàn toàn một bên

16-20

1.3.

Mất cả hai bên

36-40

2.

Tổn thương gây teo tinh hoàn mất chức năng sinh tinh

2.1.

Một bên

11-15

2.2.

Hai bên

30-35

3.

Tổn thương gây teo buồng trứng mất chức năng sinh trứng

3.1.

Một bên

16-20

3.2.

Hai bên

31 -35

4.

Dập tinh hoàn/buồng trứng, còn chức năng sinh tinh/sinh trứng

4.1.

Một bên

4.1.1.

Điều trị nội khoa bảo tồn

1 -5

4.1.2.

Điều trị bằng phẫu thuật nhưng không cắt bỏ

6- 10

4.2.

Hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

5.

Dập tinh hoàn/buồng trứng gây mất chức năng: Tính tỷ lệ % TTCT như teo tinh hoàn/buồng trứng

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở mục VI

- Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng thêm 50% tỷ lệ % TTCT.

- Từ 55 tuổi trở lên (đối với nữ) và từ 65 tuổi trở lên (đối với nam): Trừ 50% tỷ lệ % TTCT.

VII.

Tổn thương dương vật

1.

Mất một phần dương vật

21 -25

2.

Đứt một phần dương vật đã nối lại

2.1.

Không có di chứng

11-15

2.2.

Có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.

Đứt hoàn toàn dương vật, đã nối lại

3.1.

Không có di chứng

21 -25

3.2.

Có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp công tại Thông tư

4.

Đứt hoàn toàn dương vật, không nối lại được, đã phẫu thuật tạo hình dương vật.

31-35

5.

Mất hoàn toàn dương vật

36 - 40

6.

Sẹo dương vật

6.1.

Không gây co kéo dương vật: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo phần mềm

6.2.

Gây co kéo dương vật

11-15

7.

Lóc da dương vật phải ghép da

7.1.

Không có di chứng

11 - 15

7.2.

Có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

8.

Di chứng tổn thương dương vật không thể thực hiện chức năng sinh dục

16-20

9.

Đứt dây hãm bao qui đầu

9.1.

Khâu phục hồi tốt

1-5

9.2.

Phục hồi một phần, để lại di chứng (đau, quan hệ tình dục khó khăn)

6- 10

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở mục VII

- Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng thêm 50% tỷ lệ % TTCT.

- Từ 65 tuổi trở lên: Trừ 50% tỷ lệ % TTCT.

VIII.

Tổn thương tử cung

1.

Tổn thương thành tử cung nhưng chưa thủng, không có di chứng

16-20

2.

Thủng tử cung, điều trị phẫu thuật không có di chứng

21 -25

3.

Tổn thương tử cung có di chứng (dính buồng tử cung...)

26-30

4.

Cắt tử cung bán phần

31 -35

5.

Cắt tử cung hoàn toàn

46-50

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở mục VIII

- Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng thêm 50% tỷ lệ % TTCT.

- Từ 55 tuổi trở lên: Trừ 50% tỷ lệ % TTCT.

IX.

Tổn thương vú (Nữ giới)

1.

Tổn thương núm vú

1.1.

Một bên

1.1.1.

Mất một phần: Tỷ lệ % TTCT của sẹo phần mềm nhân hệ số 3

1.1.2.

Mất toàn bộ

11 - 13

1.2.

Hai bên; Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.

Tổn thương vú

2.1.

Một bên

2,1,1.

Mất một phần: Tỷ lệ % TTCT của sẹo phần mềm nhân hệ số 3

2.1.2.

Mất hoàn toàn

21 -25

2.2.

Hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở mục IX

- Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng 50% tỷ lệ % TTCT

- Từ 55 tuổi trở lên: Trừ 50% tỷ lệ % TTCT

- Tổn thương vú ở nam giới: Tính tỷ lệ % TTCT của sẹo phần mềm nhân hệ số 3.

X.

Tổn thương ống dẫn tinh/ống dẫn trứng, vòi trứng

1.

Tổn thương một bên

1.1.

Tổn thương không gây đút, phục hồi tốt

5 -9

1.2.

Tổn thương gây đứt, phẫu thuật nối phục hồi tốt

11 - 15

1.3.

Tổn thương gây đứt, không phẫu thuật hoặc phẫu thuật không phục hồi được

16-20

1.4.

Tổn thương gây tắc, không thể phục hồi

16-20

2.

Tổn thương hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bến theo phương pháp cộng tại Thông tư

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở mục X

- Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng 50% tỷ lệ % TTCT.

- Từ 55 tuổi trở lên: Trừ 50% tỷ lệ % TTCT.

XI.

Tổn thương âm hộ, âm đạo

1.

Tổn thương âm hộ, âm đạo không gây biên dạng, không ảnh hưởng chức năng: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo phần mềm

2.

Tổn thương âm hộ, âm đạo gây biến dạng

2.1.

Không ảnh hưởng chức năng: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo phần mềm nhân hệ số 3

2.2.

Có ảnh hưởng chức năng

16-20

3.

Mất âm vật

3.1.

Mất một phần

6- 10

3.2.

Mất hoàn toàn

11-15

4.

Mất môi lớn

4.1.

Một bên

1 - 5

4.1.1.

Mất một phần

4.1.2.

Mất hoàn toàn

6- 10

4.2.

Hai bên: Cộng tỷ iệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

5.

Mất môi bé

5.1.

Một bên

5.1.1.

Mất một phần

1-5

5.1.2.

Mất hoàn toàn

6-10

5.2.

Hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở mục XI

- Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng 50% tỷ lệ % TTCT.

- Từ 55 tuổi trở lên: Trừ 50% tỷ lệ % TTCT.

XII.

Tổn thương sản khoa

1.

Tổn thương gây dọa sảy thai

1.1.

Điều trị bảo tồn kết quả tốt

1 - 5

1.2.

Điều trị bảo tồn không kết quả, phải đình chỉ thai nghén (bỏ thai): Tính tỷ lệ % TTCT như tổn thương gây sảy thai

2.

Tổn thương gây sảy thai, thai chết lưu

2.1.

Ba tháng đầu

11-15

2.2.

Ba tháng giữa

16-20

2.3.

Ba tháng cuối

21 -25

3.

Tổn thương gây đẻ non

3.1.

Đẻ non con sống

16-20

3.2.

Đẻ non con chết

31 -35

XIII.

Tổn thương tuyến tiền liệt, túi tinh

1.

Tổn thương gây rối loạn chức năng và/hoặc biến đổi giải phẫu nhưng không cần điều trị

6-10

2.

Cắt tuyến tiền liệt

11-15

3.

Cắt tuyến tiền liệt và túi tinh

16-20

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở mục XIII

- Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng thêm 50% tỷ lệ % TTCT.

- Từ 65 tuổi trở lên: Trừ 50% tỷ lệ % TTCT.

XIV.

Tổn thương bìu

1.

Mất một phần da bìu không kèm theo giảm chức năng, không sai vị trí và không mất di động của tinh hoàn

3-5

2.

Mất một phần da bìu, không giảm chức năng tinh hoàn nhưng có kèm theo sai vị trí hoặc mất di động tinh hoàn

6- 10

3.

Mất toàn bộ da bìu hoặc mất một phần da bìu cần ghép tinh hoàn vào nơi khác để bảo tồn chức năng tinh hoàn

16-20

* Ghi chú: Tất cả các tổn thương ở mục XIV

- Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng 50% tỷ lệ % TTCT.

- Từ 65 tuổi trở lên: Trừ 50% tỷ lệ % TTCT.

Chương 6

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ NỘI TIẾT

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I

Tổn thương tuyến yên

1.

Tổn thương tuyến yên, chưa gây biến chứng: Áp dụng Chương tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh

2.

Tổn thương tuyến yên gây biến chứng

2.1.

Rối loạn chức năng thùy sau tuyến yên gây đái tháo nhạt

26 - 30

2.2.

Rối loạn chức năng thùy trước tuyến yên

2.2.1.

Rối loạn một loại hormon

26-30

2.2.2.

Rối loạn từ hai đến ba loại hormon

41 -45

2.2.3.

Rối loạn từ bốn loại hormon trở lên (rối loạn chức năng thùy trước tuyến yên)

56-60

2.3.

Rối loạn chức năng toàn bộ tuyến yên (rối loạn chức năng cả thùy trước và thùy sau)

61 -63

* Ghi chú: Nếu di chứng tổn thương tuyến yên xảy ra trước tuổi dậy thì, tỷ lệ % TTCT được cộng 20% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

II

Tổn thương tuyến giáp

1.

Tổn thương tuyến giáp chưa gây biến chứng

1.1.

Một bên

11-15

1.2.

Hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.

Tổn thương tuyến giáp gây biến chứng

2.1.

Nhiễm độc giáp

2.1.1.

Dưới lâm sàng

21 -25

2.1.2.

Lâm sàng (bệnh Basedow) chưa có biến chứng

31 -35

2.1.3.

Lâm sàng (bệnh Basedow) có biến chứng: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục 2.1.2 và cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2.

Suy giáp

2.2.1.

Suy giáp còn bù

21-25

2.2.2.

Suy giáp mất bù (suy giáp rõ)

31 -35

2.3.

Tổn thương phải cắt tuyến giáp

2.3.1.

Cắt một phần một bên, chức năng tuyến giáp vẫn ổn định

11-15

2.3.2

Cắt hoàn toàn một bên, chức năng tuyến giáp vẫn ổn định

16-20

2.3.3.

Cắt hoàn toàn một bên và cất một phần bên đối diện, chức năng tuyến giáp vẫn ổn định

21 -25

* Ghi chú: Nếu có biến chứng thì cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

2.3.4.

Cắt cả hai bên

56-60

III

Tổn thương tuyến cận giáp

1.

Tổn thương tuyến cận giáp chưa gây biến chứng

1.1.

Một bên

1.2.

Hai bên: Tính tỷ lệ % TTCT của từng bên rồi cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.

Tổn thương tuyến cận giáp gây suy chức năng tuyến cận giáp (bao gồm cả suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật)

21 -25

IV.

Tổn thương tuyến thượng thận

1.

Tổn thương tuyến thượng thận chưa gây biến chứng

1.1.

Một bên

11-15

1.2.

Hai bên: Tính tỷ lệ % TTCT của từng bên rồi cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.

Tổn thương tuyến thượng thận gây biến chứng

2.1.

Suy thượng thận

2.1.1.

Thể đáp ứng tốt với Corticoid

36-40

2.1.2.

Thể không đáp ứng với Corticoid

61 -63

2.2

Tổn thương phải cắt tuyến thượng thận

2.2.1.

Cắt một bên

2.2.1.1

Không gây biến chứng

16-20

2.2.1.2

Có gây biến chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2.2.

Cắt một bên và cắt một phần bên đối diện

2.2.2.1.

Không gây biến chứng

26 - 30

2.2.2.2.

Có biến chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2.3.

Cắt cả hai bên

2.2.3.1.

Thể đáp ứng tốt với Corticoid

65-68

2.2.3.2.

Thể không đáp ứng với Corticoid

81 -83

* Ghi chú: Nếu mở bụng thăm dò thì cộng với tỷ lệ % TTCT của mổ thăm dò ổ bụng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

V.

Tổn thương tuyến tụy

1.

Tổn thương tuyến tụy chưa gây biến chứng đái tháo đường: Tính tỷ lệ % TTCT theo quy định tại Chương tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa

2.

Tổn thương tuyến tụy gây biến chứng đái tháo đường

2.1.

Đái tháo đường tiềm tàng

21-25

2.2.

Đái tháo đường lâm sàng

41-45

VI.

Tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn)

Tính tỷ lệ % TTCT theo quy định tại Chương tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu - sinh dục - sản khoa.

* Ghi chú: Nếu bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục xảy ra trước 16 tuổi thì tỷ lệ % TTCT được cộng 20% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

Chương 7

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THẺ DO TỔN THƯƠNG CƠ - XƯƠNG KHỚP

Nguyên tắc chung:

1. Tổn thương xương

- Gãy xương dài nhiều ổ tại một xương nếu không ngắn chi: Tính tỷ lệ % TTCT bằng gãy xương can xấu không ngắn chi. Nếu có ngắn chi tính tỷ lệ % TTCT bằng gãy xương can xấu ngắn chi.

- Mẻ xương, nứt, rạn xương: Tính tỷ lệ % TTCT 1 - 3%

- Gãy xương dài ở 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới: Tính tỷ lệ % TTCT như gãy thân xương (không chia đoạn).

- Ghép xương: Chỗ lấy xương tính tỷ lệ % TTCT 3 - 5%.

- Mất một phần đốt ngón tay, đốt ngón chân thì tính tỷ lệ % TTCT ở mức tối thiểu của khung tỷ lệ % TTCT mất đốt ngón tay, đốt ngón chân tương ứng.

- Các tổn thương xương sọ, xương hàm mặt, xương sườn và xương ức được quy định tại các chương riêng.

2. Đứt, tổn thương gân cơ

- Gân ngón vận động ngón, đốt ngón tay, chân:

+ Nối phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT sẹo phần mềm,

+ Nối không phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT theo hạn chế vận động các đầu chi và sẹo phần mềm.

- Gân cơ vận động bàn tay, bàn chân:

+ Nối phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT sẹo phần mềm.

+ Nối không phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT hạn chế vận động khớp cổ tay, chân và sẹo phần mềm.

- Tổn thương gân duỗi và gân gấp: xếp tỷ lệ % TTCT như nhau.

3. Tổn thương sụn khớp

- Tổn thương sụn gây ảnh hưởng khớp: Tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ hạn chế vận động khớp.

- Tổn thương sụn tiếp hợp ở trẻ em: Tính tỷ lệ % TTCT như tổn thương xương.

4. Tổn thương hỗn hợp

Trong trường hợp tổn thương chi có nhiều tổn thương hỗn hợp như mạch máu, thần kinh, xương, cơ... khi cộng các tỷ lệ % TTCT theo phương pháp cộng tại Thông tư mà kết quả cao hơn tỷ lệ % TTCT cắt cụt đoạn chi thì tính tỷ lệ % TTCT bằng 95% tỷ lệ % TTCT cắt cụt đoạn chi tương ứng.

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Xương đòn và xương bả vai

1.

Gãy xương đòn

1.1.

Can liền tốt, không ảnh hưởng đến gánh, vác

6-10

1.2.

Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác

16-20

2.

Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn

16-20

3.

Trật khớp đòn - mỏm - bả

11-15

4.

Trật khớp ức - đòn

11 - 15

5.

Trật khớp cùng đòn

5.1.

Trật khớp cùng đòn điều trị khỏi

1 -3

5.2.

Trật khớp cùng đòn cũ dễ tái phát

11 - 15

6.

Gãy, vỡ xương bả vai một bên do chấn thương

6.1.

Mẻ xương bả vai.

1-3

6.2.

Gãy mỏm cùng vai hoặc mỏm quạ

6- 10

6.3.

Gãy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương

6- 10

6.4.

Gãy, vỡ ở ngành ngang

11-15

6.5.

Gãy, vỡ phần ổ khớp vai

6.5.1.

Vỡ ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai

16-20

6.5.2.

Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Tính tỷ lệ % TTCT như tổn thương khớp vai

II.

Khớp vai

1.

Tháo một khớp vai

71 -73

2

Tổn thương khớp vai một bên

2.1.

Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 - 2/7 động tác)

11-15

2.2.

Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 - 5/7 động tác)

21 -25

2.3.

Cứng khớp vai gần hoàn toàn

31 -35

2.4.

Cứng khớp vai hoàn toàn

2.4.1.

Tư thế thuận: Tư thế nghỉ (0°)

46-50

2.4.2.

Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao

51-55

2.4.3.

Thay khớp vai nhân tạo

16-20

2.5.

Trật khớp vai

2.5.1.

Trật khớp vai mới điều trị khỏi

3 - 5

2.5.2.

Trật khớp vai cũ dễ tái phát (không còn khả năng điều trị hoặc điều trị không kết quả)

21 -25

3.

Viêm khớp vai do chấn thương gây hạn chế vận động khớp: Tính theo tỷ lệ % TTCT hạn chế vận động khớp

III.

Cánh tay

1.

Cụt một cánh tay

1.1.

Đường cắt 1/3 trên

66-70

1.2.

Đường cắt 1/3 giữa cánh tay trở xuống

61 -65

2.

Gãy đầu trên xương cánh tay (từ cỗ phẫu thuật trở lên)

2.1.

Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liếng (chụp phim X quang xác định)

41 -45

2.2.

Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa

21 -25

2.3.

Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều

31 -35

3.

Gãy thân xương cánh tay một bên dưới cổ phẫu thuật.

3.1.

Can liên tốt, trục thẳng, không ngắn chi

11-15

3.2.

Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi

21 -25

3.3.

Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi

3.3.1.

Ngắn dưới 3cm

26-30

3.3.2.

Ngắn từ 3cm trở lên

31 -35

3.4.

Can xấu, hai đầu gãy chồng nhau

41 -43

4.

Gãy đầu dưới xương cánh tay một bên

4.1.

Gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, gãy lồi cầu trong hoặc lồi cầu ngoài

21 -25

4.2.

Gãy như mục 4.1 nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu: Tính theo tỷ lệ % TTCT của tổn thương khớp khuỷu

4.3.

Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp

3-5

4.4.

Mẻ xương dài (các chi trên và chi dưới, chưa đến ống tủy hoặc đến ống tủy nhưng không có biến chứng)

* Ghi chú: Nếu có biến chứng viêm tủy xương: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục viêm tủy xương tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ - xương - khớp

1 -3

5.

Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả

5.1.

Khớp giả chặt

31 -35

5.2.

Khớp giả lỏng

41 -45

IV.

Cẳng tay và khớp khuỷu tay

1.

Tháo một khớp khuỷu

61

2.

Cụt một cẳng tay

2.1.

Đường cắt 1/3 trên

56-60

2.2.

Đường cắt 1/3 giữa trở xuống

51-55

3.

Gãy mỏm khuỷu xương trụ

3.1.

Gãy đơn thuần không gây ảnh hưởng khớp

6-10

3.2.

Gãy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng cứng một khớp khuỷu

3.2.1.

Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 5° đến 145°

11-15

3.2.2.

Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng 45° đến 90°

26-30

3.2.3.

Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 0° đến 45°

31 - 35

3.2.4.

Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150°

51 -55

4.

Trật khớp khuỷu cũ

4.1.

Trật khớp khuỷu điều trị khỏi

3-5

4.2.

Trật khớp khuỷu cũ dễ tái phát

11-15

4.3.

Trật khớp quay - trụ điều trị khỏi

1 -3

5.

Gãy hai xương cẳng tay

5.1.

Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương

5.1.1.

Khớp giả chặt

26-30

5.1.2.

Khớp giả lỏng

31 -35

5.2.

Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường

11-15

5.3.

Một xương liền tốt, một xương liền không tốt

16-20

5.4.

Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3cm

26-30

5.5.

Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay

31 -35

5.6.

Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ

31-35

6.

Gãy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay

6.1.

Hạn chế vận động khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay

16-20

6.2.

Hạn chế vận động khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay)

21 -25

6.3.

Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°)

21-25

6,4.

Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa

31 -35

6.5.

Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại

26-30

6.6.

Trật khớp cổ tay cũ dễ tái phát

11 - 15

6.7.

Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay ít, không ảnh hưởng thẩm mỹ

1 -3

6.8.

Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay nhiều hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ

4 - 6

7.

Gãy thân xương quay

7.1.

Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường

6- 10

7.2.

Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa

21-25

7.3.

Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay

7.3.1.

Khớp giả chặt

11-15

7.3.2.

Khớp giả lỏng

21 -25

8.

Gãy đầu trên xương quay có di chứng gây hạn chế vận động gấp- duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ

21-25

9.

Gãy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles)

9.1.

Kết quả điều trị tốt

6- 10

9.2.

Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay

11-15

10.

Gãy thân xương trụ

10.1.

Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng

6- 10

10.2.

Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gãy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay

21 -25

10.3.

Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả

10.3.1.

Khớp giả chặt

11-15

10.3.2.

Khớp giả lỏng

16-20

11.

Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gãy kiểu Monteggia) không để lại di chứng

* Ghi chú: Nếu để lại di chứng cứng khớp khuỷu: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục IV.3.2.

6-10

12.

Gãy mỏm trâm quay hoặc trâm trụ không ảnh hưởng vận động khớp cổ tay

* Ghi chú: Nếu ảnh hưởng vận động khớp cổ tay, tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ hạn chế vận động khớp.

6- 10

V.

Bàn tay và khớp cổ tay

1.

Tháo khớp cổ tay một bên

52

2.

Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường)

2.1.

Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°)

21-25

2.2.

Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa

h 31 -3:5

2.3.

Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa)

26-30

3.

Gãy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên

3.1.

Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay

5-9

3.2.

Gãy cứng khớp cổ tay: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục V.2 Chương này

4.

Gãy xương bàn tay

4.1.

Gãy một đến hai xương bàn tay, không hạn chế chức năng bàn tay, ngón tay

6- 10

4.2.

Gãy một đến hai xương bàn tay, có biến dạng hoặc ảnh hưởng đến chức năng bàn tay, ngón tay

11-15

4.3.

Gãy nhiều hơn hai xương bàn tay

16-20

4.4.

Mất đoạn xương của nhiều xương bàn tay (hai xương trở lên)

21 - 25

VI.

Ngón tay

1.

Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay

1.1.

Cụt (mất) năm ngón tay

47

1.2.

Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay

50

2.

Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay

2.1.

Mất ngón I và ba ngón khác

2.1.1.

Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V)

45

2.1.2.

Mất các ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV)

43

2.1.3.

Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III)

43

2.1.4.

Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II)

43

2.2

Mất các ngón 11 + III + IV + V (còn lại ngón I)

41

2.3.

Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (gãy, khuyết...) từ một đến ba xương bàn tay

45-47

3.

Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay

3.1.

Mất ngón I và hai ngón khác

3.1.1.

Mất các ngón I + II + III

41

3.1.2.

Mất các ngón I + II + IV

39

3.1.3.

Mất các ngón I + II + V

39

3.1.4.

Mất các ngón I + III + IV

37

3.1.5.

Mất các ngón I + III + V

35

3.1.6.

Mất các ngón I + IV + V

35

3.2.

Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)

3.2.1.

Mất các ngón II + III + IV

31

3.2.2.

Mất các ngón II + III + V

31

3.2.3.

Mất các ngón II + IV + V

29

3.3.

Mất các ngón III + IV + V

25

* Ghi chú: Nếu mất ba ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng thì tỷ lệ % TTCT được cộng 4-6% theo phương pháp cộng tại Thông tư

4.

Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay

4.1.

Mất ngón I và một ngón khác

4.1.1.

Mất ngón I và ngón II

35

4.1.2.

Mất ngón I và ngón III

33

4.1.3.

Mất ngón I và ngón IV

32

4.1.4.

Mất ngón I và ngón V

31

4.2.

Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)

4.2.1.

Mất ngón II và ngón III

25

4.2.2.

Mất ngón II và ngón IV

23

4.2.3.

Mất ngón II và ngón V

21

4.3.

Mất ngón tay III và ngón IV

19

4.4.

Mất ngón tay III và ngón V

18

4.5.

Mất ngón IV và ngón V

18

* Ghi chú: Nếu mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng thì cộng 2 - 4 % theo phương pháp cộng tại Thông tư

5.

Tổn thương, chấn thương một ngón tay

5.1.

Ngón I (ngón cái)

5.1.1.

Cứng khớp liên đốt

6-8

5.1.2.

Cứng khớp đốt - bàn

11-15

5.1.3.

Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái

11-15

5.1.4.

Mất đốt ngoài (đốt hai)

11-15

5.1.5.

Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón - bàn)

21 -25

5.1.6.

Mất trọn ngón và một phần xương bàn I

26-30

5.2.

Ngón lI (ngón trỏ)

5.2.1.

Cứng khớp đốt bàn

7-9

5.2.2.

Cứng một khớp liên đốt

3-5

5.2.3.

Cứng các khớp liên đốt

11-12

5.2.4.

Mất đốt ba

3 - 5

5.2.5.

Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

6-8

5.2.6.

Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón - bàn)

11-15

5.2.7.

Mất trọn ngón II và một phần xương bàn

16-20

5.3.

Ngón III (ngón giữa)

5.3.1.

Cứng khớp đốt - bàn

5-6

5.3.2.

Cứng một khớp liên đốt

1 -3

5.3.3.

Cứng các khớp liên đốt

7-9

5.3.4.

Mất đốt ba

1 -3

5.3.5.

Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

4-6

5.3.6.

Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón - bàn)

8- 10

5.3.7.

Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

5.4.

Ngón IV (ngón đeo nhẫn)

5.4.4.

Cứng khớp bàn - ngón

4-5

5.4.2.

Cứng một khớp liên đốt

1-3

5.4.3.

Cứng các khớp liên đốt

6-8

5.4.4.

Mất đốt ba ngón IV

1 -3

5.4.5.

Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3)

4-6

5.4.6.

Mất trọn ngón IV

8-10

5.4.7.

Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

5.5.

Ngón V (ngón tay út)

5.5.1.

Cứng khớp bàn - ngón

3-4

5.5.2.

Cứng một khớp liên đốt

1-2

5.5.3.

Cứng các khớp liên đốt

5-6

5.5.4.

Mất đốt ba, ngón V

5.5.5.

Mất đốt hai và ba, ngón V

4-5

5.5.6.

Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón - bàn)

6-8

5.5.7

Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

6.

Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay: Cộng tỷ lệ % TTCT của cụt của từng ngón theo phương pháp cộng tại Thông tư

7.

Gãy, vỡ xương một đốt ngón tay

7.1.

Đốt 1 ngón I

3

7.2.

Đột 2 ngón I hoặc đốt I các ngón khác

2

7.3.

Đốt 2; 3 các ngón khác

1

8.

Trật khớp ngón tay cù dễ tái phát

8.1.

Ngón I

8.1. 1.

Khớp bàn - ngón

4-6

8.1.2.

Khớp liên đốt

2-4

8.2.

Ngón II hoặc III

8.2.1.

Khớp bàn - ngón

4-8

8.2.2.

Khớp liên đốt gần

2-4

8.2.3.

Khớp liên đốt xa

1 -3

8.3.

Ngón IV hoặc V

8.3.1.

Khớp bàn - ngón

2-4

8.3.2.

Khớp liên đốt gần

2-4

8.3.3.

Khớp liên đốt xa

1 -3

9.

Viêm khớp bàn - ngón tay sau chấn thương

9.1.

Ngón I

9.1.1.

Viêm khớp bàn - ngón

5-7

9.1.2.

Viêm khớp liên đốt

3 - 5

9.2.

Ngón II và III

9.2.1.

Viêm khớp bàn - ngón

3-5

9.2.2.

Viêm khớp liên đốt gần

2-4

9.2.3.

Viêm khớp liên đốt xa

1 -3

9.3.

Ngón IV và V

9.3.1.

Viêm khớp bàn - ngón

1 -3

9.3.2.

Viêm khớp liên đốt gần

1 - 3

9.3.3.

Viêm khớp liên đốt xa

1

10.

Cứng nhiều khớp lớn chi trên

10.1.

Cứng khớp vai và khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng

51 -55

10.2.

Cứng cả ba khớp vai, khuỷu, cổ tay

61

VII.

Đùi và khớp háng

1.

Tháo một khớp háng

71-73

2.

Trật khớp háng, kết quả điều trị

2.1.

Tốt

6- 10

2.2.

Gây lỏng khớp háng

21 -25

3.

Cứng một khớp háng sau chấn thương

3.1.

Chi ở tư thế thẳng trục

3.1.1.

Từ 0 đến 90°

21 -25

3.1.2.

Từ 0 đến 60°

31 - 35

3.1.3.

Từ 0 đến 30°

41 -45

3.2.

Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp

3.2.1.

Từ 0 đến 90°

31-35

3.2.2.

Từ 0 đến 60°

41 -45

3.2.3.

Từ 0 đến 30°

46 - 50

4.

Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương

51-55

5.

Thay khớp háng nhân tạo

21-25

6.

Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới

6.1.

Cứng một khớp háng và một khớp gối

61-65

6.2.

Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân

41 -45

6.3.

Cứng ba khớp lớn (háng, gối)

66-70

6.4.

Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân

61 -65

7.

Cụt một đùi

7.1.

Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn

68-69

7.2.

Đường cắt ở 1/3 trên

67

7.3.

Đường cắt ở 1/3 giữa trở xuống

65

8.

Gãy cổ xương đùi

8.1.

Gãy cổ xương đùi gây tiêu chỏm

51

8.2.

Gãy cổ xương đùi không tiêu chỏm

31 -35

8.3.

Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi

8.4.

Khớp giả chặt

41-45

8.5.

Khớp giả lỏng lẻo

51

8.6.

Gãy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo

35

9.

Gãy đầu trên xương đùi

9.1.

Can liền tốt, trục thẳng

26-30

9.2.

Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 40m, chức năng khớp háng bị hạn chế

31-35

9.3.

Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4cm

41 -45

10.

Gãy thân xương đùi

10.1.

Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường

21 -25

10.2.

Can liền xấu, trục lệch

26-30

10.3.

Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4cm

31 -35

10.4.

Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4cm

41 -45

11.

Gãy đầu dưới xương đùi

11.1.

Gãy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị kết quả tốt, không ảnh hưởng vận động khớp gối

11-15

11.2.

Gãy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chúng hạn chế vận động khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo cứng khớp gối

VIII.

Cẳng chân và khớp gối

1.

Tháo một khớp gối

2

Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp

61

2.1.

Tầm vận động từ 0° đến trên 125°

11-15

2.2 .

Tầm vận động từ 0° đến 90°

16-20

2.3.

Tầm vận động từ 0°đến 45°

26-30

2.4.

Cứng khớp tư thế 0°

36 - 40

3.

Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt

6- 10

4.

Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục VIII.2

5.

Gãy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục VIII.2

6.

Tổn thương sụn chêm do chân thương khớp gối

6.1.

Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mạn tính

16-20

6.2.

Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục VIII.2

6.3.

Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp - duỗi khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục VIII.2

7.

Dị vật khớp gối

7.1.

Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối

11-15

7.2.

Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại

21 -25

8.

Tổn thương đứt dây chằng khớp gối

8.1.

Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt

11-15

8.2.

Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị

21 -25

8.3.

Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt

6- 10

8.4.

Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị

11-15

9.

Thay khớp gối nhân tạo

11-15

10.

Vỡ xương bánh chè trong bao khớp

10.1.

Can liền tốt, bề mặt khớp không hoặc di lệch dưới 5mm

2-4

10.2.

Can liền tốt, bề mặt khớp di lệch trên 5mm

5-7

10.3.

Không liền xương

8- 10

10.4.

Mất một phần xương bánh chè

5-7

11.

Trật khớp gối

11.1.

Trật khớp gối mới, điều trị khỏi

3 - 5

11.2.

Trật khớp gối dai dẳng không điều trị được

8 - 10

12.

Cụt một cẳng chân

12.1.

Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường

12.1.1.

Lắp được chân giả

51

12.1.2.

Không lắp được chân giả

55

12.2.

Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới

12.2.1.

Đã lắp chân giả đi lại tốt

41 -45

12.2.2.

Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó

46-50

13.

Gãy hai xương cẳng chân

13.1.

Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi

16-20

13.2.

Can xương xấu; can dính hai xương, trục lệch, có ngắn chi

13.2.1.

Chi ngắn dưới 2cm

21 -25

13.2.2.

Chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm

26-30

13.2.3.

Chi ngắn từ 5cm trở lên

31-35

14.

Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả

14.1.

Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5cm

31-35

14.2.

Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5cm

41 -45

15.

Gãy thân xương chày một chân

15.1.

Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi

11-15

15.2.

Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, có ngắn chi

15.2.1.

Chi ngắn dưới 2cm

16-20

15.2.2.

Chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm

21 -25

15.2.3

Chi ngắn từ 5cm trở lên

26-30

15.3.

Gãy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn

21-25

16.

Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả

16.1.

Khớp giả chặt

21 -25

16.2.

Khớp giả lỏng

31-35

17.

Gãy hoặc vỡ mâm chày

17.1.

Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng

11 - 15

17.2.

Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Tính theo tỷ lệ % TTCT của tổn thương khớp gối

17.3.

Bong sụn lồi củ xương chày

6- 10

18.

Gãy hoặc vỡ lồi cử trước mâm chày

6 - 10

19.

Gãy thân xương mác một chân

19.1.

Can tốt

3-5

19.2.

Can xấu

5-7

19.3.

Gãy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu

19.3.1.

Hạn chế vận động khớp cổ chân

6 - 10

19.3.2.

Cổ chân bị cứng khớp

11-15

19.4.

Vỡ mắt cá ngoài không ảnh hưởng vận động khớp cổ chân.

* Ghi chú: Nếu ảnh hưởng vận động khớp cổ chân thì tính theo tỷ lệ % TTCT của ảnh hưởng vận động khớp.

1 - 3

20.

Mất xương mác

20.1.

Mất toàn bộ xương mác

11-15

20.2.

Mất đoạn xương mác

4-6

* Ghi chú: Gãy xương chi dưới có di chứng dài chi thì tính tỷ lệ % TTCT như ngắn chi mức độ tương ứng.

IX.

Bàn chân và khớp cổ chân

1.

Tháo khớp cổ chân một bên

45

2.

Tháo khớp cổ chân hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.

Tổn thương mắt cá trong một bên

3.1.

Không ảnh hưởng khớp

6- 10

3.2.

Gây cứng khớp cổ chân; Tính tỷ lệ % TTCT theo mục IX.6

3.3.

Trật khớp cổ chân điều trị khỏi

1 -3

4.

Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc)

35

5.

Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff)

41

6.

Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp

6.1.

Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°)

21

6.2.

Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân

31

6.3.

Cứng khớp không hoàn toàn (hạn chế vận động khớp)

11 - 15

7.

Đứt gân gót (gân Achille)

7.1.

Đã nối lại, không ngắn gân

11 - 15

7.2.

Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước

21-25

7.3.

Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn

26-30

8.

Cắt bỏ toàn bộ xương gót

31 -35

9.

Gãy hoặc vỡ xương gót

9.1.

Vỡ xương gót không ảnh hưởng vận động

6- 10

9.2.

Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động

11 - 15

9.3.

Gãy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau

10.

Cắt bỏ xương sên

26-30

11.

Gãy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó khăn

16-20

12.

Gãy/vỡ xương thuyền

6- 10

13.

Gãy/vỡ xương hộp

11 - 15

14.

Gãy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân

16-20

15.

Gãy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân

15.1.

Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng

3-5

15.2.

Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động

11-15

16.

Gãy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân

16.1.

Gãy hai xương bàn chân, can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến vận động

6-10

16.2.

Gãy hai xương bàn, can liên xâu hoặc mất đoạn hai xương bàn

16 - 20

163.

Gãy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động

21-25

17.

Mảnh dị vật nẳm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên)

16-20

18.

Còn nhiều mảnh dị vật nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay gãm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động

18.1.

Có dưới 10 mảnh

11-15

18.2.

Có từ 10 mảnh trở lên

16-20

19.

Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi

16-20

20.

Viêm khớp cổ chân mạn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân

16 - 20

X.

Ngón chân

1.

Cụt năm ngón chân

26-30

2.

Cụt bốn ngón chân

2.1.

Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I)

16-20

2.2.

Cụt bốn ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V)

21 -25

2.3.

Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV)

21 -25

2.4.

Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III)

21 -25

3.

Cụt ba ngón chân

3.1.

Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I

11-15

3.2.

Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I

16-20

4.

Cụt hai ngón chân

4.1.

Cụt 2 ngón III + IV hoặc 2 ngón III + V hoặc 2 ngón IV + V

6- 10

4.2.

Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I)

11-15

4.3.

Cụt ngón chân I và một ngón khác

16-20

5.

Cụt ngón chân I

11-15

6.

Cụt một ngón chân khác

3-5

7.

Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân)

6- 10

8.

Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân)

1-3

9.

Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác

2-4

10.

Cứng khớp liên đốt ngón chân I

10.1.

Tư thế thuận

3-5

10.2.

Tư thế bất lợi

7-9

11.

Cứng khớp đốt - bàn của ngón chân I

7-9

12.

Cứng khớp đốt - bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác

12.1.

Cứng ở tư thế thuận

1 -3

12.2.

Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng

4-5

13.

Gãy xương một đốt ngón chân

1

XI.

Chậu hông

1.

Khuyết xương chậu do lấy xương để điều trị

3 - 5

2.

Gãy (vỡ) gai chậu trước trên

6- 10

3.

Gãy (vỡ) mào chậu

11-15

4.

Gãy (vỡ) một bên cánh chậu

16-20

5.

Gãy (vỡ) xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu

5.1.

Nam giới

31 -35

5.2.

Phụ nữ

41 -45

5.3.

Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già

41-45

6.

Gãy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới)

16-20

7.

Gãy ngành ngang xương mu

7.1.

Gãy một bên

11-15

7.2.

Gãy cả hai bên

16-20

7.3.

Ngành ngồi mu hoặc ngành chậu mu một bên

11-15

8.

Gãy ổ chảo khớp háng

8.1.

Gãy ổ chảo khớp háng (cung trước hoặc sau) mổ kết hợp xương kết quả tốt không ảnh hưởng vận động khớp háng

11-15

8.2.

Gãy ổ chảo khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng)

21-25

9.

Gãy xương cùng không tổn thương thần kinh

5-7

10.

Gãy xương cụt

10.1.

Gãy xương cụt không tổn thương thần kinh

3-5

10.2.

Gãy xương cụt di lệch, gây đau khi ngồi

4-6

11.

Viêm khớp cùng chậu sau chấn thương

11.1.

Mức độ nhẹ

1 -3

11.2.

Mức độ trung bình

4-6

11.3.

Mức độ nặng

11-13

XII.

Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh

1.

Tổn thương đốt sống C1 (hoặc) C2

* Tổn thương mỏm nha đốt C2 tính như tổn thương đốt C2

31-35

2.

Xẹp, viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn thương

2.1.

Xẹp, viêm dính một - hai đốt sống cổ, đau vừa, hạn chế một phần động tác cổ - đầu (gấp - duỗi, nghiêng trái, phải và xoay từ 0° đến 20°)

31 -35

2.2.

Xẹp, viêm dính trên hai đốt sống cố, đau nhiều, trở ngại đến vận động cổ đầu (trên 20° ở tất cả các động tác)

41 -45

3.

Tổn thương cột sống lưng - thắt lưng

3.1.

Gãy, xẹp thân một đốt sống

21-25

3.2.

Gãy, xẹp thần hai hoặc ba đốt sống trở lên

3.2.1.

Xẹp thân hai đốt sống

26-30

3.2.2.

Xẹp ba đốt sống

36-40

3.2.3.

Xẹp trên ba đốt sống

41 -45

4.

Gãy, vỡ mỏm gai

4.1.

Của một đốt sống

6 - 10

4.2.

Của hai hoặc ba đốt sống

16-20

4.3.

Của trên ba đốt sống

26 - 30

5.

Gãy, vỡ mỏm bên

5.1.

Của một đốt sống

3 - 5

5.2.

Của hai hoặc ba đốt sống

11-15

5.3.

Của trên ba đốt sống

21-25

6.

Trượt thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm

6.1.

Trượt một ổ không tổn thương thần kinh

21 -25

6.2.

Trượt nhiều tầng không tổn thương thần kinh

31-35

* Ghi chú:

- Nếu gây tổn thương thần kinh: Tính theo tỷ lệ % TTCT quy định tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh.

- Tổn thương xương, nếu có biểu hiện loãng xương kèm theo (loãng xương do liệt thần kinh gây giảm vận động, do cố định xương kéo dài, không tính loãng xương do tuổi) thì cộng 5-10% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

7.

Thoát vị đĩa đệm đã được điều trị thường gây tái phát.

6- 10

XIII.

Viêm bao gân sau chấn thương: Tính tỷ lệ % TTCT theo quy định tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ - xương - khớp

Chương 8

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG PHẦN MỀM

Nguyên tắc:

1. Kích thước sẹo

+ Sẹo nhỏ: Chiều dài dưới 3cm và chiều rộng dưới 0,3cm.

+ Sẹo trung bình: Chiều dài từ 3cm đến 5cm và chiều rộng từ 0,3cm đến 0,5cm.

+ Sẹo lớn: Chiều dài trên 5cm và chiều rộng trên 0,5cm.

+ Nếu sẹo có kích thước không đạt tiêu chí chiều dài hoặc chiều rộng thì tính tỷ lệ % TTCT ở mức nhỏ hơn liền kề.

(Ví dụ: Sẹo có chiều dài trên 5cm nhưng chiều rộng nhỏ hơn 0,5cm: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo trung bình).

2. Quy định về tỷ lệ % TTCT của sẹo theo vùng cơ thể

+ Sẹo phần mềm vùng mặt: Bằng tỷ lệ % TTCT của sẹo vết thương phần mềm nhân hệ số 3.

+ Sẹo phần mềm vừng cổ: Bằng tỷ lệ % TTCT của sẹo vết thương phần mềm nhân hệ số 2.

3. Sẹo do phẫu thuật, thủ thuật để xử lý một bộ phận hoặc một vùng cơ thể bị tổn thương

+ Sẹo do phẫu thuật, thủ thuật: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo vết thương phần mềm (trừ trường hợp mổ thăm dò ổ bụng).

+ Nếu sẹo vết thương và sẹo phẫu thuật, thủ thuật trùng nhau thì tính kích thước một sẹo và cho tỷ lệ % TTCT ở mức tối đa của khung.

4. Vết thương chưa liền sẹo: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo vết thương phần mềm.

5. Sẹo vùng niêm mạc: Tổn thương niêm mạc phải khâu để lại sẹo, được tính tỷ lệ % TTCT như sẹo vết thương phần mềm.

6. Sẹo gây ảnh hưởng chức năng: Được đánh giá bằng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng (điện cơ, siêu âm, v.v...).

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Sẹo vết thương phần mềm

1.

Sẹo nhỏ

1

2.

Sẹo trung bình

2

3.

Sẹo lớn

3

* Ghi chú: Nếu ảnh hưởng chức năng thì cộng với tỷ lệ % TTCT của ảnh hưởng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

II.

Vết thương làm dập nát mất nhiều cơ để lại sẹo rúm dính, co kéo ảnh hưởng nhiều đến chức năng của bộ phận

1.

Sẹo ở vùng hàm mặt, mắt, mũi, tai: Đã quy định ở các chương tương ứng

2.

Sẹo ở vùng cổ, co kéo làm hạn chế các động tác quay, ngửa, nghiêng cổ, cúi ngẩng đầu

11-15

3.

Sẹo lõm sâu, kích thước lớn, co kéo do mất nhiều cơ ngực diện tích 4-5 khoang liên sườn hay cơ bụng vùng thượng vị làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp

21-25

4.

Sẹo lõm sâu, kích thước lớn, dính, co kéo do mat một phần cơ Delta, cơ đai vai, hạn chế các động tác cánh tay.

21-25

5.

Sẹo lõm lớn do mất một phân lớn cơ nhị đầu hoặc tam đầu làm yếu cánh tay mức độ nhiều

16-20

6.

Sẹo kèm theo đứt đơn thuần cơ nhị đầu hoặc tam đầu đã khâu nối nhưng còn làm yếu cánh tay mức độ ít

5-7

7.

Sẹo làm mất một phần cơ mông to

11 - 15

8.

Sẹo làm mất một phần cơ tứ đầu đùi, làm yếu chân mức độ nhiều

16-20

9.

Sẹo kèm theo đứt đơn thuần cơ tứ đầu đùi đã khâu nối nhưng còn làm yếu chân mức độ ít

6-8

III.

Tổn thương phẩm mềm (bao gồm cá gân hoặc cân cơ hoặc vùng khớp) gây hạn chế vận động: Tính tỷ lệ % TTCT của hạn chế vận động khớp và sẹo vết thương phần mềm rồi cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư

IV.

Sẹo do lấy da ghép

1.

Diện tích từ 1 % diện tích cơ thể trở xuống

1

2.

Diện tích trên 1% diện tích cơ thể trở lên: Cứ thêm mỗi 1% diện tích cơ thể thì cộng thêm 1% tỷ lệ % TTCT

V.

Tổn thương da không để lại sẹo nhưng để lại vết biến đổi rối loạn sắc tố da

0,5 - 1

VI.

Sẹo do tai nạn giao thông hoặc do đạn ghém (hoăc do cùng một loại hung khí gây nên) có tính chất tương tự nhau, kích thước nhỏ

1.

Số lượng từ 20 sẹo trở xuống: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo vết thương phần mềm (Mục I)

2.

Số lượng từ trên 20 sẹo trở lên: Cứ thêm mỗi 5 sẹo thì cộng thêm 1% tỷ lệ % TTCT

VII.

Dị vật phần mềm

1.

Còn dị vật không có di chứng

1.1.

Từ 5 dị vật trở xuống

1 - 5

1.2.

Nhiều hơn 5 dị vật

6 - 10

2.

Vết thương phần mềm còn dị vật gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ phận chứa dị vật: Tính tỷ lệ % TTCT của dị vật và của di chứng chức năng cơ quan bộ phận rồi cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư

VIII.

Tổn thương móng tay, móng chân

1.

Tổn thương một móng tay hoặc một móng chân: Đổi màu, sần sùi có vằn ngang, dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát

1

2.

Cụt, rụng một móng tay hoặc một móng chân

2

Chương 9

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG BỎNG

Nguyên tắc

- Sẹo bỏng chưa liền sẹo: Cho tỷ lệ % TTCT ở mức tối thiểu của khung

- Sẹo bỏng ảnh hưởng thẩm mỹ là sẹo có ít nhất một trong các đặc điểm sau: Xơ cứng; dính; lồi hoặc lõm sâu.

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Sẹo bỏng không ảnh Iiưỏng đến điều tiết và thẩm mỹ

1.

Diện tích từ 1% diện tích cơ thể trở xuống

1

2.

Diện tích lớn hơn 1% diện tích cơ thể: Cứ thêm 1% diện tích cơ thể thì cộng thêm 1% tỷ lệ % TTCT theo phương pháp cộng tại Thông tư

II.

Sẹo ở các vùng da hở khác gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ

1.

Diện tích từ 1% diện tích cơ thể trở xuống

2

2.

Diện tích lớn hơn 1% diện tích cơ thể: Cứ thêm 1% diện tích cơ thể thì cộng thêm 2% tỷ lệ % TTCT theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.

Sẹo một bên chi trên gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, tùy theo mức độ ảnh hưởng: Tính theo tỷ lệ % TTCT quy định tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh và/hoặc Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ - xương - khớp

4.

Sẹo một bên chi dưới, gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, tùy theo mức độ ảnh hưởng: Tính theo tỷ lệ % TTCT quy định tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh và/hoặc Chương Tỷ lệ phần trảm tổn thương cơ thể dơ tổn thương hệ cơ - xương - khớp.

5.

Sẹo vùng tầng sinh môn - sinh dục: Tùy theo mức độ di chứng và ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận, tính theo tỷ lệ % TTCT quy định tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu - sinh dục - sản khoa

6.

Sẹo bỏng gây dính ngón tay ngón chân đã phẫu thuật ảnh hưởng chức năng: Tính theo tỷ lệ % TTCT quy định tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ - xương - khớp

III.

Sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ

1.

Sẹo vùng mặt, cổ gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ

1.1.

Diện tích dưới 1 % diện tích cơ thể

6- 10

1.2.

Diện tích từ 1% đến dưới 3% diện tích cơ thể

11-15

1.3.

Diện tích từ 3% diện tích cơ thể trở lên

21

IV.

Rối loạn trên vùng sẹo

1.

Các vết loét, vết rò không liên do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo

1.1.

Nhẹ (đường kính vết loét dưới 5cm)

7-9

1.2.

Vừa (đường kính vết loét từ 5cm đến 10cm)

16-18

1.3.

Nặng (đường kính vết loét trên 10cm)

21-25

2.

Bỏng buốt, sẹo lồi, sẹo đổi màu, sẹo viêm: Tùy theo mức độ cộng cho mỗi sẹo 7 - 9% theo phương pháp cộng tại Thông tư

* Ghi chú: Nếu do nguyên nhân thần kinh thì tính theo tỷ lệ % TTCT quy định tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh.

Chương 10

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Khoét bỏ nhãn cầu 1 bên

51-55

II.

Đục nhân mắt do chấn thương

1.

Chưa mổ: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

2.

Đã mổ thay thủy tinh thể nhân tạo: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vi tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41% một mặt.

III.

Tổn thương ngoài nhãn cầu (một mắt)

1.

Tổn thương lệ đạo

1.1.

Rách, đứt lệ đạo chưa phẫu thuật

7-9

1.2.

Rách, đứt lệ đạo đã phẫu thuật kết quả tốt

3-5

1.3.

Đã phẫu thuật kết quả không tốt

11-15

2.

Sẹo co kéo hở mi

11-15

3.

Sẹo kết mạc, sẹo mi mắt không co kéo hở mi: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo vết thương phần mềm

IV.

Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác

1.

Mù não chấn thương một mắt hoặc hai mắt (tổn thương trung khu thần kinh thị giác nằm ở thùy chấm được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh): Căn cứ kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác

2.

Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm trong chấn thương)

2.1.

Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định

2.1.1.

Thị trường thu hẹp ở một mắt

5-9

2.1.2.

Thị trường thu hẹp ở hai mắt

21 - 25

2.2.

Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định

2.2.1.

Một mắt

21-25

2.2.2.

Hai mắt

61-63

3.

Ám điểm trung tâm

3.1.

Ám điểm ở một mắt

21-25

3.2.

Ám điểm ở hai mắt

41-45

4.

Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác)

4.1.

Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực trung tâm)

4.1.1.

Bán manh cùng bên (phải hoặc trái)

26-30

4.1.2.

Bán manh khác bên phía mũi

21 -25

4.1.3.

Bán manh khác bên phía hai thái dương

61 -63

4.1.4.

Bán manh góc 1/4 trên

11-15

4.1.5.

Bán manh góc 1/4 dưới

21 -25

4.1.6

Bán manh ngang trên

11 - 15

4.1.7.

Bán manh ngang dưới

36-40

4.2.

Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81%

5.

Song thị

5.1.

Song thị một mắt

11-15

5.2.

Song thị hai mắt

21-25

6.

Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối

11 - 15

7.

Sụp mi một mắt (do tổn thương dây thần kinh số III)

7.1.

Sụp mi mức độ che nửa đồng tử

11-15

7.2.

Sụp mi hoàn toàn che mất tầm nhìn: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư

8.

Dính mi cầu không còn khả năng phục hồi: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư

9.

Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử

9.1.

Một mắt

11-15

9.2.

Hai mắt

21-25

10.

Rung giật nhãn cầu đơn thuần

10.1.

Rung giật ở một mắt

5-9

10.2.

Rung giật ở hai mắt

11-15

11

Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III - nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Tính tỷ lệ % TTCT theo quy định tại Chương tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh

12.

Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V: Tính tỷ lệ % TTCT theo quy định tại Chương tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh

13.

Viêm giác mạc: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực tối đa không quá 41% một mắt cộng cả tỷ lệ % TTCT ở Mục 12

14.

Teo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II): Càn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác

V.

Tổn thương võng mạc

Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác

VI.

Sẹo giác mạc, củng mạc

1.

Sẹo giác mạc không ảnh hưởng thị lực

5

2.

Sẹo giác mạc ảnh hưởng thị lực: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 5% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41 % một mắt

3.

Sẹo củng mạc không ảnh hưởng thị lực

2

4.

Sẹo củng mạc ảnh hưởng thị lực: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 2% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41%

VII.

Tổn hại môi trường trong suốt (thủy dịch - thủy tinh dịch)

1.

Chấn thương nhãn cầu còn dị vật nội nhãn không thể lấy được gây chứng mắt bị nhiễm đồng hoặc sắt

2.

Tổ chức hóa dịch kính

Mục VII: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 15% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41%

VIII.

Giảm điều vận, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và kích ứng mắt

3 - 5

IX.

Ghép giác mạc

1.

Không giảm thị lực

3-5

2.

Giảm thị lực: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác

X.

Di vật trong nhãn cầu

Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TI CT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41%

XI.

Dị vật sau nhãn cầu

Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41%

XII.

Dị vật tiền phòng

Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41 %

XIII.

Vỡ xương ổ mắt

1.

Vỡ xương không ảnh hưởng thị lực

5 - 7

2.

Khuyết xương thành hốc mắt

8- 10

3.

Rò viêm xương thành hốc mắt

11-15

4.

Có ảnh hưởng thị lực: Cộng tỷ lệ % TTCT của giảm thị lực và tỷ lệ % TTCT của vỡ xương theo phương pháp cộng tại Thông tư

XIV.

Bệnh mắt đặc hiệu do thương tích

1.

Glôcôm

3 - 5

2.

Đục thủy tinh thể/di lệch thủy tinh thể một phần

4-8

3.

Biến dạng ổ mắt (thụt mắt/nhãn cầu hạ thấp/nhãn cầu nâng cao)

3-5

4.

Giãn đồng tử do chấn thương và các bất thường khác về đồng tử hoặc mống mắt

4 - 8

XV. TỶ LỆ % TTCT DO GIẢM THỊ LỰC VÌ TỔN THƯƠNG THỰC THỂ CƠ QUAN THỊ GIÁC

Thị lực

10/10

8/10

7/10

6/10

5/10

4/10

3/10

2/10

1/10

1/20

dưới

1/20

ST

(-)

10/10

8/10

0

5

8

11

14

17

21

25

31

41

7/10

6/10

5

8

11

14

17

21

25

31

35

45

5/10

8

11

14

17

21

25

31

35

41

51

4/10

11

14

17

21

25

31

35

41

45

55

3/10

14

17

21

25

31

35

41

45

51

61

2/10

17

21

25

31

35

41

45

51

55

65

1/10

21

25

31

35

41

45

51

55

61

71

1/20

25

31

35

41

45

51

55

61

71

81

dưới 1/20

31

35

41

45

51

55

61

71

81

85

ST(-)

41

45

51

55

61

65

71

81

85

87

- Giao điểm của 2 trục tung - trục hoành là tỷ lệ % TTCT chung của 2 mắt do giảm thị lực (thị lực sau khi đã được chỉnh kính, các mức độ từ giảm rất nhẹ đến mù tuyệt đối).

- Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 - 10/10 (bình thường), 7/10-6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10... đến ST âm tỉnh.

- Trong trường hợp thị lực được cho theo các phương pháp khác nhau thì phải quy đổi về bảng thập phân.

Chương 11

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG RĂNG - HÀM - MẶT

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Xương hàm, gò má, cung tiếp và khớp thái dương - hàm

1.

Mẻ xương hàm, vỡ ổ chân răng

1 -3

2.

Gãy xương hàm trên; gãy xương hàm dưới; gãy xương gò má, cung tiếp can tốt, không ảnh hưởng chức năng

8- 10

3.

Gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can xấu gây sai khớp cắn

21-25

4.

Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can tốt

16-20

5.

Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn

31-35

6.

Gãy xương gò má, cung tiếp can xấu gây biến dạng mặt

16-20

7.

Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ % TTCT mất răng)

31 -35

8.

Mất một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ % TTCT mất răng)

8.1.

Cùng bên

41 -45

8.2.

Khác bên

51-55

9.

Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới

61

10.

Tổn thương xương hàm, khớp thái dương hàm gây dính khớp hạn chế há miệng

10.1.

Từ 1,5cm đến 3cm

21 -25

10.2.

Dưới 1,5cm

36-40

11.

Khớp giả xương hàm hay khuyết xương ảnh hưởng đến chức năng nhai.

26-30

12.

Trật khớp hàm dễ tái phát không còn khả năng điều trị

16-20

II.

Răng

1.

Răng vĩnh viễn

1.1

Mẻ răng điều trị bảo tồn: Tính bằng 50% tỷ lệ % TTCT của mất răng

1.2.

Mất hoặc gãy thân một răng

1.2.1.

Răng cửa, răng nanh (số 1,2, 3)

2

1.2.2.

Răng hàm nhỏ (số 4, 5)

1,5

1.2.3.

Răng hàm lớn số 6

2,5

1.2.4.

Răng hàm lớn số 7

2

1.2.5.

Răng hàm số 8

1

1.3.

Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm

15 - 18

1.4.

Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm

21-25

1.5.

Mất toàn bộ răng hai hàm

31

2.

Răng sữa: Tính bằng 50% tỷ lệ % TTCT của răng vĩnh viễn tương ứng

III.

Phần mềm

1.

Khuyết hổng lớn ở xung quanh hốc miệng, tốn thượng mũi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói

51 -55

IV.

Lưỡi

1.

Sẹo lưỡi không ảnh hưởng chức năng

1 -5

2.

Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói

6- 10

3.

Mất một nửa đến hai phần ba lưỡi

31-35

4.

Mất ba phần tư lưỡi, kể từ đường gai chữ “V” trở ra (còn gốc lưỡi)

51 -55

V.

Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt

1.

Không gây khô miệng

3-5

2.

Gây hậu quả khô miệng

16-20

3.

Gây rò kéo dài

21 -25

Chương 12

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG TAI - MŨI - HỌNG

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Tai

2.

Nghe kém một tai

2.1.

Nghe kém nhẹ một tai

3

2.2.

Nghe kém trung bình một tai

9

2.3.

Nghe kém nặng một tai

11-15

2.4.

Nghe kém quá nặng một tai

16-20

3.

Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo xơ dính màng nhĩ làm giảm sức nghe: Tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ nghe kém

4.

Viêm tai giữa mạn tính sau chấn thương gây tổn thương tai giữa: Tính tỷ lệ % TTCT theo sức nghe và cộng từ 5 đến 10% tùy theo viêm tai giữa một bên hay hai bên, nếu có kèm theo cholesteatome cộng từ 11 đến 15% theo phương pháp cộng tại Thông tư

5.

Vết thương vành tai

5.1.

Sẹo vành tai không co rúm

1-3

5.2.

Mất ít hơn 1/3 vành tai hoặc sẹo co rúm

6-10

5.2

Mất từ 1/3 đến 2/3 vành tai.

11-15

5.3.

Mất nhiều hơn 2/3 đến hoàn toàn một vành tai

16-20

6.

Sẹo ống tai

6.1.

Sẹo ống tai một bên không gây hẹp: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo phần mềm

6.2.

Sẹo làm hẹp ống tai một bên (hạn chế âm thanh)

3-6

6.3.

Ống tai bị bịt kín: Tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ nghe kém một tai

6.4.

Ống tai bị bịt kín gây viêm ống tai ngoài: Tỷ lệ % TTCT mục 6.3. cộng 5 - 7% theo phương pháp cộng tại Thông tư

7.

Vỡ xương đá không để lại di chứng

16-20

8.

Vỡ xương đá để lại di chứng: Tỷ lệ % TTCT mục 7 cộng tỷ lệ % TTCT của di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

* Ghi chú: Nếu tổn thương 2 bên, tính tỷ lệ % TTCT của từng bên rồi cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

II.

Mùi xoang

1.

Khuyết mũi

1.1.

Khuyết nhỏ hơn 1/4 mũi

5 - 9

1.2.

Khuyết từ bằng 1/4 đến nhỏ hơn 1/2 mũi

11-15

1.3.

Khuyết từ bằng 1/2 đến bằng 3/4 mũi

21 -25

1.4.

Khuyết lớn hơn 3/4 mũi.

26-30

2.

Sẹo chít heo lỗ mũi (do chấn thương) ảnh hưởng đến thở

2.1.

Sẹo chít hẹp một lỗ mũi

11-15

2.2.

Sẹo bít cả một lỗ mũi

16-20

2.3.

Sẹo chít hẹp hai lỗ mũi, ảnh hưởng nhiều đến thở

31 -35

2.4.

Sẹo bít hoàn toàn cả hai lỗ mũi phải thở bằng miệng

41 -45

3.

Tổn thương tháp mũi (gãy; sập xương chính mũi; vẹo vách ngăn)

3.1.

Không ảnh hưởng đến chức năng thở

7-9

3.2.

Ảnh hưởng đến thở rõ rệt

11 - 15

4.

Chấn thương xoang

4.1.

Vỡ rạn hay lún thành xoang hàm hoặc xoang trán không, di lệch

7-9

4.2.

Mất một phần hay vở di lệch thành xoang hàm hoặc xoang trán

11-15

4.3.

Chấn thương phức hợp mũi - sàng (vỡ kín mũi - sàng - bướm): Cộng tỷ lệ % TTCT các tổn thương phối hợp đi kèm của các cơ quan khác theo phương pháp cộng tại Thông tư

36-40

5.

Chấn thương sọ - mặt (tầng trên, giữa, dưới): Cộng tỷ lệ % TTCT của các tổn thương chức năng liên quan (lấy mức tối thiểu của khung) theo phương pháp cộng tại Thông tư

6.

Viêm xoang sau chấn thương

6.1.

Viêm đơn xoang

6.1.1

Một bên

6- 10

6.1.2.

Hai bên

11 -15

6.2.

Viêm đa xoang

6.2.1.

Một bên

16-20

6.2.2.

Hai bên

26-30

6.3.

Viêm xoang còn dị vật nằm trong xoang (chưa lấy ra được hoặc mổ không lấy ra được) hoặc có lỗ rò: Tỷ lệ % TTCT của viêm xoang cộng 5% theo phương pháp cộng tại Thông tư

III.

Họng

1.

Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc)

11-15

2.

Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng khó nuốt (khó nuốt chất lỏng)

26-30

3.

Ăn qua ống thông dạ dầy (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày vĩnh viễn do không ăn được qua đường họng (đã tính cả tổn thương họng, hạ họng)

71 -73

IV.

Thanh quản

1.

Rối loạn tiếng nói do tổn thương của thanh quản - họng hoặc các cơ vùng cổ

1.1.

Nói khó

16-20

1.1.1.

Nói khó mức độ nhẹ (câu ngắn)

1.1.2.

Nói khó mức độ vừa (từng tiếng)

26-30

1.1.3.

Nói khó mức độ nặng (không rõ tiếng)

41-45

1.2.

Không nói được phải giao tiếp bằng hình thức khác

61

2.

Rối loạn giọng nói (do tổn thương nội thanh quản - dây thanh)

2.1.

Nói khản giọng

11 -15

2.2.

Nói không rõ tiếng

21 -25

2.3.

Mất tiếng

41-45

3.

Rối loạn hô hấp (khó thở thanh quản)

3.1.

Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức)

26-30

3.2.

Khó thở vừa (trung bình: khó thở xuất hiện khi gắng sức nhẹ)

46-50

3.3,

Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi)

61 -63

3.4.

Khó thở rất nặng, phải mở khí quản vĩnh viễn

81

Bảng 2

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT

(Kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT HỆ THẦN KINH

Bệnh, tật hệ Thần kinh

Tỷ lệ % TTCT

I. Sống kiểu thực vật

99

II. Liệt

1. Liệt tứ chi

1.1. Mức độ nhẹ

61 - 65

1.2. Mức độ vừa

81 - 85

1.3. Mức độ nặng

91 - 95

1.4. Liệt hoàn toàn tứ chi

97

2. Liệt nửa người

2.1. Mức độ nhẹ

36 - 40

2.2. Mức độ vừa

61 - 65

2.3. Mức độ nặng

71 - 75

2.4. Liệt hoàn toàn nửa người

85

3. Liệt hai tay hoặc hai chân

3.1. Mức độ nhẹ

36 - 40

3.2. Mức độ vừa

61 - 65

3.3. Mức độ nặng

76 - 80

3.4. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân

86 - 90

4. Liệt một tay hoặc một chân

4.1. Mức độ nhẹ

21 - 25

4.2. Mức độ vừa

36 - 40

4.3. Mức độ nặng

51 - 55

4.4. Liệt hoàn toàn

Ghi chú: Tổn thương trong Mục 2.3 và Mục 2.4 nếu tổn thương chi trên lấy tỷ lệ % TTCT tối đa, tổn thương chi dưới lấy tỷ lệ % TTCT tối thiểu

61- 65

III. Bệnh liệt chu kỳ

1. Bệnh liệt chu kỳ đã không tái phát từ một năm trở lên (tính đến thời điểm khám giám định)

1 - 3

2. Bệnh liệt chu kỳ còn tái phát ít nhất một lần/năm (tính đến thời điểm khám giám định)

11 - 15

IV. Chậm phát triển vận động (Rối loạn đặc hiệu sự phát triển chức năng vận động)

1. Mức độ nhẹ

31 - 35

2. Mức độ vừa

41 - 45

3. Mức độ nặng

61 - 65

4. Mức độ rất nặng

71 - 75

V. Hội chứng ngoại tháp

(Tỷ lệ % TTCT áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, Tiểu não, múa vờn, múa giật, run, loạn trương lực toàn thể hóa ...)

1. Mức độ nhẹ

26 - 30

2. Mức độ vừa

61 - 65

3. Mức đô nặng

81 - 85

4. Mức độ rất nặng

91 - 95

VI. Loạn trương lực khu trú hoặc phân đoạn

1. Loạn trương lực khu trú hoặc phân đoạn chưa gây suy giảm chức năng của cơ quan, bộ phận

1 - 5

2. Loạn trương lực khu trú hoặc phân đoạn liên tục, gây suy giảm chức năng của cơ quan, bộ phận được tính theo tỷ lệ % TTCT suy giảm chức năng của cơ quan bộ phận do tình trạng loạn trương lực cơ gây ra

VII. Mất thực dụng

31 - 35

8. Rối loạn cảm giác

1. Rối loạn cảm giác (không bao gồm mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau) một bên từ bụng trở xuống (từ khoanh đoạn thắt lưng L1)

11 - 15

2. Mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau một bên từ bụng trở xuống

16 - 20

3. Rối loạn cảm giác (không bao gồm mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau) một bên từ ngực trở xuống (từ khoanh đoạn ngực T5/D5)

26 - 30

4. Mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau một bên từ ngực trở xuống (từ khoanh đoạn ngực T5/D5)

31 - 35

5. Rối loạn cảm giác (không bao gồm mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau) nửa người

31 - 35

6. Mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau nửa người

45

IX. Rối loạn ngôn ngữ

1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca

1.1. Nhẹ

16 - 20

1.2. Vừa

31 - 35

1.3. Nặng

41 - 45

1.4. Rất nặng

51 - 55

1.5. Hoàn toàn

61

2. Mất hiểu lời kiểu Wernicke

2.1. Mức độ nhẹ

16 - 20

2.2. Mức độ vừa

31 - 35

2.3. Mức độ nặng

41 - 45

2.4. Mức độ rất nặng

51 - 55

2.5. Mức độ hoàn toàn

65

3. Mất đọc

41 - 45

4. Mất viết

41 - 45

5. Quên sử dụng nửa người

31 - 35

X. Bệnh lý rễ, đám rối thần kinh một bên

1. Tổn thương rễ thần kinh

1.1. Tổn thương một rễ

1.2. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (trừ các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 (D1), L5, S1)

3 - 5

1.3. Tổn thương hoàn toàn một rễ (trừ các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 (D1), L5, S1)

9

1.4. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 (D1)

11 - 15

1.5. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 (D1)

21

1.6. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1

16 - 20

1.7. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1

26 - 30

2. Tổn thương đuôi ngựa

2.1. Không hoàn toàn (có rối loạn cơ tròn)

61 - 65

2.2. Hoàn toàn

90

3. Tổn thương đám rối thần kinh một bên

3.1. Tổn thương đám rối thần kinh cổ

3.1.1. Không hoàn toàn

11 - 15

3.1.2. Hoàn toàn

21 - 25

3.2. Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

3.2.1. Tổn thương thân nhất giữa

26 - 30

3.2.2. Tổn thương thân nhất dưới

46 - 50

3.2.3. Tổn thương tổn thương thân nhất trên

51 - 55

3.2.4. Tổn thương thân nhì trước trong

46 - 50

3.2.5. Tổn thương thân nhì trước ngoài

46 - 50

3.2.6. Tổn thương thân nhì sau

51 - 55

3.2.7. Tổn thương hoàn toàn

65

3.3. Tổn thương đám rối thắt lưng

3.3.1. Không hoàn toàn (có tổn thương thần kinh đùi)

26 - 30

3.3.2. Hoàn toàn

41 - 45

3.4. Tổn thương đám rối cùng

3.4.1. Không hoàn toàn

36 - 40

3.4.2. Hoàn toàn

61

XI. Tổn thương dây thần kinh tủy sống một bên

1. Tổn thương các dây thần kinh cổ

1.1. Không hoàn toàn

11 - 15

1.2. Hoàn toàn

21 - 25

2. Tổn thương dây thần kinh trên gai hoặc dưới gai

2.1. Không hoàn toàn

3 - 5

2.2. Hoàn toàn

11

3. Tổn thương dây thần kinh ngực dài

3.1. Không hoàn toàn

5 - 9

3.2. Hoàn toàn

Ghi chú: Mục 11.3.1 và 11.3.2 Nữ được tính tỷ lệ % TTCT tối đa, Nam được tính tỷ lệ % TTCT tối thiểu

11 - 15

4. Tổn thương một dây thần kinh liên sườn

6 - 10

5. Tổn thương thần kinh mũ

5.1. Không hoàn toàn

16 - 20

5.2. Hoàn toàn

31 - 35

6. Tổn thương thần kinh cơ bì

6.1. Không hoàn toàn

11 - 15

6.2. Hoàn toàn

26 - 30

7. Tổn thương thần kinh quay

7.1. Tổn thương nhánh

11 - 15

7.2. Tổn thương bán phần

26 - 30

7.3. Tổn thương hoàn toàn

41 - 45

8. Tổn thương thần kinh trụ

8.1. Tổn thương nhánh

11 - 15

8.2. Tổn thương bán phần

21 - 25

8.3. Tổn thương hoàn toàn

31 - 35

9. Tổn thương thần kinh giữa

9.1. Tổn thương nhánh

11 - 15

9.2. Tổn thương bán phần

21 - 25

9.3. Tổn thương hoàn toàn

31 - 35

10. Tổn thương thần kinh cánh tay bì trong

11 - 15

11. Tổn thương thần kinh cẳng tay bì trong

11 - 15

12. Tổn thương thần kinh mông trên và mông dưới

12.1. Không hoàn toàn

11 - 15

12.2. Hoàn toàn

21 - 25

13. Tổn thương thần kinh da đùi sau

13.1. Không hoàn toàn

1 - 3

13.2. Hoàn toàn

6 - 10

14. Tổn thương thần kinh đùi

14.1. Tổn thương nhánh

11 - 15

14.2. Tổn thương bán phần

21 - 25

14.3. Tổn thương hoàn toàn

36 - 40

15. Tổn thương thần kinh đùi bì

15.1. Không hoàn toàn

1 - 3

15.2. Hoàn toàn

6 - 10

16. Tổn thương thần kinh bịt

16.1. Không hoàn toàn

6 - 10

16.2. Hoàn toàn

16 - 20

17. Tổn thương thần kinh sinh dục - đùi

17.1. Không hoàn toàn

5 - 9

17.2. Hoàn toàn

11 - 15

18. Tổn thương thần kinh hông to

18.1. Tổn thương nhánh

16 - 20

18.2. Tổn thương bán phần

26 - 30

18.3. Tổn thương hoàn toàn

41 - 45

19. Tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài

19.1. Tổn thương nhánh

6 - 10

19.2. Tổn thương bán phần

16 - 20

19.3. Tổn thương hoàn toàn

26 - 30

20. Tổn thương thần kinh hông khoeo trong

20.1. Tổn thương nhánh

6 - 10

20.2. Tổn thương bán phần

11 - 15

20.3. Tổn thương hoàn toàn

21 - 25

XII. Tổn thương dây thần kinh sọ một bên

1. Tổn thương dây thần kinh sọ số I

1.1. Không hoàn toàn

11 - 15

1.2. Hoàn toàn

21 - 25

2. Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Áp dụng theo mức độ giảm thị lực trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ quan Thị giác

3. Tổn thương thần kinh sọ số III

3.1. Tổn thương một nhánh

11 - 15

3.2. Tổn thương bán phần

21 - 25

3.3. Tổn thương hoàn toàn

31 - 35

4. Tổn thương thần kinh sọ số IV

4.1. Không hoàn toàn

3 - 5

4.2. Hoàn toàn

11 - 15

5. Tổn thương thần kinh sọ số V

5.1. Tổn thương một nhánh

6 - 10

5.2. Tổn thương không hoàn toàn

16 - 20

5.3. Tổn thương hoàn toàn

26 - 30

6. Tổn thương thần kinh sọ số VI

6.1. Không hoàn toàn

6 - 10

6.2. Hoàn toàn

16 - 20

7. Tổn thương thần kinh sọ số VII

7.1. Tổn thương nhánh

6 - 10

7.2. Tổn thương không hoàn toàn

16 - 20

7.3. Tổn thương hoàn toàn

26 - 30

8. Tổn thương thần kinh sọ số VIII: Tỷ lệ % TTCT tính theo di chứng Hội chứng Tiền đình và/hoặc mất thính lực

9. Tổn thương thần kinh sọ số IX

9.1. Không hoàn toàn

11 - 15

9.2. Hoàn toàn

21 - 25

10. Tổn thương thần kinh sọ số X

10.1. Không hoàn toàn

11 - 15

10.2. Hoàn toàn

21 - 25

11. Tổn thương thần kinh sọ số XI

11.1. Không hoàn toàn

11 - 15

11.2. Hoàn toàn

21 - 25

12. Tổn thương thần kinh sọ số XII

12.1. Không hoàn toàn

21 - 25

12.2. Hoàn toàn

36 - 40

XIII. Hội chứng giao cảm cổ (Hội chứng Claude Bernard - Horner)

31 - 35

XIV. Rối loạn cơ tròn

1. Đại, tiểu tiện không tự chủ không thường xuyên (Bệnh nhân vẫn tự chủ được nhưng không thường xuyên nên đại, tiểu tiện dầm không thường xuyên)

31 - 35

2. Bí đại, tiểu tiện

51 - 55

3. Đại, tiểu tiện không tự chủ (đại, tiểu tiện dầm dề)

61

XV. Rối loạn hoạt động cơ quan sinh dục do tổn thương thần kinh

Áp dụng theo Tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục

XVI. Động kinh

1. Động kinh cơn co cứng - co giật

1.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

11 - 15

1.2. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn hiếm

21 - 25

1.3. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn thưa

31 - 35

1.4. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn mau

61 - 65

1.5. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn rất mau

81 - 85

2. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần

2.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

6 - 10

2.2. Không đáp ứng điều trị còn cơn hiếm

11 - 15

2.3. Không đáp ứng điều trị còn cơn thưa

21 - 25

2.4. Không đáp ứng điều trị còn cơn mau

31 - 35

2.5. Không đáp ứng điều trị còn cơn rất mau

61 - 65

3. Động kinh cơn cục bộ phức hợp

3.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

11 - 15

3.2. Không đáp ứng điều trị còn cơn hiếm

16 - 20

3.3. Không đáp ứng điều trị còn cơn thưa

26 - 30

3.4. Không đáp ứng điều trị còn cơn mau

41 - 45

3.5. Không đáp ứng điều trị còn cơn rất mau

66 - 70

4. Động kinh cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát: Tính tỷ lệ % TTCT như động kinh toàn thể

5. Động kinh có biến chứng rối loạn tâm thần, hành vi: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT động kinh tương ứng cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng rối loạn tâm thần và hành vi theo phương pháp cộng tại Thông tư

6. Động kinh có điều trị can thiệp: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT động kinh tương ứng cộng tỷ lệ % TTCT di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên theo phương pháp cộng tại Thông tư.

XVII. Hội chứng tiền đình (trung ương, ngoại vi)

1. Hội chứng tiền đình (dạng cơn) điều trị ổn định

6 - 10

2. Hội chứng tiền đình điều trị không ổn định

2.1. Mức độ nhẹ

21 - 25

2.2. Mức độ vừa

41 - 45

2.3. Mức độ nặng

61 - 65

2.4. Mức độ rất nặng

81 - 85

XVIII. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay)

1. Ra mồ hôi chân, tay ẩm ướt thường xuyên

6 - 10

2. Ra mồ hôi chân, tay chảy thành giọt không thường xuyên

16 - 20

3. Ra mồ hôi chân, tay chảy thành giọt thường xuyên

26 - 30

4. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) đã điều trị can thiệp

4.1. Kết quả tốt

1 - 3

4.2. Kết quả không tốt: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT Mục 18.4.1 cộng tỷ lệ % TTCT Mục 18.1 hoặc 18.2 hoặc 18.3 theo phương pháp cộng tại Thông tư.

XIX. Nhức nửa đầu (Migraine), bệnh Horton ...

1. Bệnh lý nhức đầu điều trị ổn định

6 - 10

2. Bệnh lý nhức đầu điều trị không ổn định

16 - 20

XX. U rễ, dây thần kinh

1. Chưa điều trị can thiệp

16 - 20

2. Chưa điều trị can thiệp gây rối loạn chức năng thần kinh: tỷ lệ % TTCT Mục 20.1 cộng tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Đã điều trị can thiệp

3.1. Kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT của di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên

3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 20.3.1 cộng tỷ lệ % TTCT tổn thương rễ, dây thần kinh tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XXI. U màng tủy, u tủy

1. Chưa điều trị can thiệp, chưa gây rối loạn chức năng thần kinh

16 - 20

2. Chưa điều trị can thiệp, gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1 cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Đã điều trị can thiệp

3.1. Kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên

3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 21.3.1 cộng tỷ lệ % TTCT tổn thương thần kinh tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XXII. Ổ tổn thương não, khối choán chỗ màng não, não

1. Chưa gây rối loạn chức năng hệ Thần kinh

31 - 35

2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 22.1 cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Đã điều trị can thiệp

3.1. Kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT của di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên

3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 22.3.1 cộng tỷ lệ % TTCT tổn thương thần kinh tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XXIII. Bệnh, Hội chứng nhược cơ

1. Nhược cơ loại I

11 - 15

2. Nhược cơ loại II

21 - 25

3. Nhược cơ loại III

31 - 35

4. Nhược cơ loại IV

41 - 45

5. Nhược cơ loại V

61 - 65

* Ghi chú: Nếu có biến chứng thì tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XXIV. Dị dạng, dị tật hệ thần kinh

1. Dị dạng, dị tật hệ thần kinh nếu tương tự như các tổn thương hệ thần kinh đã được nêu trong Chương này thì được áp dụng tỷ lệ % TTCT tương đương đã nêu trong Chương

0 - 5

2. Dị dạng, dị tật hệ thần kinh khác

2.1. Chưa ảnh hưởng chức năng hệ thần kinh

0 - 5

2.2. Có ảnh hưởng chức năng hệ thần kinh: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 24.2.1 cộng tỷ lệ di chứng chức năng thần kinh hoặc các cơ quan khác (nếu có) theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Đã điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên

2.4. Đã điều trị can thiệp kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 24.2.3 cộng tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 2

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT HỆ TIM MẠCH

Bệnh tật hệ Tim Mạch

Tỷ lệ % TTCT

I. Bệnh tật màng ngoài tim

1. Điều trị kết quả tốt (không để lại di chứng, biến chứng)

11 - 15

2. Điều trị kết quả không tốt (có biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim): Tỷ lệ % TTCT được tính theo mục tương ứng trong Chương này

3. Di chứng viêm màng ngoài tim co thắt, phải xử trí bằng phẫu thuật

3.1. Kết quả tương đối tốt (hết các triệu chứng suy tim)

31 - 35

3.2. Kết quả hạn chế gây biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1.3.1 cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

II. Viêm cơ tim

1. Viêm cơ tim không có biến chứng

1.1. Viêm cơ tim đơn thuần điều trị nội khoa có kết quả tốt (khỏi hoàn toàn)

11 - 15

1.2. Viêm cơ tim điều trị kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF%)

31 - 35

1.3. Điều trị kết quả hạn chế (EF% < 50%) nhưng chưa phải điều trị can thiệp

41 - 45

1.4. Viêm cơ tim phải điều trị can thiệp (cấy thiết bị hỗ trợ thất) và/hoặc phẫu thuật

71 - 75

2. Viêm cơ tim có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tại các Mục 1.2 hoặc 1.3 hoặc 2.1.4 nói trên cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

III. Bệnh cơ tim tiên phát

1. Bệnh cơ tim giai đoạn đầu gây giảm chức năng thất (phát hiện, đánh giá chủ yếu bằng Siêu âm tim Doopler)

41 - 45

2. Bệnh cơ tim giai đoạn biến chứng (suy tim, rối loạn nhịp tim,...): Tỷ lệ % TTCT tính theo Mục 3.1 cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

IV. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định)

1. Hội chứng đau thắt ngực (đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa)

1.1. Cơn thưa nhẹ (Độ I)

31 - 35

1.2. Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (Độ II, III)

56 - 60

1.3. Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (Độ IV) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não,...)

71 - 75

2. Hội chứng đau thắt ngực đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp can thiệp động mạch vành

2.1. Kết quả tương đối tốt

51 - 55

2.2. Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng (biến đổi EF%, suy tim, rối loạn nhịp): Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

V. Đau thắt ngực không ổn định; Nhồi máu cơ tim

1. Đau thắt ngực không ổn định

61 - 65

2. Nhồi máu cơ tim cấp tính, không gây biến chứng

2.1. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa, kết quả tương đối tốt (tạm ổn định)

61 - 65

2.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả phải can thiệp nong, đặt Stent...

71 - 75

2.3. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả (phải phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành (đã tính cả tỷ lệ % TTCT phẫu thuật)

76 - 80

3. Nhồi máu cơ tim cấp tính gây biến chứng: thông liên thất do thủng vách liên thất, các rối loạn nhịp tim, suy tim, tắc động mạch não, viêm màng ngoài tim, phình tim,...

81 - 85

VI. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

1. Điều trị nội khoa kết quả tốt

31 - 35

2. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế để lại di chứng nhẹ

41 - 45

3. Điều trị kết quả không tốt, bị biến chứng nặng (Nhồi máu cơ tim, áp xe cơ tim, thông liên nhĩ, thông liên thất sau viêm, phình tim, block nhĩ thất, đứt trụ cơ dây chằng, biến chứng tắc mạch,...) đã phẫu thuật

3.1. Kết quả tốt

61 - 65

3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3.1 cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

VII. Các bệnh lý tổn thương van tim, thấp tim (thấp khớp cấp)

1. Các bệnh lý tổn thương van tim

1.1. Các bệnh lý tổn thương van tim, điều trị nội khoa

1.1.1. Chưa ảnh hưởng chức năng tâm trương, tâm thu

21 - 25

1.1.2. Có rối loạn chức năng tâm trương tim

26 - 30

1.1.3. Có biến chứng suy tim và/hoặc có rối loạn nhịp tim và/ hoặc biến chứng cơ quan khác: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1.1.1 cộng với tỷ lệ % TTCT các biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

1.2. Các bệnh lý tổn thương van tim phải điều trị can thiệp

1.2.1. Điều trị can thiệp nong van, tách van kết quả tương đối tốt (triệu chứng suy tim tuy có giảm nhưng vẫn còn)

61 - 65

1.2.2. Điều trị can thiệp nong van, tách van kết quả hạn chế (loạn nhịp, sa van hai lá, hở van hai lá hơn 2/4...)

66 - 70

1.2.3. Thay van (Phẫu thuật tim hở): Kết quả tương đối tốt, không có rối loạn nhịp

61 - 65

1.2.4. Thay van (Phẫu thuật tim hở) có biến chứng sau thay van: (áp-xe quanh vòng van, loạn nhịp, dính kết Fibrin sau đó vôi hóa tại van, rối loạn hoạt động của van, hở hoặc hẹp van động mạch chủ thứ phát, suy tim tiến triển...)

71 - 75

2. Thấp tim (thấp khớp cấp)

2.1. Thấp tim đơn thuần (không để lại di chứng tổn thương cơ tim, van tim...) tái phát dưới 2 lần/năm

11 - 15

2.2. Thấp tim đơn thuần tái phát từ hai lần/năm trở lên

21 - 25

2.3. Thấp tim có biến chứng hở, hẹp van, sùi, vôi hóa van đơn thuần, hoặc có biến chứng rung nhĩ, cục máu đông buồng nhĩ trái, tắc động mạch phổi, tắc động mạch ngoại vi, suy tim...

2.3.1. Điều trị nội khoa có kết quả

41 - 45

2.3.2. Điều trị nội khoa không kết quả, hoặc kết quả hạn chế, có chỉ định phẫu thuật

61 - 65

2.3.3. Điều trị nong van tim: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1.2.1 hoặc 1.2.2.

2.3.4. Thay van: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1.2.3, 1.2.4

2.4. Tổn thương nhiều van tim kết hợp: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1, 2 tùy hình thái tổn thương và cộng thêm 10 đến 15% tùy số lượng van tim tổn thương theo phương pháp cộng tại Thông tư

VIII. Rối loạn nhịp tim

1. Các rối loạn nhịp tim (không thuộc Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7)

1.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt (không tái phát)

0

1.2. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (tái phát dưới bốn lần/năm)

21 - 25

1.3. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp

1.3.1. Kết quả tốt (không còn rối loạn nhịp)

0

1.3.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

41 - 45

1.4. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn

31 - 35

2. Nhịp tim chậm

2.1. Hội chứng suy nút xoang

2.1.1. Nhịp chậm xoang

21 - 25

2.1.2. Ngừng xoang

41 - 45

2.2. Blốc nhĩ thất, blốc nhánh trái

2.2.1. Blốc nhĩ thất độ I

6 - 10

2.2.2. Blốc nhĩ thất độ II, blốc nhánh trái

21 - 25

2.2.3. Blốc nhĩ thất độ III

51 - 55

2.2.4. Blốc nhĩ thất độ III điều trị nội khoa kết quả hạn chế phải cấy máy tạo nhịp hoặc điều trị bằng các phương pháp khác, kết quả tốt

31 - 35

2.2.5. Blốc nhĩ thất độ III điều trị không có kết quả mặc dù đã cấy máy tạo nhịp hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác

61 - 65

3. Loạn nhịp ngoại tâm thu

3.1. Độ I - II

11 - 15

3.2. Độ III trở lên

3.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (tái phát dưới bốn lần/năm)

21 - 25

3.2.2. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ (cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio,...)

46 - 50

4. Nhịp nhanh xoang không rõ căn nguyên, tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt

6 - 10

5. Cơn nhịp nhanh kịch phát

5.1. Điều trị kết quả tốt

11 - 15

5.2. Tái phát nhiều lần, hết cơn không khó chịu, chưa có biến chứng (suy tim, tắc mạch,...)

31 - 35

6. Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, cuồng động nhĩ, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất...

6.1. Điều trị kết quả tốt (bằng sốc điện, thuốc,....) hết các rối loạn (trên điện tim)

51 - 55

6.2. Điều trị không kết quả: không hết các rối loạn nhịp trên điện tim

61 - 65

6.3. Điều trị không kết quả, gây biến chứng (tắc mạch máu gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan do cục máu đông): Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 6.2 và cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng ở cơ quan bị tổn thương theo phương pháp cộng tại Thông tư

7. Suy nhược thần kinh tuần hoàn (nhịp nhanh lúc thức, nhịp chậm hay bình thường lúc ngủ)

7.1. Điều trị nội khoa ổn định (không hoặc tái phát dưới 4 lần/năm)

3 - 5

7.2. Điều trị nội khoa không tốt (tái phát trên 3 lần/năm) kèm suy nhược cơ thể

11 - 15

IX. U tiên phát: u nhày, u mỡ, u máu cơ tim, màng tim, ...

1. Chưa phẫu thuật

26 - 30

2. Đã phẫu thuật

2.1. Kết quả tốt (ổn định)

21 - 25

2.2. Kết quả không tốt, có biến chứng (rối loạn nhịp tim, tắc mạch, suy tim,...): Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

X. U thứ phát: Sarcome, Carcinome, u sắc tố tiên lượng xấu

81

XI. Bệnh tăng huyết áp

1. Tăng huyết áp giai đoạn I

21 - 25

2. Tăng huyết áp giai đoạn II

41 - 45

3. Tăng huyết áp giai đoạn III: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2 cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XII. Bệnh huyết áp thấp (Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg)

1. Nếu chưa có ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng ít (mệt mỏi từng lúc), điều trị có kết quả

6 - 10

2. Nếu ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị có kết quả

21 - 25

3. Ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị không có kết quả (phải nghỉ việc trên ba tháng trong một năm) tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả tâm căn suy nhược, suy nhược cơ thể

41 - 45

XIII. Các bệnh khác về động mạch (Viêm tắc động mạch, phồng động mạch, phình tách động mạch...)

1. Chỉ có rối loạn cơ năng (cơn đau cách hồi), chưa có loạn dinh dưỡng ở chi hoặc biến chứng ở các cơ quan nội tạng

21 - 25

2. Đã có rối loạn dinh dưỡng và/ hoặc biến chứng nhẹ (đau liên tục, ảnh hưởng sinh hoạt, vận động)

31 - 35

3. Đã có rối loạn dinh dưỡng gây biến chứng nặng, đã có hoặc không phải can thiệp ngoại khoa (hoại tử, nhồi máu, cắt cụt một phần bộ phận cơ thể bị tổn thương,...): Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2 cộng với tỷ lệ % TTCT ở cơ quan, bộ phận bị tổn thương theo phương pháp cộng tại Thông tư

XIV. Bệnh về hệ thống tĩnh mạch

1. Suy tĩnh mạch

1.1. Suy tĩnh mạch đơn thuần

6 - 10

1.2. Suy tĩnh mạch có huyết khối, hoặc chưa có huyết khối nhưng làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, vận động

16 - 20

2. Viêm, tắc tĩnh mạch

2.1. Viêm tĩnh mạch chưa có huyết khối

6 - 10

2.2. Viêm tĩnh mạch có huyết khối

16 - 20

2.3. Tắc tĩnh mạch có hoại tử (loét da) diện tích dưới 10%

21 - 25

2.4. Tắc tĩnh mạch có hoại tử (loét da) diện tích từ 10% trở lên

31 - 35

2.5. Tắc tĩnh mạch gây tổn thương các cơ quan: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.2 cộng với tỷ lệ % TTCT cơ quan, bộ phận bị tổn thương theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Trĩ nội, trĩ ngoại: Áp dụng Chương tỷ lệ % TTCT tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiêu hóa

XV. Bệnh hệ thống bạch huyết và mao mạch

1. Viêm bạch mạch cấp tính, điều trị ổn định

6 - 10

2. Viêm bạch mạch mạn tính gây viêm nghẽn tĩnh mạch, nhiễm khuẩn thứ phát có loét

2.1. Ảnh hưởng ít đi lại, vận động, sinh hoạt

11 - 15

2.2. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đi lại, vận động

21 - 25

2.3. Điều trị không kết quả

31 - 35

3. Hội chứng bệnh mạch máu đầu chi: (bệnh Raynaud, tím đầu chi, cước, xanh tím dạng lưới, bệnh Acrorighos, đỏ đầu chi)

3.1. Ảnh hưởng ít đến sinh hoạt

21 - 25

3.2. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, điều trị ổn định

31 - 35

3.3. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và/hoặc điều trị không có kết quả

41 - 45

XVI. Bệnh tim bẩm sinh (Thông liên nhĩ, Thông liên thất, Tồn tại ống thông động mạch, Hẹp động mạch chủ, Hẹp eo động mạch chủ, Hẹp động mạch phổi, Tứ chứng Fallot, Thiếu hụt bẩm sinh màng ngoài tim, Bệnh van tim bẩm sinh, Hội chứng Eisenmenger,...)

1. Chưa có biến chứng (tăng áp động mạch phổi thứ phát), điều trị nội khoa

1.1. Kết quả tốt (hết các triệu chứng có trước khi can thiệp)

21 - 25

1.2. Kết quả không tốt (còn tồn tại triệu chứng có trước khi can thiệp)

41 - 45

2. Có biến chứng tăng áp động mạch phổi thứ phát, điều trị nội khoa

2.1. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ nhẹ

21 - 25

2.2. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ trung bình

41 - 45

2.3. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ nặng

61 - 65

2.4. Có biến chứng suy tim: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 hoặc 2.2 hoặc 2.3 cộng với tỷ lệ % TTCT suy tim theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.5. Có biến chứng rối loạn nhịp tim: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1; 2.2; 2.3 cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn nhịp tim theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.6. Các biến chứng khác như: Viêm phổi nặng; Viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn; Vôi hóa, đứt, vỡ ống thông động mạch; Phù phổi cấp tính; Tắc mạch; Thiếu máu;...: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 hoặc 2.2 hoặc 2.3 cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hoặc can thiệp qua da (bít, nong...)

3.1. Kết quả tốt (hết các triệu chứng có trước khi can thiệp )

11 - 15

3.2. Kết quả không tốt (còn tồn tại các triệu chứng có trước khi can thiệp)

3.2.1. Kết quả không tốt, còn tăng áp lực động mạch phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2 tương ứng cộng với tỷ lệ % TTCT Mục 3.1 theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây biến chứng (suy tim, rối loạn nhịp,...): Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2 tương ứng cộng với tỷ lệ % TTCT của các biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hoặc phải can thiệp lại

71 - 75

3.2.4. Không có chỉ định mổ hoặc phải mổ lại

81

XVII. Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát

1. Mức độ nhẹ

41 - 45

2. Mức độ trung bình

51 - 55

3. Mức độ nặng: có biến chứng (tâm phế mạn tính,...): Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2 cộng với tỷ lệ % TTCT của các biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XVIII. Suy tim

1. Suy tim độ 1

21 - 25

2. Suy tim độ 2

41 - 45

3. Suy tim độ 3

61 - 65

4. Suy tim độ 4

71 - 75

XIX. Dị dạng, dị tật hệ Tim, Mạch khác (không thuộc các tổn thương nêu trên)

1. Dị dạng, dị tật hệ tim mạch nếu tương tự như các tổn thương hệ tim mạch đã được nêu trong Chương này thì được áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương đương đã nêu trong Chương

2. Dị dạng, dị tật hệ tim mạch khác

2.1. Không gây rối loạn chức năng tim mạch

0 - 5

2.2. Gây rối loạn chức năng tim mạch: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 và cộng tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Đã điều trị can thiệp kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT do phương pháp can thiệp đó gây ra

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 3

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT HỆ HÔ HẤP

Bệnh, tật hệ Hô hấp

Tỷ lệ % TTCT

I. Bệnh cơ, xương lồng ngực: Tỷ lệ % TTCT được tính theo Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Cơ - Xương - Khớp

II. Bệnh lý màng phổi

1. Không gây hoặc gây tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng

0

2. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi tái phát phải chọc dịch nhiều lần, hoặc mổ dẫn lưu mở không để lại di chứng

6 - 10

3. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi để lại di chứng dày dính màng phổi, không có rối loạn thông khí phổi

3.1. Diện tích dưới một nửa phế trường ở một bên

21 - 25

3.2. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở một bên

26 - 30

3.3. Diện tích dưới một nửa phế trường ở hai bên

31 - 35

3.4. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở hai bên

36 - 40

4. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi có để lại di chứng dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 cộng với tỷ lệ % TTCT của rối loạn thông khí phổi theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

III. Xẹp phổi

1. Một bên chưa rối loạn thông khí phổi

1.1. Xẹp từ một đến hai phân thùy phổi

26 - 30

1.2. Xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên

31 - 35

2. Hai bên phổi chưa rối loạn thông khí phổi

2.1. Xẹp từ một đến hai phân thùy phổi

31 - 35

2.2. Xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên

41 - 45

3. Xẹp phổi kèm theo rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tương ứng của Mục 1 hoặc 2 và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí phổi theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

4. Các tổn thương trên kèm theo tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương ứng của Mục 1 hoặc 3 cộng với tỷ lệ % TTCT của mức độ tâm phế mạn theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

IV. Vôi hóa màng phổi (Mảng màng phổi)

1. Vôi hóa màng phổi, chưa có rối loạn thông khí phổi

1.1. Diện tích dưới một nửa phế trường ở một bên

26 - 30

1.2. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở một bên

36 - 40

1.3. Diện tích dưới một nửa phế trường ở hai bên

36 - 40

1.4. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở hai bên

46 - 50

2. Vôi hóa màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1 cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí phổi theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

3. Các bệnh lý màng phổi, điều trị nội khoa không kết quả phải điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

3.1. Phẫu thuật, kết quả tốt (tỷ lệ % TTCT này đã tính cả hậu quả của phẫu thuật làm tổn thương cơ, xương lồng ngực)

21 - 25

3.2. Phẫu thuật, kết quả hạn chế (dày dính, rối loạn chức năng hô hấp): Áp dụng tỷ lệ % TTCT tương ứng theo Mục II hoặc 1 hoặc 2 nêu trên. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

4. Bệnh lý màng phổi biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tương ứng Mục II hoặc IV cộng với tỷ lệ % TTCT tâm phế mạn tính tùy mức độ theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

V. Bệnh khí quản, phế quản mạn tính

1. Viêm phế quản mạn tính, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản

1.1. Bệnh tái phát dưới 4 lần/năm, chưa có rối loạn thông khí phổi

21 - 25

1.2. Bệnh tái phát trên 3 lần/năm hoặc tái phát dưới 4 lần/tháng chưa có rối loạn thông khí phổi

31 - 35

1.3. Bệnh tái phát trên 3 lần/tháng chưa có rối loạn thông khí phổi

41 - 45

1.4. Bệnh khí quản, phế quản mạn ở Mục 1.1, 1.2, 1.3 đã có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương ứng Mục 1.1, 1.2, 1.3 nêu trên và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí phổi theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

1.5. Các bệnh khí quản, phế quản mạn ở mục 1.4 có tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương Mục 5.1.4 tương ứng và cộng với tỷ lệ % TTCT mức độ tâm phế mạn theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

2. Giãn phế quản

2.1. Giãn phế quản đơn thuần

41 - 45

2 1.1. Giãn phế quản có biến chứng áp xe phổi mạn tính hoặc ho ra máu nhiều lần, chưa rối loạn thông khí phổi

51 - 55

2.1.2. Giãn phế quản có biến chứng áp xe phổi mạn tính hoặc ho ra máu nhiều lần, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương Mục 2.1.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí phổi theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

2.1.3. Giãn phế quản ở Mục 2.1.1, 2.1.2 nêu trên có biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương Mục 2.1.1, 2.1.2 cộng với tỷ lệ % TTCT mức độ tâm phế mạn theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

2.1.4. Giãn phế quản phải mổ cắt phổi: Tính tỷ lệ % TTCT như tỷ lệ % TTCT mổ cắt phổi

3. Các bệnh khác của phế quản (sỏi phế quản ...)

3.1. Các bệnh khác của phế quản, chưa có rối loạn thông khí phổi

11 - 15

3.2. Bệnh tật như Mục 3.1 và có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương Mục 3.1 cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí phổi theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

3.3. Bệnh tật như Mục 3.2 có kèm theo tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương Mục 3.2 và cộng với tỷ lệ % TTCT mức độ tâm phế mạn theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

VI. Bệnh lý nhu mô phổi: Viêm phổi

1. Điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng và/ hoặc không tái phát

0

2. Bệnh tái phát dưới bốn lần/năm

3 - 5

3. Bệnh tái phát trên ba lần/năm

6 - 10

4. Bệnh tái phát trên một lần/tháng

11 - 15

5. Bệnh lý phổi có biến chứng áp xe phổi mạn tính

16 - 20

6. Bệnh lý phổi có suy hô hấp phải đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy

21 - 25

7. Dãn phế nang, bóng khí phổi, bệnh phổi đột lỗ (LAM), bệnh tích protein phế nang, bệnh phổi kẽ ...

7.1. Không rối loạn thông khí phổi

21 - 25

7.2. Có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT mục 7.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí theo phương pháp cộng tại Thông tư

8. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính

8.1. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính đơn thuần trên 3 tháng

16 - 20

8.2. Bệnh tật như Mục 8.1 và có biến chứng rối loạn thông khí và/hoặc ho ra máu và/hoặc tâm phế mạn: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 8.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư. Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả tỷ lệ % TTCT suy nhược cơ thể

8.3. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính phải mổ cắt phổi: Tính tỷ lệ % TTCT như tỷ lệ % TTCT mổ cắt phổi

9. Lao phổi

9.1. Điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng

11 - 15

9.2. Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại di chứng xơ phổi, vôi hóa...

36 - 40

9.3. Điều trị không có kết quả (không khỏi hoặc kháng thuốc hoặc khỏi nhưng sau đó tái phát), chưa có rối loạn thông khí phổi (Tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm cả tỷ lệ % TTCT suy nhược cơ thể)

61 - 65

9.4. Bệnh tật như Mục 9.3 và có biến chứng ra ho máu và/hoặc rối loạn thông khí và/hoặc tâm phế mạn, và/hoặc xẹp phổi...: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 9.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

9.5. Lao phổi phải mổ cắt thùy phổi: Tính tỷ lệ % TTCT như tỷ lệ % TTCT mổ cắt phổi

10. Mổ cắt phổi

10.1. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi)

21 - 25

10.2. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên

31 - 35

10.3. Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi

56 - 60

VII. Bệnh lý trung thất (Tràn khí, tràn máu, tràn mủ trung thất)

1. Điều trị kết quả tốt

21 - 25

2. Điều trị kết quả hạn chế

31 - 35

3. Gây suy hô hấp: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2 và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí phổi theo phương pháp cộng tại Thông tư

4. Bệnh tật như Mục 3 có biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3 cộng với tỷ lệ % TTCT tâm phế mạn tính theo phương pháp cộng tại Thông tư

VIII. Bệnh, tật cơ hoành

1. Liệt cơ hoành, nhão cơ hoành, thoát vị hoành chưa gây biến chứng

11 - 15

2. Liệt cơ hoành, thoát vị hoành gây biến chứng

2.1. Suy hô hấp: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 8.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí phổi theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2. Suy hô hấp và Tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT tâm phế mạn tính theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Tắc ruột phải can thiệp ngoại khoa: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1 và cộng với tỷ lệ % TTCT các tạng bị tổn thương theo phương pháp cộng tại Thông tư

IX. U lành tính, ác tính hệ hô hấp

1. U lành tính

1.1. U lành tính chưa gây biến chứng

21 - 25

1.2. U lành tính có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

1.3. U lành tính đã can thiệp ngoại khoa kết quả tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương các bộ phận do can thiệp ngoại khoa

1.4. U lành tính đã can thiệp ngoại khoa kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT mục 1.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. U ác tính (u phế quản, u phế quản - phổi, ...)

2.1. Chưa phẫu thuật

2.1.1. Chưa di căn, không rối loạn thông khí phổi

61 - 65

2.1.2. Chưa di căn, có rối loạn thông khí phổi

71 - 75

2.1.3. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, không rối loạn thông khí phổi và/hoặc tâm phế mạn tính

81 - 85

2.1.4. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác và hoặc có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn và/hoặc biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2. Đã phẫu thuật

2.2.1. Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng, ...)

61 - 65

2.2.2. Kết quả không tốt

81 - 85

X. Bệnh mạch máu phổi

1. Dãn động mạch phế quản, ho ra máu nhiều lần chưa gây biến chứng

41 - 45

2. Dãn động mạch phế quản, ho ra máu nhiều lần gây biến chứng mất máu, suy hô hấp, tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1 cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Tắc động mạch phổi gây nhồi máu phổi: Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ tim, mạch

4. Tắc động mạch phổi gây nhồi máu phổi gây biến chứng suy hô hấp, tâm phế cấp hoặc mạn tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3 và cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XI. Rối loạn thông khí phổi

1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ

11 - 15

2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình

16 - 20

3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng

31 - 35

XII. Tâm phế mạn tính

1. Mức độ 1: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường

16 - 20

2. Mức độ 2: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1-2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường

31 - 35

3. Mức độ 3: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường.

51 - 55

4. Mức độ 4: Có biểu hiện trên siêu âm (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim

81

XIII. Thiểu sản phổi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3. Xẹp phổi

XIV. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp

1. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp nếu tương tự như các tổn thương hệ hô hấp đã được nêu trong Chương này thì được áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương đương đã nêu trong Chương

2. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp khác

2.1. Không gây rối loạn chức năng hô hấp

0 - 5

2.2. Gây rối loạn chức năng hô hấp: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT do phương pháp can thiệp đó gây ra

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 4

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT HỆ TIÊU HÓA

Bệnh, tật hệ Tiêu hóa

Tỷ lệ % TTCT

I. Bệnh lý thực quản

1. Viêm thực quản (mọi nguyên nhân trừ viêm do trào ngược dạ dày thực quản)

21

2. Viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Mức độ 1 (tương đương độ A và B)

21 - 25

2.2. Mức độ 2 (tương đương độ C và D)

31 - 35

3. Barrett thực quản (bao gồm cả viêm nếu có)

3.1. Mức độ 1 (tương đương độ A và B)

36 - 40

3.2. Mức độ 2 (tương đương độ C và D)

41 - 45

4. Loét thực quản (mọi nguyên nhân, bao gồm cả viêm nếu có)

4.1. Loét nhẹ (chưa ảnh hưởng chức năng thực quản)

11 - 15

4.2. Loét vừa (có ảnh hưởng chức năng thực quản)

21 - 25

4.3. Loét nặng (ảnh hưởng nặng nề chức năng thực quản)

36 - 40

5. U thực quản

5.1. U lành

5.1.1. Chưa ảnh hưởng chức năng thực quản

6 - 10

5.1.2. Có ảnh hưởng chức năng thực quản (chưa phải can thiệp)

21 - 25

5.1.3. Đã điều trị can thiệp không ảnh hưởng chức năng thực quản: Tính theo tỷ lệ % TTCT do phương pháp can thiệp đó gây nên

5.1.4. Đã điều trị can thiệp có ảnh hưởng chức năng thực quản: Tỷ lệ % TTCT tính theo Mục 5.1.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT của rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

5.2. Ung thư thực quản

5.2.1. Không còn chỉ định phẫu thuật

71

5.2.2. Phải mở thông dạ dày (không còn chỉ định phẫu thuật thực quản)

81

6. Giãn tĩnh mạch thực quản

6.1. Giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan (tính tỷ lệ % TTCT theo bệnh xơ gan)

6.2. Giãn tĩnh mạch thực quản bẩm sinh

6.2.1. Chưa phải phẫu thuật, chưa ảnh hưởng chức năng thực quản

6 - 10

6.2.2. Chưa phải phẫu thuật, có ảnh hưởng chức năng thực quản

21 - 25

6.2.3. Phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 11

7. Thoát vị hoành

31 - 35

8. Phình thực quản

8.1. Không phải phẫu thuật

16 - 20

8.2. Phải phẫu thuật Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 11

9. Dị tật teo thực quản bẩm sinh

9.1. Chưa phẫu thuật

41 - 45

9.2. Đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 11

10. Chít hẹp thực quản không do ung thư

10.1. Gây ảnh hưởng đến ăn uống, chỉ ăn được thức ăn mềm

41 - 45

10.2. Gây ảnh hưởng đến ăn uống, chỉ ăn được chất lỏng

61 - 65

10.3. Phải mở thông dạ dày

71 - 75

11. Phẫu thuật cắt thực quản

11.1. Cắt một phần thực quản không do ung thư (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản)

61

11.2. Cắt toàn bộ thực quản không do ung thư (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản)

81

11.3. Phẫu thuật cắt thực quản do ung thư: Áp dụng tỷ lệ % TTCT ở Mục 11.1 hoặc 11.2 cộng 61 % theo phương pháp cộng tại Thông tư

12. Rối loạn nhu động thực quản

11 - 15

13. Co thắt tâm vị

13.1. Co thắt tâm vị không phải phẫu thuật

16 - 20

13.2. Co thắt tâm vị phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 11

II. Bệnh lý dạ dày

1. Viêm dạ dày

1.1. Viêm dạ dày các thể (trừ 2 thể ở Mục 1.2 và 1.3)

11 - 15

1.2. Viêm dạ dày thể teo

26 - 30

1.3. Viêm dạ dày có dị sản ruột

36 - 40

2. Loét dạ dày

2.1. Loét dạ dày chưa có biến chứng (đã gồm cả tổn thương viêm dạ dày nếu có)

2.1.1. Ổ loét dưới 1cm

11 - 15

2.1.2. Ổ loét 1cm đến 2cm

21 - 25

2.1.3. Ổ loét trên 2cm

Ghi chú: Nếu nhiều ổ loét thì tỷ lệ % TTCT chỉ được tính theo kích thước ổ loét lớn nhất

31 - 35

2.2. Loét dạ dày có biến chứng thủng đã xử lý

2.2.1. Không gây biến dạng

26 - 30

2.2.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi

41 - 45

2.2.3. Không gây biến dạng sau mổ có viêm phải điều trị nội khoa

41 - 45

2.2.4. Có biến dạng dạ dày hình hai túi sau mổ có viêm phải điều trị nội khoa

46 - 50

2.2.5. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa

51 - 55

2.3. Loét dạ dày có biến chứng chảy máu, điều trị (không phẫu thuật) ổn định

36 - 40

2.4. Loét dạ dày có biến chứng hẹp môn vị chưa phải can thiệp ngoại khoa

46 - 50

2.5. Loét dạ dày có biến chứng phải phẫu thuật cắt dạ dày: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3

3. Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày

3.1. Cắt hai phần ba dạ dày kết quả tốt

51 - 55

3.2. Cắt từ ba phần tư dạ dày trở lên kết quả tốt

61 - 65

3.3. Cắt đoạn dạ dày có biến chứng phải phẫu thuật lại

71 - 75

3.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột, cơ thể suy nhược nặng

81

3.5. Có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT tương ứng tại các Mục 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 cộng tỷ lệ % TTCT tương ứng Mục 5 theo phương pháp cộng tại Thông tư

4. U dạ dày

4.1. U lành tính: đa polyp, u dưới niêm mạc...

11 - 15

4.2. Bệnh polyp (Polypose)

4.2.1. Bệnh polyp chưa phẫu thuật (cắt dạ dày)

51 - 55

4.2.2. Bệnh polyp đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3

4.3. Ung thư dạ dày

4.3.1. Không còn chỉ định phẫu thuật, điều trị bằng hóa chất...

81

4.3.2. Đã phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày

81

4.3.3. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột, cơ thể suy nhược nặng

91

4.3.4. Phẫu thuật nối vị tràng do các biến chứng của bệnh lý dạ dày

91

5. Biến chứng sau cắt đoạn dạ dày

5.1. Viêm miệng nối

21 - 25

5.2. Loét miệng nối

26 - 30

5.3. Loét, viêm miệng nối (viêm ngoài ổ loét)

31 - 35

5.4. Hẹp miệng nối

31 - 35

5.5. Hội chứng Dumping

21 - 25

III. Bệnh lý hành tá tràng

1. Viêm hành tá tràng

11 - 15

2. Loét hành tá tràng (bao gồm cả viêm nếu có)

2.1. Ổ loét dưới 1cm

11 - 15

2.2. Ổ loét từ 1 đến 2cm

21 - 25

2.3. Ổ loét từ 2cm trở lên

31 - 35

3. Loét hành tá tràng có biến chứng

3.1. Thủng hành tá tràng đã xử lý

3.1.1. Kết quả ổn định

26 - 30

3.1.2. Có biến chứng viêm loét phải điều trị nội khoa

36 - 40

3.1.3. Có biến chứng gây hẹp nhưng chưa phải mổ lại

41 - 45

3.1.4. Có biến chứng rò mỏm tá tràng phải mổ lại

61 - 65

3.2. Chảy máu hành tá tràng

3.2.1. Chảy máu hành tá tràng điều trị nội khoa hoặc nội soi can thiệp ổn định

31 - 35

3.2.2. Chảy máu hành tá tràng phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3.1

3.3. Phẫu thuật nối vị tràng do các biến chứng của bệnh lý hành tá tràng

61 - 65

4. U hành tá tràng

4.1. U lành

4.1.1. Đơn Polyp, u dưới niêm mạc

11 - 15

4.1.2. Đa polyp

21 - 25

4.1.3. Bệnh polyp (Polypose) chưa phẫu thuật

51 - 55

4.1.4. Bệnh polyp (Polypose) đã phẫu thuật

61 - 65

4.2. Ung thư hành tá tràng

4.2.1. Ung thư hành tá tràng chưa phẫu thuật (có chỉ định phẫu thuật)

71

4.2.2. Ung thư hành tá tràng đã phẫu thuật

81

4.2.3. Ung thư hành tá tràng không còn chỉ định phẫu thuật

85

4.3. Biến chứng sau phẫu thuật ung thư hành tá tràng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 4.2.3 cộng với tỷ lệ % TTCT trong Mục 3.1 tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

IV. Bệnh lý ruột non

1. Viêm loét ruột non

1.1. Viêm ruột non không rõ nguyên nhân, điều trị nội khoa ổn định

11 - 15

1.2. Viêm ruột non chảy máu, điều trị nội khoa ổn định

21 - 25

1.3. Viêm loét ruột non chảy máu, hoại tử, điều trị nội khoa ổn định

31 - 35

1.4. Viêm loét ruột non chảy máu, hoại tử, điều trị nội khoa không kết quả phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3

1.5. Bệnh Crohn ruột non

51 - 55

2. U ruột non

2.1. U lành, đơn polyp, u máu...

11 - 15

2.2. Đa polyp

21 - 25

2.3. Bệnh đa polyp (polypose) chưa phẫu thuật

61 - 65

2.4. Bệnh đa polyp (polypose) đã mổ: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 4.3

2.5. U ác tính chưa mổ

71

2.6. U ác tính đã mổ: Áp dụng Mục 4.3

3. Bệnh lý phải phẫu thuật ruột non

3.1. Bệnh lý gây thủng ruột non

3.1.1. Bệnh lý gây thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí

31 - 35

3.1.2. Bệnh lý gây thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí

36 - 40

3.2. Bệnh lý phải cắt ruột non dưới một mét

3.2.1. Cắt đoạn hỗng tràng

41 - 45

3.2.2. Cắt đoạn hồi tràng

51 - 55

3.3. Bệnh lý phải cắt ruột non trên một mét có rối loạn tiêu hóa

3.3.1. Cắt đoạn hỗng tràng

51 - 55

3.3.2. Cắt đoạn hồi tràng

61

3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng

91

4. Biến chứng sau phẫu thuật

4.1. Điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ % TTCT trong Mục 3 và cộng với 16% đến 20% theo phương pháp cộng tại Thông tư

4.2. Phải phẫu thuật lại: Áp dụng tỷ lệ % TTCT trong Mục 4.3 và cộng với 21% đến 25% theo phương pháp cộng tại Thông tư

5. Túi thừa ruột non

5.1. Túi thừa ruột non chưa có biến chứng

11 - 15

5.2. Túi thừa ruột non có biến chứng

5.2.1. Túi thừa ruột non có biến chứng loét, áp xe... điều trị nội khoa ổn định

21 - 25

5.2.2. Túi thừa ruột non có biến chứng phải mổ: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3

V. Bệnh lý đại tràng

1. Viêm đại tràng mạn

1.1. Viêm đại tràng kích thích (Hội chứng IBS - Irritable Bowel Syndrome)

26 - 30

1.2. Viêm đại tràng amip, do trực khuẩn

21 - 25

1.3. Bệnh Crohn

1.3.1. Bệnh Crohn chưa có biến chứng

51 - 55

1.3.2. Bệnh Crohn đã có biến chứng

56 - 60

1.4. Rối loạn cơ năng đại tràng

16 - 20

2. Viêm loét đại, trực tràng

2.1. Viêm loét đại, trực tràng chảy máu

2.1.1. Điều trị ổn định

31 - 35

2.1.2. Có di chứng, biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng, biến chứng đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2. Viêm loét đại tràng do lao

2.2.1. Viêm loét đại tràng do lao không có biến chứng

31 - 35

2.2.2. Viêm loét đại tràng do lao có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.2.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Túi thừa, phình đại tràng

3.1. Túi thừa, phình đại tràng không có biến chứng

11 - 15

3.2. Túi thừa đại tràng có biến chứng

3.2.1. Túi thừa đại tràng có biến chứng loét áp xe ... điều trị nội khoa ổn định

31 - 35

3.2.2. Phình đại tràng, túi thừa đại tràng có biến chứng loét, áp xe, thủng phải mổ: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 5

4. U đại tràng

4.1. Polyp đại tràng hoặc u lành

4.1.1. Đơn polyp hoặc u lành

11 - 15

4.1.2. Bệnh đa polyp

21 - 25

4.1.3. Bệnh đa polyp (polypose) chưa phẫu thuật

51 - 55

4.1.4. Bệnh đa polyp (polypose) đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT ở Tiểu mục 5

4.2. Ung thư đại tràng, u ác tính ruột thừa

4.2.1. Không còn khả năng phẫu thuật

81

4.2.2. Ung thư đại tràng đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 5 cộng với 61% theo phương pháp cộng tại Thông tư

4.2.3. U ác tính ruột thừa đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 6 cộng với 61% theo phương pháp cộng tại Thông tư

5. Bệnh lý phải phẫu thuật đại tràng

5.1. Bệnh lý gây thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí

36 - 40

5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí

46 - 50

5.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng

51 - 55

5.2. Bệnh lý phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

5.2.1. Cắt đoạn đại tràng

51 - 55

5.2.2. Cắt nửa đại tràng phải

61 - 65

5.2.3. Cắt nửa đại tràng trái

71

5.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng

81

5.3. Bệnh lý phải cắt đoạn đại tràng và làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

5.3.1. Cắt đoạn đại tràng

66 - 70

5.3.2. Cắt nửa đại tràng phải

75

5.3.3. Cắt nửa đại tràng trái

81

5.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng

85

6. Bệnh viêm ruột thừa

6.1. Bệnh viêm ruột thừa cấp phẫu thuật kết quả tốt

16 - 20

6.2. Đám quánh viêm ruột thừa đã phẫu thuật kết quả tốt

26 - 30

6.3. Biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa phải mổ lại kết quả tốt

31 - 35

6.4. Biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa phải mổ lại nhiều lần hoặc cắt đoạn đại tràng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 5

VI. Bệnh lý trực tràng hậu môn

1. Viêm trực tràng

11 - 15

2. Loét trực tràng

26 - 30

3. U trực tràng

3.1. U lành

3.1.1. Đơn polyp và u lành khác

11 - 15

3.1.2. Bệnh đa polyp

21 - 25

3.1.3. Bệnh đa polyp (polypose) chưa phẫu thuật

51 - 55

3.2. Ung thư

3.2.1. Ung thư trực tràng không còn khả năng phẫu thuật

81

3.2.2. Ung thư trực tràng đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 9

4. Trĩ nội

4.1. Độ I chưa can thiệp

6 - 10

4.2. Độ II chưa can thiệp

16 - 20

4.3. Độ III chưa can thiệp

21 - 25

4.4. Độ IV chưa can thiệp

31 - 35

4.5. Đã can thiệp kết quả tốt

16 - 20

4.6. Đã can thiệp có biến chứng

4.6.1. Gây hẹp đại tiện khó

31 - 35

4.6.2. Gây đại tiện mất tự chủ

41 - 45

4.6.3. Phải can thiệp lại kết quả tốt

31 - 35

4.6.4. Phải can thiệp lại kết quả xấu

46 - 50

4.7. Trĩ ngoại

4.7.1. Đã phẫu thuật

11 - 15

4.7.2. Chưa phẫu thuật

21 - 25

4.8. Trĩ phối hợp (hỗn hợp)

4.8.1. Đã phẫu thuật

21 - 25

4.8.2. Chưa phẫu thuật

26 - 30

5. Bệnh Crohn trực tràng

41 - 45

6. Nứt kẽ hậu môn

6.1. Điều trị nội khoa

11 - 15

6.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt

21 - 25

7. Dò hậu môn trực tràng

7.1. Điều trị nội khoa

21 - 25

7.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt

31 - 35

8. Áp xe hậu môn mạn tính

8.1. Chưa can thiệp

16 - 20

8.2. Đã can thiệp kết quả không tốt

26 - 30

9. Bệnh lý phải phẫu thuật trực tràng

9.1. Bệnh lý gây thủng trực tràng, đã phẫu thuật, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

9.1.1. Thủng một lỗ đã phẫu thuật

36 - 40

9.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã phẫu thuật

46 - 50

9.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài

51 - 55

9.2. Bệnh lý phải cắt trực tràng, không làm hậu môn nhân tạo

9.2.1. Cắt bỏ một phần trực tràng

51 - 55

9.2.2. Cắt bỏ hoàn toàn trực tràng

61 - 65

9.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

9.3.1. Cắt bỏ một phần trực tràng và có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

61 - 65

9.3.2. Cắt bỏ hoàn toàn trực tràng và có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

71 - 75

VII. Bệnh lý gan, mật

1. Viêm gan mạn

1.1. Viêm gan mạn ổn định

26 - 30

1.2. Viêm gan mạn tiến triển

41 - 45

2. Gan nhiễm mỡ

2.1. Gan nhiễm mỡ chưa biến đổi chức năng gan (xét nghiệm sinh hóa)

11 - 15

2.2. Gan nhiễm mỡ có biến đổi chức năng gan (xét nghiệm sinh hóa)

21 - 25

2.3. Gan nhiễm mỡ có biến đổi chức năng gan và biến chứng khác: Áp dụng tỷ lệ % TTCT mục 2.2 cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Áp xe gan do amip

3.1. Điều trị nội khoa và chọc hút mủ

21 - 25

3.2. Phải phẫu thuật áp xe của một thùy gan

36 - 40

3.3. Phải phẫu thuật áp xe của hai thùy gan

41 - 45

3.4. Phải phẫu thuật cắt gan: Áp dụng tỷ lệ % TTCT mục 14

4. Áp xe gan do vi khuẩn

31 - 35

5. Xơ gan

5.1. Giai đoạn 0

31 - 35

5.2. Giai đoạn 1 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ I)

41 - 45

5.3. Giai đoạn 2 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ II)

61 - 65

5.4. Giai đoạn 3 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ III)

71 - 75

6. Xơ gan mật tiên phát

61 - 65

7. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Tỷ lệ % TTCT tính theo tổn thương tại bộ phận, cơ quan

8. Suy chức năng gan

8.1. Suy chức năng gan nhẹ (chưa có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm)

21 - 25

8.2. Suy chức năng gan vừa (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-Pugh B)

41 - 45

8.3. Suy chức năng gan nặng (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-Pugh C)

61 - 65

9. Sỏi mật

9.1. Sỏi túi mật không viêm túi mật mạn tính

11 - 15

9.2. Sỏi túi mật có viêm túi mật mạn tính, điều trị nội khoa ổn định

16 - 20

9.3. Sỏi ống mật không viêm đường mật

16 - 20

9.4. Sỏi ống mật có viêm đường mật điều trị nội khoa ổn định

21 - 25

10. Viêm túi mật mạn tính không do sỏi

16 - 20

11. Viêm đường mật mạn tính không do sỏi

21 - 25

12. U gan (u nhu mô gan)

12.1. U gan lành tính (u máu, nang gan...), sỏi gan

11 - 15

12.2. U gan ác tính

12.2.1. Ung thư gan nguyên phát chưa phẫu thuật (không còn khả năng phẫu thuật)

71

12.2.2. Ung thư gan thứ phát (tỷ lệ % TTCT này đã bao gồm tỷ lệ % TTCT ung thư cơ quan bị di căn)

81

12.2.3. Ung thư gan đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT ở Mục 14 và cộng với 61 % theo phương pháp cộng tại Thông tư

13. U túi mật, đường mật

13.1. U lành tính: polyp túi mật

11 - 15

13.2. U ác tính chưa phẫu thuật

81

13.3. U ác tính đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT ở Mục 15

14. Phẫu thuật cắt gan

14.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV

46 - 50

14.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải

61

14.3. Cắt bỏ gan phải có rối loạn chức năng gan

71

15. Phẫu thuật túi mật, đường mật

15.1. Cắt túi mật qua nội soi

16 - 20

15.2. Phẫu thuật cắt túi mật bằng phẫu thuật truyền thống

36 - 40

15.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ

15.3.1. Kết quả tốt

31 - 35

15.3.2. Kết quả không tốt

41 - 45

15.4. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật

56 - 60

15.5. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non

56 - 60

15.6. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật

71 - 75

15.7. Phẫu thuật hoặc can thiệp nang ống mật chủ

21 - 25

16. Biến chứng sau phẫu thuật gan mật

16.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt: Giữ nguyên tỷ lệ % TTCT cũ

16.2. Phải phẫu thuật lại: tỷ lệ % TTCT cũ cộng với tỷ lệ % TTCT do phẫu thuật mới theo phương pháp cộng tại Thông tư

VIII. Bệnh lý tụy, lách

1. Viêm tụy mạn tính

31 - 35

2. U tụy lành tính (gồm cả nang tụy)

2.1. U tụy lành tính chưa phẫu thuật chưa có biến chứng

11 - 15

2.2. U tụy lành tính chưa phẫu thuật có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. U tụy lành tính đã phẫu thuật (không cắt tụy) kết quả tốt

21 - 25

2.4. U tụy lành tính đã phẫu thuật (không cắt tụy) có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.5. U tụy lành tính đã phẫu thuật cắt tụy: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 5

3. U nang giả tụy

3.1. U nang giả tụy chưa mổ

31 - 35

3.2. U nang giả tụy đã phẫu thuật

3.2.1. U nang giả tụy đã phẫu thuật nối tụy - ruột

41 - 45

3.3.2. U nang giả tụy cắt u nang (cắt tụy): Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 5

4. U tụy ác tính

4.1. U tụy ác tính không còn khả năng phẫu thuật

81

4.2. U tụy ác tính đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương ứng tại Mục 5 và cộng với 71 % theo phương pháp cộng tại Thông tư

5. Phẫu thuật cắt tụy

5.1. Phẫu thuật cắt đuôi tụy (không phải ung thư) kết quả tốt

41 - 45

5.2. Phẫu thuật cắt đuôi tụy (không phải ung thư), biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn

56 - 60

5.3. Phẫu thuật cắt khối tá tụy (không phải ung thư) ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy

76 - 80

5.4. Phẫu thuật cắt khối tá tụy (không phải ung thư) biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng gầy, suy mòn

81 - 85

6. Phẫu thuật cắt lách

Nếu có biến chứng thiếu máu theo phương pháp cộng tại Thông tư tỷ lệ % TTCT biến chứng

31 - 35

IX. Phẫu thuật gỡ dính, tắc ruột do biến chứng phẫu thuật hệ tiêu hóa

1. Mổ gỡ dính lần một

21 - 25

2. Mổ gỡ dính lần hai

31 - 35

3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên

41 - 45

X. Dị dạng, dị tật hệ tiêu hóa

1. Dị dạng, dị tật hệ tiêu hóa nếu tương tự như các tổn thương hệ tiêu hóa đã được nêu trong Chương này thì được áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương đương đã nêu trong Chương

2. Dị dạng, dị tật hệ tiêu hóa khác

2.1. Không gây rối loạn chức năng

0 - 5

2.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT do phương pháp can thiệp đó gây ra

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 5

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC

Bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục

Tỷ lệ % TTCT

I. Thận

1. Suy thân mạn tính

1.1. Giai đoạn I

41 - 45

1.2. Giai đoạn II

61 - 65

1.3. Giai đoạn IIIa

71 - 75

1.4. Giai đoạn IIIb, IV

91

2. Sỏi thận

2.1. Chưa phẫu thuật lấy sỏi, chưa có biến chứng

6 - 10

2.2. Chưa phẫu thuật lấy sỏi, có biến chứng (suy thận, viêm thận...): Tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Đã phẫu thuật lấy sỏi một bên kết quả tốt

21 - 25

2.4. Đã phẫu thuật lấy sỏi một bên có biến chứng (suy thận, viêm thận, cắt thận...): Tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Bệnh cầu thận, hội chứng thận hư

3.1. Điều trị nội khoa ổn định

21 - 25

3.2. Tái phát từ hai lần trong một năm trở lên chưa có biến chứng

31 - 35

3.3. Có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 3.1 hoặc 3.2 cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4. Viêm thận - bể thận

4.1. Chưa có biến chứng

11 - 15

4.2. Có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 4.1 cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

5. Xơ teo và mất chức năng một thận

5.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận

35

5.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ % TTCT Mục 5.1 cộng với tỷ lệ % TTCT bệnh, tật của thận theo phương pháp cộng tại Thông tư

6. U thận, nang thận lành tính một bên

6.1. Chưa phẫu thuật, chưa có biến chứng

11 - 15

6.2. Chưa phẫu thuật, có biến chứng Tỷ lệ % TTCT Mục 6.1 cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

6.3. Đã phẫu thuật không có biến chứng

21 - 25

6.4. Đã phẫu thuật có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 6.3 cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

7. Ghép thận kết quả tốt dùng thuốc chống thải ghép thường xuyên

81

8. Ung thư thận

8.1. Chưa di căn

81

8.2. Đã di căn: Tỷ lệ % TTCT Mục 8.1 theo phương pháp cộng tại Thông tư tỷ lệ % TTCT ung thư cơ quan bị di căn

81

9. Phẫu thuật cắt bỏ thận

9.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường

21 - 25

9.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường

45

9.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ % TTCT Mục 9.1 hoặc 9.2 cộng với tỷ lệ % TTCT bệnh tật của thận còn lại theo phương pháp cộng tại Thông tư

II. Niệu quản

1. Sỏi niệu quản

1.1. Chưa phẫu thuật lấy sỏi, chưa có biến chứng

6 - 10

1.2. Chưa phẫu thuật lấy sỏi có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

1.3. Đã phẫu thuật lấy sỏi một bên, không có biến chứng

16 - 20

1.4. Đã phẫu thuật lấy sỏi một bên, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.3 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. U niệu quản (một bên)

2.1. Chưa phẫu thuật, không có biến chứng

11 - 15

2.2. Chưa phẫu thuật, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Đã phẫu thuật, không có biến chứng

21 - 25

2.4. Đã phẫu thuật, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Cắt niệu quản

3.1. Cắt niệu quản dưới 5cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả

21 - 25

3.2. Cắt niệu quản phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng

26 - 30

3.3. Cắt niệu quản phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 3.2 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

III. Bàng quang

1. Sỏi

1.1. Chưa phẫu thuật lấy sỏi chưa gây biến chứng

6 - 10

1.2. Chưa phẫu thuật lấy sỏi có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

1.3. Đã phẫu thuật lấy sỏi, không có biến chứng

16 - 20

1.4. Đã phẫu thuật lấy sỏi, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.3 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Viêm bàng quang

2.1. Không có biến chứng

6 - 10

2.2. Có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Rối loạn tiểu tiện

3.1. Điều trị nội khoa ổn định

5 - 7

3.2. Không đáp ứng điều trị, tái phát từng đợt (tái phát ít nhất 06 đợt trong một năm)

16 - 20

4. U lành tính

4.1. Chưa phẫu thuật không có biến chứng

11 - 15

4.2. Chưa phẫu thuật có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 4.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4.3. Đã phẫu thuật, không có biến chứng

21 - 25

4.4. Đã phẫu thuật, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 4.3 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

5. U ác tính

5.1. Chưa phẫu thuật

61

5.2. Phẫu thuật cắt bán phần bàng quang

71

5.3. Phẫu thuật cắt bỏ toàn phần bàng quang và chuyển lưu nước tiểu

81

5.4. Phẫu thuật cắt bỏ toàn phần bàng quang và chuyển lưu nước tiểu, có di căn: Tỷ lệ % TTCT Mục 5.3. cộng tỷ lệ % TTCT ung thư cơ quan bị di căn theo phương pháp cộng tại Thông tư

IV. Niệu đạo

1. Viêm niệu đạo

1.1. Không có biến chứng

6 - 10

1.2. Có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.1 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Chít hẹp hoặc rò niệu đạo

2.1. Chưa phẫu thuật

11 - 15

2.2. Đã phẫu thuật không có biến chứng

16 - 20

2.3. Đã phẫu thuật có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.2 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. U lành niệu đạo

3.1. Chưa phẫu thuật không biến chứng

6 - 10

3.2. Phẫu thuật không biến chứng

16 - 20

3.3. Đã phẫu thuật có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 3.2. cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4. Ung thư niệu đạo: Áp dụng tỷ lệ % TTCT ung thư dương vật

V. Lao thận, tiết niệu - sinh dục

1. Lao thận

1.1. Lao thận điều trị nội khoa kết quả tốt, không có biến chứng

11 - 15

1.2. Lao thận điều trị nội khoa kết quả tốt, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

1.3. Lao thận không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc...) chưa có biến chứng

46 - 50

1.4. Lao thận không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc) có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.3 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Lao bàng quang hoặc tinh hoàn

2.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt, không có biến chứng

6 - 10

2.2. Điều trị nội khoa kết quả tốt, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc...) chưa có biến chứng

36 - 40

2.4. Không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc...) có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Lao toàn bộ cơ quan tiết niệu, sinh dục

81

VI. Dương vật

1. Xơ cứng vật hang

1.2. Đã phẫu thuật, kết quả tốt

11 - 15

1.3. Đã phẫu thuật, kết quả không tốt

1.3.1. Ảnh hưởng chức năng ít, liệt dương không hoàn toàn

21 - 25

1.3.2. Ảnh hưởng chức năng, liệt dương hoàn toàn

31 - 35

2. Ung thư dương vật

2.1. Chưa di căn phẫu thuật cắt một phần dương vật

61

2.2. Chưa di căn, phẫu thuật cắt toàn bộ dương vật

71

2.3. Đã di căn, phẫu thuật cắt toàn bộ dương vật, nạo vét hạch: Tỷ lệ % TTCT mục 2.2 cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư tỷ lệ % TTCT ung thư cơ quan bị di căn

VII. Tinh hoàn

1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

1.1. Chưa phẫu thuật

6 - 10

1.2. Phẫu thuật một bên kết quả tốt

3 - 5

1.3. Phẫu thuật hai bên kết quả tốt

11 - 15

1.4. Phẫu thuật một bên không kết quả

11 - 15

1.5. Phẫu thuật hai bên không kết quả

16 - 20

2. Ung thư tinh hoàn một hoặc hai bên

2.1. Chưa di căn, chưa phẫu thuật

61

2.2. Chưa di căn, đã phẫu thuật cắt bỏ

71

2.3. Đã di căn: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.2. cộng tỷ lệ % TTCT cơ quan bị di căn theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Bệnh lý phải cắt bỏ tinh hoàn

3.1. Cắt bỏ một bên

11 - 15

3.2. Cắt bỏ hai bên

36 - 40

VIII. Tuyến tiền liệt

1. Viêm tuyến tiền liệt điều trị nội khoa, không có biến chứng

6 - 10

2. Viêm hoặc u lành tuyến tiền liệt điều trị ngoại khoa

2.1. Kết quả tốt

16 - 20

2.2. Kết quả không tốt, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng tỷ lệ % TTCT do biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Ung thư tuyến tiền liệt

3.1. Chưa di căn, không phẫu thuật

61

3.2. Chưa di căn đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt cùng các túi tinh

71

3.3. Đã di căn: Tỷ lệ % TTCT Mục 3.1 hoặc 3.2 cộng tỷ lệ % TTCT ung thư cơ quan bị di căn theo phương pháp cộng tại Thông tư

IX. Âm hộ, âm đạo

1. Các tổn thương lành tính

1.1. Điều trị nội khoa ổn định

0 - 5

1.2. Phẫu thuật kết quả tốt không có biến chứng

16 - 20

1.3. Phẫu thuật kết quả không tốt, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.2 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Ung thư

2.1. Giai đoạn 0

41 - 45

2.2. Giai đoạn I và II

61 - 65

2.3. Giai đoạn III và IV

81

X. Tử cung

1. Cổ tử cung

1.1. Các tổn thương lành tính điều trị ổn định

0 - 5

1.2. Các tổn thương lành tính điều trị không ổn định

6 - 10

1.3. Các tổn thương lành tính đã phẫu thuật (ở người đã có con)

1.3.1. Kết quả tốt

11 - 15

1.3.2. Tái phát

21 - 25

1.3.3. Đã phẫu thuật khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung

31

1.4. Các tổn thương nghi ngờ (Cervical Intraepithelial Neoplasia - CIN 1, CIN 2)

1.4.1. Chưa điều trị

11 - 15

1.4.2. Đã điều trị cần cộng theo dõi tiếp

21 - 25

1.4.3. Loạn sản vi xâm nhập (CIN III, Carcinome in situ - CIS) chưa phẫu thuật

21 - 25

1.4.4. Loạn sản vi xâm nhập (CIN III, CIS) đã phẫu thuật

31

1.5. Ung thư cổ tử cung

1.5.1. Giai đoạn 0

41 - 45

1.5.2. Giai đoạn I và II

61 - 65

1.5.3. Giai đoạn III và IV

81

2. Thân tử cung

2.1. U xơ, polyp, dị vật, dính

2.1.1. Điều trị nội khoa

6 - 10

2.1.2. Đã phẫu thuật (điều trị ngoại khoa)

21 - 25

2.1.3. Phẫu thuật cắt tử cung (bán phần hoặc hoàn toàn) đã có con

41

2.1.4. Phẫu thuật cắt tử cung (bán phần hoặc hoàn toàn) chưa có con

51 - 55

2.2. Rong kinh, rong huyết cơ năng

2.2.1. Rong kinh, rong huyết cơ năng chưa có biến chứng thiếu máu

0 - 5

2.2.2. Rong kinh, rong huyết cơ năng có biến chứng thiếu máu: Áp dụng theo tỷ lệ % TTCT của mức độ thiếu máu tương ứng

3. Phẫu thuật lấy thai

3.1. Phẫu thuật 01 lần

25

3.2. Phẫu thuật từ 02 lần trở lên

31 - 35

3.3. Phẫu thuật lấy thai có cắt tử cung: Áp dụng tỷ lệ % TTCT cắt tử cung

3.4. Có biến chứng sau phẫu thuật: Tỷ lệ % TTCT tương ứng tại Mục 3.1 hoặc 3.2 hoặc 3.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4. Ung thư thân tử cung

4.1. Giai đoạn 0

41 - 45

4.2. Giai đoạn I và II

61 - 65

4.3. Giai đoạn III và IV

81

5. Sa sinh dục

5.1. Chưa phẫu thuật

5.1.1. Độ I

6 - 10

5.1.2. Độ II

11 - 15

5.1.3. Độ III

21 - 25

5.2. Đã phẫu thuật

5.2.1. Kết quả tốt

16 - 20

5.2.2. Tái phát

26 - 30

5.2.3. Có biến chứng: áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 5.2.1. hoặc 5.2.2 và cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XI. Vòi tử cung - buồng trứng

1. Tổn thương vòi tử cung (viêm phần phụ, ứ dịch, tắc vòi...)

1.1. Điều trị nội khoa ổn định

0 - 5

1.2. Phẫu thuật bảo tồn vòi tử cung

3 - 5

1.3. Phẫu thuật cắt một vòi tử cung

5 - 9

1.4. Phẫu thuật cắt hai vòi tử cung

1.4.1. Đã có con

16 - 20

1.4.2. Chưa có con

36 - 40

2. Chửa ngoài tử cung

2.1. Điều trị nội khoa

11 - 15

2.2. Phẫu thuật cắt bỏ khối chửa

21 - 25

3. U buồng trứng lành tính

3.1. Chưa phẫu thuật

3 - 5

3.2. Đã phẫu thuật bóc u

11 - 15

3.3. Đã phẫu thuật cắt u buồng trứng một bên

11 - 15

3.4. Đã phẫu thuật cắt hai buồng trứng

3.4.1. Đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống đã có con

21 - 25

3.4.2. Đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống chưa có con

36 - 40

3.4.3. Đối với phụ nữ trên 50 tuổi

21 - 25

4. Bệnh suy sớm buồng trứng

31

5. Ung thư buồng trứng

5.1. Giai đoạn 0

31 - 35

5.2. Giai đoạn I, giai đoạn II

41 - 45

5.3. Giai đoạn III

61 - 65

5.4. Giai đoạn IV

81

6. Chửa trứng

6.1. Điều trị kết quả tốt

11 - 15

6.2. Điều trị kết quả không tốt, có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 6.1 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

7. U nguyên bào nuôi

7.1. Chưa di căn

41 - 45

7.2. Đã di căn

61 - 65

XII. Vú

1. U vú lành tính hoặc viêm, áp xe tuyến vú

1.1. Chưa phẫu thuật

1 - 5

1.2. Đã phẫu thuật

6 - 10

2. Phì đại tuyến vú

2.1. Chưa phẫu thuật

16 - 20

2.2. Đã phẫu thuật tạo hình vú

11 - 15

3. Phẫu thuật cắt bỏ vú

3.1. Cắt bỏ một bên

26 - 30

3.2. Cắt bỏ hai bên

41 - 45

4. Ung thư vú

4.1. Giai đoạn 0

31 - 35

4.2. Giai đoạn I, giai đoạn II

41 - 45

4.3. Giai đoạn III

61 - 65

4.4. Giai đoạn IV

81

XIII. Rò tiết niệu - sinh dục

1. Chưa phẫu thuật

16 - 20

2. Phẫu thuật kết quả tốt

11 - 15

3. Phẫu thuật kết quả không tốt, tái phát phẫu thuật lại

21 - 25

4. Phẫu thuật kết quả không tốt, tái phát phải phẫu thuật lại từ 2 lần trở lên

41 - 45

5. Phẫu thuật không có kết quả

51 - 55

XIV. Bệnh lý hệ sinh dục gây mất chức năng sinh con (vô sinh): Áp dụng tỷ lệ % TTCT cắt hai tinh hoàn đối với vô sinh nam và cắt hai buồng trứng đối với vô sinh nữ.

XV. Dị tật, dị dạng hệ tiết niệu - sinh dục

1. Dị tật, dị dạng hệ tiết niệu - sinh dục tương tự như các tổn thương hệ tiết niệu - sinh dục đã được nêu trong Chương này thì được áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương đương đã nêu trong Chương (ví dụ: Thận đơn độc: Áp dụng tỷ lệ % TTCT xơ, teo một thận. Không có tinh hoàn: Áp dụng tỷ lệ % TTCT cắt bỏ tinh hoàn)

2. Dị dạng, dị tật hệ tiết niệu - sinh dục khác

2.1. Chưa gây rối loạn chức năng

0 - 5

2.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng tỷ lệ % TTCT của rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Áp dụng tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt, có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 6

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH HỆ NỘI TIẾT VÀ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA

Bệnh hệ Nội tiết và rối loạn chuyển hóa

Tỷ lệ % TTCT

I. Tuyến yên

1. Rối loạn chức năng tuyến

1.1. Rối loạn toàn bộ chức năng tuyến yên (rối loạn chức năng cả thùy trước và thùy sau)

61 - 65

1.2. Rối loạn chức năng thùy trước

1.2.1. Rối loạn từ bốn loại hormon trở lên

56 - 60

1.2.2. Rối loạn từ hai đến ba loại hormon

41 - 45

1.2.3. Rối loạn một loại hormon

26 - 30

1.3. Rối loạn chức năng thùy sau tuyến yên gây Đái tháo nhạt

26 - 30

1.4. Rối loạn chức năng tuyến yên gây biến chứng tại cơ quan khác: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tương ứng Mục 1.1.2 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Khối u tuyến yên

2.1. U lành tính

2.1.1. Chưa gây biến chứng

11 - 15

2.1.2. Phẫu thuật, chức năng tuyến ổn định

21 - 25

2.1.3. U lành tính nếu có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1.1; 2.1.2 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2. U ác tính

2.2.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa

61 - 65

2.2.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.2.1 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng ở cơ quan tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2.3. Đáp ứng điều trị phẫu thuật

81 - 85

2.2.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật

91

2.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật

91

3. Khối u tuyến tùng

3.1. U lành

3.1.1. U lành chưa gây biến chứng

6 - 10

3.1.2. U lành gây biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3.1.1 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.2. U ác tính

3.2.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa

61 - 65

3.2.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 3.2.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.2.3. Đáp ứng điều trị phẫu thuật

81 - 85

3.2.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật

91

3.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật

91

II. Tuyến giáp

1. Rối loạn chức năng tuyến giáp

1.1. Suy giáp

1.1.1. Suy giáp dưới lâm sàng (suy giáp còn bù)

21 - 25

1.1.2. Suy giáp rõ ràng (suy giáp mất bù)

31 - 35

1.2. Nhiễm độc giáp

1.2.1. Dưới lâm sàng

21 - 25

1.2.2. Lâm sàng (bệnh Basedow) chưa có biến chứng

31 - 35

1.2.3. Lâm sàng (bệnh Basedow) có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.2.2 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Viêm tuyến giáp mạn tính

21 - 25

3. Rối loạn thiếu hụt Iốt

21 - 25

4. Khối u tuyến giáp

4.1. U lành tuyến giáp (bao gồm cả bướu cổ đơn thuần)

4.1.1. Chưa phẫu thuật chưa gây rối loạn chức năng tuyến giáp

6 - 10

4.1.2. Cắt bỏ tuyến giáp một phần không rối loạn chức năng tuyến giáp

11 - 15

4.1.3. Cắt bỏ một bên không rối loạn chức năng tuyến giáp

16 - 20

4.1.4. Cắt toàn bộ tuyến giáp

61

4.1.5. Chưa phẫu thuật hoặc phẫu thuật có biến chứng rối loạn chức năng tuyến giáp: Tỷ lệ % TTCT Mục 4.1.1 hoặc 4.1.2, 4.1.3 cộng tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4.2. Ung thư tuyến giáp

4.2.1. Thể chưa biệt hóa

71

4.2.2. Thể biệt hóa

81

III. Tuyến cận giáp

1. Rối loạn chức năng tuyến cận giáp

1.1. Suy cận giáp

21 - 25

1.2. Cường cận giáp

21 - 25

2. Khối u tuyến cận giáp

2.1. U lành tính

2.1.1. Chưa gây biến chứng

3 - 7

2.1.2. Sau can thiệp chức năng tuyến ổn định

11 - 15

2.1.3. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1.1 hoặc 2.1.2 cộng tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2. Ung thư

2.2.1. Đáp ứng điều trị nội khoa

31 - 35

2.2.2. Không đáp ứng điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.2.1 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2.3. Điều trị phẫu thuật kết quả tốt

31 - 35

2.2.4. Điều trị phẫu thuật không kết quả

81

2.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật

81

IV. Tuyến thượng thận

1. Rối loạn chức năng tuyến

1.1. Suy thượng thận chưa có biến chứng

1.1.1. Do thuốc

36 - 40

1.1.2. Nguyên nhân tại tuyến

61 - 65

1.2. Cường vỏ thượng thận (Hội chứng Cushing) chưa có biến chứng

31 - 35

1.3. Rối loạn aldosterol, androgen, estrogen chưa có biến chứng

1.3.1. Rối loạn một loại hormon

26 - 30

1.3.2. Rối loạn hai loại hormon

31 - 35

1.3.3. Rối loạn ba loại hormon

41 - 45

1.4. Rối loạn chức năng tuyến thượng thận có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT tổn thương tương ứng tại Mục 1.1, 1.2, 1.3 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Khối u vỏ thượng thận

2.1. U lành tính chưa có biến chứng

2.1.1. U một bên điều trị nội khoa ổn định

11 - 15

2.1.2. U một bên điều trị phẫu thuật ổn định

21

2.1.3. U hai bên điều trị nội khoa ổn định

21

2.1.4. U hai bên điều trị phẫu thuật ổn định

26 - 30

2.2. U lành tính có biến chứng: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương ứng tại Mục 2.1 cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. U ác tính

2.3.1. Ung thư một bên đáp ứng với điều trị nội khoa

51 - 55

2.3.2. Ung thư một bên không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.3.1 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3.3. Ung thư một bên phẫu thuật kết quả tốt

71

2.3.4. Ung thư một bên phẫu thuật không kết quả hoặc không còn chỉ định phẫu thuật

81

2.3.5. Ung thư hai bên đáp ứng điều trị nội khoa

61

2.3.6. Ung thư hai bên không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.3.5 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3.7. Ung thư hai bên đáp ứng với điều trị phẫu thuật

71 - 75

2.3.8. Ung thư hai bên không đáp ứng với điều trị phẫu thuật

81

2.3.9. Ung thư hai bên không còn chỉ định phẫu thuật

81

3. U tủy thượng thận gây tăng huyết áp

3.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa

51 - 55

3.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ % TTCT Mục 3.1 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.3. Đáp ứng với điều trị phẫu thuật

61

3.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật

81

3.5. Không còn chỉ định phẫu thuật

81

Ghi chú: Nếu bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục xảy ra trước 16 tuổi thì tỷ lệ % TTCT được cộng thêm 15 - 20% theo phương pháp cộng tại Thông tư

V. Tuyến tụy

1. Rối loạn chức năng tuyến chưa có biến chứng

1.1. Rối loạn đường máu lúc đói và (hoặc) giảm dung nạp glucose

11 - 15

1.2. Đái tháo đường

31 - 35

1.3. Hội chứng Insulinnom

21 - 25

1.4. Hội chứng Gastrinom

21 - 25

1.5. Hội chứng VIPOM

21 - 25

1.6. Hội chứng Somatostatinom

21 - 25

2. Khối u tuyến tụy chưa có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương ứng tại Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiêu hóa

3. Rối loạn chức năng tuyến hoặc u tuyến tụy có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1; 2 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

VI. Buồng trứng, tinh hoàn

Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương ứng tại Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục

VII. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa

1. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa có biểu hiện trên xét nghiệm cận lâm sàng chưa gây tổn thương cơ quan, nội tạng

6 - 10

2. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa có biến chứng tổn thương cơ quan, nội tạng: Tỷ lệ % TTCT Mục 1 cộng tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 7

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT CƠ - XƯƠNG - KHỚP

Bệnh, tật Cơ - Xương - Khớp

Tỷ lệ % TTCT

I. Bệnh cơ vân chi trên

1. Teo xơ cơ Delta hạn chế các động tác của khớp vai một bên

1.1. Mức độ nhẹ

11 - 15

1.2. Mức độ vừa

21 - 25

1.3. Mức độ nặng

31 - 35

2. Teo cơ một bàn tay

2.1. Mức độ nhẹ

16 - 20

2.2. Mức độ vừa

26 - 30

2.3. Mức độ nặng

36 - 40

2.4. Teo cơ mất chức năng hoàn toàn một bàn tay

45

3. Teo cơ một cẳng tay: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương các dây thần kinh chi phối các cơ tương ứng trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

4. Teo cơ một cánh tay: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương các dây thần kinh chi phối các cơ tương ứng trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

5. Teo cơ một tay (bao gồm cánh, cẳng, bàn tay): Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương Liệt một tay trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

II. Bệnh cơ vân chi dưới

1. Teo cơ một bàn chân mức độ nhẹ

6 - 10

1.1. Teo cơ một bàn chân mức độ vừa

16 - 20

1.2. Teo cơ một bàn chân mức độ nặng

26 - 30

1.3. Teo mất chức năng hoàn toàn một bàn chân

35

2. Teo cơ một cẳng chân: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh

3. Teo cơ một đùi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh

4. Teo cơ một bên mông: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh

5. Teo cơ một chân (bao gồm đùi, cẳng, bàn chân): Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương Liệt một chân trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

III. Tổn thương cơ kiểu giả phì đại: Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo mức độ liệt trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

IV. Loãng xương, nhuyễn xương

1. Loãng xương, nhuyễn xương không gãy xương kể cả biến dạng xương

11 - 15

2. Loãng xương, nhuyễn xương có biến chứng gãy xương bệnh lý: Tỷ lệ % TTCT Mục 1 cộng tỷ lệ % TTCT gãy xương tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

V. Viêm xương tủy xương một bên (Xương cánh tay, cẳng tay; xương chậu, xương đùi; xương cẳng chân)

1. Viêm xương tủy xương chưa phẫu thuật

11 - 15

2. Viêm xương tủy xương đã phẫu thuật chưa có teo cơ kèm theo

16 - 20

3. Viêm xương tủy xương đã phẫu thuật nhiều lần có teo cơ kèm theo: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2 cộng với tỷ lệ % TTCT teo cơ tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4. Tiêu chỏm xương đùi do viêm xương tủy xương

4.1. Gây lỏng khớp háng

21 - 25

4.2. Hoại tử chỏm xương đùi một bên chưa thay chỏm

41 - 45

4.3. Hoại tử chỏm xương đùi đã thay bằng chỏm nhân tạo

35

5. Viêm xương tủy xương gây gãy xương ở đoạn hoặc xương nào: Áp dụng tỉ lệ % TTCT gãy xương tương ứng cộng tỉ lệ % TTCT teo cơ kèm theo, theo phương pháp cộng tại Thông tư

VI. Tổn thương xương sọ

1. Mất xương bàn ngoài xương sọ, đường kính 1cm

5 - 9

2. Mất xương bàn ngoài xương sọ, đường kính từ 2 đến 3cm điện não chưa có ổ tổn thương

11 - 15

3. Mất xương bàn ngoài, đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

16 - 20

4. Mất xương bàn ngoài, đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 - 25

5. Khuyết sọ đáy chắc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 - 25

6. Khuyết sọ đáy chắc đường kính từ 3cm đến 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

26 - 30

7. Khuyết sọ đáy chắc đường kính từ 5cm đến 10cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

31 - 35

8. Khuyết sọ đáy chắc diện tích trên 10 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

* Ghi chú: Mục 3 đến 8: Nếu điện não không có ổ tổn thương, tính tỷ lệ % TTCT tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề

36 - 40

9. Khuyết sọ đáy phập phồng đường kính dưới 2 cm

26 - 30

10. Khuyết sọ đáy phập phồng đường kính từ 2 cm đến 5 cm

31 - 35

11. Khuyết sọ đáy phập phồng đường kính trên 5 cm đến 10 cm

36 - 40

12. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 10 cm

41 - 45

VII. Tổn thương xương ức

1. Không biến dạng lồng ngực, không ảnh hưởng chức năng thông khí phổi

3 - 5

2. Biến dạng lồng ngực ít

11 - 15

3. Biến dạng lồng ngực nhiều

16 - 20

4. Tổn thương xương ức gây biến dạng lồng ngực, rối loạn chức năng thông khí phổi thì tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT mức độ rối loạn hô hấp tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

VIII. Tổn thương xương sườn (đã bao gồm tổn thương thần kinh liên sườn)

1. Tổn thương xương sườn không gây rối loạn chức năng thông khí phổi

1 - 5

2. Tổn thương xương sườn gây rối loạn thông khí: Tỷ lệ % TTCT Mục 1 cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

IX. Tổn thương xương đòn (không gãy xương)

1. Không gây rối loạn chức năng thông khí phổi

1 - 2

2. Gây rối loạn thông khí, tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

X. U xương lành và ác tính

1. U xương lành tính

1.1. Chưa có biến chứng gãy xương

11 - 15

1.2. Có biến chứng gãy xương: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.1 cộng với tỷ lệ % TTCT gãy xương theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. U xương ác tính

2.1. U xương ác tính chưa di căn không cắt đoạn chi

61

2.2. U xương ác tính đã có di căn không cắt đoạn chi

81

2.3. U xương ác tính phải cắt đoạn chi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương ứng Mục 2.1 hoặc 2.2 cộng với tỷ lệ % TTCT cắt đoạn chi tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XI. Khớp vai một bên

Ghi chú: Tổn thương khớp dạng “đau, hạn chế vận động” chỉ được xác định khi thời hạn tổn thương đó kéo dài liên tục từ 06 tháng trở lên

1. Mức độ hạn chế các động tác ít một bên (hạn chế một hoặc hai trong bẩy động tác)

11 - 15

2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế ba đến năm trong bẩy động tác)

21 - 25

3. Bán cứng khớp vai hoặc cứng khớp vai gần hoàn toàn

31 - 35

4. Cứng khớp vai hoàn toàn

4.1. Tư thế thuận, tư thế nghỉ

46 - 50

4.2. Thế không thuận (ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao)

51 - 55

XII. Khớp khuỷu một bên

1. Cẳng tay gấp duỗi trong khoảng 5° - 145°

11 - 15

2. Cẳng tay gấp duỗi trong khoảng 0° - 45°

31 - 35

3. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng trên 45° - 90°

26 - 30

4. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng trên 100° - 150°

51 - 55

XIII. Khớp cổ tay một bên

1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (một hoặc hai trong năm động tác cổ tay)

11 - 15

2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên hai động tác)

21 - 25

3. Cứng khớp tư thế cơ năng (0°)

21 - 25

4. Cứng khớp tư thế gấp hoặc ngửa tối đa

31 - 35

5. Cứng khớp tư thế còn lại

26 - 30

XIV. Khớp bàn tay và các ngón tay một bên

1. Biến dạng các khớp bàn - ngón tay và các khớp của các ngón gây mất chức năng bàn tay

41 - 45

2. Ngón IV hoặc ngón V

2.1. Cứng khớp liên đốt

6 - 8

2.2. Cứng khớp bàn - ngón

4 - 6

2.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt

8 - 10

3. Ngón II hoặc ngón III

3.1. Cứng khớp liên đốt

3 - 5

3.2. Cứng khớp bàn ngón

7 - 9

3.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt

11 - 15

4. Ngón I

4.1. Cứng khớp liên đốt

5 - 10

4.2. Cứng khớp bàn ngón

11 - 15

4.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt

21 - 25

5. Hội chứng “Ngón tay lò xo”

5.1. Hội chứng “Ngón tay lò xo” điều trị kết quả tốt

1 - 3

5.2. Hội chứng “Ngón tay lò xo” điều trị kết quả không tốt: Tùy thuộc ngón tay nào tỉ lệ % TTCT được tính theo Mục 2 hoặc 3 hoặc 4

6. Tổn thương gây đau (không cứng khớp) hạn chế vận động một bàn tay

6.1. Mức độ nhẹ

5 - 8

6.2. Mức độ vừa

11 - 15

6.3. Mức độ nặng

21 - 25

7. Tổn thương các xương nhỏ bàn tay (thuyền, nguyệt, tháp đậu...): Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo mức độ hạn chế vận động một bàn tay hoặc hạn chế chức năng khớp cổ tay

XV. Khớp háng một bên

1. Hạn chế tầm vận động khớp háng do đau từ 0° - 90°

5 - 9

2. Hạn chế vận động khớp háng do đau từ 0° - 60°

11 - 15

3. Hạn chế vận động khớp háng do đau từ 0° - 30°

21 - 25

4. Cứng khớp háng chi ở tư thế thẳng trục

4.1. Từ 0° - 90°

21 - 25

4.2. Từ 0° - 60°

31 - 35

4.3. Từ 0° - 30°

41 - 45

5. Cứng khớp háng chi ở tư thế vẹo hoặc gấp

5.1. Từ 0° - 90°

31 - 35

5.2. Từ 0° - 60°

41 - 45

5.3. Từ 0° - 30°

46 - 50

5.4. Cứng hoàn toàn

51 - 55

XVI. Khớp gối một bên

1. Đau khớp gối hạn chế vận động ít

3 - 5

2. Đau khớp gối hạn chế vận động vừa

6 - 10

3. Đau khớp gối hạn chế vận động nhiều

11 - 15

4. Cứng khớp gối tầm vận động từ 0° - 125°

11 - 15

5. Cứng khớp gối tầm vận động từ 0° - 90°

16 - 20

6. Cứng khớp gối tầm vận động từ 0° - 45°

26 - 30

7. Cứng khớp gối ở tư thế 0°

36 - 40

8. Thay khớp gối nhân tạo

41 - 45

XVII. Khớp cổ chân một bên

1. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động nhẹ

3 - 5

2. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động vừa

8 - 10

3. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động nặng

11 - 15

4. Cứng ở tư thế cơ năng

21

5. Cứng ở tư thế bất lợi

31

XVIII. Khớp bàn chân và các ngón chân một bên

1. Tổn thương xương bàn chân (xương gót, sên, hộp...)

1.1. Đi, đứng khó và đau

11 - 15

1.2. Dẫn đến hàn khớp các xương bàn chân

16 - 20

2. Khớp ngón chân

2.1. Ngón cái

2.1.1. Cứng khớp liên đốt

3 - 5

2.1.2. Cứng khớp đốt - bàn

7 - 9

2.1.3. Cứng khớp đốt - bàn và các khớp liên đốt

11 - 15

2.2. Các ngón khác

2.2.1. Cứng khớp liên đốt

1 - 3

2.2.2. Cứng khớp đốt - bàn

4 - 5

2.2.3. Cứng khớp đốt - bàn và các khớp liên đốt

6 - 10

Ghi chú: Tổn thương gây đau khớp ngón chân (không cứng khớp) áp dụng tỷ lệ % TTCT tối thiểu

XIX. Viêm khớp đốt sống, khớp cùng chậu đơn thuần

1. Viêm một đến hai khớp đốt sống

1.1. Mức độ nhẹ

3 - 5

1.2. Mức độ vừa

11 - 15

1.3. Mức độ nặng

21 - 25

2. Viêm từ ba khớp đốt sống trở lên

2.1. Mức độ nhẹ

11 - 15

2.2. Mức độ vừa

21 - 25

2.3. Mức độ nặng

31 - 35

3. Viêm khớp cùng chậu

6 - 10

XX. Gẫy, xẹp thân đốt sống (đã bao gồm tỉ lệ tổn thương khớp tương ứng)

1. Gẫy, xẹp thân một đốt sống

1.1. Gẫy, xẹp một phần thân đốt sống

16 - 20

1.2. Gẫy, xẹp cả thân đốt sống

21 - 25

2. Gẫy, xẹp thân hai đốt sống

26 - 30

3. Gẫy, xẹp ba đốt sống

36 - 40

4. Gẫy, xẹp trên ba đốt sống

41 - 45

XXI. Gẫy, vỡ mỏm gai

1. Của một đốt sống

6 - 10

2. Của hai hoặc ba đốt sống

16 - 20

3. Của trên ba đốt sống

26 - 30

XXII. Gẫy, vỡ mỏm bên

1. Của một đốt sống

3 - 5

2. Của hai hoặc ba đốt sống

11 - 15

3. Của trên ba đốt sống

21 - 25

XXIII. Viêm dính cột sống hoặc đã phẫu thuật làm cứng cột sống

1. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống cổ

21 - 25

2. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống ngực

36 - 40

3. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống lưng

51 - 55

4. Viêm dính khớp cột sống cả ba đoạn (cổ, ngực, lưng)

81

XXIV. Thoái hóa cột sống

1. Thoái hóa một đến hai đốt sống

1.1. Mức độ nhẹ (Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng nhưng chưa có biểu hiện rõ trên phim Xquang)

1 - 3

1.2. Mức độ vừa (Phim Xquang có hình ảnh: phì đại xương và/hoặc gai xương ở rìa khớp và/hoặc hẹp khe khớp không đồng đều và / hoặc đậm đặc xương dưới sụn)

6 - 10

1.3. Mức độ nặng: (Phim Xquang có hình ảnh như mục 1.2 và có hốc ở đầu xương và/ hoặc hẹp lỗ liên hợp...)

16 - 20

2. Thoái hóa từ 3 đốt sống trở lên

2.1. Mức độ nhẹ

6 - 10

2.2. Mức độ vừa

16 - 20

2.3. Mức độ nặng

26 - 30

XXV. Thoát vị đĩa đệm

1. Thoát vị đĩa đệm không gây hẹp ống sống

1.1. Một ổ

5 - 9

1.2. Hai ổ

11 - 15

1.3. Từ ba ổ trở lên

21 - 25

2. Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống, lỗ đốt sống, chưa tổn thương thần kinh

2.1. Một ổ

11 - 15

2.2. Hai ổ

21 - 25

2.3. Từ ba ổ trở lên

31 - 35

3. Thoát vị đĩa đệm đã phẫu thuật:

3.1. Mổ một ổ

21 - 25

3.2. Mổ hai ổ

31 - 35

3.3. Mổ ba ổ

36 - 40

Ghi chú: Tổn thương cột sống gây tổn thương thần kinh: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương cột sống cộng tỷ lệ % TTCT của tổn thương thần kinh tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XXVI. Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

1. Viêm 1 hoặc 2 gân hoặc 1 hoặc 2 màng hoạt dịch chưa gây ảnh hưởng hoạt động khớp

1 - 5

2. Viêm từ 2 gân hoặc màng hoạt dịch và bao gân chưa gây ảnh hưởng hoạt động khớp

11 - 15

3. Nếu viêm gân hoặc màng hoạt dịch ảnh hưởng đến vận động khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp tương ứng

XXVII. U nang bao hoạt dịch

1. Chưa ảnh hưởng vận động của khớp

6 - 10

2. Ảnh hưởng vận động của khớp: Áp dụng theo tầm hoạt động của từng khớp

3. U nang bao hoạt dịch đã mổ

3.1. Kết quả tốt

6 - 10

3.2. Kết quả chưa tốt, hoặc bị tái phát

11 - 15

XXVIII. Viêm sụn (kể cả sụn chêm): Áp dụng theo tổn thương khớp tương ứng

XXIX. Dị dạng, dị tật cột sống gây gù, vẹo, ưỡn

16 - 20

XXX. Dị tật hệ Cơ, Xương, Khớp

1. Dị dạng, dị tật hệ Cơ Xương Khớp nếu tương tự như các tổn thương hệ Cơ Xương Khớp đã được nêu trong Chương này thì áp dụng tỷ lệ % TTCT của tổn thương tương đương đã nêu trong Chương

2. Dị dạng, dị tật hệ Cơ Xương Khớp khác

2.1. Không gây rối loạn chức năng

0 - 5

2.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT do phương pháp can thiệp đó gây ra

4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 và cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư với tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng

XXXI. Tổn thương cơ thể do gẫy xương bệnh lý

1. Gẫy xương cánh tay

1.1 Gẫy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)

1.1.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay dẫn đến hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim Xquang xác định)

41 - 45

1.1.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa

21 - 25

1.1.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều

31 - 35

1.2. Gẫy thân xương cánh tay một bên

1.2.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường

11 - 15

1.2.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi

21 - 25

1.2.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động, ngắn dưới 3 cm

26 - 30

1.2.4. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động, ngắn từ 3 cm trở lên

31 - 35

1.2.5. Can xấu, hai đầu gẫy chồng nhau

36 - 40

1.3. Gẫy đầu dưới xương cánh tay một bên

1.3.1. Gẫy trên lồi cầu hoặc gẫy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu nhẹ

21 - 25

1.3.2. Gẫy như 1.3.1 nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu. Tỷ lệ % TTCT được tính như tổn thương khớp khuỷu

1.3.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp

3 - 5

1.4. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả

1.4.1. Khớp giả chặt

31 - 35

1.4.2. Khớp giả lỏng

41 - 45

2. Gẫy xương cẳng tay

2.1. Gẫy hai xương cẳng tay

2.1.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương, khớp giả chặt

26 - 30

2.1.2. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương, khớp giả lỏng

31 - 35

2.1.3. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường

6 - 10

2.1.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn chi ngắn dưới 3cm

26 - 30

2.1.5. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay

31 - 35

2.1.6. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ kèm theo

31 - 35

2.2. Gẫy đầu dưới cả hai xương quay trụ sát cổ tay

2.2.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1-2/5 động tác cổ tay)

11 - 15

2.2.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay)

21 - 25

2.3. Gẫy thân xương quay

2.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường

6 - 10

2.3.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa

21 - 25

2.3.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay, khớp giả chặt

11 - 15

2.3.4. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay, khớp giả lỏng

21 - 25

2.4. Gẫy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ

21 - 25

2.5. Gẫy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles)

2.5.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể

6 - 10

2.5.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay

11 - 15

2.6. Gẫy thân xương trụ

2.6.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng

6 - 10

2.6.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gẫy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay

21 - 25

2.6.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả, khớp giả chặt

11 - 15

2.6.4. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả, khớp giả lỏng

16 - 20

2.7. Gẫy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng khớp khuỷu, cứng khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp

2.8. Gẫy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay

6 - 10

3. Gẫy xương bàn tay

3.1. Gẫy một, hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay - ngón tay

6 - 10

3.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay

16 - 20

3.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều.

21 - 25

4. Gẫy xương ngón tay

4.1. Gẫy xương một ngón tay không ảnh hưởng vận động

1 - 2

4.2. Gẫy xương một ngón tay ảnh hưởng vận động tính theo mức độ hạn chế vận động của khớp tương ứng tại Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Cơ - Xương - Khớp

1 - 3

5. Gẫy xương đùi

5.1. Gẫy đầu trên xương đùi

5.1.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ

26 - 30

5.1.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4cm, chức năng khớp háng bị hạn chế

31 - 35

5.1.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4cm

41 - 45

5.1.4. Gẫy cổ xương đùi, tiêu chỏm

51

5.1.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi, khớp giả chặt

41 - 45

5.1.6. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi, khớp giả lỏng lẻo

51

5.2. Gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo

35

5.3. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định

5.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường

21

5.3.2. Can liền xấu, trục lệch

26 - 30

5.3.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4 cm

31 - 35

5.3.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4 cm

41

5.4. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu hoặc tổn thương lồi cầu di chứng hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương khớp gối

6. Gẫy xương cẳng chân

6.1. Gẫy hai xương cẳng chân

6.1.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi

16 - 20

6.1.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2 cm

21 - 25

6.1.3. Di chứng như Mục 6.1.2 nhưng chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm

26 - 30

6.1.4. Di chứng như Mục 6.1.2 nhưng chi ngắn từ 5cm trở lên

31 - 35

6.2. Gẫy gây mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả

6.2.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5cm

31 - 35

6.2.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5cm

41 - 45

6.3. Gẫy thân xương chày một chân

6.3.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi

15

6.3.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2 cm

21

6.3.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2cm đến < 5cm

21 - 25

6.3.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5 cm trở lên

26 - 30

6.3.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn

21 - 25

6.4. Gẫy gây mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả

6.4.1. Khớp giả chặt

21 - 25

6.4.2. Khớp giả lỏng

31 - 35

6.5. Gẫy hoặc vỡ mâm chày

6.5.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng

15

6.5.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp theo Mục tổn thương khớp gối

6.6. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày

9

6.7. Gẫy thân xương mác một chân

6.7.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liền tốt

5

6.7.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu

7

6.7.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu, hạn chế nhẹ khớp cổ chân

6 - 10

6.7.4. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu, cổ chân bị cứng khớp nhẹ

11 - 15

6.8. Gẫy gây mất đoạn xương mác

11 - 15

7. Gẫy xương đòn và xương bả vai

7.1. Gẫy xương đòn

7.1.1. Can liền tốt, không di chứng

6 - 10

7.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác

16 - 20

7.2. Gẫy xương bả vai một bên

7.2.1. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương

6 - 9

7.2.2. Gẫy vỡ ở ngành ngang

11 - 15

7.2.3. Gẫy vỡ phần ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai

16 - 20

7.2.4. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương khớp vai

8. Gẫy xương sườn

8.1. Tổn thương một hoặc hai xương sườn, (can tốt)

3 - 5

8.2. Gãy một hoặc hai xương sườn, can xấu hoặc tổn thương ba đến năm xương sườn can tốt

6 - 9

8.3. Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc tổn thương sáu xương sườn trở lên, can tốt

11 - 15

8.4. Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu

16 - 20

8.5. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoặc hai xương sườn

11 - 15

8.6. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến năm xương sườn

16 - 20

8.7. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên

21 - 25

8.8. Tổn thương xương sườn gây rối loạn thông khí tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn thông khí tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

Chương 8

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH HỆ MIỄN DỊCH

Bệnh hệ Miễn dịch

Tỷ lệ % TTCT

I. Tổn thương do tăng đáp ứng miễn dịch (quá mẫn)

1. Quá mẫn type I (quá mẫn nhanh)

1.1. Sốc phản vệ không để lại di chứng

0

1.2. Sốc phản vệ có tổn thương cơ quan đích để lại di chứng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan bộ phận tương ứng

1.3. Bệnh Atopi (mày đay atopi, chàm atopi, hen atopi, chứng sốt mùa atopi,...): Áp dụng tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan tương ứng

2. Quá mẫn type II (quá mẫn gây độc tế bào)

2.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng

6 - 10

2.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố

21 - 25

Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ % TTCT được xác định bằng tỷ lệ % TTCT của Mục 2.2 cộng với tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan, bộ phận đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Quá mẫn type III (quá mẫn do lắng đọng phức hợp miễn dịch)

3.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng

6 - 10

3.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố

21 - 25

Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ % TTCT được xác định bằng tỷ lệ % TTCT của Mục 2.2 cộng với tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan, bộ phận đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

4. Quá mẫn type IV (quá mẫn muộn)

4.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng

6 - 10

4.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố

21 - 25

Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ % TTCT được xác định bằng tỷ lệ % TTCT của Mục 1.4.2 cộng với tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan, bộ phận đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

II. Tổn thương do thiểu năng miễn dịch (suy giảm miễn dịch)

1. Suy giảm miễn dịch trong HIV/AIDS

1.1. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 500 tế bào/µl trở lên

31 - 35

1.2. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 350 đến dưới 500 tế bào/µl

41 - 45

1.3. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 200 đến dưới 350 tế bào/µl

51 - 55

1.4. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ dưới 200 tế bào/µl

61 - 65

1.5. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ dưới 100 tế bào/µl

71 - 75

* Ghi chú: Nếu có biến chứng ở cơ quan bộ phận nào thì được cộng với tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan bộ phận đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Suy giảm miễn dịch liên quan đến quá trình lão hóa

2.1. Người cao tuổi trở lên (Nam ≥ 60 tuổi, Nữ ≥ 55 tuổi) bị suy giảm miễn dịch được đánh giá trên xét nghiệm miễn dịch, chưa có biểu hiện trên lâm sàng

11 - 15

2.2. Nếu có tổn thương trên lâm sàng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT tổn thương của cơ quan, bộ phận tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Suy giảm miễn dịch liên quan đến các bệnh lý ác tính

Suy giảm miễn dịch được xác định do một bệnh lý ác tính: tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT tổn thương của cơ quan, bộ phận đó tại các Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật tương ứng (không tính đến các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu)

4. Suy giảm miễn dịch do quá trình điều trị các bệnh lý dị ứng và tự miễn (Suy giảm miễn dịch mắc phải do điều trị)

4.1. Suy giảm miễn dịch mắc phải do điều trị, chưa có biểu hiện trên lâm sàng

11 - 15

4.2. Có biểu hiện trên lâm sàng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tại Mục 2.4.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT tổn thương của cơ quan, bộ phận tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

III. Tổn thương do các bệnh lý tự miễn

1. Chưa có biểu hiện lâm sàng

11 - 15

2. Có biểu hiện tổn thương trên lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị ổn định

21 - 25

Ghi chú: Khi bệnh có di chứng tổn thương giải phẫu, chức năng cơ quan, bộ phận khác: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tại Mục 3.2 cộng tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan, bộ phận tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

IV. Tổn thương hệ miễn dịch dạng hỗn hợp (rối loạn miễn dịch tăng, giảm hỗn hợp): Cộng tỷ lệ % TTCT tổn thương cơ thể tại các mục tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 9

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH MÁU

Bệnh Máu và cơ quan tạo máu

Tỷ lệ % TTCT

I. Thiếu máu

1. Mức độ 1 (nhẹ)

11 - 15

2. Mức độ 2 (vừa)

26 - 30

1.3. Mức độ 3 (nặng)

41 - 45

4. Mức độ 4 (rất nặng)

61 - 65

Ghi chú: Bệnh thiếu máu nếu có biến chứng thì tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp công tại Thông tư

II. Các bệnh tăng sinh tăng sinh tương mạn, ác tính

1. Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Polycythaemia vera), Tăng tiểu cầu nguyên phát (Primary thrombocythemia), Xơ tủy nguyên phát (Myelofibrosis), Lơxêmi kinh dòng bạch cầu hạt

1.1. Chưa biến chứng

11.1. Chưa có chỉ định điều trị

21 - 25

11.2. Có chỉ định điều trị

61 - 65

1.2. Có biến chứng (tắc mạch, chảy máu, sỏi thận, gút, loét dạ dày hành tá tràng...): Tỷ lệ % TTCT Mục 1.1. cộng tỷ lệ % TTCT biến chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Lơxêmi kinh dòng lympho (phân loại giai đoạn theo Rai - Sawitsky)

2.1. Giai đoạn không (0), một và hai

2.1.1. Chưa có chỉ định điều trị

21 - 25

2.1.2. Có chỉ định điều trị

41 - 45

2.2. Giai đoạn 3

61 - 65

2.3. Giai đoạn 4

71 - 75

* Ghi chú: Bệnh tăng sinh lympho mạn ác tính nếu có biến chứng thì áp dụng tỷ lệ % TTCT các giai đoạn và cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan theo phương pháp cộng tại Thông tư

III. Lơ - xê - mi cấp

1. Điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn

61

2. Điều trị không đạt lui bệnh hoàn toàn hoặc tái phát

71 - 75

3. Không đáp ứng điều trị

91

IV. U lympho ác tính (U lympho Hodgkin và U lympho không Hodgkin)

1. Giai đoạn I

61 - 65

2. Giai đoạn II

71 - 75

3. Giai đoạn III

81 - 85

4. Giai đoạn IV (IVA hoặc IVB)

91

Ghi chú: Bệnh U lympho ác tính gây biến chứng tại cơ quan/bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ % TTCT giai đoạn tương ứng của bệnh và cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

V. Nhóm các bệnh gây giảm số lượng và/hoặc hình thái, chức năng tế bào máu

1. Giảm hồng cầu: Tỷ lệ % TTCT được tính như tỷ lệ % TTCT của mức độ thiếu máu (Mục 1)

2. Giảm bạch cầu

2.1. Mức độ 1 (nhẹ)

11 - 15

2.2. Mức độ 2 (vừa)

21 - 25

2.3. Mức độ 3 (nặng)

31 - 35

2.4. Mức độ 4 (rất nặng)

51 - 55

3. Giảm tiểu cầu

3.1. Mức độ 1 (nhẹ)

11 - 15

3.2. Mức độ 2 (vừa)

21 - 25

3.3. Mức độ 3 (nặng)

31 - 35

3.4. Mức độ 4 (rất nặng)

41 - 45

4. Hội chứng rối loạn sinh tủy, Tuỷ giảm sinh; Hội chứng thực bào Tế bào máu; Tan máu

4.1. Giảm một dòng tế bào máu: Áp dụng tỷ lệ % TTCT các Mục 1; 2; 3 tương ứng

4.2. Giảm từ hai dòng trở lên: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 4.1 cộng với tỷ lệ % TTCT giảm các dòng theo phương pháp cộng tại Thông tư khác tương ứng

* Ghi chú: Nhóm các bệnh gây giảm số lượng và hoặc hình thái, chức năng tế bào máu nếu có biến chứng tại cơ quan, bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ % TTCT theo mức độ bệnh và cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

VI. Bênh đa u tủy xương

1. Giai đoạn 1

1.1. Điều trị kết quả tốt

41

1.2. Điều trị kết quả không tốt

61 - 65

2. Giai đoạn 2

2.1. Điều trị kết quả tốt

61 - 65

2.2. Điều trị kết quả không tốt

71 - 75

3. Giai đoạn 3

3.1. Điều trị kết quả tốt

71 - 75

3.2. Điều trị không kết quả

91

VII. Bệnh thiếu yếu tố đông máu

1. Bệnh Hemophilia (A: thiếu yếu tố VIII; B: thiếu yếu tố IX), bệnh Von Willebrand (bệnh chảy máu di truyền do thiếu hụt yếu tố VIIIc và yếu tố Willlebrand)

1.1. Mức độ 1: nồng độ yếu tố đông máu từ 5 đến 30%

21

1.2. Mức độ 2: nồng độ yếu tố đông máu từ 1 đến 5%

26 - 30

1.3. Mức độ 3: nồng độ yếu tố đông máu < 1 %

31 - 35

2. Bệnh thiếu yếu tố đông máu khác

2.1. Mức độ 1: nồng độ yếu tố đông máu 5 đến 30%

21 - 25

2.2. Mức độ 2: nồng độ yếu tố đông máu 1 đến 5%

26 - 30

2.3. Mức độ 3: nồng độ yếu tố đông máu < 1%

31 - 35

* Ghi chú:

- Trường hợp thiếu yếu tố đông máu nhưng có kháng đông lưu hành cần kết hợp thuốc ức chế miễn dịch, yếu tố VIIa...thì tỷ lệ % TTCT được cộng thêm 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư

- Các bệnh lý thiếu yếu tố đông máu gây biến chứng tổn thương cơ quan bộ phận khác (xuất huyết, huyết khối...) thì áp dụng tỷ lệ % TTCT bệnh lý thiếu yếu tố đông máu và cộng với tỷ lệ %) TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

VIII. Đông máu rải rác trong lòng mạch

31 - 35

* Ghi chú: Nếu đông máu rải rác trong lòng mạch có biến chứng ở cơ quan, bộ phận khác (xuất huyết, huyết khối, suy gan, suy thận,...) thì cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

IX. Tổn thương hạch ngoại biên không do các bệnh máu và cơ quan tạo máu (viêm hạch, lao hạch ...) gây tổn thương cơ quan lân cận: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương của cơ quan đó

Chương 10

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT DA VÀ MÔ DƯỚI DA

Bệnh, tật Da và mô dưới da

Tỷ lệ % TTCT

I. Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ

1. Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da hoặc rối loạn sắc tố

1.1. Vùng mặt, cổ

1.1.1. Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 2

1.1.2. Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 - 4

1.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

5 - 9

1.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11 - 15

1.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

16 - 20

1.2. Vùng lưng - ngực - bụng

1.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 2

1.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

3 - 4

1.2.3. Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

5 - 9

1.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 - 15

1.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

16 - 20

1.2.6. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

21 - 25

1.2.7. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

26 - 30

1.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên

1.3.1. Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 2

1.3.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 - 4

1.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 - 9

1.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 - 15

1.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

16 - 20

2. Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa

2.1. Vùng mặt, cổ

2.1.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 3

2.1.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

5 - 9

2.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

11 - 15

2.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

16 - 20

2.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

21 - 25

2.2. Vùng lưng, ngực, bụng

2.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 2

2.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 - 4

2.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

11 - 15

2.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 - 20

2.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

21-25

2.2.6. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 - 30

2.2.7. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31 - 35

2.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên

2.3.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 3

2.3.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 - 9

2.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

11 - 15

2.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 - 20

2.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

21 - 25

3. Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi

3.1. Vùng mặt, cổ

3.1.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 - 9

3.1.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 - 15

3.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

16 - 20

3.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể

21 - 25

3.1.5. Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên

26 - 30

3.2. Vùng lưng, ngực, bụng

3.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 3

3.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 - 9

3.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

16 - 20

3.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 - 25

3.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

26 - 30

3.2.6. Diện tích tổn thương từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

31 - 35

3.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên

3.3.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 - 9

3.3.2. Diện tích tổn thương từ 5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 - 15

3.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

16 - 20

3.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 - 25

3.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

26 - 30

II. Tổn thương da dạng xơ cứng da hoặc nứt da hoặc giãn da hoặc tổn thương da gây co kéo biến dạng ảnh hưởng chức năng da, chức năng cơ quan liên quan và thẩm mỹ

1. Vùng đầu, mặt, cổ

1.1. Vùng da đầu

1.1.1. Nhiều tổn thương (từ năm tổn thương trở lên) và đường kính của mỗi tổn thương dưới 2cm

3 - 5

1.1.2. Tổn thương đường kính trên 5cm hoặc nhiều tổn thương (từ năm tổn thương trở lên) và đường kính của mỗi tổn thương từ 2cm đến 5 cm

7 - 9

1.1.3. Diện tích hơn nửa da đầu hoặc nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc kèm theo di chứng đau đầu

26 - 30

1.1.4. Diện tích hơn nửa diện tích da đầu, tóc không mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu

31 - 35

1.2. Vùng da mặt

1.2.1. Tổn thương đường kính dưới 5cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ

11 - 15

1.2.2. Tổn thương đường kính từ 5cm đến 10cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ

21 - 25

1.2.3. Tổn thương đường kính trên 10cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ

31 - 35

1.3. Tổn thương vùng cổ

1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc quay cổ

5 - 9

1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ

11 - 15

1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (Tổn thương gây dính cằm - cổ - ngực) mất ngửa quay cổ

21 - 25

Ghi chú:

- Nếu có tổn thương đến chức năng của các cơ quan, bộ phận thì áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 1 và cộng với tỷ lệ % TTCT tổn thương chức năng của các cơ quan, bộ phận theo phương pháp cộng tại Thông tư.

- Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam nữ thanh niên chưa lập gia đình cộng thêm 5 - 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Vùng lưng, ngực, bụng

2.1. Diện tích dưới 6% diện tích cơ thể

6 - 10

2.2. Diện tích từ 6% đến 8% diện tích cơ thể

11 - 15

2.3. Diện tích từ 9% đến 11% diện tích cơ thể

16 - 20

2.4. Diện tích từ 12 % đến 17% diện tích cơ thể

21 - 25

2.5. Diện tích từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 - 30

2.6. Diện tích từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31 - 35

2.7. Diện tích trên 36% diện tích cơ thể

46 - 50

Ghi chú: Tổn thương Mục 2:

- Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20 % diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết cộng thêm 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

- Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì cộng với tỷ lệ % TTCT tổn thương mất vú theo phương pháp cộng tại Thông tư.

3. Tổn thương ở một bên chi trên

3.1. Vùng nách, cánh tay: gây ảnh hưởng đến động tác của khớp vai: Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ - Xương - Khớp

3.2. Vùng khuỷu tay, cẳng tay: Ảnh hưởng đến chức năng khớp khuỷu, tổn thương thần kinh: Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ - Xương - Khớp

3.3. Vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay: Ảnh hưởng chức năng bàn tay, ngón tay: Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ - Xương - Khớp

4. Tổn thương ở một bên chi dưới

4.1. Vùng mông, đùi: Ảnh hưởng đến chức năng của khớp háng (dạng, khép, gấp xoay trong, xoay ngoài, duỗi ra sau) và tổn thương thần kinh, cơ: Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ - Xương - Khớp

4.2. Vùng khoeo chân, gối: Ảnh hưởng chức năng khớp gối, tổn thương thần kinh, cơ: Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ - Xương - Khớp

4.3. Vùng cẳng chân: Ảnh hưởng vận động: Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ - Xương - Khớp

4.4. Vùng cổ chân - bàn chân - ngón chân: Ảnh hưởng đến chức năng khớp cổ chân: Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ - Xương - Khớp

5. Tổn thương bỏng buốt do nguyên nhân thần kinh với tổn thương thần kinh tương ứng tại Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư

6. Vùng tầng sinh môn, sinh dục: Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật, hệ Tiết niệu - Sinh dục

III. Tổn thương loét hoại tử da và mô dưới da

1. Tổng đường kính các ổ loét dưới 1,5cm

1 - 2

2. Tổng đường kính các ổ loét từ 1,5cm đến dưới 3cm

3 - 5

3. Tổng đường kính các ổ loét từ 3cm đến dưới 5cm

6 - 10

4. Tổng đường kính các ổ loét từ 5cm đến 10cm

16 - 20

5. Tổng đường kính các ổ loét trên 10 cm

21 - 25

Ghi chú: Nếu nhiều loại tổn thương (trong Mục 1, 2, 3 nêu trên) ở cùng một vị trí thì áp dụng tỷ lệ % TTCT của loại tổn thương có tỷ lệ % TTCT cao nhất

IV. Các bệnh da để lại di chứng ảnh hưởng chức năng da, thẩm mỹ và các cơ quan liên quan

1. Tổ đỉa lòng bàn tay, bàn chân

1.1. Điều trị nhưng tái phát dưới 4 lần trong một năm

11 - 15

1.2. Điều trị nhưng tái phát bằng hoặc trên 3 lần trong một năm

16 - 20

1.3. Điều trị không kết quả

26 - 30

2. Bệnh phong

2.1. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, hết thời gian giám sát nhưng còn di chứng thì tỷ lệ % TTCT được tính theo mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận

2.2. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, nhưng đang thời gian giám sát

Nếu có di chứng thì tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận theo phương pháp cộng tại Thông tư.

11 - 15

2.3. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, nhưng đang thời gian giám sát bị biến chứng (còn vi khuẩn và/hoặc tái phát, cơn phản ứng phong)

Nếu có di chứng thì tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận theo phương pháp cộng tại Thông tư.

41 - 45

3. Lao da

3.1. Điều trị kết quả tốt

Tỷ lệ % TTCT tổn thương được tính theo di chứng tổn thương của da ở Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3.

Nếu có di chứng ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác thì tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận theo phương pháp công tại Thông tư

3.2. Điều trị kết quả không tốt (Tổn thương không khỏi và/hoặc còn vi khuẩn và/hoặc tái phát)

Nếu có di chứng thì tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận theo phương pháp cộng tại Thông tư

31 - 35

4. Bệnh vảy nến

4.1. Tổn thương ít, khu trú dưới 10% diện tích cơ thể

4.1.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm

11 - 15

4.1.2. Điều trị duy trì tái phát trên bốn lần trong một năm

16 - 20

4.2. Tổn thương lan rộng vừa từ 10% đến dưới 50% diện tích cơ thể hoặc mảng lớn

4.2.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm

16 - 20

4.2.2. Điều trị duy trì tái phát trên bốn lần trong một năm

21 - 25

4.2.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục

26 - 30

4.3. Tổn thương lan rộng bằng hoặc lớn hơn 50% diện tích cơ thể, vảy nến thể khớp, vảy nến thể mủ, thể đỏ da toàn thân

4.3.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm hoặc nhỏ hơn hoặc bằng hai vị trí khớp hoặc vảy nến thể mủ khu trú

31 - 35

4.3.2. Điều trị duy trì tái phát trên năm lần trong một năm hoặc trên hai vị trí khớp hoặc vảy nến thể mủ toàn thân hoặc thể đỏ da toàn thân

36 - 40

4.3.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục

41 - 45

* Ghi chú: Nếu có tổn thương tới các cơ quan, bộ phận liên quan thì cộng với tỷ lệ % TTCT tổn thương của các cơ quan liên quan theo phương pháp cộng tại Thông tư.

5. Bệnh da do nấm

5.1. Các bệnh nấm nông tùy theo mức độ tổn thương tỷ lệ % TTCT tổn thương được áp dụng như Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3.

5.2. Các bệnh nấm sâu, nấm hệ thống

Tuỳ theo mức độ tổn thương da áp dụng tỷ lệ % TTCT tương ứng như Mục 1, Mục 2, Mục 3. Nếu có tổn thương các cơ quan liên quan thì cộng với tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan đó theo phương pháp cộng tại Thông tư.

6. Bệnh Bạch tạng

Nếu có di chứng tổn thương ảnh hưởng tới cơ quan, bộ phận khác thì tỷ lệ % TTCT được cộng với tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ quan, bộ phận đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

56 - 60

7. Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân

7.1. Điều trị nhưng tái phát dưới bốn lần trong một năm

11 - 15

7.2. Điều trị nhưng tái phát trên ba lần trong một năm

16 - 20

7.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục

26 - 30

8. Các bệnh da khác

8.1. Để lại di chứng tại da thì tỷ lệ % TTCT tổn thương cơ thể được tính theo từng mức độ tổn thương của da tương ứng (Mục 1, Mục 2, Mục 3)

8.2. Các bệnh da để lại di chứng tại da và ảnh hưởng tới các cơ quan liên quan thì tỷ lệ % TTCT được tính theo từng mức độ tổn thương của da tương ứng (Mục 1, Mục 2, Mục 3) cộng với tỷ lệ % TTCT tổn thương của các cơ quan liên quan (áp dụng theo các Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật tương ứng) theo phương pháp cộng tại Thông tư

9. Các bệnh tự miễn, hệ thống (áp dụng theo tiêu chuẩn Miễn dịch)

Nếu có tổn thương da thì tỷ lệ % TTCT được cộng với Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3 theo phương pháp cộng tại Thông tư

V. Bệnh của tuyến bã

1. Trứng cá thể thông thường

Tuỳ theo mức tổn thương tỷ áp dụng lệ tính như Mục 1.3

2. Trứng cá dạng sẩn đỏ, nang bọc, xơ xung quanh kèm theo quá phát lồi, lõm

Tùy theo mức độ sẹo tỷ lệ % TTCT tổn thương áp dụng Mục 1.3 và Mục 2 (cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư)

3. Trứng cá dạng sẩn đỏ, nang bọc, xơ xung quanh kèm theo quá phát lồi, lõm. Tuỳ theo mức độ sẹo tỷ lệ % TTCT tổn thương áp dụng Mục 1.4 và Mục 2 (cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư)

4. Trứng cá đỏ thông thường

4.1. Đỏ mặt không thường xuyên (Rocasea)

6 - 10

4.2. Đỏ mặt thường xuyên

4.2.1. Có giãn mao mạch

11 - 15

4.2.2. Có giãn mao mạch và có sẩn

16 - 20

4.2.3. Có giãn mao mạch nhiều, phù cứng, có sẩn

Nếu kèm theo biến dạng cơ quan vùng mặt, cổ ngực, liên bả, lưng gây chứng mũi sư tử thì tỷ lệ % TTCT được cộng với mức độ biến dạng cơ quan theo phương pháp cộng tại Thông tư (tổn thương da áp dụng Mục 2)

21 - 25

VI. Các u da và mô dưới da

1. Các u lành tính

1.1. Chưa ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan

1.1.1. Số lượng dưới 10 hoặc tổng diện tích nhỏ hơn 10 cm2

6 - 10

1.1.2. Số lượng bằng hoặc lớn 10 hoặc tổng diện tích từ 10 cm2 đến 100 cm2

16 - 20

1.1.3. Các u có đường kính lớn hơn 10 cm rải rác khắp cơ thể hoặc liên kết lại tạo thành khối lớn

21 - 25

1.2. Ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan: Tỷ lệ % TTCT Mục 1.1 cộng tỷ lệ % TTCT của tổn thương các cơ quan liên quan tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

* Ghi chú: Nếu tổn thương ở mặt thì tỷ lệ % TTCT cộng thêm 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Các u tiền ung thư và ung thư da

2.1. Các tiền ung thư da điều trị hiện tại ổn định

31 - 35

2.2. Các tiền ung thư da điều trị hiện tại không ổn định

36 - 40

2.3. Các ung thư da

2.3.1. Điều trị hoặc đã phẫu thuật hiện tại ổn định.

41 - 45

2.3.2. Đã phẫu thuật kết quả xấu hoặc không có chỉ định phẫu thuật

71

2.3.3. Đã di căn: Tùy tổn thương áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3.1 hoặc 2.3.2 cộng với tỷ lệ % TTCT cơ quan bộ phận bị di căn theo phương pháp cộng tại Thông tư

VII. Các bệnh về lông tóc

1. Rụng tóc không sẹo

1.1. Tóc rụng lan toả làm cho tóc mỏng và thưa đi

16 - 20

1.2. Tóc rụng thành đám (nếu bị bị hói cũng được tính theo mục này)

1.2.1. Số lượng nhỏ hơn 5 đám, đường kính dưới 5cm

6 - 10

1.2.2. Số lượng bằng hoặc lớn hơn 5 đám, đường kính bằng hoặc lớn hơn 5cm

11 - 15

1.2.3. Diện tích trên 50% da đầu tóc không mọc lại được phải mang tóc giả

26 - 30

1.2.4. Rụng tóc toàn bộ (Rụng tóc và rụng lông mày, lông mi, lông sinh dục, lông tay, lông chân)

46 - 50

2. Rụng tóc có sẹo (kèm theo tổn thương da đầu)

2.1. Rụng tóc lan toả nhỏ hơn hoặc bằng 50% diện tích da đầu hoặc rụng tóc thành từng đám đường kính dưới 5cm tóc thưa dễ gẫy, đổi màu, sợi tóc biến dạng kèm theo dày sừng nang lông da đầu khô, xù xì thô ráp hoặc sẹo xơ, teo.

26 - 30

2.2. Rụng tóc lan toả trên 50% diện tích da đầu hoặc rụng tóc thành từng đám đường kính bằng hoặc lớn hơn 5cm da đầu khô xù xì thô ráp hoặc xơ, teo phải mang tóc giả

Nếu kèm theo tổn thương ở vùng râu, lông sinh dục tuỳ theo mức được cộng thêm 10% (Mục 2.1) hoặc 15% (Mục 2.2) theo phương pháp cộng tại Thông tư

31 - 35

* Ghi chú: Nếu sẹo rụng tóc do bệnh khác gây nên thì áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2 và cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng tổn thương của các bệnh tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

3. Rậm lông gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

3.1. Diện tích dưới 10% diện tích cơ thể

11 - 15

3.2. Diện tích từ 10% đến dưới 30% diện tích cơ thể

16 - 20

3.3. Diện tích từ 30% đến dưới 60% diện tích cơ thể

21 - 25

3.4. Diện tích từ 60% đến dưới 90% diện tích cơ thể

26 - 30

3.5. Diện tích từ 90% diện tích cơ thể trở lên (người sói)

31 - 35

* Ghi chú:

- Nếu tổn thương ở mặt được cộng thêm 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

- Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam nữ thanh niên chưa lập gia đình... được cộng thêm 5 -10% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

- Nếu có tổn thương ở các cơ quan, bộ phận liên quan thì được cộng với tỷ lệ % TTCT của tổn thương đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

VIII. Bệnh về móng và các di chứng (tính cho một chi)

1. Tổn thương móng tay hoặc móng chân của một chi để lại di chứng: đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát.

1.1. Từ một đến ba móng

1 - 4

1.2. Từ bốn đến năm móng

6 - 10

2. Vết thương móng tay hoặc móng chân của một chi bị biến dạng móng hoặc cụt rụng

2.1. Từ một đến ba móng

6 - 10

2.2. Từ bốn đến năm móng

11 - 15

IX. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

1. Bệnh lậu

1.1. Điều trị kết quả tốt (khỏi hoàn toàn) nhưng còn di chứng

Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan tương ứng

1.2. Điều trị kết quả không tốt

1.2.1. Còn biểu hiện viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, tiết dịch âm đạo, niệu đạo

21 - 25

1.2.2. Có di chứng

Áp dụng tỷ lệ % TTCT như Mục 1.2.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng các bộ phận, cơ quan tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Bệnh giang mai

2.1. Điều trị kết quả không tốt có di chứng

* Nếu có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT theo mức độ di chứng của các bộ phận, cơ quan tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

21 - 25

2.2. Giang mai bẩm sinh

* Nếu có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT theo mức độ di chứng của các bộ phận, cơ quan tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

26 - 30

3. Sùi mào gà

3.1. Điều trị kết quả tốt (không có di chứng và/hoặc không tái phát)

6 - 10

3.2. Điều trị kết quả không tốt (tái phát và/ hoặc tổn thương lan rộng)

* Nếu có di chứng: Cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng tổn thương của các cơ quan, bộ phận bị di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

21 - 25

4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục, Bệnh Suy giảm miễn dịch mắc phải áp dụng theo Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ Miễn dịch

X. Các bệnh niêm mạc miệng

Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Răng, Hàm, Mặt

XI. Dị dạng, dị tật da và mô dưới da

1. Dị dạng, dị tật Da và mô dưới da nếu tương tự như các tổn thương Da và mô dưới da đã được nêu trong Chương này thì được áp dụng tỷ lệ % TTCT của tổn thương tương đương đã nêu trong Chương

2. Dị dạng, dị tật da và mô dưới da khác

2.1. Chưa gây tổn thương chức năng

0 - 5

2.2. Gây tổn thương chức năng: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 cộng tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT do phương pháp can thiệp đó gây ra

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 cộng tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 11

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT CƠ QUAN THỊ GIÁC

Bệnh, tật cơ quan thị giác

Tỷ lệ % TTCT

I. Tổn thương thực thể ở một mắt ảnh hưởng đến thị lực

1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác

2. Mù một mắt, nếu chưa khoét bỏ nhãn cầu

41

3. Khoét bỏ nhãn cầu, lắp được mắt giả

51

4. Đã khoét bỏ một nhãn cầu, không lắp được mắt giả (do biến dạng mi, cạn cùng đồ, vỡ thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm mỹ

55

II. Tổn thương thực thể ở hai mắt ảnh hưởng đến thị lực

1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác

2. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mất chức năng

2.1. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (không lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng

88 - 89

2.2. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng

87

3. Mất chức năng hai mắt (thị lực từ sáng tối âm tính đến đếm ngón tay ≤ 3,0m)

81 - 85

4. Mù tuyệt đối hai mắt (thị lực sáng tối âm tính)

87

5. Khoét bỏ hai nhãn cầu lắp được mắt giả

91

6. Khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả

95

III. Ám điểm trung tâm

1. Ám điểm ở một bên mắt

21 - 25

2. Ám điểm ở cả hai mắt

41 - 45

IV. Song thị

1. Song thị ở một mắt

11 -15

2. Song thị cả hai mắt

21 - 25

V. Bệnh lý sắc giác

1. Dị thường sắc giác bẩm sinh

11 - 15

2. Rối loạn sắc giác mắc phải

16 - 20

VI. Tổn thương võng mạc vùng võng mạc trung tâm

Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác

VII. Tổn hại dịch kính

1. Vẩn đục dịch kính

2. Tổ chức hóa dịch kính: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm 5% đến 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư do nguy cơ ảnh hưởng kích thích viêm lâu dài.

VIII. Đục nhân mắt do các nguyên nhân

1. Chưa mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư

2. Đã mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư vì mất điều tiết sau mổ nhưng không được quá 41% một mắt

IX. Sẹo giác mạc do các nguyên nhân

Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư

X. Bệnh lý thị giác hai mắt

1. Không có đồng thị

21 - 25

2. Không có hợp thị

31 - 35

3. Không có phù thị

36 - 40

XI. Mù do bệnh lý thần kinh (mù não, teo thần kinh thị): Áp dụng Mục 1 hoặc 2 trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ quan thị giác

XII. Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm)

1. Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định

1.1. Thị trường thu hẹp ở một bên mắt

6 - 10

1.2. Thị trường thu hẹp cả hai bên mắt

21 - 25

2. Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định

2.1. Ở một bên mắt

21 - 25

2.2. Ở cả hai mắt

61-65

XIII. Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác)

1. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ %TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác nhưng không quá 41% một mắt

2. Bán manh còn thị lực trung tâm

2.1. Bán manh góc 1/4 trên

11 - 15

2.2. Bán manh góc 1/4 dưới

21 - 25

2.3. Bán manh ngang trên

11 - 15

2.4. Bán manh ngang dưới

36 - 40

2.5. Bán manh cùng bên (phải hoặc trái)

26 - 30

2.6. Bán manh khác bên

2.6.1. Phía mũi

21 - 25

2.6.2. Phía hai thái dương

61 - 65

XIV. Các rối loạn vận động của mi mắt

1. Sụp mi

1.1. Độ 1: Sụp mi che giác mạc > 2mm: Căn cứ thị lực, tỷ lệ % TTCT được tính theo Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 5% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ

1.2. Độ 2: Sụp mi che giác mạc đến trên đồng tử: Căn cứ thị lực, tỷ lệ % TTCT tính theo Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 5% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ

1.3. Độ 3: Sụp mi che giác mạc qua bờ đồng tử phía dưới: Căn cứ thị lực, tỷ lệ % TTCT được tính theo Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ

2. Hở mi: Căn cứ vào thị lực, Áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc khô mắt

XV. Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử

1. Một bên mắt

11 - 15

2. Cả hai mắt

21 - 25

XVI. Rung giật nhãn cầu

1. Rung giật ở một mắt

6 - 10

2. Rung giật cả hai mắt

11 - 15

* Ghi chú: Nếu giảm thị lực, cộng với tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

XVII. Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III - nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

XVIII. Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V (V1): Áp dụng Chương tỷ lê tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

XIX. Các dị tật bẩm sinh, thoái hóa và loạn dưỡng (giác mạc, kết mạc) Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác. Nếu có ảnh hưởng thẩm mỹ cộng từ 5% đến 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41% một mắt

XX. Khối u (của mi, hệ thống lệ, kết mạc và giác mạc)

1. Khối u lành tính

Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm 5% đến 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ

2. Khối u ác tính

2.1. Chưa phẫu thuật

Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm 5% đến 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ

2.2. Đã được phẫu thuật

Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm 5% đến 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ

2.3. Không có chỉ định phẫu thuât

Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác, tối đa không quá 61% và cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư với các tổn thương do di căn ngoài mắt nếu có

XXI. Lác mắt

1. Không có chỉ định mổ hoặc chưa mổ

Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm từ 5% đến 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ.

2. Có chỉ định mổ

Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm từ 5% đến 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nếu còn ảnh hưởng thẩm mỹ

XXII. Dị chứng bệnh mắt hột

Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ % TTCT tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm từ 5% đến 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư do ảnh hưởng thẩm mỹ (nếu có).

XXIII. Bệnh kết mạc và bờ mi mãn tính

1 - 3

XXIV. Bệnh lệ đạo

1. Tắc (đã hoặc chưa phẫu thuật)

6 - 10

2. Rò lệ đạo

2.1. Đã phẫu thuật kết quả tốt

6 - 10

2.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt hoặc chưa phẫu thuật

11 - 15

XXV. Dị dạng, dị tật cơ quan thị giác

1. Dị dạng, dị tật cơ quan thị giác nếu tương tự như các tổn thương cơ quan thị giác đã được nêu trong Chương này thì được áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương đương đã nêu trong Chương

0 - 5

2. Dị dạng, dị tật cơ quan thị giác khác

2.1. Chưa gây tổn thương chức năng

0-5

2.2. Gây tổn thương chức năng: Cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT do phương pháp can thiệp đó gây ra

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

XXVI. BẢNG TỶ LỆ % TTCT DO GIẢM THỊ LỰC VÌ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC

- Giao điểm của 2 trục tung - trục hoành là tỷ lệ % TTCT chung của hai mắt do giảm thị lực (thị lực sau khi đã được chỉnh kính, các mức độ từ giảm rất nhẹ đến mù tuyệt đối).

- Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 - 10/10 (bình thường), 7/10 - 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10 ... đến sáng/tối âm tính.

Thị lực

10/10

8/10

7/10

6/10

5/10

4/10

3/10

2/10

1/10

1/20

Dưới 1/20

Sáng Tối (-)

10/10

8/10

0

5

8

11

14

17

21

25

31

41

7/10

6/10

5

8

11

14

17

21

25

31

35

45

5/10

8

11

14

17

21

25

31

35

41

51

4/10

11

14

17

21

25

31

35

41

45

55

3/10

14

17

21

25

31

35

41

45

51

61

2/10

17

21

25

31

35

41

45

51

55

65

1/10

21

25

31

35

41

45

51

55

61

71

1/20

25

31

35

41

45

51

55

61

71

81

Dưới 1/20

31

35

41

45

51

55

61

71

81

85

Sáng Tối (-)

41

45

51

55

61

65

71

81

85

87

Chương 12

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT RĂNG - HÀM - MẶT

Bệnh, tật Răng - Hàm - Mặt

Tỷ lệ % TTCT

I. Răng

1. Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc thẳng có lợi trùm

1.1. Chưa có biến chứng

1 - 3

1.2. Đã có biến chứng tại chỗ (viêm nhiễm, sâu cổ răng 7...)

6- 10

2. Răng sâu ngà sâu; Mòn cổ răng; Mòn mặt nhai; Thiểu sản men răng (chưa hoặc đã điều trị)

2.1. Từ 5 đến 10 răng

3 - 5

2.2. Từ 11 đến 20 răng

6 - 10

2.3. Trên 20 răng

11 - 15

3. Mất răng

3.1. Mất mỗi răng cửa, răng nanh (số 1, 2, 3)

1,50

3.2. Mất mỗi răng hàm nhỏ (số 4, 5)

1,25

3.3. Mất mỗi răng hàm lớn số 7

1,50

3.4. Mất mỗi răng hàm lớn số 6

2

3.5. Mất toàn bộ răng hai hàm

31

3.6. Mất toàn bộ 1 hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả 2 hàm

21 - 25

3.7. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả 2 hàm

15 - 18

3.8. Mất dưới 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ % TTCT theo Mục 3.1 đến 3.4

* Ghi chú:

- Răng viêm tủy, hoại tử tủy chưa điều trị hoặc có biến chứng viêm quanh cuống răng gây mất khả năng nhai; Răng bị gãy, vỡ hoàn toàn thân răng; răng lung lay nhiều (độ 3, độ 4), không còn tác dụng nhai, có chỉ định nhổ thì coi như mất răng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo Mục 3

- Mất một răng thì răng đối xứng không còn tác dụng nữa nên tỷ lệ % TTCT được nhân đôi (nếu không lắp răng giả).

- Trường hợp đã lắp răng giả thì tính bằng 50% của tỷ lệ %) TTCT mất mỗi răng.

II. Bệnh quanh răng

1. Viêm lợi

1.1. Viêm lợi mạn tính toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng trở xuống bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm

3 - 5

1.2. Viêm lợi mạn tính toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm

6 - 10

2. Viêm quanh răng

2.1. Viêm quanh răng thời kỳ đầu toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng bị viêm quanh răng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≤ 3mm

6 - 10

2.2. Viêm quanh răng thời kỳ đầu toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm quanh răng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≤ 3mm

11 - 15

2.3. Viêm quanh răng nặng toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng trở xuống bị viêm quanh răng nặng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≥ 4mm

16 - 20

2.4. Viêm quanh răng nặng toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm quanh răng nặng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≥ 4mm

21 - 25

3. Viêm quanh răng có biến chứng mất răng:

3.1. Mất dưới 19 răng: Cộng tỷ lệ % TTCT viêm quanh răng với tỷ lệ % TTCT mất răng (Mục 3.1 đến 3.4 và 3.7) theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.2. Mất từ 20 răng trở lên: áp dụng tỷ lệ % TTCT mất răng Mục 3.5 và 3.6

III. Bệnh lý khớp Thái dương - Hàm

1. Viêm khớp Thái dương - Hàm mạn tính; Thoái hoá khớp Thái dương - Hàm (một hoặc cả hai bên) hoặc trật khớp hàm hay tái phát

16 - 20

2. Viêm khớp Thái dương - Hàm mạn tính; Thoái hoá khớp Thái dương - Hàm (một hoặc cả hai bên) gây dính khớp, hạn chế há miệng

2.1. Từ 1,5 cm đến 3 cm

21 - 25

2.2. Dưới 1,5 cm

36 - 40

IV. Sai khớp cắn

1. Khớp cắn loại I (răng chen chúc lộn xộn)

1 - 3

2. Khớp cắn Angle II

6 - 10

3. Khớp cắn Angle III

11 - 15

4. Khớp cắn chéo

6 - 10

5. Khớp cắn hở (ở vùng răng cửa) răng cắn sâu

11 - 15

V. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt

1. Khe hở môi đơn thuần

1.1. Khe hở môi không toàn bộ một bên

11 - 15

1.2. Khe hở môi không toàn bộ hai bên

16 - 20

2. Khe hở môi toàn bộ

2.1. Khe hở môi toàn bộ một bên

16 - 20

2.2. Khe hở môi toàn bộ hai bên

26 - 30

3. Khe hở vòm miệng đơn thuần

3.1. Khe hở lưỡi gà

11 - 15

3.2. Khe hở lưỡi gà - vòm miệng mềm

3.3. Khe hở lưỡi gà - vòm miệng mềm - vòm miệng cứng tới lỗ răng cửa trước

31 - 35

4. Khe hở môi kết hợp với khe hở vòm miệng

4.1. Một bên

41 - 45

4.2. Hai bên

51 - 55

5. Khe hở mặt hiếm (Khe hở chéo mặt; Khe hở ngang mặt)

41 - 45

6. Các biến dạng mặt trong quá trình phát triển (Teo nửa mặt dần dần; Quá phát nửa mặt)

46 - 50

7. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt đã phẫu thuật không ảnh hưởng đến chức năng phát âm, hô hấp, ăn nhai, chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ

11 - 15

8. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt đã phẫu thuật có ảnh hưởng đến chức năng phát âm, hô hấp, ăn nhai và thẩm mỹ

31 - 35

9. Dị dạng lưỡi (Lưỡi sẻ đôi ở đầu lưỡi; Dính lưỡi vào sàn miệng; Tật lưỡi to hoặc phì đại lưỡi...)

9.1. Chưa ảnh hưởng chức năng lưỡi (phát âm, nuốt, hô hấp...)

6 - 10

9.2. Có ảnh hưởng chức năng lưỡi

21 - 25

VI. Ung thư vùng miệng - hàm mặt

1. Chưa di căn

61

2. Đã di căn

81

VII. Nang và u lành tính vùng miệng - hàm mặt:

1. U hoặc nang chưa làm biến dạng xương vùng hàm mặt nhưng có ảnh hưởng thẩm mỹ (u máu, u sắc tố...): Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương của mục tương ứng trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Da và mô dưới da

2. U hoặc nang làm biến dạng xương hàm trên hoặc dưới; ảnh hưởng thẩm mỹ; sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng ăn nhai...

21 - 25

3. U hoặc nang làm biến dạng cả xương hàm trên và dưới; ảnh hưởng thẩm mỹ; sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng ăn nhai...

31 - 35

4. Sau điều trị phẫu thuật u, nang xương hàm trên hoặc xương hàm dưới

6 - 10

4.1. Kết quả tốt, ảnh hưởng ít tới chức năng hoặc thẩm mỹ

6 - 10

4.2. Ảnh hưởng thẩm mỹ

11 - 15

4.3. Kết quả không tốt, can xấu, di lệch khớp cắn

21 - 25

4.4. Kết quả không tốt, can xấu, viêm xương, di lệch khớp cắn, ảnh hưởng thẩm mỹ

26 - 30

5. Khuyết một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ % TTCT mất răng)

31 - 35

6. Khuyết một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ % TTCT mất răng)

6.1. Cùng bên

41 - 45

6.2. Khác bên

51 - 55

6.3. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới

61

* Ghi chú: Trong trường hợp phẫu thuật phải ghép xương, ghép mô, da, cơ ... tự thân thì tỷ lệ % TTCT được cộng thêm với tỷ lệ % TTCT của phần xương, mô... đã lấy theo phương pháp cộng tại Thông tư

VIII. Các bệnh ở lưỡi (phải phẫu thuật)

1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, có ảnh hưởng đến ăn, nói

11 - 15

2. Cắt cụt 1/2 đến 2/3 lưỡi

31 - 35

3. Cắt cụt (mất) 3/4 lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi)

51 - 55

* Ghi chú: Nếu liệt lưỡi do tổn thương thần kinh áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

IX. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt

1. Gây tăng tiết nước bọt

3 - 5

2. Chưa gây khô miệng hoặc tắc ống tuyến nước bọt

6 - 10

3. Gây hậu quả khô miệng

21 - 25

X. Phần mềm, sẹo

1. Khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng, tổn thương môi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói

51 - 55

1.1. Kết quả sau phẫu thuật tốt, nhưng có ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ

26 - 30

1.2. Kết quả sau phẫu thuật chưa tốt, còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng

31 - 35

XI. Viêm loét ở niêm mạc miệng

1. Nếu là triệu chứng biểu hiện tại miệng do các bệnh, tật không thuộc Răng Hàm Mặt gây ra áp dụng tỷ lệ % TTCT theo bệnh, tật là nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng

1 - 3

2. Viêm loét niêm mạc miệng: ecpet; áp-tơ... hay tái phát, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống

* Ghi chú: Các tổn thương da và phần mềm khác áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật Da và mô dưới da

XII. Dị dạng, dị tật Răng Hàm Mặt

1. Dị dạng dị tật Răng Hàm Mặt tương tự như các tổn thương Răng Hàm Mặt đã được nêu trong Chương này thì được áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương tương đương đã nêu trong Chương

2. Dị dạng dị tật Răng Hàm Mặt khác

2.1. Chưa gây tổn thương chức năng

0 - 5

2.2. Gây tổn thương chức năng: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 2.1 và cộng với tỷ lệ % TTCT rối loạn chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tính bằng tỷ lệ % TTCT do phương pháp can thiệp đó gây ra

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ % TTCT được tính bằng tỷ lệ % TTCT Mục 2.3 và cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Chương 13

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT TAI - MŨI - HỌNG

Bệnh, tật Tai - Mũi - Họng

Tỷ lệ % TTCT

I. Nghe kém

Nghe kém hai tai

1.1. Nghe kém nhẹ hai tai

6 - 10

1.2. Nghe kém nhẹ một tai, trung bình một tai

16 - 20

1.3. Nghe kém nhẹ một tai, nặng một tai

21 - 25

1.4. Nghe kém nhẹ một tai, quá nặng một tai

26 - 30

1.5. Nghe kém trung bình hai tai

1.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36% đến 45%)

21 - 25

1.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46% đến 55%)

26 - 30

1.6. Nghe kém trung bình một tai, nghe kém nặng một tai

31 - 35

1.7. Nghe kém trung bình một tai, nghe kém rất nặng một tai

36 - 40

1.8. Nghe kém nặng hai tai

1.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 56% đến 65%)

41 - 45

1.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 66% đến 75%)

46 - 50

1.9. Nghe kém nặng một tai, nghe quá nặng một tai

51 - 55

1.10. Nghe kém quá nặng hai tai

1.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 76% đến 95%)

61 - 65

1.10.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực 100%)

71

2. Nghe kém một tai

2.1. Nghe kém nhẹ

3

2.2. Nghe kém trung bình

9

2.3. Nghe kém nặng

11 - 15

2.4. Nghe kém quá nặng

16 - 20

II. Bệnh tai ngoài

1. Lồi xương không ảnh hưởng đến chức năng một hoặc hai tai

1 - 3

2. Lồi xương ống tai ngoài một hoặc hai tai gây thuận lợi hình thành nút dáy tái phát

6 - 10

3. Lồi xương ống tai ngoài có kích thước lớn ảnh hưởng đến chức năng nghe: Áp dụng tỷ lệ mất sức nghe dẫn truyền

4. Dị dạng vành tai ảnh hưởng thẩm mỹ đơn thuần một tai

3 - 5

5. Dị dạng vành tai ảnh hưởng thẩm mỹ đơn thuần hai tai

6 - 10

6. Dị dạng hẹp ống tai ngoài: Áp dụng tỷ lệ % TTCT nghe kém

7. Dị dạng vành tai và ống tai ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng nghe: Áp dụng tỷ lệ % TTCT Mục 4 hoặc 5 cộng tỷ lệ % TTCT nghe kém theo phương pháp cộng tại Thông tư

8. Dò luân nhĩ gây áp-xe sẹo xấu hoặc dò tái phát sau mổ (một hoặc tai)

6 - 10

9. Viêm da ống tai khô hoặc viêm ống tai ngoài hoặc chàm một tai hay tái phát

3 - 5

10. Nấm ống tai ngoài hay tái phát áp dụng theo tỷ lệ mất sức nghe (tỷ lệ tạm thời)

11. Cholesteatom ống tai ngoài

11.1. Một bên

11 - 15

11.2. Hai bên

Nếu có nghe kém thì được cộng với tỷ lệ % TTCT nghe kém theo phương pháp cộng tại Thông tư

21 - 25

12. Polyp ống tai ngoài

12.1. Một bên

3 - 5

12.2. Hai bên

Nếu có nghe kém thì được cộng với tỷ lệ % TTCT nghe kém theo phương pháp cộng tại Thông tư

6 - 10

III. Bệnh tai giữa

1. Viêm màng nhĩ đơn thuần (không tổn thương các thành phần khác của tai giữa), viêm tai giữa mạn tính đã điều trị nội khoa ổn định chưa ảnh hưởng chức năng thính lực

6 - 10

2. Di chứng viêm tai giữa thanh dịch (túi co kéo, xẹp nhĩ, sẹo thủng màng nhĩ sau đặt ống thông khí...): Tính theo mức độ nghe kém; Giai đoạn cuối của viêm tai xẹp và túi co kéo tính theo viêm tai cholesteatome

3. Viêm tai giữa

3.1. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có cholesteatome: Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo mức độ nghe kém cộng với 10% (nếu viêm một tai) hoặc 15% (nếu viêm hai tai) theo phương pháp cộng tại Thông tư

3.2. Viêm tai giữa có biến chứng tại các cơ quan khác (như viêm tắc tĩnh mạch bên, áp - xe não, liệt dây thần kinh số VII...): Áp dụng tỷ lệ % TTCT theo mức độ nghe kém và cộng với tỷ lệ % TTCT biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

4. Lao tai giữa: Áp dụng tỷ lệ nghe kém

5. Xốp xơ tai: Áp dụng tỷ lệ nghe kém

6. Dị tật bẩm sinh hệ thống dẫn truyền của tai giữa: Áp dụng tỷ lệ nghe kém

7. U cuộn cảnh

7.1. Loại A - U cuộn nhĩ

41 - 45

7.2. Loại B - U cảnh - nhĩ

56 - 60

7.3. Loại C - U cuộn cảnh

7.3.1. Loại C 1 - 2

61 - 65

7.3.2. Loại C 3 - 4

71 - 75

7.4. Loại D lan vào trong sọ

81 - 85

8. U vùng tai - xương thái dương

8.1. U lành tính: Áp dụng tỷ lệ % TTCT nghe kém và cộng với tổn thương tiền đình và tổn thương thần kinh (nếu có) theo phương pháp cộng tại Thông tư

8.2. U ác tính

Nếu có tổn thương tiền đình, thần kinh thì được cộng với tổn thương đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

61

8.3. Granulome

Nếu có tổn thương tiền đình, thần kinh thì được cộng với tổn thương đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

41

9. Các bệnh về tai giữa đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ % TTCT nghe kém.

- Nếu có cholesteatom một tai được cộng 10%, nếu cholesteatom hai tai được cộng 15% theo phương pháp cộng tại Thông tư.

- Nếu can thiệp phẫu thuật có biến chứng thì được cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

Lưu ý: Trừ bệnh u cuộn cảnh, u thần kinh số VIII, ung thư tai đã tính tỷ lệ % TTCT theo giai đoạn, không tính theo hiệu quả điều trị

IV. Bệnh tai trong

1. Tất cả các trường hợp gây điếc tiếp nhận: Áp dụng tỷ lệ % TTCT mất sức nghe

2. Viêm mê nhĩ hoặc bệnh sũng nước mê nhĩ (bệnh Meniere): Áp dụng tỷ lệ % TTCT mất sức nghe và cộng với mức độ rối loạn thăng bằng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

3. Rối loạn thăng bằng (hội chứng tiền đình): Áp dụng tỷ lệ % TTCT Hội chứng tiền đình trong Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

4. U dây thần kinh số VIII: Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

V. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

VI. Bệnh mũi, xoang

1. Viêm mũi đơn thuần chưa quá phát hoặc thoái hóa

1 - 3

2. Viêm mũi có quá phát chưa có thoái hóa

2.1. Còn đáp ứng với thuốc co mạch

6 - 10

2.2. Lấp đường thở, đáp ứng kém với thuốc co mạch

11 - 15

2.3. Lấp đường thở, không đáp ứng với thuốc co mạch

16 - 20

3. Viêm mũi có thoái hóa

3.1. Cuốn dưới thoái hóa, đáp ứng kém với thuốc co mạch

11 - 15

3.2. Cuốn dưới thoái hóa nhiều, không đáp ứng với thuốc co mạch tại chỗ

16 - 20

4. Bệnh lý vách ngăn

4.1. Dị hình vách ngăn

4.1.1 Không ảnh hưởng tới chức năng thở, ngửi

1 - 3

4.1.2. Ảnh hưởng chức năng thở, ngửi mức độ vừa

11 - 15

4.1.3. Ảnh hưởng chức năng thở, ngửi mức độ nặng

16 - 20

4.2. Thủng vách ngăn

11 - 15

5. Bệnh lý da ở mũi: viêm tuyến nang lông, gian mão mạch đầu mũi…: Áp dụng Chương tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Da và mô dưới da

6. Trĩ mũi (Ozen) - viêm mũi teo

6.1. Một bên

16 - 20

6.2. Hai bên

31 - 35

7. Tổn thương ở mũi do lao gây sẹo lỗ mũi, ảnh hưởng tới chức năng thở

16 - 20

8. Giang mai mũi

8.1. Tổn thương xương, biến dạng mũi

8.1.1. Mũi “yên ngựa”: Sập 1/3 trên và 1/3 giữa của sống mũi do tổn thương phần xương vách ngăn mũi

11 - 15

8.1.2 Mũi “ống nhòm” do sẹo tạo thành ở rìa hố lê của mũi

11 - 15

8.1.3. Mũi “vẹt” do hủy hoại phần sụn của vách ngăn và vùng da của nó nhưng xương sống mũi vẫn còn

11 - 15

8.1.4. Mũi “chó bulơđô” do phần trước vách ngăn mũi và các sụn nhỏ ở mũi bị phá hủy, toàn bộ mũi ngoài (cánh và đỉnh mũi) lõm sâu vào trong hốc mũi

16 - 20

8.2. Tổn thương niêm mạc, xương cuốn mũi, tổn thương tổ chức cương của cuốn dưới áp dụng tỷ lệ % TTCT như viêm mũi teo

9. Viêm đơn xoang

9.1. Một bên

6 - 10

9.2. Hai bên

11 - 15

10. Viêm đa xoang

10.1. Một bên

16 - 20

10.2. Hai bên

26 - 30

11. Viêm mũi xoang do nấm

11.1. Một bên

21 - 25

11.2. Hai bên

31- 35

12. Viêm xoang có biến chứng sang cơ quan khác (mắt…) cộng với tỷ lệ % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư.

VII. Khối u vùng mũi - xoang

1. U lành tính

1.1. Polype mũi - xoang (ảnh hưởng tới chức năng thở)

1.1.1. Một bên độ 1,2

11 - 15

1.1.2. Một bên độ 3

16 - 20

1.1.3. Một bên độ 4

21 - 25

1.1.4. Hai bên: cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư với tỷ lệ % TTCT tương ứng với độ của polyp từng bên

1.2. Papilom mũi (ảnh hưởng tới chức năng thở, chỉ gặp ở một bên)

1.2.1. Nhẹ: u còn nhỏ, gây ngạt mũi nhẹ

16 - 20

1.2.2. Vừa: u sần sùi, ngạt mũi tăng lên, dễ chảy máu

21 - 25

1.2.3. Nặng: u sần sùi, bịt tắc một bên mũi, dễ chảy máu

31 - 35

1.3. U xơ vòm mũi họng (gây ngạt, tắc mũi)

1.3.1. Nhẹ: ngạt mũi nhẹ một bên

16 - 20

1.3.2. Vừa: ngạt mũi tăng lên, soi mũi thấy u nhẵn, chiếm một phần phía sau hoặc sàn mũi

21 - 25

1.3.3. Nặng: ngạt mũi cả hai bên, nói giọng mũi kín, khám mũi sau thấy u che lấp cả hai lỗ mũi sau

26 - 30

1.3.4. Rất nặng u xơ phát triển vào các tổ chức xung quanh: sập hàm ếch, hố chân bướm hàm, ổ mắt, nền sọ

Cộng với tình trạng thiếu máu đi kèm do xuất huyết theo phương pháp cộng tại Thông tư.

36 - 40

1.4. U xương mũi xoang

1.4.1. U xương khu trú trong xoang chưa có triệu chứng

11 - 15

1.4.2. U xương khu trú trong xoang gây ngạt mũi, niêm mạc thối

21 - 25

1.4.3. U xương gây biến dạng mặt và đẩy dồn các tổ chức xung quanh

36 - 40

1.5. U lành tính mũi xoang khác (u nhày...)

1.5.1. U lành tính khu trú ở mũi chưa ảnh hưởng đến chức năng ngửi, thở

6 - 10

1.5.2. U lành tính khu trú xoang chưa ảnh hưởng đến chức năng

11 - 15

1.5.3. U lành tính khu trú mũi ảnh hưởng đến chức năng ngửi, thở

16 - 20

1.6. Granuloma hàm mặt

51 - 55

2. U ác tính

2.1. U ác tính vòm mũi họng

2.1.1. Giai đoạn 1

51 - 55

2.1.2. Giai đoạn 2

61 - 65

2.1.3. Giai đoạn 3

71 - 75

2.1.4. Giai đoạn 4

81

2.2. U ác tính mũi xoang

2.2.1. Giai đoạn 1

51 - 55

2.2.2. Giai đoạn 2

61 - 65

2.2.3. Giai đoạn 3

71 - 75

2.2.4. Giai đoạn 4

81

VIII. Rối loạn khứu giác

1. Rối loạn khứu giác

1.1. Một bên

6 - 10

1.2. Hai bên

16 - 20

2. Mất khứu giác hoàn toàn

2.1. Một bên

11 - 15

2.2. Hai bên

* Ghi chú: Cộng thêm từ 5 đến 10% đối với những nghề đặc biệt sử dụng khứu giác như. Sản xuất nước hoa, hương liệu, nấu ăn...theo phương pháp cộng tại Thông tư

21 - 25

IX. Bệnh tật mũi, xoang đã được phẫu thuật

1. Phẫu thuật có kết quả tốt không ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ Trường hợp trước phẫu thuật, bệnh chỉ có tỷ lệ % TTCT ≤ 10% thì không cho tỷ lệ % TTCT nếu sau phẫu thuật bệnh khỏi hoàn toàn

6 - 10

2. Phẫu thuật kết quả chưa tốt ảnh hưởng đến thẩm mỹ

2.1. Sẹo vùng mặt dính xấu: Áp dụng tỷ lệ % TTCT ở mục 1 cộng với tỷ lệ % TTCT tổn thương da theo phương pháp cộng tại Thông tư

2.2. Phải phẫu thuật tạo hình gây biến dạng mặt

21 - 25

3. Phẫu thuật kết quả chưa tốt ảnh hưởng đến chức năng

3.1. Bệnh vẫn không khỏi: Áp dụng tỷ lệ % TTCT bệnh như chưa phẫu thuật

3.2. Hội chứng mũi rỗng (empty nose): do cắt một phần hoặc gần hoàn toàn một hoặc nhiều cuốn mũi gây ra ảnh hưởng đến chức năng thở, ngửi gây khô mũi...

26 - 30

3.3. Phẫu thuật mũi - xoang gây di chứng ở các cơ quan khác thì cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng các cơ quan đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

X. Di chứng do bệnh về họng, thanh quản ảnh hưởng các chức năng phát âm, nuốt, thở

1. Khó nuốt do bệnh ở họng ảnh hưởng

1.1. Khó nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc)

11 - 15

1.2. Khó nuốt chất lỏng

26 - 30

1.3. Ăn qua ống thông (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày do không ăn được qua đường họng

71 - 75

2. Rối loạn tiếng nói do bệnh của thanh quản - họng hoặc các cơ vùng cổ

2.1. Nói khó

2.1.1. Mức độ nhẹ (câu ngắn)

16 - 20

2.1.2. Mức độ vừa (từng tiếng)

26 - 30

2.1.3. Mức độ nặng (không rõ tiếng)

41 - 45

2.2. Không nói được phải giao tiếp bằng chữ viết, hình

61

2.3. Rối loạn phát âm (do bệnh nội thanh quản - dây thanh)

2.3.1. Nói khàn tiếng

11 - 15

2.3.2. Giọng đôi

16 - 20

2.3.3. Nói giọng mũi (mũi kín- mũi hở)

16 - 20

2.3.4. Nói không rõ tiếng

21 - 25

2.3.5. Mất tiếng

41 - 45

3. Hội chứng ngưng thở do các nguyên nhân thuộc tai mũi họng

11 - 15

4. Rối loạn hô hấp do nguyên nhân ở thanh quản gây nên

4.1. Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức đặc biệt)

21 - 25

4.2. Khó thở vừa (khó thở xuất hiện khi hơi gắng sức)

41 - 45

4.3. Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi)

61 - 65

4.4. Phải mở khí quản vĩnh viễn (đã bao gồm biến chứng)

81

XI. Bệnh, tật họng

1. Viêm họng mạn tính

3 - 5

2. Bệnh của Amidan

2.1. Viêm amidan mạn tính

2.1.1. Chưa có chỉ định mổ

3 - 5

2.1.2. Có chỉ định mổ

6 - 10

2.2. Quá phát mỏm trâm amidan gây triệu chứng cơ năng như đau nhói, cảm giác vướng (ăn uống bình thường)

2.2.1. Một bên

3 - 5

2.2.2. Hai bên

6 - 10

3. Viêm đặc hiệu ở họng, thanh quản do lao, nấm tỷ lệ % TTCT áp dụng theo mức ảnh hưởng chức năng của họng: nuốt, thở, phát âm

4. Di chứng tổn thương họng, thanh quản do giang mai

4.1. Chưa gây ảnh hưởng các chức năng nuốt, phát âm, thở (sẹo vùng họng và thanh quản)

6 - 10

4.2. Gây ảnh hưởng đến các chức năng nuốt, phát âm, thở (thủng màn hầu, sẹo rúm họng và thanh quản) tính theo tỷ lệ % TTCT tương ứng với mức ảnh hưởng các chức năng đó

5. Nang và rò vùng cổ và mặt

5.1. Nang bên cổ

11 - 15

5.2. Rò khe mang 4

11 - 15

5.3. Rò khe mang 1

16 - 20

5.4. Rò khe mang 2

16 - 20

5.5. Rò khe mang 3

21 - 25

6. Nang và rò giữa mặt cổ

6.1. Rò rê mũi

11 - 15

6.2. U nang giáp móng (nang ống giáp lưỡi)

11 - 15

6.3. Rò ống giáp lưỡi thứ phát sau u nang giáp móng

16 - 20

6.4. Nếu nang và rò giữa mặt cổ đã phẫu thuật kết quả tốt tỷ lê % TTCT theo tổn thương bộ phận do phẫu thuât đó gây nên

6.5. Nêu nang và rò giữa mặt cổ đã phẫu thuật có biến chứng thì cộng với tỷ lê % TTCT của biến chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

7. U lành tính vùng họng

7.1. U lành tính chưa ảnh hưởng chức năng

6- 10

7.2. U lành tính ảnh hưởng tới chức năng: Tỷ lệ % TTCT tính theo ảnh hưởng chức năng (nuốt, thở, cảm giác...)

7.3. U lành tính sau phẫu thuật

7.3.1. Điều trị khỏi: Tỷ lệ % TTCT tính theo tổn thương do phẫu thuật gây nên

7.3.2. Không khỏi, tái phát: Tỷ lệ % TTCT Mục 7.3.1 cộng tỷ lệ % TTCT di chứng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư

8. Ung thư Amidan, thành bên và thành sau họng

8.1. Giai đoạn 1

51 - 55

8.2. Giai đoạn 2

61 - 65

8.3. Giai đoạn 3

71 - 75

8.4. Giai đoạn 4: Cộng với tỷ lệ % TTCT các tổn thương di căn tại các cơ quan khác và toàn trạng theo phương pháp cộng tại Thông tư

81

9. Ung thư hạ họng

9.1. Giai đoạn 1

51 - 55

9.2. Giai đoạn 2

61 - 65

9.3. Giai đoạn 3

71 - 75

9.4. Giai đoạn 4: Cộng với tỷ lệ % TTCT các tổn thương di căn tại các cơ quan khác và toàn trạng theo phương pháp cộng tại Thông tư

81

XII. Bệnh, tật thanh quản

1. Bệnh tích ở thanh quản

1.1. Viêm dây niêm mạc mạn tính, hạt xơ, polyp, u nang dây thanh

11 - 15

1.2. Liệt hoặc nhược cơ dây thanh một hoặc hai bên dây thanh (mức độ liệt nhẹ, gần hoàn toàn và hoàn toàn): Áp dụng tỷ lệ % TTCT khó thở và phát âm

1.3. Papilome thanh quản

36 - 40

1.4. Bạch sản dây thanh

46 - 50

2. Các khối u lành tính sụn thanh quản chưa ảnh hưởng tới chức năng thì cho tỷ lệ % TTCT tương tự như u nang đáy lưỡi

6 - 10

3. Ung thư thanh quản

3.1. Giai đoạn 1

51 - 55

3.2. Giai đoạn 2

61 - 65

3.3. Giai đoạn 3

71 - 75

3.4. Giai đoạn 4: Cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư với các tổn thương di căn tại các cơ quan khác và toàn trạng

81

4. Dị tật - dị dạng thanh quản: Tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ khó thở và phát âm

5. Bệnh tật về họng - thanh quản không phải bệnh ác tính đã phẫu thuật

5.1. Kết quả tốt không ảnh hưởng đến chức năng

Riêng trường hợp u lành tính dây thanh hoặc u lành tính vùng họng (u nang...) sau điều trị phẫu thuật bệnh khỏi hoàn toàn không tái phát thì không tính tỷ lệ % TTCT

6 - 10

5.2. Kết quả chưa tốt ảnh hưởng đến chức năng:

- Bệnh chưa khỏi tính theo tỷ lệ % TTCT của bệnh chưa phẫu thuật

- Ảnh hưởng đến chức năng nào thì tính theo tỷ lệ % TTCT tương ứng của chức năng đó: nuốt, phát âm, thở...

- Gây di chứng ở các cơ quan khác do biến chứng sau phẫu thuật họng thanh quản thì cộng với tỷ lệ % TTCT di chứng các cơ quan đó theo phương pháp cộng tại Thông tư

5.3. Kết quả chưa tốt ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Áp dụng tỷ lệ % TTCT tổn thương cơ thê do bệnh tật da và mô dưới da

5.4. Kết quả chưa tốt ảnh hưởng cả thẩm mỹ và chức năng: Cộng với tỷ lệ % TTCT tương ứng với từng mức độ di chứng theo phương pháp cộng tại Thông tư

Bảng 3

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO DI CHỨNG RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI SAU CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG SỌ NÃO

(Kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não

Tỷ lệ %

I. Sa sút trí tuệ (mất trí Dementia)

1. Sa sút trí tuệ mức độ nhẹ

21 - 25

2. Sa sút trí tuệ mức độ vừa (trung bình)

41 - 45

3. Sa sút trí tuệ mức độ nặng (trầm trọng)

61 - 63

4. Sa sút trí tuệ mức độ rất nặng (hoàn toàn )

81 - 83

II. Rối loạn tâm thần sau chấn động não

1. Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị khỏi

0

2. Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị ổn định

11 - 15

3. Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị không kết quả

25 - 30

III Rối loạn nhân cách

1. Rối loạn nhân cách điều trị khỏi

0

2. Rối loạn nhân cách điều trị ổn định

21 - 25

3. Rối loạn nhân cách điều trị không kết quả

41 - 45

IV. Rối loạn cảm xúc

1. Rối loạn cảm xúc điều trị khỏi

0

2. Rối loạn cảm xúc điều trị ổn định

21 - 25

3. Rối loạn cảm xúc điều trị không kết quả

41 - 45

V. Hội chứng Korsakoff

1. Hội chứng Korsakoff điều trị khỏi

0

2. Hội chứng Korsakoff điều trị ổn định

21 - 25

3. Hội chứng Korsakoff điều trị không kết quả

31 - 35

VI. Quên ngược chiều

1. Quên ngược chiều điều trị khỏi

0

2. Quên ngược chiều điều trị ổn định

21 - 25

3. Quên ngược chiều điều trị không kết quả

31 - 35

VII. Ảo giác

1. Ảo giác điều trị khỏi

0

2. Ảo giác điều trị ổn định

21 - 25

3. Ảo giác điều trị không kết quả

41 - 45

VIII. Hoang tưởng (hoặc rối loạn dạng tâm thần phân liệt)

1. Hoang tưởng điều trị khỏi

0

2. Hoang tưởng điều trị ổn định

31 - 35

3. Hoang tưởng điều trị không kết quả

61 - 63

IX. Rối loạn lo âu thực tổn

1. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị khỏi

0

2. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị ổn định

15 - 20

3. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị không kết quả

31 - 35

X. Rối loạn phân ly thực tổn

1. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị khỏi

0

2. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị ổn định

15 - 20

3. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị không kết quả

31 - 35

XI. Ám ảnh

1

1. Ám ảnh điều trị khỏi

0

2. Ám ảnh điều trị ổn định

15 - 20

3. Ám ảnh điều trị không kết quả

31 - 35

Bảng 4

TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI DO BỆNH, RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

(Kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bệnh rối loạn tâm thần, hành vi

Tỷ lệ (%)

I. Sa sút trí tuệ (Mất trí - Dementia)

1. Mức độ nhẹ

21 - 25

2. Mức độ vừa (trung bình)

41 - 45

3. Mức độ nặng (trầm trọng)

61 - 65

4. Mức độ rất nặng (hoàn toàn)

81 - 85

II. Chậm phát triển tâm thần

1. Mức độ nhẹ

21 - 25

2. Mức độ vừa

41 - 45

3. Mức độ nặng

61 - 65

4. Mức độ trầm trọng

81 - 85

III. Bệnh tâm thần phân liệt

1. Điều trị ổn định

31 - 35

2. Điều trị không ổn định

51 - 55

3. Điều trị không kết quả

61 - 65

IV. Rối loạn loạn thần dạng ảo giác

1. Ảo giác điều trị khỏi

0

2. Ảo giác điều trị ổn định

21 - 25

3. Ảo giác điều trị không ổn định

31 - 35

4. Ảo giác điều trị không kết quả

41 - 45

V. Rối loạn khí sắc (cảm xúc)

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

21 - 25

3. Điều trị không ổn định

31 - 35

4. Điều trị không kết quả

41 - 45

VI. Rối loạn khí sắc (cảm xúc) đơn độc khác

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

11 - 15

3. Điều trị không ổn định

21 - 25

4. Điều trị không kết quả

31 - 35

VII. Phản ứng với Stress (căng thẳng) trầm trọng và rối loạn sự thích ứng

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

6 - 10

3. Điều trị không ổn định

4. Trường hợp cá biệt tổn thương mạn tính dạng suy giảm chức năng cơ quan, bộ phận tỷ lệ được tính theo mức độ suy giảm chức năng cơ quan, bộ phận đó (tỷ lệ tạm thời)

21 - 25

VIII. Các rối loạn dạng cơ thể

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

6 - 10

3. Điều trị không ổn định

21 - 25

IX. Các rối loạn tâm căn khác

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

6 - 10

3. Điều trị không ổn định

21 - 25

X. Rối loạn lo âu

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

11 - 15

3. Điều trị không ổn định

21 - 25

4. Điều trị không kết quả

31 - 35

XI. Rối loạn phân ly

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

11 - 15

3. Điều trị không ổn định

21 - 25

4. Điều trị không kết quả

31 - 35

XII. Rối loạn ám ảnh

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

16 - 20

3. Điều trị không ổn định

31 - 35

4. Điều trị không kết quả

41 - 45

XIII. Rối loạn nhân cách đặc hiệu dạng Paranoid, dạng phân liệt, dạng chống xã hội

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

21 - 25

3. Điều trị không ổn định

41 - 45

4. Điều trị không kết quả

61 - 65

XIV. Các rối loạn nhân cách đặc hiệu khác

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

21 - 25

3. Điều trị không ổn định

31 - 35

4. Điều trị không kết quả

41 - 45

XV. Các rối loạn nhân cách khác

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

21 - 25

3. Điều trị không ổn định

31 - 35

4. Điều trị không kết quả

41 - 45

XVI. Các rối loạn thói quen, tác phong và xung động, Tic

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

1 - 3

3. Điều trị không ổn định

6- 10

4. Điều trị không kết quả

Ghi chú: Đối với trẻ em dưới 18 tuổi cho tỷ lệ tạm thời

11 - 15

XVII. Các rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ, các kỹ năng học tập

1. Mức độ nhẹ

16 - 20

2. Mức độ vừa

31 - 35

3. Mức độ nặng

41 - 45

4. Mức độ rất nặng

Ghi chú: Đối với trẻ em dưới 18 tuổi cho tỷ lệ tạm thời.

51-55

XVIII. Rối loạn lan tỏa sự phát triển

1. Mức độ nhẹ

16 - 20

2. Mức độ vừa

41 - 45

3. Mức độ nặng

61 - 65

4. Mức độ rất nặng

Ghi chú: Đối với trẻ em dưới 18 tuổi cho tỷ lệ tạm thời

81 - 85

XIX. Các rối loạn ăn uống

1. Điều trị khỏi

0

2. Điếu trị ổn định

1 - 3

3. Điều trị không ổn định

11 - 15

4. Điều trị không kết quả

31 - 35

XX. Các rối loạn giấc ngủ

1. Điều trị khỏi

0

2. Điều trị ổn định

1 - 5

3. Điều trị không ổn định

11 - 15

4. Điều trị không kết quả

21 - 25

XXI. Rối loạn tăng động và hành vi ở thanh thiếu niên

1. Mức độ nhẹ

6 - 10

2. Mức độ trung bình

11 - 15

3. Mức độ nặng

21 - 25

Ghi chú: Bệnh lý Tâm thần và rối loạn hành vi nếu có biến chứng, di chứng tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng, di chứng đó.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 22/2019/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 28/08/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Nguyễn Viết Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản